Bệnh hậu môn khác

Nứt kẽ hậu môn bao lâu mới lành?

Nứt kẽ hậu môn là tình trạng có một vài vết rách nhỏ ở niêm mạc hậu môn, thường ở các nếp nhăn quanh hậu môn. Bệnh nhân thường có cảm giác đau đớn, khó chịu, nhất là khi cố rặn phân cứng lúc đi đại tiện. Vậy nứt kẽ hậu môn bao lâu mới lành? Bệnh nứt kẽ hậu môn nếu được chữa trị đúng cách thì thời gian khỏi các triệu chứng có thể trong vòng 2 tuần. Tùy vào phương pháp điều trị mà thời gian lành bệnh nứt kẽ hậu môn sẽ có sự khác nhau. Điều trị nứt hậu môn có các phương pháp điều trị nội khoa không phẫu thuật hay điều trị bằng phẫu thuật. Mục lụcI. Nứt kẽ hậu môn điều trị không phẫu thuật bao lâu mới lànhII. Nứt kẽ hậu môn điều trị phẫu thuật bao lâu mới lành2.1 Nong hậu môn2.2 Cắt cơ vòng hậu môn2.3 Thủ thuật STARRIII. Cotripro – Hỗ trợ co nhỏ búi trĩ, giảm đau rát trĩ I. Nứt kẽ hậu môn điều trị không phẫu thuật bao lâu mới lành Điều trị không phẫu thuật là cách điều trị căn bản áp dụng cho mọi vết nứt hậu môn. Nguyên tắc điều trị là lọai bỏ những tác nhân gây bệnh và giúp tăng cường máu nuôi đến niêm mạc tổn thương. Nếu điều trị đúng cách bằng phương pháp này thì có thể làm lành đến 90% các vết nứt cấp tính. Nứt hậu môn bao lâu thì lành Chế độ ăn uống là điều cần phải được thay đổi đầu tiên như ăn thêm chất xơ, ăn nhiều rau, uống thêm nhiều nước để chống táo bón. Bệnh nhân cần vận động, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để chống táo bón. Trường hợp bệnh nhân đã bị táo bón dài ngày, bác sĩ có thể chỉ định uống thêm các loại thuốc chống táo bón (Duphalac, Forlax… ) nhằm làm mềm phân và nhuận tràng. Bệnh nhân thể dùng một số thuốc bôi, thuốc trị bệnh trĩ tại chỗ nhằm chống viêm, làm giảm đau rát, hết chảy máu hậu môn, cải thiện tuần hoàn máu, giúp bền thành mạch, giảm bớt sự khó chịu, thuốc bôi trơn (nitroglycerine) để dễ đại tiện, giúp giảm đau, làm giãn mạch và tăng cường lưu lượng máu để nuôi vết thương, giúp vết thương mau lành. Tuy nhiên, tác dụng phụ của thuốc nitroglycerine là gây nhức đầu, hạ huyết áp và chóng mặt. Vì vậy, cần tuân thủ chặt chẽ chỉ định của bác sĩ khi sử dụng. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể được kê thêm các thuốc giảm đau, giãn cơ. Lưu ý, tất cả các loại thuốc phải có đơn thuốc của bác sĩ khám bệnh, người bệnh không được tự ý mua thuốc điều trị. Nứt hậu môn thường lành sau khi được điều trị bằng các biện pháp không phẫu thuật. Triệu chứng và dấu hiệu thường biến mất đi trong vòng 2 tuần, nhưng để các vết nứt lành hẳn thì có thể cần đến 8 tuần. Nếu bệnh nứt kẽ hậu môn vẫn tiếp tục xuất hiện, không đỡ hoặc nặng thêm sau 6 đến 8 tuần thì sẽ được bác sĩ khám bệnh tư vấn phẫu thuật. II. Nứt kẽ hậu môn điều trị phẫu thuật bao lâu mới lành Các phương pháp phẫu thuật thường được sử dụng để điều trị nứt kẽ hậu môn bao gồm 2.1 Nong hậu môn Các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật này nếu bệnh nhân bị nứt kẽ hậu môn mạn tính với các triệu chứng tái phát. Bệnh nhân được gây mê khi thực hiện phẫu thuật này. Các bác sĩ sẽ nong hậu môn bị chit hep dần dần bằng panh hậu môn. 2.2 Cắt cơ vòng hậu môn Các bác sĩ sẽ tạo một vết rạch ở cơ vòng hậu môn để nới lỏng vết nứt hoặc rách, giúp giảm sức căng và giảm áp lực lên vết rách hậu môn. Vết thường nhờ vậy sẽ liền dần sau phẫu thuật. 2.3 Thủ thuật STARR Các bác sĩ sẽ chỉ định cắt túi sa trực tràng qua ngả hậu môn (STARR) trong trường hợp bệnh nhân bị hội chứng đại tiện tắc nghẽn gây rách hậu môn. Trong thủ thuật này, kẹp phẫu thuật được sử dụng để cắt mô thừa trong trực tràng. Tuy nhiên, biến chứng sau thủ thuật STARR có thể là chảy máu, đại tiện không kiểm soát, lỗ rò và các triệu chứng khác. Vì vậy, bệnh nhân cần cân nhắc ưu và khuyết điểm trước khi quyết định điều trị. Thông thường, bệnh nhân có thể ra viện ngày hôm sau, giảm đau sau mổ vài ngày và bệnh nứt kẽ hậu môn sẽ lành hẳn vết nứt sau vài tuần. III. Cotripro – Hỗ trợ co nhỏ búi trĩ, giảm đau rát trĩ Gel bôi Cotripro được chiết xuất từ các thảo dược thiên nhiên như Cúc Tần, Ngải Cứu, Lá Sung, Lá Lốt, Tinh Nghệ, giúp làm dịu da khi bị đau, nóng rát và khó chịu trong các trường hợp viêm, sưng, đau, ngứa, rát, mụn nhọt, đặc biệt trong trường hợp bị Trĩ, táo bón. Sản phẩm Cotripro Thái Minh Hoạt chất Quercetin trong Cúc Tần giúp chống viêm rất tốt. Tinh chất Nghệ tác động hiệp đồng với chất Piperin trong Lá Lốt giúp tiêu diệt vi khuẩn, làm lành vết thương. Chất Yomogin trong Ngải Cứu kết hợp với lá Sung làm tăng sức bền thành mạch. Sau khi dùng Cotripro  3 -5 ngày, các triệu chứng như đau rát, chảy máu sẽ giảm rõ rệt. Lưu ý bôi ngày 2 lần sau khi vệ sinh hậu môn sạch sẽ. Vì là Gel bôi nên CotriPro chỉ tác động trực tiếp lên vùng hậu môn, hoàn toàn không ảnh hưởng đến thai nhi hay nguồn sữa mẹ nên thai phụ và các mẹ bỉm sữa yên tâm sử dụng đều đặn 2 lần/ngày để nhanh chóng thoát khỏi những phiền toái do bệnh trĩ gây ra, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con. Ngoài ra, Cotripro hiện nay còn có dạng Cotripro viên uống tiện dụng. Viên uống Cotripro bổ sung thêm thành phần Slippery Elm được nhập khẩu từ Hoa Kỳ và Tumero Pine giúp tác động sâu vào bên trong, làm tăng sức bền thành mạch, co búi trĩ , giảm táo bón, từ đó ngăn ngừa các nguy cơ tái phát bệnh trĩ Dù đây là bệnh lý tế nhị nhưng bạn đừng ngại, hãy gọi về tổng đài tư vấn 18006293 hoặc kết nối Zalo 0384730724 để được các dược sỹ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn thoát khỏi những khó chịu đang hành hạ hàng ngày nhé. Tìm mua đúng nhà thuốc có bán COTRIPRO Gel Ở ĐÂY Bấm VÀO ĐÂY để đặt giao tận nơi sản phẩm bôi Trĩ Chia sẻ

Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau rát là bệnh gì? lưu ý

Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau là bệnh gì? có nguy hiểm không? Hiện tượng đi đại tiện ra máu tươi nhưng không đau có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, nhiều người thường không để ý đến tình trạng này cho đến khi vấn đề trở lên nghiêm trọng. Cùng Cotripro.vn giải đáp chi tiết về tình trạng này dưới bài viết giúp các bạn hiểu rõ hơn. Mục lụcI. Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau!II. Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau mắc bệnh gì?2.1 Bênh trĩ2.2 Polyp đại tràng2.3 Viêm đại tràng2.4 Viêm ruột2.5 Bệnh Crohn2.6 Viêm dạ dày2.7 Thiếu máu cục bộ2.8 Ung thư ruột kếtIII. Cách chăm sóc khi bị đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau3.1 Sử dụng giấy vệ sinh mềm3.2 Không gãi hậu môn3.3 Chống táo bón để tránh rặn mạnh khi đi ngoài3.4 Tập thể dục và đi bộ để giảm áp lực lên búi trĩ3.5 Ăn nhiều rau xanh, củ quả3.6 Tránh làm việc nặng, ngồi lâu, đứng nhiều3.7 Áp dụng các bài thuốc chữa đi ngoài ra máu3.8 Gel bôi trĩ CotriPro giảm chảy máu chỉ sau 3-5 ngày, săn se búi trĩ hiệu quả I. Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau! Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau hay còn gọi là đi đại tiện ra máu là dấu hiệu không thường gặp trong sinh hoạt hàng ngày. Nó có thể là “đại diện” của một loại bệnh đến “phá rối” sức khỏe của bạn mà tỉ lệ chiếm cao nhất thường là bệnh trĩ. Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau Đi cầu ra máu tươi là dấu hiệu đầu tiên và dễ nhận biết nhất ở bệnh trĩ. Máu tươi là dòng máu chứa nhiều oxi cho cơ thể. Vì vậy việc đi cầu ra máu tươi rất dễ khiến người bệnh mệt mỏi, suy nhược cơ thể, thiếu máu và hay ốm, làm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người bệnh. II. Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau mắc bệnh gì? Trước hết, để giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề đi đại tiện ra máu tươi nhưng không đau, Cotripro.vn sẽ giúp bạn giải thích cụ thể về tình trạng này. Đi vệ sinh nặng có kèm theo máu tươi nhưng không có biểu hiện đau là tình trạng máu có bám dính trên phân hoặc trên giấy vệ sinh. Quan sát lượng máu ra ít hay nhiều, độ sắc đỏ tươi, đỏ thẫm đều là yếu tố thể hiện về mức độ bệnh lý mà mỗi người gặp phải tình trạng đi ngoài ra máu tươi. Khi gặp phỉ tình trạng này, rất có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đã mắc phải những bệnh lý liên quan đến vùng hậu môn trực tràng. Cụ thể: 2.1 Bênh trĩ Bệnh trĩ có thể coi là bệnh phổ biến nhất trong số các bệnh liên quan đến hậu môn trực tràng. Bệnh thường gây ra hiện tượng đau nhức hậu môn, ngứa ngáy, đồng thời có máu tươi lẫn trong phân hoặc máu nhỏ giọt. Sự chà sát của phân và búi trĩ trong quá trình đại tiện khiến máu tươi bị chảy ra ngoài Khi bị bệnh trĩ, giai đoạn đầu của bệnh khá khó khăn để phát hiện bệnh do lượng máu chảy rất ít. Nếu không để ý kỹ thì khó mà nhận ra. Cho nên khi gặp tình trạng đi đại tiện có kèm máu tươi này đến giai đoạn nghiêm trọng, lượng máu ra nhiều, có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe mới nhận ra. 2.2 Polyp đại tràng Đây là bệnh do những khối u lành tính gây ra. Hầu hết bệnh polyp trực tràng không có biểu hiện, biểu hiện duy nhất là đi ngoài ra máu tươi. Bệnh không gây cho bệnh nhân sự đau đớn hay bất kỳ dấu hiệu nào khác. Chính vì vậy mà bệnh nhân khó có thể phát hiện ra bản thân mắc bệnh. Đặc biệt, các khối u biến chứng có thể dẫn đến sự nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Vì vậy, cách duy nhất để đoán được bệnh thì bệnh nhân cần thường xuyên theo dõi, kiểm tra sức khỏe. Từ đó phát hiện và chữa bệnh nhanh chóng. 2.3 Viêm đại tràng Biểu hiện đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau cũng có thể do bệnh viêm đại tràng. Mới đầu, bệnh có thể khiến bệnh nhân đi ngoài với lượng máu tươi dính trên phân nhỏ. Vì vậy, khó mà nhận biết ra bệnh. Về sau, khi bệnh đã trở nặng hơn thì lượng máu tươi ra nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu không phát hiện kịp thời thì bệnh có thể khiến bệnh nhân đau đớn và chuyển biến xấu. Bệnh viêm đại tràng thường khiến bệnh nhân rất mót đi vệ sinh, tiêu chảy nhiều lần có kèm theo chất nhầy và máu. Bệnh nên được phát hiện sớm và chữa trị để không sinh ra biến chứng nguy hiểm. 2.4 Viêm ruột Bệnh viêm ruột cũng có thể khiến bệnh nhân có triệu chứng đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau. Bệnh này chủ yếu liên quan đến ruột và có sự ảnh hưởng mật thiết từ ruột. Các biểu hiện khi bệnh nhân mắc viêm ruột thường (mót đi đại tiện, tiêu chảy thường xuyên, chảy máu trực tràng,… đặc biệt là hiện tượng đi ngoài có kèm theo máu). Bệnh viêm ruột có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân. Nó có thể khiến bệnh nhân mắc các tình trạng nghiêm trọng như: loét trực tràng,… 2.5 Bệnh Crohn Khi mắc bệnh này, bệnh nhân cũng có thể gặp hiện tượng đi ngoài ra máu tươi. Crohn là bệnh di tổn thương viêm đường tiêu hóa gây ra, dẫn đến hiện tượng đau bụng và tiêu chảy. Tình trạng bệnh nghiêm trọng có thể dẫn đến sự lây lan đến các mô, từ đó gây suy nhược cơ thể, biến chứng gây nguy hiểm đến tình mạng. Một vài triệu chứng để bệnh nhân có thể biết về bệnh này như: mệt mỏi, sốt, tiêu chảy, không có cảm giác thèm ăn, ăn không ngon miệng,… Đặc biệt là triệu chứng đi ngoài có thấy máu tươi nhưng lại không bị đau rát vùng hậu môn. Cho đến nay, bệnh vẫn chưa có thuốc đặc trị, tuy nhiên có thể kiểm soát bệnh bằng các biện pháp để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh. 2.6 Viêm dạ dày Viêm dạ dày là bệnh do tình trạng viêm niêm mạc dạ dày gây nên. Tình trạng này thường xảy ra ở những người có chế độ ăn uống không hợp lý, sử dụng một loại thuốc quá thường xuyên, bị nhiễm trùng,… Bệnh viêm dạ dày có thể diễn ra đột ngột hoặc xuất hiện chậm với tên gọi lần lượt >>> bệnh viêm dạ dày cấp tính >>> bệnh viêm dạ dày mãn tính. Viêm dạ dày có thể dẫn đến loét dạ dày, đồng thời dẫn đến tăng nguy cơ mắc ung thư. Vì vậy, nếu bạn mắc bệnh viêm dạ dày thì không được chủ quan vì có thể gây ra tình trạng xấu đến sức khỏe. Có thể nhận biết bệnh này qua các triệu chứng sau: cảm thấy buồn nôn, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu ở vùng bụng trên,… Ngoài ra, bệnh nhân có thể thấy hiện tượng đi ngoài ra máu nhưng không đau rát. 2.7 Thiếu máu cục bộ Là bệnh xảy ra khi lượng máu được dẫn đến ruột bị giảm sút nghiêm trọng. Tình trạng này xảy ra do mạch máu bị chặn hoặc tắc nghẽn khiến cho máu khó lưu thông. Các vị trí bị thiếu máu cục bộ thường là tại ruột già, ruột non. Các triệu chứng có thể nhận ra bệnh thiếu máu cục bộ như: đầy bụng khó tiêu, bệnh nhân cao tuổi có thể dẫn đến rối loạn tâm thần. Tăng nhu động ruột dẫn đến luôn cảm thấy cần đi vệ sinh nặng hoặc có thể thấy hiện tượng đi ngoài ra máu nhưng không có cảm giác đau đớn. 2.8 Ung thư ruột kết Một trong những bệnh có biểu hiện đi ngoài có kèm theo máu tươi nhưng không gây đau đớn cho bệnh nhân chính là bệnh ung thư ruột kết. Tình trạng bệnh bắt đầu từ ruột già. Ban đầu, bệnh bắt đầu bằng những khối tế bào nhỏ. Sau đó trải qua một thời gian thì một số polyp dẫn đến ung thư ruột kết. Ung thư ruột kết là bệnh có thể xảy ra ở hầu hết mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, bệnh có thể dẫn đến sự nguy hiểm hơn ở bên nhân lớn tuổi. Những triệu chứng có thể nhận ra bệnh này như: Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, yếu ớt Bệnh nhân bị sụt cân không rõ lý do Chướng bụng, khó tiêu … Hiện nay, bệnh ung thư ruột kết có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau: phẫu thuật, xạ trị, điều trị bằng thuốc (hóa trị, liệu pháp,…) Tuy nhiên, để hạn chế nguy cơ mắc bệnh hoặc để bệnh có thể nhanh chóng được điều trị cần sớm phát hiện và can thiệp. ||Bạn có biết: Nhiều ngày không buồn đi đại tiện phải làm sao? cách xử lý III. Cách chăm sóc khi bị đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau đớn là tình trạng phổ biến hiện nay. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc phải một số bệnh liên quan đến bệnh lý nguy hiểm. Người bệnh khi gặp tình trạng này cần có hướng xử lý nhanh chóng. Dưới đây là một số cách chăm sóc khi bị đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau. Mời các bạn cùng tham khảo: 3.1 Sử dụng giấy vệ sinh mềm Giấy vệ sinh thô có thể làm trầy xước hoặc gây kích ứng da. Để làm dịu cơn đau và giảm kích ứng, bạn nên sử dụng khăn ẩm hoặc rửa nước và dùng khăn thấm khô hậu môn. Bạn cũng có thể thấm ướt khăn với witch hazel, hydrocortison, lô hội hoặc vitamin E. Không lau quá mạnh, vì có thể gây kích ứng hoặc gây chảy máu thêm. Thay vào đó, bạn cần thấm nhẹ để lau hết nước đi. Người bệnh trĩ hãy sử dụng dòng giấy vệ sinh mềm và dai 3.2 Không gãi hậu môn Gãi chỉ làm tăng chảy máu và kích thích, gây thêm áp lực lên cho búi trĩ vốn đã mềm và dễ bị tổn thương, chảy máu của bạn. Điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng nặng hơn. 3.3 Chống táo bón để tránh rặn mạnh khi đi ngoài Điều này có thể giúp ngăn ngừa và giảm bớt các triệu chứng chảy máu của bệnh trĩ. Bạn cần ăn nhiều chất xơ để làm mềm phân và giảm táo bón. Cố gắng ăn trái cây, rau và ngũ cốc hoặc uống thuốc bổ sung chất xơ, mục tiêu là cung cấp đủ 25 gram chất xơ mỗi ngày cho nữ giới hoặc 38 gram cho nam giới. Uống nhiều nước và tập thói quen đi tiêu đều đặn, đặc biệt tránh rặn mạnh khi đi tiêu. Bạn cũng nên tránh ngồi vệ sinh trong thời gian dài vì có thể làm tăng áp lực lên tĩnh mạch trĩ, khiến chúng bị chảy máu nặng hơn. 3.4 Tập thể dục và đi bộ để giảm áp lực lên búi trĩ Dành thời gian tập thể thao mỗi ngày Người mắc trĩ hãy dành thời gian tập thể thao, vận động nhẹ nhàng mỗi ngày. Việc này không chỉ hỗ trợ giảm áp lực lên thành mạch trĩ, làm giảm lượng máu chảy khi đi đại tiện, giúp việc đại tiện dễ dàng hơn mà nó còn giúp tăng cường sức khỏe thể chất tự nhiên. Bạn có thể lựa chọn các bộ môn thể thao tốt cho bệnh trĩ như: chạy bền; đi bộ; Yoga;… 3.5 Ăn nhiều rau xanh, củ quả Các loại thực phẩm như: rau, củ, quả,… đều là các loại thức ăn đễ tiêu hóa, tốt cho sức khỏe. Những bệnh nhân gặp tình trạng đi ngoài ra máu nhưng không cảm thấy đau đớn đều là những bệnh do chế độ ăn uống không khoa học, thiếu chất xơ, rau củ. Bổ sung các loại rau củ, hoa quả sẽ giúp nhu động ruột già co bóp tốt ngăn ngừa táo bón, lợi cho tiêu hóa. 3.6 Tránh làm việc nặng, ngồi lâu, đứng nhiều Ngồi lâu, đứng nhiều đều khiến cho cơ thể mệt mỏi. Do đó, các cơ quan làm nhiệm vụ tiêu hóa cũng như các cơ quan khác khó hoàn thành tốt nhiệm vụ. Các công việc nặng khiến cho các bệnh trĩ dễ xảy ra hơn. 3.7 Áp dụng các bài thuốc chữa đi ngoài ra máu Để hỗ trợ cải thiện tình trạng đi ngoài ra máu nhưng không đau, người bệnh có thể tham khảo áp dụng một số bài thuốc dân gian có tác dụng cầm máu tự nhiên như: Sắc nước uống hàng ngày bằng các cây: cây cỏ mực; cây ngải cứu; cây rau sam; nụ hoa hòe Ăn lá mơ tráng trứng gà ta Nấu chè táo đỏ hạt sen ăn giải nhiệt >>>Hướng dẫn chi tiết: #9 Cách chữa đi ngoài ra máu tươi tại nhà hiệu quả an toàn 3.8 Gel bôi trĩ CotriPro giảm chảy máu chỉ sau 3-5 ngày, săn se búi trĩ hiệu quả Khi bị đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau do trĩ, bạn có thể tham khảo các loại gel bôi trĩ có chứa các thảo dược giúp co trĩ hiệu quả như: cúc tần, ngải cứu, lá lốt, lá sung, tinh nghệ. Các thảo dược đó cũng là thành phần có trong gel bôi trĩ CotriPro. CotriPro là sản phẩm gel bôi trĩ chính hãng đầu tiên của Việt Nam với thành phần thảo dược cúc tần, tinh chất nghệ, ngải cứu, lá lốt, lá sung. Gel bôi CotriPro thấm trực tiếp vào búi trĩ, giúp chấm dứt tình trạng chảy máu do bệnh trĩ hay nứt kẽ hậu môn nhanh chóng chỉ sau khoảng 3-5 ngày sử dụng. Trường hợp trĩ sa lồi, trĩ lâu năm thì nên kiên trì dùng đều đặn từ 1-2 tháng (3-6 tuýp) để búi trĩ co dần lên. Xem thêm thông tin về nhà máy sản xuất CotriPro tại đây: Đăng ký nhận ngay “ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT” chỉ trong ngày hôm nay Trong ngày hôm nay, chúng tôi dành tặng 50 tuýp gel CotriPro 10gr, mỗi tuýp trị giá 125.000đ, cho 50 khách hàng lần đầu tiên đặt mua CotriPro. Để đăng ký nhận ưu đãi, bạn chỉ cần gọi ngay về tổng đài 1800.6293 và đặt mua một sản phẩm CotriPro bất kỳ. Hoặc bạn hãy để lại thông tin vào form bên dưới để được chúng tôi gọi lại hỗ trợ. Company Đăng ký tại đây để nhận quà (Ưu đãi chỉ áp dụng cho đơn hàng lần đầu đặt mua CotriPro trong hôm nay) Dù đây là bệnh lý tế nhị nhưng bạn đừng ngại, hãy gọi về tổng đài tư vấn 1800.6293 hoặc kết nối Zalo 0384730724 để được các dược sỹ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn thoát khỏi những khó chịu đang hành hạ hàng ngày nhé. Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau là một trong những biểu hiện đầu tiên của bệnh trĩ. Bệnh để càng lâu thì mức độ gây ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh càng nhiều. Vì vậy, người bệnh hãy chủ động bảo vệ sức khỏe, lấy lại cân bằng cuộc sống bằng việc điều trị bệnh từ khi còn sớm. ||Tham khảo bài viết khác: Đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt: nguyên nhân, điều trị thế nào Bị trĩ đi ngoài ra máu phải làm sao? 10+ Cách điều trị hiệu quả Đi ngoài ra máu nên ăn gì, kiêng gì? giúp cải thiện triệu chứng Chia sẻ

Nứt kẽ hậu môn: Triệu chứng, cách điều trị, bao lâu thì lành

Nứt kẽ hậu môn là tình trạng xảy ra ở mọi lứa tuổi. Vết nứt xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nó gây đau đớn và khó chịu cho người bệnh. Thậm chí, nó còn có khả năng tái phát nhiều lần. Vì vậy, để hạn chế tối đa biến chứng nghiêm trọng, việc theo dõi, phát hiện sớm để điều trị kịp thời là vô cùng thực sự cần thiết. Mục lụcI. Nứt kẽ hậu môn là gì?II. Nguyên nhân gây nứt hậu môn là gì?III. Triệu chứng nứt kẽ hậu mônIV. Đối tượng có nguy cơ bệnh nứt kẽ hậu mônV. Phương pháp chẩn đoán nứt kẽ hậu môn5.1 Khám lâm sàng5.2 Xét nghiệmVI. Biến chứng nứt kẽ hậu môn6.1 Gây nhiễm trùng máu6.2 Hoại tử hậu môn6.3 Thiếu máuVII. Phương pháp điều trị bệnh nứt hậu môn như thế nào?7.1 Cách chữa nứt kẽ hậu môn tại nhà7.2 Dùng thuốc 7.3 Phẫu thuậtVIII. Làm gì để phòng tránh bệnh nứt hậu môn?8.1 Bổ sung chất xơ8.2 Uống đủ nước8.3 Tập thể dục8.4 Thói quen đại tiện lành mạnh8.5 Dùng thuốc nhuận tràngIX. Phân biệt bệnh nứt kẽ hậu môn và trĩX. Câu hỏi thường gặp về bệnh nứt hậu môn – Nứt kẽ hậu môn có nguy hiểm không?  – Nứt kẽ hậu môn bao lâu thì khỏi? – Nứt kẽ hậu môn có thể dẫn đến ung thư không? – Nứt kẽ hậu môn có tự khỏi được không? – Nứt kẽ hậu môn ngâm nước muối có tốt không? – Nứt kẽ hậu môn ở phụ nữ sau sinh? I. Nứt kẽ hậu môn là gì? Nứt kẽ hậu môn là tình trạng vị trí này xuất hiện vết rách trên lớp niêm mạc, làm lộ cơ xung quanh và dẫn tới tình trạng co thắt. Về lâu về dài, nó sẽ kéo theo các mép vết nứt ra rộng hơn. Tổn thương thường xuất hiện khi người bệnh bị táo bón, đi đại tiện kèm phân cứng kích thước lớn gây chảy máu và đau đớn.  Nứt kẽ hậu môn – Tình trạng xuất hiện vết rách trên lớp niêm mạc Nứt kẽ hậu môn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và trong đó phổ biến nhất là trẻ nhỏ. Tùy vào mức độ cơn đau cũng như thời gian kéo dài mà bệnh được chia thành 2 nhóm sau:  Nứt hậu môn cấp tính: Có vết nứt nông, kích thước nhỏ, dấu hiệu viêm nề nhẹ và các triệu chứng cũng không kéo dài quá 6 tuần. Khi bị nứt hậu môn cấp tính, người bệnh sẽ có cảm giác đau rát, ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày. Bệnh ở giai đoạn này khi không được điều trị dứt điểm sẽ rất dễ chuyển sang mạn tính. Nứt hậu môn mạn tính: Tình trạng này xảy ra khi vết nứt xuất hiện và kéo dài hơn 6 tuần, kích thước sâu và rộng hơn. Những cơn đau thắt khó chịu sẽ tái đi tái lại nhiều lần khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi.  II. Nguyên nhân gây nứt hậu môn là gì? Vết nứt thường xuất hiện do tình trạng chấn thương ở ống hậu môn, và nó xuất phát từ những nhóm nguyên nhân:  Nguyên nhân nứt kẽ hậu môn Táo bón mãn tính; Phân có kích thước lớn, khô, cứng khiến việc đại tiện gặp khó khăn; Tiêu chảy kéo dài; Quan hệ tình dục qua đường hậu môn dẫn tới tình trạng căng da hậu môn; Đưa vật lạ vào hậu môn. Ngoài ra, nó còn gồm những nguyên nhân khác ngoài chấn thương gồm: Cơ thắt hậu môn ở trong trạng thái co cứng, co cứng hoặc quá căng; Sẹo xuất hiện ở vùng hậu môn trực tràng thường gặp sau khi điều trị trĩ; Những vấn đề về bệnh lý tiềm ẩn như ung thư hậu môn, bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, bệnh truyền nhiễm (chẳng hạn như bệnh lao), hoặc những bệnh lây truyền qua đường tình dục (HIV, giang mai, lậu, Chlamydia, …). Giảm lưu lượng máu tới vùng hậu môn trực tràng; Sinh con. III. Triệu chứng nứt kẽ hậu môn Bệnh nứt hậu môn có thể dễ dàng phát hiện thông qua một số triệu chứng rõ rệt sau: Triệu chứng nứt kẽ hậu môn Vùng da xung quanh hậu môn xuất hiện vết rách và có thể nhìn thấy; Vùng hậu môn bị đau nhói mỗi lần đi đại tiện, cơn đau có thể kéo dài vài phút cho đến cả ngày; Cục phân đầu tiên luôn khô và cứng; Xuất hiện máu trong phân sau khi đi đại tiện và máu có thể dính trên giấy vệ sinh, ướt bồn cầu hoặc nhỏ giọt; Hậu môn có dấu hiệu nóng rát và ngứa; Xuất hiện khối u nhỏ ở gần vết rách hậu môn. IV. Đối tượng có nguy cơ bệnh nứt kẽ hậu môn Những người dưới đây là đối tượng có nguy cơ dẫn đến tình trạng nứt kẽ hậu môn. Cụ thể:  Ai có nguy cơ nứt kẽ hậu môn Chế độ ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, lượng chất béo bão hòa cao, ăn ít chất xơ; Thiếu vận động; Táo bón: đi đại tiện phân khô cứng kéo dài có nguy cơ làm tăng nguy cơ gây rách hậu môn. Do tuổi tác: bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là trẻ nhỏ và người trưởng thành trong độ tuổi từ 20 – 40 tuổi. Phụ nữ sau sinh: Có thể là do chế độ ăn uống quá kiêng khem gây ra táo bón. Người mắc bệnh Crohn: Gây ra tình trạng viêm đường ruột mạn tính và khiến niêm mạc của ống hậu môn dễ bị rách.  V. Phương pháp chẩn đoán nứt kẽ hậu môn 5.1 Khám lâm sàng Đối với bệnh nứt hậu môn, ban đầu bác sĩ sẽ tiến hành hỏi tiền sử bệnh, khám sức khỏe và kiểm tra khu vực này. Thông thường, với tình trạng cấp tính thì vết rách sẽ có mới. Còn trường hợp mạn tính, vết nứt sẽ sâu hơn và có thể đi kèm theo các khối u thịt bên trong hoặc bên ngoài. Khám lâm sàng để chẩn đoán bệnh Bên cạnh đó, vị trí nứt cũng cho thấy 1 phần nguyên nhân. Nếu vết rách ở 1 bên lỗ hậu môn thì khả năng cao đây chính là dấu hiệu của chứng rối loạn chức năng, chẳng hạn như bệnh Crohn.  5.2 Xét nghiệm Để có được kết quả chính xác nhất về tình trạng nứt kẽ hậu môn thì bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bệnh nhân tiến hành một số phương pháp chẩn đoán sau: Nội soi hậu môn để xác định chính xác hơn Nội soi hậu môn: Là thiết bị hình ống được đưa vào hậu môn để bác sĩ nhìn thấy rõ hơn bên trong hậu môn và trực tràng. Nội soi đại tràng sigma bằng ống dẻo: Bác sĩ sẽ đưa ra 1 ống dẻo vào phần dưới cùng của ruột kết để thực hiện chẩn đoán. Xét nghiệm này chỉ được thực hiện cho đối tượng dưới 50 tuổi và không có nguy cơ mắc bệnh đường ruột hoặc ung thư ruột kết.  Nội soi đại tràng: Bác sĩ sẽ đưa một ống mềm vào trực tràng để thực hiện kiểm tra toàn bộ ruột kết. Xét nghiệm này được thực hiện ngay cả với những đối tượng trên 50 tuổi và có nguy cơ mắc ung thư ruột kết hoặc xuất hiện dấu hiệu của một số bệnh lý khác kèm triệu chứng tiêu chảy, đau bụng,….  VI. Biến chứng nứt kẽ hậu môn Nứt kẽ ở hậu môn cũng có nguy cơ dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.  Nứt kẽ ở hậu môn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm 6.1 Gây nhiễm trùng máu Niêm mạc hậu môn bị tổn thương, không được vệ sinh sạch sẽ có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm. Để tình trạng này kéo dài sẽ tăng nguy cơ nhiễm trùng ở vết nứt hậu môn. Không chỉ vậy, vi khuẩn có hại sẽ xâm nhập vào mạch máu, gây nhiễm trùng máu và đe dọa tới tính mạng của người bệnh. 6.2 Hoại tử hậu môn Vết nứt loét sâu vào lớp cơ và hình thành nên các ổ áp xe giữa 2 cơ thắt hoặc xung quanh vùng hậu môn. Ổ áp xe bị vỡ sẽ làm mủ chảy ra ngoài và tích lại. Nếu không thấm hút hết dịch mủ thì vùng da ở hậu môn sẽ bị hoại tử và nặng hơn là tình trạng rò hậu môn. 6.3 Thiếu máu Triệu chứng chảy máu xảy ra sau mỗi lần đại tiện, nếu không được điều trị dứt điểm sẽ dẫn tới tình trạng mất máu và thiếu máu trầm trọng. Không chỉ vậy, bệnh còn gây ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý và tinh thần khiến người bệnh khó tập trung vào công việc. Ngoài ra, người bệnh có thể bị mất ngủ thường xuyên, suy nhược cơ thể.  VII. Phương pháp điều trị bệnh nứt hậu môn như thế nào? Mục tiêu điều trị nứt kẽ hậu môn là việc giảm áp lực lên ống hậu môn bằng cách làm mềm phân, hạn chế triệu chứng chảy máu, khó chịu. Dưới đây là một số phương pháp chính được thực hiện phổ biến gồm: 7.1 Cách chữa nứt kẽ hậu môn tại nhà Khi bệnh mới xuất hiện, các triệu chứng thường ở mức độ nhẹ nên người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc dân gian dưới đây để nhanh chóng làm lành những tổn thương, vết nứt ở niêm mạc hậu môn: Cách chữa nứt kẽ hậu môn tại nhà Dầu dừa: Giúp diệt khuẩn, kháng viêm, giảm ngứa ngáy ở hậu môn. Đồng thời dưỡng ẩm, làm dịu da, hạn chế sự nứt nẻ, khô khan, giảm cảm giác đau đớn sau mỗi lần đi đại tiện. Lá mồng tơi: Chất nhầy có trong rau mồng tơi giúp làm dịu mát, giảm tình trạng sưng nóng ở niêm mạc. Ngoài ra, nó còn có tác dụng kích thích và làm tăng nhu động ruột. Bạn có thể dùng lá mồng tơi rửa sạch, giã nát và thêm một ít nước lọc vào khuấy đều hỗn hợp để đắp lên vùng da xung quanh hậu môn.  Nha đam: Hoạt chất chứa trong cây nha đam có tác dụng kháng viêm, giảm đau. Vì vậy loại cây này có thể giảm thiểu hiện tượng sưng, phồng rộp của hậu môn, xoa tan cảm giác nóng rát, khó chịu sau mỗi lần đi đại tiện.   Xông hơi tỏi: Tỏi có tác dụng kháng khuẩn và sát trùng rất tốt. Vì vậy, bạn nên dùng tỏi để làm giảm triệu chứng viêm nhiễm ở hậu môn và giúp vết nứt nhanh lành. Dầu oliu: Hàm lượng vitamin E trong dầu oliu rất cao giúp phục hồi tổn thương và các vết nứt nhanh lành lại. Ngoài ra, loại dầu này còn tăng khả năng diệt khuẩn, giảm viêm nhiễm, dịu sưng rộp ở niêm mạc hậu môn.  7.2 Dùng thuốc  Thuốc để điều trị nứt kẽ hậu môn thường bao gồm thuốc làm lành vết nứt, thuốc làm mềm phân và thuốc làm giảm trương lực cơ thắt. Một số loại thường được bác sĩ chỉ định như:  Dùng thuốc bôi trị nứt kẽ hậu môn Nitroglycerin (Rectiv): Đây là loại thuốc bên ngoài có tác dụng tăng lưu lượng máu đến vết nứt để thư giãn cơ vòng hậu môn, đẩy nhanh quá trình làm lành. Tuy nhiên, loại thuốc này có thể gây một số tác dụng phụ như nhức đầu hoặc 1 số triệu chứng nghiêm trọng hơn. Các loại kem gây tê tại chỗ như Xylocaine, Lidocaine Hydrochloride có tác dụng giảm đau hiệu quả. Nifedipine hoặc Diltiazem (Cardizem): Loại thuốc này có tác dụng thư giãn cơ vòng hậu môn và có thể dùng thông qua hình thức uống hoặc bôi bên ngoài. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ nên áp dụng khi Nitroglycerin không hiệu quả và gây ra một số tác dụng phụ đáng kể khác.  Tiêm Botulinum toxin loại A (Botox): Phương pháp này sẽ có tác dụng làm tê liệt cơ thắt hậu môn để giảm đau.  7.3 Phẫu thuật Nếu tình trạng nứt hậu môn đã tiến triển đến mức độ mãn tính và phương pháp điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả, triệu chứng càng nghiêm trọng thì bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật cắt cơ vòng bên trong. Thủ thuật này sẽ cắt một phần nhỏ cơ thắt hậu môn để giảm triệu chứng đau nhức, co thắt và thúc đẩy quá trình phục hồi vết thương. Phương pháp phẫu thuật khi bệnh đã tiến triển đến mức độ mãn tính Phẫu thuật cắt bên cơ thắt trong là tiêu chuẩn vàng trong việc điều trị những trường hợp nứt hậu môn đã điều trị nội khoa thất bại. Đây là phương pháp mang lại hiệu quả cao nhất, tuy nhiên phương pháp này cũng có nguy cơ gây ra chứng tiểu không kiểm soát.  VIII. Làm gì để phòng tránh bệnh nứt hậu môn? Để phòng tránh bệnh nứt hậu môn, việc chủ động phòng ngừa ngay từ ban đầu là rất quan trọng và cần thiết. Dưới đây là một số giải pháp hữu ích có thể thực hiện gồm:  8.1 Bổ sung chất xơ Khi táo bón, việc đại tiện sẽ gặp phải khó khăn do phân khô cứng, kích thước lớn và gây ra các vết nứt hậu môn. Vì vậy việc bổ sung đầy đủ chất xơ trong chế độ ăn uống hàng ngày là thực sự cần thiết. Dưới đây là một số nguồn thực phẩm giàu chất xơ như:  Bổ sung nhiều chất xơ giảm tình trạng táo bón Các loại rau củ; Lúa mì, yến mạch nguyên cám; Ngũ cốc nguyên hạt: Gạo lứt, ngô,… Đậu Hà Lan; Quả hạch, hạt; Trái cây có múi,…  8.2 Uống đủ nước Uống đủ nước mỗi ngày cũng là cách để ngăn ngừa táo bón, hạn chế việc hình thành vết nứt hậu môn. Đặc biệt, cần bổ sung lượng nước nhiều hơn sau khi hoạt động thể chất hoặc vào thời tiết ấm. Tuy nhiên, không phải mọi loại đồ uống đều tốt, chẳng hạn như rượu, caffeine sẽ làm tăng khả năng mất nước và không tốt cho sức khỏe.  8.3 Tập thể dục Rèn luyện thói quen luyện tập thể dục ít nhất 30 phút/ ngày sẽ giúp hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh. Điều này cũng giúp cơ thể hạn chế được tình trạng táo bón, tiêu chảy thường gặp và ngăn ngừa hiệu quả việc hình thành vết nứt hậu môn.  8.4 Thói quen đại tiện lành mạnh Giữ thói quen đi đại tiện lành mạnh cũng là cách phòng tránh nứt hậu môn Không nên nhịn đi đại tiện,  Không nên ngồi trên bồn cầu quá lâu; Giữ vùng hậu môn luôn khô ráo và lau sạch sau mỗi lần đi đại tiện; Dùng giấy vệ sinh chứa thành phần tự nhiên hoặc dùng khăn lau mềm không có mùi thơm, hóa chất độc hại. Điều trị những bệnh lý có nguy cơ dẫn đến nứt kẽ hậu môn như táo bón, tiêu chảy ngay khi có triệu chứng. 8.5 Dùng thuốc nhuận tràng Nếu những phương pháp chăm sóc thông thường như chất xơ, bổ sung nước không đem lại hiệu quả cao đối với chứng táo bón thì người bệnh nên dùng thuốc nhuận tràng theo chỉ định bác sĩ. Dưới đây là một số tác dụng quan trọng có thể kể đến gồm:  Giữ nước trong ruột kết; Tăng lượng nước trong ruột; Bôi trơn phân để hỗ trợ đào thải ra khỏi cơ thể một cách dễ dàng hơn; Kích thích cơ trong ruột để tăng tốc độ đi đại tiện. IX. Phân biệt bệnh nứt kẽ hậu môn và trĩ Trĩ khác với nứt hậu môn, bởi trĩ là tình trạng các tĩnh mạch trong hoặc ngoài ống hậu môn bị sưng lên, thường do táo bón mạn tính. Do vậy, ban đầu người bệnh rất khó để phát hiện, bởi không có triệu chứng gây đau cho tới khi búi trĩ sưng to hơn.  Ngược lại, nứt hậu môn xuất hiện với những vết rách vùng da xung quanh vị trí này. Nó có thể gây đau đớn khi đại tiện và có thể kèm theo máu. Dưới đây là bảng so sánh bệnh trĩ và nứt kẽ hậu môn:  Bệnh trĩ  Nứt kẽ hậu môn Khái niệm  – Tĩnh mạch bị sưng lên ở trong hoặc ngoài ở ống hậu môn  – Xảy ra do người bệnh bị tình trạng táo bón mạn tính.  – Xuất hiện vết nứt ở phần da xung quanh hậu môn.  Triệu chứng – Ban đầu, bệnh trĩ thường không được để ý đến bởi chưa gây đau. Cho tới khi búi trĩ vùng hậu môn sưng to hơn và gây khó chịu cho người bệnh mới được để ý đến.  – Gây ra nhiều đau đớn ở khu vực hậu môn và khiến người bệnh có tâm lý ngại đi vệ sinh.  – Có thể gây chảy máu trong lúc vệ sinh.  Nguyên nhân  – Táo bón lâu ngày, ho mạn tính, mang thai,…. – Mang thai, táo bón, tạo áp lực lên hậu môn, bệnh Crohn,… Phòng ngừa – Uống đủ nước và bổ sung thêm chất xơ vào chế độ ăn uống. Nó không tạo quá nhiều áp lực trong lúc đi đại tiện. – Thực hiện thói quen tốt khi đi vệ sinh; – Thực hiện chế độ ăn nhiều chất xơ, uống đủ nước để phòng ngừa nứt kẽ hậu môn. Điều trị – Điều trị bằng thực phẩm chức năng, thuốc và thay đổi lối sống, chế độ ăn để giảm áp lực khi đại tiện.  – Cắt cơ thắt trong hậu môn là phương pháp điều trị phổ biến cho vết nứt ở hậu môn. Nó có tác dụng giảm đau ngay lập tức. – Ở giai đoạn đầu thì vết nứt có thể điều trị bằng thuốc và thay đổi chế độ ăn uống. X. Câu hỏi thường gặp về bệnh nứt hậu môn Thắc mắc thường gặp về nứt hậu môn  – Nứt kẽ hậu môn có nguy hiểm không?  Dù không nguy hiểm tới bệnh nứt hậu môn, nhưng nó có thể tăng nguy cơ ung thư ruột kết. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, khó chịu và thậm chí là không thể chữa lành hoặc tái phát nhiều lần nếu không được điều trị hiệu quả.   – Nứt kẽ hậu môn bao lâu thì khỏi? Thông thường bệnh nứt kẽ ở hậu môn có thể tự khỏi sau 4 – 6 tuần. Nhưng nếu kéo dài hơn 8 tuần thì biến chứng có thể trở thành mãn tính, các vết rách khó lành lại và tái rách nhiều lần.   – Nứt kẽ hậu môn có thể dẫn đến ung thư không? Nứt kẽ hậu môn không làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết và nó cũng không phải là nguyên nhân dẫn tới bệnh lý nghiêm trọng này.   – Nứt kẽ hậu môn có tự khỏi được không? Nứt kẽ hậu môn có tự khỏi nếu ở tình trạng nhẹ Nếu bị nứt hậu môn ở mức độ nhẹ với những vết rách nhỏ có thể tự khỏi sau vài tuần nếu tình trạng tiêu chảy, táo bón được cải thiện. Tuy nhiên, ngay cả khi có triệu chứng thì người bệnh cũng không nên chủ quan. Mà thay vào đó, bạn cần liên hệ với bác sĩ để có phương pháp điều trị sớm và tránh để bệnh tiến triển thành mạn tính nghiêm trọng.   – Nứt kẽ hậu môn ngâm nước muối có tốt không? Khi ngâm hậu môn sẽ làm dịu cảm giác ngứa và đau đớn. Tuy nhiên, chỉ nên dùng với nước muối sạch pha loãng và tuyệt đối không dùng muối trực tiếp đắp vào vùng bị thương. Nếu một thời gian dùng thuốc và chăm sóc tại nhà mà vẫn không đỡ thì bệnh nhân cần đến bệnh viện để khám lại và có thể chỉ định phẫu thuật nếu cần.   – Nứt kẽ hậu môn ở phụ nữ sau sinh? Những bà mẹ sau sinh bị nứt kẽ hậu môn cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học để hạn chế tình trạng táo bón. Cụ thể: Nứt kẽ hậu môn ở phụ nữ sau sinh Nên uống nhiều nước để hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn và phân mềm hơn; Ăn nhiều trái cây và rau xanh, đặc biệt là những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa như rau mồng tơi, khoai lang, bí đỏ,… Bổ sung những loại thực phẩm có chứa nhiều sắt như thịt bò, gan, gạo lứt,… để tránh tình trạng thiếu máu; Vệ sinh hậu môn sạch bằng nước muối ấm và khi vệ sinh xong cần lau bằng giấy hoặc khăn mềm, tránh làm tổn thương hậu môn; Luyện tập thói quen đi vệ sinh đúng giờ và không nên hình thành thói quen rặn khi đi đại tiện; Vận động thường xuyên để giảm áp lực lên các cơ và dây thần kinh hậu môn.  Triệu chứng nứt kẽ hậu môn có thể gây ra nhiều bất tiện và phiền hà cho cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, khi xuất hiện những triệu chứng trên, hãy đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và thăm khám để có phương pháp điều trị sớm, tránh nhầm lẫn với những bệnh khác. Gel bôi Cotripro được chiết xuất từ các thảo dược thiên nhiên như Cúc Tần, Ngải Cứu, Lá Sung, Lá Lốt, Tinh Nghệ, giúp làm dịu da khi bị đau, nóng rát và khó chịu trong các trường hợp viêm, sưng, đau, ngứa, rát, mụn nhọt, rò và nứt kẽ hậu môn, đặc biệt trong trường hợp bị Trĩ, táo bón… Hoạt chất Quercetin trong Cúc Tần giúp chống viêm rất tốt. Tinh chất Nghệ tác động hiệp đồng với chất Piperin trong Lá Lốt giúp tiêu diệt vi khuẩn, làm lành vết thương. Chất Yomogin trong Ngải Cứu kết hợp với lá Sung làm tăng sức bền thành mạch. Trên đây là tổng hợp tất cả những thông tin liên quan đến tình trạng nứt kẽ hậu môn. Mong rằng qua bài viết này, người bệnh có thêm nhiều cập nhật hữu ích để chủ động phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả. Chia sẻ

11 Nguyên nhân gây bệnh trĩ & cách phòng bệnh trĩ đơn giản!

Bệnh trĩ hay còn gọi là bệnh lòi dom là căn bệnh khá phổ biến, có tỉ lệ mắc bệnh hơn 50% dân số. Các nguyên nhân gây bệnh trĩ có thể chia thành các nguyên nhân bên trong và bên ngoài. Hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh trĩ có thể giúp bạn chữa trị và phòng ngừa bệnh trĩ một cách chính xác và nhanh hơn. Mục lụcI. Bệnh trĩ là gì?II. Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ2.1 Sự giãn nở tĩnh mạch trĩ – Nguyên nhân gây trĩ từ bên trong2.2 Do thói quen ăn ít rau xanh và chất xơ2.3 Uống nhiều bia, rượu là nguyên nhân bị bệnh trĩ2.4 Nguyên nhân mắc trĩ do táo bón mãn tính2.5 Do đặc thù công việc ngồi nhiều thời gian dài2.6 Mắc trĩ do mang thai và sinh nở ở phụ nữ2.7 Tăng áp lực trong khoang bụng2.8 Do rối loạn nhu động ruột2.9 Hội chứng ruột kích thích2.10 Nguyên nhân gây bệnh trĩ khác2.11 Nguyên nhân gây bệnh trĩ theo các thuyếtCotripro – Giải pháp từ thảo dược giúp co trĩ, giảm đau rát I. Bệnh trĩ là gì? Bệnh trĩ (tên dân gian thường gọi là bệnh “lòi dom”) được tạo thành do sự giãn nở quá mức các tĩnh mạch trĩ ở vùng hậu môn – trực tràng. Ở mức độ bệnh nặng, chúng gây ra các bất tiện lớn về sinh hoạt, công việc, cuộc sống cho người bệnh. Trĩ được phân thành 4 loại chính là trĩ nội và trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp và trĩ vòng. Tuy nhiên, trĩ nội và trĩ ngoại là 2 dạng bệnh trĩ thường gặp nhất.Cụ thể: Bệnh trĩ nội: là bệnh trĩ hình thành bên trong ống trực tràng – hậu môn. Búi trĩ nội phình to và được bao bọc bởi niêm mạc. Ban đầu búi trĩ nội nằm trên đường lược – đường giao giữa hậu môn và ống trực tràng. Về sau búi trĩ nội phình lớn dần làm các mô nâng đỡ và dây chằng ở đường lược chùng xuống; đồng thời cũng khiến búi trĩ lòi ra bên ngoài hậu môn gây tình trạng sa búi trĩ nội. Bệnh trĩ ngoại: thường hình thành ngay sát rìa hậu môn, được bao bọc bởi lớp da dưới rìa hậu môn. Búi trĩ ngoại phình to sẽ khiến các búi trĩ được hình thành bên ngoài bao xung quanh hậu môn (ngay rìa hậu môn), bọc ngoài búi trĩ ngoại là da. Hình ảnh 4 phân loại bệnh trĩ Trĩ hỗn hợp: là bệnh trĩ hình thành do sự hợp nhất của trĩ nội và trĩ ngoại. Cụ thể, khi dây chằng Park tại đường lược bị thoái hóa không còn khả năng phân chia các tĩnh mạch trĩ trong và trĩ ngoài khiến chúng hợp lại và giãn nở tạo thành các búi trĩ hỗn hợp. Trĩ vòng: hình thành do sự liên kết bởi nhiều búi trĩ hỗn hợp. Búi trĩ vòng thường có kích thước lớn, có thể chiếm đa phần chu vi ống hậu môn và rất dễ gây sa nghẹt búi trĩ. Một số triệu chứng bệnh trĩ điển hình: Đi ngoài ra máu tươi Sa búi trĩ: là hiện tượng khi người bệnh rặn đại tiện có xuất hiện một “cục thịt hồng” lòi ra ngoài hậu môn theo sau phân. Có cảm giác đau, khó chịu ở vùng hậu môn. Sưng phù nề hậu môn và xuất hiện các dịch nhầy khiến vùng hậu môn. Các biểu hiện bệnh trĩ kéo dài khiến người bệnh có cảm giác đau nhức, ẩm ướt khó chịu ở vùng hậu môn, gây một số bệnh như thiếu máu, suy nhược cơ thể, mệt mỏi, hay ốm… Nó làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, công việc cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. II. Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ Trước khi đi tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh trĩ, cotri.pro xin nêu thêm một số khái niệm để bạn đọc hiểu hơn về các thuật ngữ liên quan tới bệnh trĩ: Đường lược: là đường ngăn cách (hay còn gọi là đường nối) giữa ống trực tràng và hậu môn. Dây chằng Parks: là dây chằng nằm giữa đám rối tĩnh mạch trĩ trong và đám rối tĩnh mạch trĩ ngoài. Nó có nhiệm vụ nâng đỡ các đám rối tĩnh mạch trĩ trong đồng thời ngăn cách không để các đám rối tĩnh trĩ trong – trĩ ngoài thông nối với nhau. Hình ảnh mô phỏng về bệnh trĩ trong ống trực tràng – hậu môn Các nguyên nhân gây ra bệnh trĩ thường gặp thường chia thành 2 dạng là: Nguyên nhân gây trĩ từ bên trong: chủ yếu do sự giãn nở quá mức của các đám rỗi tĩnh mạch trĩ Nguyên nhân mắc trĩ do bên ngoài: với nhiều yếu tố tác động. 2.1 Sự giãn nở tĩnh mạch trĩ – Nguyên nhân gây trĩ từ bên trong Nhiều nhận định cho rằng nguyên nhân gây bệnh trĩ từ bên trong là do các đám rối tĩnh mạch trĩ bị thoái hóa, trùng nhão và giãn nở, lâu dần tạo thành các búi trĩ nằm ở trên hoặc dưới đường lược. Cụ thể: + Nguyên nhân gây bệnh trĩ nội: là do sự giãn nở và trùng nhão của các đám rối tĩnh mạch trĩ trong, thường xảy ra ở phía trên đường lược nên người bệnh không nhìn thấy búi trĩ nội ở giai đoạn trĩ nội độ 1. + Nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại: là do sự giãn nở và trùng nhão của các đám rối tĩnh mạch trĩ ngoài, thường xảy ra ở phía dưới đường lược, búi trĩ ngoại thường ở rìa hậu môn, có thể nhìn bằng mắt thường ngay từ trĩ cấp độ nhẹ. + Nguyên nhân gây bệnh trĩ hỗn hợp: là do sự giãn nở của cả đám rối tĩnh mạch trĩ trong và đám rối tĩnh mạch trĩ ngoài. Sự trùng nhão của cả 2 đám rối tĩnh mạch trĩ khiến dây chằng Parks bị thoái hóa không chịu được trọng lực, từ đây các đám rối trĩ nối liền với nhau và tạo ra búi trĩ hỗn hợp. + Nguyên nhân gây bệnh trĩ vòng: Nhiều búi trĩ hỗn hợp dồn nén lại sẽ tại ra búi trĩ vòng. Vậy nên, có thể nói bệnh trĩ vòng là loại bệnh trĩ nguy hiểm nhất, các triệu chứng bệnh nặng nề và dễ gây biến chứng nhất. Bên cạnh các nguyên nhân gây bệnh trĩ từ bên trong thì nhiều yếu tố tác động từ bên ngoài cũng được xem là những “nhân tố mở đường” cho bệnh trĩ hình thành và phát triển. Cụ thể: 2.2 Do thói quen ăn ít rau xanh và chất xơ Người bệnh không thường xuyên ăn rau xanh và chất xơ, các loại hoa quả tươi; hoặc mất cân bằng giữa việc ăn rau xanh với protein hàng ngày khiến hệ tiêu hóa hoạt động không ổn định, cơ thể bị nóng trong, táo bóng lâu ngày làm phát sinh gây ra các triệu chứng bệnh trĩ . Ăn nhiều món ăn cay nóng là một nguyên nhân gây bệnh trĩ từ bên ngoài Bên cạnh đó, sở thích ăn các đồ ăn cay nóng, món ăn chứa nhiều gia vị cay nóng, thường xuyên uống rượu, bia, cafe, nước ngọt có gas… cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ. 2.3 Uống nhiều bia, rượu là nguyên nhân bị bệnh trĩ Bia, rượu, thuốc lá, đồ uống có cồn… không chỉ là các thực phẩm không có lợi cho sức khỏe con người mà nó còn có thể là nguyên nhân gây trĩ từ bên ngoài. Khi uống nhiều bia, rượu cơ thể bạn dễ bị mất nước, nóng trong, khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn hoạt động, làm phát sinh táo bón, người bệnh phải rặn mạnh đại tiện do phân bị khô cứng… lâu dần tác động làm hình thành bệnh trĩ. 2.4 Nguyên nhân mắc trĩ do táo bón mãn tính Táo bón được xem là yếu tố bên ngoài hàng đầu làm phát sinh ra bệnh trĩ. Một số tư liệu thống kê cho thấy có khoảng hơn 70% những người mắc trĩ từng bị táo bón lâu ngày, đi đại tiện khó khăn và không thích ăn nhiều chất xơ, rau xanh, hoa quả tươi. Nhiều bệnh nhân trong số đó còn cho biết: táo bón khiến tình trạng bệnh trĩ của họ phát triển nhanh hơn, lúc đi đại tiện khó khăn hơn, lượng máu chảy khi đi đại tiện trầm trọng hơn. 2.5 Do đặc thù công việc ngồi nhiều thời gian dài Nếu môi trường làm việc của bạn phải ngồi liên tục quá lâu trong thời gian dài thì hãy cẩn thận bởi bạn đang có nguy cơ mắc trĩ cao hơn những người khác. Nhiều nghiên cứu cho thấy, ở tư thế nằm hoặc thường xuyên di chuyển thì các áp lực lên tĩnh mạch trĩ đo được là 25cm nước; nhưng ở tư thế ngồi áp lực lên tĩnh mạch trĩ đo được tăng lên 75cm nước, có nghĩa là cao gấp gần 3 lần so với khi di chuyển. Điều này cho thấy sự đè nén lên các tĩnh mạch trĩ khi ngồi cao hơn bình thường. Và lâu dần nó khiến những người có công việc đặc thù phải ngồi liên tục nhiều giờ đồng hồ trong thời gian dài có tỉ lệ mắc trĩ cao hơn người thường xuyên vận động khi làm việc. ||Xem thêm: Người bị trĩ có nên nằm nhiều không? Tư thế nằm phù hợp 2.6 Mắc trĩ do mang thai và sinh nở ở phụ nữ Mang thai và sinh nở là nguyên nhân gây bệnh trĩ nhiều nhất ở phụ nữ. Mang thai và sinh nở là nguyên nhân gây bệnh trĩ nhiều nhất ở phụ nữ Khi phụ nữ mang thai, trọng lượng bào thai và túi ối to dần và đè nén tạo áp lực xuống vùng chậu, vùng trực tràng của các mẹ bầu. Tình trạng này kéo dài khiến các đám rối tĩnh mạch trĩ giãn nở, lâu dần làm phụ nữ mang bầu bị trĩ (xảy ra nhiều nhất ở 3 tháng thai kỳ cuối). Bên cạnh đó, phải rặn mạnh trong quá trình sinh em bé cũng là một nguyên nhân gây ra bệnh trĩ hoặc khiến mức độ bệnh trĩ nặng nề hơn ở phụ nữ sau sinh. 2.7 Tăng áp lực trong khoang bụng Những người mắc các bệnh: viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản, suy tim… có áp lực trong khoang bụng cao hơn người bình thường. Điều này cũng tác động làm tăng áp lực lên tĩnh mạch trĩ (đặc biệt là tĩnh mạch trĩ ngoài) và lòng ống hậu môn khiến người bệnh dễ bị bệnh trĩ ngoại. Do các khối u ở khu vực hậu môn – trực tràng hoặc vùng tiểu khung => làm cản trở sự lưu thông máu hậu môn trực tràng, gây áp lực lớn hơn trên khu vực này. 2.8 Do rối loạn nhu động ruột Rối loạn nhu động ruột khiến quá trình vận chuyển và tiêu hóa thức ăn, quá trình lắng đọng chất thải (phân) và đẩy chất thải ra khỏi cơ thể bị rối loạn. Nó là một nguyên nhân gây các chứng chướng bụng, khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón mãn tính… làm rối loạn tiêu hóa. Và điều này cũng góp phần tác động không tốt đến các tĩnh mạch trĩ, làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ cho người bệnh. 2.9 Hội chứng ruột kích thích Bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích thường có nhiều cơn đau quặn bụng và mót đại tiện thường xuyên hơn, phải rặn đại tiện nhiều hơn. Điều này làm tăng nguy cơ giãn nở tĩnh mạch trĩ cũng như tác động làm gây ra bệnh trĩ. Các vấn đề hệ tiêu hóa tác động dẫn đến bệnh trĩ 2.10 Nguyên nhân gây bệnh trĩ khác Một số yếu tố tác động khác có thể là nguyên nhân gây bệnh trĩ như: Do thói quen không tập trung đi đại tiện như: đọc báo, đọc sách, xem điện thoại, Ipad… khi đi đại tiện. Rặn đại tiện quá mạnh. Bị tiêu chảy mãn tính. … 2.11 Nguyên nhân gây bệnh trĩ theo các thuyết Nguyên nhân gây bệnh trĩ theo các thuyết vẫn chưa thật rõ ràng, có nhiều giả thuyết về sinh bệnh học bệnh trĩ. Trong đó, được chấp nhận nhiều nhất là hai giả thuyết cơ học và huyết học:  – Thuyết cơ học Các đám rối tĩnh mạch nằm ở mặt phẳng sâu của lớp dưới niêm mạc, được giữ tại chỗ bởi các dải sợi cơ có tính đàn hồi, còn gọi là dây chằng Parks. Khi dây chằng Parks bị thoái hóa kết hợp với áp lực trong khoang bụng tăng lên (do táo bón kinh niên hay do rối loạn đại tiện) làm phát sinh các búi trĩ. Theo thời gian chúng phồng to và lòi ra ngoài làm hình thành bệnh trĩ.  – Thuyết huyết học Trong lớp dưới niêm mạc của phần thấp trực tràng có nhiều khoang mạch. Vách các khoang mạch này có chỗ dày chỗ mỏng làm tạo nên tổ chức hang. Ở đây có sự thông nối giữa động mạch và tĩnh mạch. Hiện tượng đi cầu ra máu tươi ở bệnh trĩ là do sự rối loạn tuần hoàn tại chỗ của động mạch và tĩnh mạch trong các tổ chức hang chứ không phải do hiện tượng giãn tĩnh mạch. Tuy nhiên, thuyết huyết học này chưa rõ ràng và vẫn đang được nghiên cứu sâu rộng hơn để có kết luận chính xác. 15 Cây Thuốc Nam Chữa Bệnh Trĩ Hiệu Quả an toàn dân gian #18 cách chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian đơn giản ☛ Chi tiết: Bị trĩ uống thuốc tây có hết không? Việc điều trị bệnh trĩ tại nhà sẽ vô cùng đơn giản và hiệu quả nếu được phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể khỏi nhanh chóng. Bên cạnh đó, từ hiểu biết về các nguyên nhân gây bệnh trĩ, người bệnh có thể phòng bệnh tái phát như tránh ngồi nhiều và phải thường xuyên vận động tập luyện thể dục thể thao, uống nhiều nước, không đi vệ sinh quá lâu…để ngăn chặn các yếu tố thuận lợi phát sinh bệnh trĩ. Cotripro – Giải pháp từ thảo dược giúp co trĩ, giảm đau rát CotriPro là sản phẩm dùng cho người bị trĩ nội, trĩ ngoại với các triệu chứng chảy máu, sa búi trĩ, đau rát hậu môn, người bị táo bón, có nguy cơ bị trĩ. CotriPro có 2 dạng là viên uống và gel bôi tiện dụng. CotriPro Gel với thành phần chủ yếu là các thảo dược Việt tự nhiên như cúc tần, ngải cứu, lá lốt, tinh nghệ, có khả năng thẩm thấu trực tiếp vào búi trĩ, giảm đau rát trĩ chỉ sau 3-5 ngày sử dụng, đồng thời làm săn se và co lên hiệu quả. Viên uống Cotripro được bổ sung thêm thành phần Slippery Elm được nhập khẩu từ Hoa Kỳ và TumeroPine, tác động sâu vào bên trong, làm tăng sức bền thành mạch, co búi trĩ và ngăn ngừa các nguy cơ tái phát. Dù đây là bệnh lý tế nhị nhưng bạn đừng ngại, hãy gọi về tổng đài tư vấn 18006293 hoặc kết nối Zalo 0384730724 để được các dược sỹ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn thoát khỏi những khó chịu đang hành hạ hàng ngày nhé. Tìm nhà thuốc gần nhất có bán CotriPro TẠI ĐÂY Hoặc đặt mua trực tiếp TẠI ĐÂY (giao hàng thanh toán tại nhà) Qua bài viết này chắc hẳn bạn đã nắm được một số nguyên nhân bị trĩ thường gặp hiện nay. Nhìn chung, bệnh trĩ thường hình thành do thói quen sinh hoạt kém khoa học của chúng ta. Nếu bạn duy trì một trong số những thói quen trên sẽ chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân. Chia sẻ

Đi ngoài ra máu tươi là bệnh gì? Nguyên nhân, cách chữa trị

Đi ngoài ra máu tươi là bệnh gì? Đi ngoài ra máu tươi thường là các bệnh lý về tiêu hóa – đường ruột như: bệnh trĩ; bệnh viêm đại tràng – trực tràng; viêm dạ dày, Polyp đại tràng – trực tràng; sa trực tràng; ung thư đại trực tràng; bệnh kiết lỵ… Mục lụcI. Đi ngoài ra máu tươi là gì?II. Cách nhận biết tình trạng đi ngoài ra máuIII. Đi ngoài ra máu tươi là bệnh gì? Dấu hiệu chi tiết3.1 Bệnh viêm đại tràng3.2 Bệnh viêm trực tràng3.3 Bệnh trĩ3.4 Bệnh Polyp3.5 Bệnh sa trực tràng3.6 Ung thư đại trực tràng3.7 Viêm dạ dày ruột3.8 Bệnh nứt kẽ hậu môn3.9 Xuất huyết tiêu hóa3.10 Bệnh rò tiêu hóa3.11 Bệnh kiết lỵ3.12 Táo bónIV. Các biến chứng khi đi ngoài ra máu tươi kéo dàiV. Đi ngoài ra máu tươi có nguy hiểm không?Đi ngoài ra máu tươi khi nào cần đến gặp bác sĩ?VI. Biện pháp điều trị và phòng ngừa đi ngoài ra máu6.1 Chữa đi ngoài ra máu tươi bằng mẹo dân gian6.2 Đi cầu ra máu tươi uống thuốc gì?6.3 Phẫu thuậtVII. Dùng gel Cotripro trong trường hợp đi ngoài ra máu tươi do trĩ I. Đi ngoài ra máu tươi là gì? Đi ngoài ra máu tươi còn gọi là đi cầu ra máu tươi, là thuật ngữ miêu tả tình trạng người bệnh đi đại tiện có kèm theo máu tươi ở cuối bãi phân. Máu tươi có thể lẫn trong phân (khiến người bệnh không nhìn thấy) hoặc không lẫn vào phân (nhìn được bằng mắt thường). Đi ngoài ra máu là bệnh gì? Thông thường đi ngoài ra máu tươi là dấu hiệu các bệnh lý liên quan tới hệ tiêu hóa – đường ruột. Mức độ đi ngoài ra máu tươi nặng hay nhẹ sẽ tùy thuộc vào từng bệnh lý gốc gây ra chúng. Máu tươi chảy ra ngoài cũng có thể có màu đỏ tươi (đỏ cờ) hoặc máu đỏ thẫm, máu nâu đen… tùy trường hợp. Tuy nhiên ở một số trường hợp đi ngoài ra máu tươi là bệnh táo bón. Bệnh này có thể tự cải thiện khi người bệnh thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. ||Xem thêm: Nhiều ngày không buồn đi đại tiện phải làm sao? cách xử lý II. Cách nhận biết tình trạng đi ngoài ra máu Đi ngoài ra máu có thể dễ dàng nhận biết với máu màu đỏ tươi lẫn trong phân. Có thể lượng máu không nhiều nên khó xác nhận. Trường hợp khó phát hiện hơn là máu đen lẫn trong phân, nguyên nhân là do máu chảy trước đó và lưu trữ lâu trong đường tiêu hóa, khiến chúng bị oxy hóa và mất màu đỏ đặc trưng. III. Đi ngoài ra máu tươi là bệnh gì? Dấu hiệu chi tiết Đi ngoài ra máu tươi (đi cầu ra máu tươi) thường là các bệnh đường ruột – đại tràng như: bệnh viêm đại tràng; viêm trực tràng; bệnh trĩ; bệnh Polyp đại tràng; bệnh viêm dạ dày ruột; ung thư đại trực tràng; bệnh kiết lỵ… Mỗi bệnh lý đều gây đi ngoài ra máu tươi và nhiều dấu hiệu đi kèm khác. Cụ thể: 3.1 Bệnh viêm đại tràng Đi ngoài ra máu tươi do bệnh viêm đại tràng sẽ khiến niêm mạc đại tràng của người bệnh bị viêm nhiễm với các mức độ nhẹ – nặng khác nhau. Nhưng dù ở mức độ nào thì chúng cũng khiến người bệnh đi đại tiện nhiều lần trong ngày, phân sống, lỏng và có kèm theo máu tươi khiến người bệnh dễ mất sức, mệt mỏi. Viêm đại tràng là một bệnh tiêu hóa – đường ruột rất hay gặp. Chi tiết các dấu hiệu: Người bệnh đi ngoài nhiều lần trong ngày. Bị đi ngoài kèm theo máu tươi, phân lỏng hoặc phân sống, phân không thành khuôn. Bị đau bụng. Khi đi đại tiện xong sẽ hết đau bụng. Bụng đầy hơi, khó chịu. Cơ thể mệt mỏi, bị sút cân. Chán ăn, sợ ăn. Dễ bị đau bụng dù không ăn đồ lạ. Đi ngoài ra máu tươi do bệnh viêm đại tràng Nguyên nhân gây viêm đại tràng có thể do: bị ngộ độc hoặc dị ứng thức ăn; do ăn phải thức ăn nhiễm vi sinh vật có hại như: vi khuẩn lỵ trực khuẩn (Shigella), vi khuẩn thương hàn (Salmonella), vi khuẩn tả (Vibrio cholerae), vi khuẩn E. coli, vi khuẩn lao; do Rotavirus (ở trẻ em); do nấm; do căng thẳng, stress kéo dài… 3.2 Bệnh viêm trực tràng Tương tự như viêm đại tràng, bệnh viêm trực tràng là tình trạng viêm nhiễm ở lớp niêm mạc trực tràng khiến người bệnh bị đi ngoài ra máu tươi kèm theo các triệu chứng: Bị tiểu chảy đột ngột nhiều lần trong ngày (5 – 8 lần/ngày). Đi ngoài ra máu tươi. Phân lẫn máu và có thể mủ (dấu hiệu này dễ bị nhầm với bệnh kiết lỵ). Bị đau bụng dai dẳng khiến người bệnh rất khó chịu. Cơn đau bụng sẽ giảm dần sau khi người bệnh đi tiêu xong. Sợ ăn. Nguyên nhân gây viêm trực tràng là do người bệnh có thói quen ăn uống không lành mạnh như ăn đồ sống tái gỏi; tiết canh… ; do các vi khuẩn, nấm có hại xâm nhập và gây bệnh. 3.3 Bệnh trĩ Nhiều thống kê cho thấy có khoảng gần 30% người bị đi ngoài ra máu tươi là do bệnh trĩ. Như vậy có thể thấy đi ngoài ra máu tươi do trĩ chiếm tỉ lệ lớn khoảng 1/3 trên tổng số người xuất hiện đi cầu ra máu tươi. Cơ chế gây đi ngoài máu tươi do bệnh trĩ có thể hiểu đơn giản như sau: Các búi trĩ bị phân chà sát ép cho máu tươi trong búi trĩ chảy ra ngoài (Ảnh minh họa) Các đám rối tĩnh mạch trĩ bị giãn nở quá mức làm hình thành búi trĩ (búi trĩ nội, búi trĩ ngoại). Các búi trĩ được nuôi dưỡng to ra nhờ dòng máu giàu oxi chảy vào và lắng đọng bên trong khoang rỗng búi trĩ. Khi người bệnh rặn đại tiện, phân chà sát mạnh vào búi trĩ để trượt ra bên ngoài ép máu tươi lắng trong búi trĩ chảy ra ngoài cùng phân, từ đó gây tình trạng đi ngoài ra máu tươi ở bệnh trĩ. Ngoài tình trạng đi cầu ra máu tươi, các dấu hiệu bệnh trĩ đi kèm thường gặp: Búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn khi người bệnh rặn đại tiện – được gọi là hiện tượng sa búi trĩ Xung quanh hậu môn xuất hiện dịch nhầy dính, ẩm ướt. Hậu môn đau rát, rất khó chịu. Búi trĩ lớn có thể gây phù nề và nhiễm khuẩn búi trĩ, nhiễm khuẩn hậu môn. Người xanh xao, da tái (thường do bị thiếu máu gây ra). Dòng máu đi kèm theo phân là máu đỏ tươi (máu giàu oxi); máu không lẫn vào phân. Búi trĩ lớn khiến người bệnh khó chịu và dễ bị viêm nhiễm khuẩn Đi ngoài ra máu tươi do bệnh trĩ cần được chữa trị từ sớm để tránh các biến chứng như: mất máu; người yếu không có sức lực; nhiễm khuẩn, hoại tử búi trĩ, tắc mạch trĩ, sa nghẹt búi trĩ và ung thư đại trực tràng. 3.4 Bệnh Polyp Polyp là một dạng tổn thương do niêm mạc hoặc tổ chức dưới niêm mạc tăng sinh tạo thành. Polyp gây đi ngoài ra máu tươi thường gặp ở 2 dạng là: Polyp đại tràng và Polyp dạ dày. Polyp đại tràng: thường là các khối Polyp to nhỏ khác nhau trong đại tràng. Người bệnh thường có các triệu chứng như: Đi ngoài ra máu tươi, máu lẫn vào phân. Người bệnh bị tiêu chảy hoặc tiêu chảy xen kẽ với táo bón. Có thể bị đau quặn bụng dọc theo khung đại tràng. Xuất hiện hiện tượng đầy hơi, khó tiêu. Đi cầu ra máu tươi là bệnh Polyp Polyp dạ dày: là các khối u lành tính có kích thước từ 3 – 4 mm tới 2 – 3 cm. Số lượng Polyp dạ dày thường ít hơn Polyp đại tràng. Một số triệu chứng Polyp dạ dày thường gặp như: Đi cầu ra máu tươi nhưng máu lẫn trong phân khiến có màu đen. Người bệnh có thể bị nôn ói ra máu khi kích thước Polyp to. Đầy bụng, khó tiêu. Bị đau tức vùng bụng trên rốn. Polyp thường có hình dáng giống như khối u nhưng thực tế không phải khối u. Chúng có thể có cuống hoặc không có cuống tùy loại. Đa số các Polyp là dạng lành tính tuy nhiên vẫn có một số Polyp có thể chuyển hóa sang dạng ác tính nếu không được chữa trị kịp thời. 3.5 Bệnh sa trực tràng Sa trực tràng là tình trạng một phần hay toàn bộ thành trực tràng bị lộn lại và lòi ra bên ngoài ống hậu môn mỗi khi người bệnh đi đại tiện. Trong quá trình lộn lại và sự chà sát từ phân thành trực tràng bị tác động rỉ máu là xảy ra hiện tượng đi ngoài ra máu tươi. Đi đại tiện ra máu tươi do sa trực tràng khá giống với đi ngoài ra máu tươi do trĩ nên nếu không có các kiến thức căn bản người bệnh có thể bị nhầm lẫn giữa 2 bệnh này. Đi ngoài ra máu tươi do bệnh sa trực tràng Các dấu hiệu bệnh sa trực tràng thường gặp: Bị chảy máu thành trực tràng => gây hiện tượng đi cầu ra máu tươi. Buồn đi đại tiện nhiều lần trong ngày. Số lần đi đại tiện tăng nhiều đột ngột. Có thể đi đại tiện không ra phân mà chỉ ra dịch nhầy (nhưng vẫn mót đại tiện). Trực tràng bị sà ra bên ngoài rất khó chịu. Có thể xuất hiện viêm, nhiễm trùng trực tràng – hậu môn nếu không được vệ sinh, chăm sóc và chữa trị kịp thời. Nguyên nhân sa trực tràng: do viêm đại tràng mãn tính bị biến chứng, sỏi bàng quang, do lao động nặng quá sức; cơ nâng hậu môn hoặc cơ đáy chậu bị suy yếu tự nhiên… 3.6 Ung thư đại trực tràng Ung thư đại trực tràng (hay còn gọi là ung thư ruột kết) là sự xuất hiện khối ung thư trong đại tràng, trực tràng của người bệnh. Đi ngoài ra máu tươi là một triệu chứng sớm của bệnh ung thư đại trực tràng. Tuy nhiên cũng giống như các bệnh ung thư khác, ban đầu tình trạng đi ngoài ra máu tươi do ung thư đại trực tràng chỉ xuất ít, mức độ không thường xuyên khiến nhiều bệnh nhân chủ quan. Khi bệnh phát triển đến giai đoạn nặng đi cầu ra máu tươi mới rõ ràng, lúc này việc chữa bệnh sẽ rất khó khăn. Các triệu chứng ung thư đại trực tràng thường gặp: Đi đại tiện ra máu kèm theo dịch nhầy. Giai đoạn đầu có mức độ nhẹ. Có cảm giác đi ngoài không hết phân. Vừa đi đại tiện xong lại muốn đi đại tiện tiếp. Người bệnh có thể bị táo bón hoặc tiêu chảy, thói quen đại tiện thay đổi rõ rệt. Số lần đi cầu tăng dần. Người mệt mỏi, sụt cân nhưng không rõ nguyên nhân. Vùng bụng có cảm giác u cứng. Bị đau bụng. Tùy từng mức độ mà cơn đau có thể nhẹ hoặc nặng khác nhau Đi cầu ra máu tươi có thể là bệnh ung thư đại trực tràng Ung thư đại trực tràng là căn bệnh có tỉ lệ tử vong cao thứ 4 trên thế giới (chỉ xếp sau ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư gan). Tuy nhiên nếu được phát hiện từ giai đoạn đầu và điều trị kịp thời thì ung thư đại trực tràng có thể khỏi tới 90%. Cho tới hiện nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ung thư đại trực tràng. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng bệnh gây ra bởi nhiều tác nhân không tốt như: Thói quen ăn uống, thường xuyên dùng các chất có hại như thuốc lá, rượu, bia, chế độ ăn nhiều thịt đỏ, ăn đồ ăn nhanh… Do yếu tố di truyền Do biến chứng từ nhiều bệnh khác như: bệnh viêm ruột, viêm đại tràng, bệnh trĩ, bệnh Crohn… 3.7 Viêm dạ dày ruột Bệnh viêm dạ dày ruột (bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa dạ dày ruột) là tình trạng hệ tiêu hóa bị nhiễm trùng gây ra một loạt các triệu chứng: tiêu chảy, đi đại tiện ra máu tươi, đau bụng, buồn nôn; mất nước, cơ thể bị sốt, đau đầu… Nguyên nhân chính gây viêm dạ dày ruột là do virus (2 chủng chính Norovirus và Adenvirus gây ra). Ngoài ra, một số tác nhân khác cũng có thể gây viêm dạ dày ruột như vi khuẩn Campylobacter, vo khuẩn Salmonella và khuẩn E.Coli. 3.8 Bệnh nứt kẽ hậu môn Đúng như tên gọi của nó, bệnh nứt kẽ hậu môn gây đi ngoài ra máu tươi là do ống hậu môn xuất hiện một hoặc nhiều vết nứt rách; khi phân đi qua khiến vết nứt rách bị căng giãn gây chảy máu. Đi ngoài ra máu tươi do bệnh nứt kẽ hậu môn Ngoài chứng đi đại tiện ra máu tươi, nứt kẽ hậu môn còn có các triệu chứng: đau rát hậu môn, có thể xuất hiện dịch nhầy dính quanh vị trí nứt kẽ. Nếu vết rách nứt hậu môn to có thể khiến máu chảy thành từng giọt kèm theo đó là ngứa ngáy khó chịu mỗi khi người bệnh đi đại tiện. Bệnh thường xảy ra ở những người táo bón kéo dài, dặn nhiều áp lực xuống hậu môn, làm hậu môn bị giãn quá mức nên bị rách, gây sưng, đau, chảy máu, viêm… 3.9 Xuất huyết tiêu hóa Xuất huyết tiêu hóa (hay còn được gọi là chảy máu tiêu hóa) là tình trạng máu thoát ra khỏi lòng mạch, chảy vào trong ống tiêu hóa rồi lẫn với phân, từ đó gây tình trạng đi ngoài ra máu với phân đen do máu lẫn trong phân. Nếu không được cấp cứu Y tế kịp thời xuất huyết tiêu hóa có thể gây đe dọa đến tính mạng người bệnh do bị mất máu nhiều. Đi đại tiện ra máu do xuất huyết tiêu hóa (hình ảnh nội soi) Các dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa như: Đi đại tiện ra máu, máu lẫn vào trong phân khiến phân có màu đen. Phân nát, lỏng như bã café, mùi khắm thối nặng. Người bệnh có thể bị nôn ra máu. Tùy theo mức độ xuất huyết tiêu hóa mà người bệnh sẽ có các triệu chứng vã mồ hôi, chân tay lạnh, da niêm mạc nhợt, vật vã, ngất xỉu, huyết áp tụt, mạch nhanh nhỏ, thở nhanh nông, tiểu ít… 3.10 Bệnh rò tiêu hóa Bệnh rò tiêu hóa là sự thoát ra bất thường của dịch tiêu hóa sang một cơ quan khác ngoài hệ tiêu hóa. Vị trí bị rò thường chảy mủ hoặc rỉ máu, từ đây khiến phân có lẫn máu và gây tình trạng đi cầu ra máu tươi. So với các bệnh lý khác, đi cầu ra máu tươi do rò tiêu hóa chiếm tỉ lệ không cao. Bệnh rò tiêu hóa phân ra thành nhiều loại như: Rò giữa ruột non (tá tràng, hỗn tràng, hồi tràng) qua da. Rò giữa các đoạn khác nhau của ống tiêu hóa. Rò ống tiêu hóa với bàng quang. Rò ống hậu môn với da xung quanh hậu môn. Nguyên nhân gây rò tiêu hóa chủ yếu là do các biến chứng sau phẫu thuật (khoảng 75% – 85%). Một số trường hợp bị rò tiêu hóa do tự phát (chiếm khoảng 15% – 25%). 3.11 Bệnh kiết lỵ Bệnh kiết lỵ cũng là một bệnh thường gặp gây đi ỉa ra máu tươi. Người bệnh bị kiết lỵ thường bị đau quặn bụng, hay đi đại tiện, mỗi lần đi ỉa kèm theo máu tươi, phân lỏng không thành khuôn; sủi bọt; nhiều trường hợp nặng đi ỉa không ra phân mà chỉ ỉa ra dịch nhầy kèm máu; người bệnh mất nước, cơ thể mệt mỏi, sốt; … Trường hợp này cần được đưa ngay đến cơ sở Y tế để chữa trị kịp thời. Nguyên nhân gây bệnh kiết lỵ thường do thực phẩm ăn uống không đảm bảo; tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm… khiến các vi khuẩn có hại (cụ thể là salmonella và shigella) có cơ hội xâm nhập vào hệ tiêu hóa gây bệnh. Vi khuẩn kiết lỵ gây đi ngoài ra máu tươi (ảnh minh họa) Nếu chữa trị lập tức bệnh kiết lỵ có thể khỏi trong khoảng 1 tuần. Nếu không điều trị kịp thời có nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng trầm trọng như: xuất huyết tiêu hóa, viêm ruột thừa, thủng ruột, lồng ruột… 3.12 Táo bón Theo thống kê ở khoa hậu môn, trực tràng có tới gần 50% trường hợp đi ngoài ra máu tươi là do bệnh táo bón kéo dài. Nguyên nhân đi ngoài ra máu ở táo bón là do khi bị táo bón phân sẽ khô cứng, vón thành cục lớn, khi đại tiện phải dặn mạnh để đẩy phân ra ngoài, làm ống hậu môn bị sưng đỏ, phù nề, thậm chí rách kẽ hậu môn làm chảy máu… Đi ngoài ra máu do táo bón thường máu có màu đỏ tươi, bám trên phân. Đi ngoài ra máu do táo bón là một triệu chứng thường gặp, nhưng không nguy hiểm, bạn có thể điều trị tại nhà bằng cách ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước, siêng vận động, mục đích là để cải thiện táo bón, nếu hết táo bón nguy cơ đi ngoài ra máu sẽ mất hoàn toàn. IV. Các biến chứng khi đi ngoài ra máu tươi kéo dài Đi ngoài ra máu tươi kéo dài gây nên các biến chứng ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe của người bênh: Suy giảm sức đề kháng Ảnh hưởng đến sinh hoạt Sút cân không rõ nguyên nhân Thiếu máu trầm trọng Bệnh kéo dài gây ung thư, viêm, hoại tử đe dọa tính mạng V. Đi ngoài ra máu tươi có nguy hiểm không? Đi ngoài ra máu tươi có nguy hiểm không? Câu trả lời là CÓ. Dù do bệnh lý gì thì đi ngoài ra máu tươi cũng khiến cơ thể bị mất máu, nếu kéo dài không được chữa trị tận gốc sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng người bệnh (ở bệnh lý nguy hiểm). Đi ngoài ra máu tươi là hiện tượng không hiếm gặp, hầu như ai cũng gặp ít nhất một lần trong đời. Có một số trường hợp ít nguy hiểm như chứng táo bón có thể tự khỏi nếu người bệnh thay đổi sinh hoạt hợp lý. Những cũng có nhiều trường hợp là triệu chứng bệnh nguy hiểm cần phải điều trị. Tuy nhiên, rất nhiều người bị đại tiện ra máu thường xuyên nhưng lại chủ quan hoặc e ngại không chữa trị sớm. Theo các bác sĩ khoa tiêu hóa, không thể coi thường triệu chứng đi ngoài ra máu tươi vì rất có thể đây là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh kéo dài có thể làm cơ thể bị mất máu gây thiếu máu, suy nhược cơ thể, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, thể chất suy yếu, sức đề kháng giảm… dẫn đến dễ mắc các bệnh khác. Không những thế, các bệnh lý gây đi cầu ra máu như: Bệnh viêm đai tràng -trực tràng, polyp đại trực tràng, bệnh trĩ độ nặng, ung thư đại trực tràng… có thể bị biến chứng nặng dần theo từng ngày. Nên đó là lý do người bệnh cần thăm khám điều trị sớm ngay khi xuất hiện đi ngoài ra máu kéo dài. Đi ngoài ra máu tươi khi nào cần đến gặp bác sĩ? Thỉnh thoảng một vài lần bạn bị đi ngoài ra máu tươi là khá phổ biến và thường không cần điều trị cũng tự khỏi. Tuy nhiên, đi cầu ra máu tươi nghiêm trọng, kéo dài hoặc đau đớn có thể là một dấu hiệu của tình trạng sức khỏe nghiêm trọng hơn và cần được thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa. Hãy tìm sự giúp đỡ của bác sĩ khi bạn có các dấu hiệu sau: Đi ngoài ra máu tươi kéo dài hơn 2 hoặc 3 tuần. Trẻ em đi ngoài mà phân đẫm máu hoặc chảy máu trực tràng. Đại tiện ra máu tươi kèm giảm cân không rõ nguyên nhân, mệt mỏi hoặc yếu. Đi ngoài ra máu tươi kèm đau bụng dữ dội. Sốt và đau bụng kèm theo. Phân lỏng hơn, dài hơn hoặc mềm hơn bình thường trong 3 tuần hay nhiều hơn. Kèm theo buồn nôn hoặc nôn. Kèm theo táo bón dài hạn hoặc thay đổi thói quen đại tiện. Có sự rò rỉ không kiểm soát từ hậu môn.   VI. Biện pháp điều trị và phòng ngừa đi ngoài ra máu – Bệnh nhân cần uống thuốc đều đặn theo phác đồ điều trị của bác sĩ sau khi thăm khám – Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt: Ăn uống nhiều rau xanh, hoa quả tươi để cung cấp chất xơ Uống nhiều nước để loại bỏ độc tố trong cơ thể Hạn chế đồ ăn chiên, cay nóng,… và đồ uống có chất kích thích (bia, rượu, thuốc lá,…) Không đọc báo, dùng điện thoại khi đi ngoài. Tập thói quen đi ngoài đúng giờ, không nhịn đi ngoài,… Ăn thực phẩm giàu chất sắt, ngăn ngừa thiếu máu (các loại hạt, gan động vật, lòng đỏ trứng, ngũ cốc,..) Ăn uống đúng giờ, ngủ đủ giấc Tránh làm việc nặng, không đứng – ngồi lâu một chỗ Sắp xếp thời gian làm việc – nghỉ ngơi hợp lý Không nên ngồi lâu, nên đi lại 3-4 phút sau mỗi 40 phút ngồi liên tục. Rèn luyện thể dục nâng cao sức khỏe Vệ sinh sạch sẽ hậu môn. Để việc chữa đi ngoài ra máu đạt hiệu quả, người bệnh cần kết hợp điều trị theo chỉ định của bác sĩ, với chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý. 6.1 Chữa đi ngoài ra máu tươi bằng mẹo dân gian Đi ngoài ra kéo dài có thể khiến người bệnh bị mất nhiều máu, thiếu máu, tụt huyết áp hoặc nghiêm trọng hơn là tử vong do mắc các căn bệnh ung thư quá nặng. Vì vậy người bệnh không chủ quan khi gặp tình trạng này. Việc đi khám để được điều trị bệnh một cách khoa học là điều cần thiết. ☛ Xem thêm: #9 Cách chữa đi ngoài ra máu tươi tại nhà hiệu quả an toàn 6.2 Đi cầu ra máu tươi uống thuốc gì? Dùng thuốc Tây y điều trị đi đại tiện ra máu tươi cũng là lựa chọn của nhiều bệnh nhân. Tùy thuộc vào từng loại bệnh lý khác nhau, mức độ bệnh hiện tại nặng hoặc nhẹ khác nhau mà bác sĩ sẽ cân nhắc kê đơn thuốc điều trị phù hợp. Thuốc Miralax, thuốc Glycerin, thuốc Bisacodyl là một số biệt dược thường gặp trong cầm máu điều trị đi ngoài ra máu tươi. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn và hiệu quả người bệnh không tự ý uống thuốc tự điều trị hoặc lấy đơn thuốc của người khác để điều trị. Việc dùng thuốc tây y chữa trị đi ngoài ra máu muốn đạt hiệu quả cũng như an toàn thì người bệnh cần thăm khám để tìm chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó nhờ bác sĩ tư vấn hướng điều trị phù hợp. 6.3 Phẫu thuật Phương pháp này thường dùng khi bị đi ngoài ra máu nặng, bệnh lý chuyển biến nặng khiến phương pháp điều trị tại chỗ bằng thuốc không phù hợp. Một số trường hợp có thể được chỉ định phẫu thuật điều trị khi bị đi cầu ra máu tươi do các bệnh lý mức độ nặng như: Phẫu thuật cắt trĩ ở bệnh trĩ cấp độ 4. Phẫu thuật loại bỏ khối sa trực tràng giai đoạn cuối. Phẫu thuật cắt khối Polyp đại tràng – dạ dày. Phẫu thuật loại bỏ khối ung thư đại trực tràng ở giai đoạn nhẹ – thời điểm khối ung thư còn nhỏ và chưa có khả năng di căn. Dù là triệu chứng của bệnh gì thì đi ngoài ra máu cũng là dấu hiệu bệnh rất nguy hiểm, làm người bệnh mất máu nhanh chóng, suy nhược cơ thể, ốm yếu, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe bệnh nhân. Vì vậy, để chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân, người bệnh cần thăm khám bác sĩ sớm để tìm và điều trị dứt điểm căn bệnh gây đi cầu ra máu tươi. “Xin đừng coi thường chứng đi ngoài ra máu tươi!” VII. Dùng gel Cotripro trong trường hợp đi ngoài ra máu tươi do trĩ Cotripro gel bôi trĩ được chiết xuất từ các thảo dược tự nhiên như cúc tần, ngải cứu, lá lốt, tinh nghệ, giúp giảm nhanh tình trạng chảy máu do bệnh Trĩ hay nứt kẽ hậu môn gây ra chỉ sau khoảng 3-5 ngày sử dụng. Trường hợp Trĩ sa, Trĩ lâu năm thì nên kiên trì dùng đều đặn từ 1-2 tháng (3-5 tuýp) để búi Trĩ co dần lên. Dù đây là bệnh lý tế nhị nhưng bạn đừng ngại, hãy gọi về tổng đài tư vấn 18006293 hoặc kết nối Zalo 0384730724 để được các dược sỹ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn thoát khỏi những khó chịu đang hành hạ hàng ngày nhé. Tìm nhà thuốc gần nhất có bán CotriPro TẠI ĐÂY Hoặc đặt mua trực tiếp TẠI ĐÂY (giao hàng thanh toán tại nhà)  ||Tham khảo bài viết khác: #18 cách chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian 13+ Bài thuốc đông y chữa bệnh trĩ tại nhà hiệu quả tốt nhất 10+ Cách chữa bệnh trĩ tại nhà hiệu quả an toàn nhanh chóng Chia sẻ

Loading...