Bệnh trĩ là hiện tượng giãn tĩnh mạch trĩ ở vùng hậu môn trực tràng. Bệnh rất phổ biến trong dân số nhưng nhiều người ngại đi khám chữa do tính chất nhạy cảm của bệnh. Vì vậy các bệnh nhân đều rất quan tâm liệu bệnh trĩ uống thuốc có hết không, bệnh trĩ uống thuốc có khỏi không? Bài viết này sẽ giải đáp những thắc mắc trên cho quý bạn đọc. Mục lụcI. Bệnh trĩ uống thuốc Tây có hết không?1.1 Sa búi trĩ có to không? Cấp độ trĩ nhẹ hay nặng?1.2 Độ kiên trì và cách dùng thuốc Tây chữa bệnh trĩ1.3 Kết hợp làm thói quen tốt khi dùng thuốc trị bệnh trĩ1.4 Cơ địa người bệnh và sự phù hợp thuốc trị trĩII. Các loại thuốc tây chữa bệnh trĩ2.1 Thuốc uống trị bệnh trĩ2.2 Thuốc bôi trị bệnh trĩ2.3 Lưu ý khi sử dụng thuốc Tây trị bệnh trĩIII. Giúp co trĩ, giảm đau rát trĩ với giải pháp từ thảo dược CotriPo I. Bệnh trĩ uống thuốc Tây có hết không? Bệnh trĩ uống thuốc có hết không sẽ được quyết định bởi nhiều yếu tố tác động như: cấp độ bệnh trĩ đang mắc là nhẹ hay nặng? Búi trĩ có to không? Mức độ kiên trì và cách dùng thuốc Tây chữa bệnh trĩ; các thói quen ăn uống sinh hoạt nghỉ ngơi hàng ngày có lợi cho chữa trị trĩ không? Và một phần nhỏ do mức độ phù hợp thuốc và cơ địa mỗi người sẽ tác động qua lại để trả về hiệu quả chữa trĩ bằng thuốc Tây. Bệnh trĩ uống thuốc có hết không? Cụ thể các yếu tố tác động đến hiệu quả uống thuốc tây chữa bệnh trĩ có khỏi hết không: 1.1 Sa búi trĩ có to không? Cấp độ trĩ nhẹ hay nặng? Đối với bệnh nhân trĩ ở cấp độ 1, 2 do kích thước sa búi trĩ chưa quá to nên có thể đến thăm khám bác sĩ và sử dụng thuốc tây để uống, kết hợp với các loại thuốc bôi hay thuốc đặt tại chỗ khác nhau giúp điều trị bệnh trĩ. Với bệnh nhân trĩ cấp độ 3 mắc dù búi trĩ đã phát triển kích thước lớn nhưng vẫn có thể chữa trị được bằng thuốc. Tuy nhiên việc chữa trị sẽ kéo dài và lâu hơn nhiều so với chữa trĩ độ 1, 2. Búi trĩ cấp độ nhẹ, kích thước nhỏ sẽ chữa trị nhanh hơn bằng thuốc Đối với trĩ cấp độ 4 – cấp độ nặng nhất, uống thuốc tây chữa bệnh gần như không còn tác dụng hoặc chỉ có tác dụng rất ít không đáp ứng được phác đồ điều trị bệnh. Trĩ ở cấp độ này – búi trĩ có kích thước to cực đại, lòi ra ngoài và không thể co vào được trong ống hậu môn nên thuốc uống khó làm teo búi trĩ. Lúc này, người bệnh trĩ bắt buộc phải điều trị ngoại khoa cắt bỏ búi trĩ. Mức độ khỏi bệnh nhanh hoặc chậm sẽ phụ thuộc vào mức độ bệnh trĩ nặng hay nhẹ. Bởi vậy lời khuyên hữu ích là người bệnh cần thăm khám và chữa trĩ ngay khi phát hiện các dấu hiệu bệnh trĩ để quá trình điều trị đơn giản hơn. Lúc này để ngăn ngừa các biến chứng bệnh trĩ có thể xảy ra thì người bệnh trĩ nên tham khảo phương pháp điều trị ngoại khoa cắt bỏ búi trĩ bằng cách phẫu thuật tại các bệnh viện uy tín. ☛ Xem thêm: 10+ Cách chữa bệnh trĩ tại nhà hiệu quả an toàn nhanh chóng 1.2 Độ kiên trì và cách dùng thuốc Tây chữa bệnh trĩ Dùng thuốc đúng cách và kiên trì uống để cải thiện nhanh bệnh trĩ (ảnh minh họa) Có nhiều người bệnh trĩ khi điều trị thấy bệnh thuyên giảm thì tự ý thay đổi liều lượng thuốc, không nhớ dùng thuốc đều đặn hàng ngày, đang uống nửa chừng thì bỏ dở điều trị … Những việc làm này sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả dùng thuốc Tây trị bệnh trĩ, khiến bệnh khó chữa dứt điểm hơn. Bởi vậy, muốn dùng thuốc Tây chữa trĩ hiệu quả thì người bệnh cần kiên trì dùng thuốc trong thời gian nhất định để điều trị cho búi trĩ teo nhỏ dần. Ngoài ra cần tuân thủ và làm theo các hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình chữa bệnh để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất. 1.3 Kết hợp làm thói quen tốt khi dùng thuốc trị bệnh trĩ Bên cạnh việc uống thuốc Tây trị bệnh trĩ thì việc kiêng không ăn các loại thực phẩm không có lợi cho bệnh trĩ; tăng cường bổ sung nhiều rau xanh và các loại thực phẩm tốt cho người bệnh trĩ, các thói quen sinh hoạt hàng ngày, công việc, cuộc sống… cũng là những yếu tố ảnh hưởng lớn đến kết quả đạt được khi chữa trị. Kết hợp tăng cường ăn nhiều rau xanh và chất xơ để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ Nếu người bệnh không có chế độ kiêng khem ăn uống khoa học, lối sống sinh hoạt, nghỉ ngơi, làm việc điều độ thì có thể tác động khiến thời gian điều trị trĩ lâu hơn, hiệu quả đạt được không cao, thậm chí các yếu tố này có thể làm tăng nguy cơ tái phát bệnh trĩ sau khi đã chữa khỏi rất cao. ☛ Tham khảo thêm: Bệnh trĩ nên ăn gì, kiêng ăn gì? Chế độ dinh dưỡng cho trĩ 1.4 Cơ địa người bệnh và sự phù hợp thuốc trị trĩ Theo một khảo sát của viện Hàn lâm khoa học Quốc gian Hoa Kỳ công bố năm 2017 cho thấy, cơ địa người bệnh chiếm khoảng 21% tỉ lệ khỏi bệnh khi điều trị. Trên thực tế cũng chứng minh, khi cùng mắc một chứng bệnh và cùng điều trị bằng một loại thuốc giống nhau nhưng có những bệnh nhân khỏi bệnh nhanh và cũng có những trường hợp phải đổi thuốc do bệnh biến chuyển chậm (hoặc không có biến chuyển tốt). Bởi vậy, cơ địa người bệnh và sự phù hợp thuốc cũng tác động đến hiệu quả chữa trĩ bằng thuốc Tây. II. Các loại thuốc tây chữa bệnh trĩ Thuốc Tây chữa trị bệnh trĩ có thể được chia thành 2 loại chính là thuốc uống và thuốc bôi. 2.1 Thuốc uống trị bệnh trĩ Thuốc uống trị bệnh trĩ thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng của bệnh trĩ, chẳng hạn như đau, sưng, ngứa, chảy máu. Các loại thuốc uống trị bệnh trĩ thường chứa các thành phần sau: Agiosmin – Thuốc trị bệnh trĩ được chuyên gia khuyên dùng Thuốc giảm đau, chống viêm: Acetaminophen, ibuprofen, naproxen,… Thuốc co búi trĩ: Diosmin, flavonoid,… Thuốc nhuận tràng: Sorbitol, lactulose,… Tùy theo tình trạng bệnh và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc uống trị bệnh trĩ phù hợp. Một số loại thuốc uống trị bệnh trĩ phổ biến hiện nay: Thuốc uống trĩ Daflon: Có tác dụng co búi trĩ, tăng cường lưu thông máu và giảm viêm. Thuốc uống trĩ Fleet: Có tác dụng nhuận tràng, giúp đi đại tiện dễ dàng hơn. Thuốc uống trĩ HemoTreat: Có tác dụng giảm đau, chống viêm và co búi trĩ. Thuốc uống trĩ Proctosedyl: Có tác dụng giảm đau, chống viêm và co búi trĩ. 2.2 Thuốc bôi trị bệnh trĩ Thuốc bôi trị bệnh trĩ thường được sử dụng để giảm đau, chống viêm, kháng khuẩn và giúp co búi trĩ. Các loại thuốc bôi trị bệnh trĩ thường chứa các thành phần sau: Chống viêm: Hydrocortisone, fluocortolone,… Kháng khuẩn: Neomycin, bacitracin,… Giảm đau: Lidocaine, benzocaine,… Co búi trĩ: Bismuth subgallate, troxerutin,… Hỗ trợ làm lành tổn thương: Allantoin, vitamin E,… Tùy theo tình trạng bệnh và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc bôi trị bệnh trĩ phù hợp. Cotripro Gel – Giảm đau rát hậu môn Một số loại thuốc bôi trị bệnh trĩ phổ biến hiện nay: Thuốc bôi trĩ Titanoreine: Có tác dụng giảm đau, chống viêm, kháng khuẩn và giúp co búi trĩ. Thuốc bôi trĩ Hemorrhostop: Có tác dụng giảm đau, chống viêm, kháng khuẩn và giúp co búi trĩ. Thuốc bôi trĩ chữ A của Nhật Bản: Có tác dụng giảm đau, chống viêm, kháng khuẩn và giúp co búi trĩ. Thuốc bôi trĩ Preparation H: Có tác dụng giảm đau, chống viêm, kháng khuẩn và giúp co búi trĩ. – Cách sử dụng thuốc Tây trị bệnh trĩ dạng bôi: Rửa tay sạch trước khi bôi thuốc. Thoa một lượng thuốc vừa đủ lên vùng hậu môn bị trĩ. Bôi thuốc 2-3 lần/ngày, sau mỗi lần đi đại tiện. – Lưu ý khi sử dụng thuốc Tây trị bệnh trĩ dạng bôi: Không sử dụng thuốc nếu dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Không bôi thuốc lên vùng da bị trầy xước, chảy máu. Không sử dụng thuốc cho trẻ em dưới 12 tuổi. Nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ nào, hãy ngừng sử dụng thuốc và thông báo cho bác sĩ. Thuốc Tây trị bệnh trĩ dạng bôi là một phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. ||Xem thêm: #7 Loại thuốc trị bệnh trĩ của Mỹ (Bôi, Uống) tốt nhất hiện nay 2.3 Lưu ý khi sử dụng thuốc Tây trị bệnh trĩ Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên sử dụng thuốc Tây trị bệnh trĩ theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau khi sử dụng thuốc Tây trị bệnh trĩ: Không sử dụng thuốc nếu dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Không sử dụng thuốc cho trẻ em dưới 12 tuổi. Nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ nào, hãy ngừng sử dụng thuốc và thông báo cho bác sĩ. III. Giúp co trĩ, giảm đau rát trĩ với giải pháp từ thảo dược CotriPo Bên cạnh các loại thuốc Tây y chữa trị bệnh trĩ thì các sản phẩm chiết xuất từ thảo dược như bộ đôi gel bôi và viên uống Cotripro cũng đang được nhiều người bệnh trĩ tìm hiểu và lựa chọn bởi hiệu quả hỗ trợ giảm đau rát trĩ nhanh, tác động làm co búi trĩ và cách sử dụng đơn giản. CotriPro Gel với thành phần được chiết xuất từ các thảo dược Việt như cúc tần, ngải cứu, lá lốt, lá sung, tinh chất nghệ có khả năng thẩm thấu nhanh vào búi trĩ hỗ trợ giảm đau rát chỉ sau 3-5 ngày sử dụng, đồng thời làm săn se và co lên hiệu quả. Thành phần thảo dược của bộ đôi CotriPro Viên uống Cotripro được bổ sung thêm thành phần Slippery Elm được nhập khẩu từ Hoa Kỳ và TumeroPine, tác động sâu vào bên trong, làm tăng sức bền thành mạch, co búi trĩ, giảm táo bón, từ đó ngăn ngừa các nguy cơ tái phát. Viên uống Cotripro Dù đây là bệnh lý tế nhị nhưng bạn đừng ngại, hãy gọi về tổng đài tư vấn 18006293 hoặc kết nối Zalo 0384730724 để được các dược sỹ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn thoát khỏi những khó chịu đang hành hạ hàng ngày nhé. Tìm nhà thuốc gần nhất có bán COTRIPRO Ở ĐÂY * Lưu ý: Để đảm bảo an toàn và hiệu quả chữa trĩ tốt thì ngay khi bắt đầu điều trị bệnh trĩ bạn nên tới thăm khám trĩ tại các địa điểm uy tín để xác định tình trạng bệnh hiện tại, nhận lời tư vấn từ bác sĩ và để được kê đơn thuốc chữa trĩ phù hợp cùng các lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc. Dùng thuốc Tây trị bệnh trĩ, hay dùng giải pháp từ thảo dược là hai trong số nhiều phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ. Tuy nhiên điều quan trọng nhất, ngay khi có các dấu hiệu mắc trĩ, bạn không nên tự ý sử dụng thuốc mà cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế được khám và điều trị bệnh chính xác. Tùy thuộc vào các mức độ bệnh, các bác sĩ sẽ thăm khám và kê đơn thuốc điều trị khác nhau. Trên đây là những thông tin chia sẻ bị bệnh trĩ uống thuốc tây có hết không? Cũng như những loại thuốc điều trị bệnh trĩ tốt nhất. Nên kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý, sinh hoạt khoa học để bệnh nhanh khỏi và tránh tái phát. ||Tham khảo bài viết khác: Bệnh trĩ thường gặp ở độ tuổi nào? Độ tuổi nào dễ mắc trĩ Bệnh trĩ có kiêng quan hệ không? Ảnh hưởng như thế nào? Bệnh trĩ có cần phẫu thuật không? Khi nào cần phẫu thuật? Chia sẻ
Bệnh hậu môn khác
Làm thế nào để hết đau rát hậu môn tại nhà? Cách chữa
Đau rát hậu môn là một trong những triệu chứng thường gặp của bệnh trĩ. Người mắc bệnh trĩ mới đầu chỉ có cảm giác ngứa rát đôi chút, lâu dần sẽ đi ngoài ra máu và đau rát hậu môn nhiều hơn. Vậy đau rát hậu môn có nguy hiểm không? Làm thế nào để hết đau rát hậu môn? Nếu không can thiệp kịp thời thì sẽ gây ra những vấn đề gì? Mục lụcI. Nguyên nhân gây đau rát hậu mônII. Làm thế nào để hết đau rát hậu môn?2.1 Điều trị tiêu chảy và táo bón2.2 Một số cách làm giảm đau rát hậu môn tại nhà khácIV. Cotripro – thảo dược giúp co nhỏ búi trĩ, giảm đau rát hậu môn do trĩ I. Nguyên nhân gây đau rát hậu môn Hậu môn là lỗ mở bên ngoài của ruột dưới. Phân tích tụ trong trực tràng và được thải ra ngoài cơ thể qua lỗ hậu môn. Nếu đường ruột có vấn đề bạn cũng có thể cảm thấy đau rát khó chịu ở hậu môn. Làm thế nào để hết đau rát hậu môn? có một số vấn đề tiêu hóa gây ngứa, đau rát hậu môn. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp: Nứt hậu môn: một vết rách nhỏ ở lớp da mỏng bên ngoài của hậu môn, mặc dù kích thước nhỏ nhưng có thể lại gây cực kỳ đau đớn. Các vết nứt ở hậu môn thường do phân cứng gây ra. Bệnh trĩ: về cơ bản, các loại bệnh trĩ đều bắt đầu theo cùng một cách – một tĩnh mạch ở hậu môn hoặc trực tràng bị ứ máu và sưng lên một cách đau đớn. Đau rát hậu môn – một triệu chứng của bệnh trĩ Bệnh tiêu chảy: thường xuyên đi phân lỏng cùng với việc lau chùi khu vực này có thể gây kích ứng, đau rát khó chịu ở hậu môn. Táo bón: đặc trưng bởi phân cứng, không thường xuyên, khó đi ngoài có thể dẫn đến đau rát hậu môn ngay cả khi không gây ra vết nứt hoặc trĩ. Bệnh lý da liễu ở vùng hậu môn: các bệnh lý như vẩy nến, nấm, mụn,… có thể gây ngứa ngáy, đau rát và chảy máu ở vùng nhạy cảm này. Đặc biệt, vùng da hậu môn thường xuyên trong tình trạng ẩm ướt không khô thoáng sạch sẽ hoàn toàn khiến cho việc điều trị các bệnh lý về da gây khó khăn. Quan hệ tình dụng qua đường hậu môn: Cách quan hệ tình dục này không được khuyến khích vì có thể gây nứt hậu môn, tổn thương niêm mạc trực tràng, gây nhiêm trùng hậu môn – đặc biệt khi hoạt động quá mạnh. ||Xem thêm: 10+ Cách giảm sưng đau búi trĩ tại nhà nhanh chóng hiệu quả II. Làm thế nào để hết đau rát hậu môn? 2.1 Điều trị tiêu chảy và táo bón Nếu bạn đang gặp tình trạng khó chịu ở hậu môn do tiêu chảy hay táo bón thì điều trị tình trạng này cũng là cách làm giảm đau rát hậu môn. Bổ sung chất xơ Thuốc chống tiêu chảy Tăng cường lượng chất xơ kiêng với thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt, rau và trái cây 2.2 Một số cách làm giảm đau rát hậu môn tại nhà khác Có một số phương pháp khác có thể thực hiện để nhanh chóng giảm bớt sự đau rát khó chịu ở hậu môn như: Giữ cho hậu môn sạch sẽ: Tránh sử dụng xà phòng có thể gây kích ứng cho làn da nhạy cảm. Nước ấm có thể mang lại hiệu quả tốt. Thử ngâm mình trong bồn nước ấm trong 15 phút vài lần 1 ngày khi hậu môn bị kích ứng. Để khu vực này khô tự nhiên hoặc thấm bằng khăn sạch. Giữ gìn vệ sinh hậu môn luôn sạch sẽ Xông hơi vùng hậu môn: tác dụng hấp thu các tinh chất của dược liệu tác động vào vùng áp xe giúp tiêu viêm, chống nhiễm trùng, kích thích khả năng lưu thông khí huyết. Cách 1: dùng lá tía tô, rau kinh giới, lá trầu không đem rửa sạch rồi cho vào ấm đun với khoảng 500ml nước. Sau đó đổ ra chậu ngồi xông vùng hậu môn, đến khi nước ấm thì dùng nước vệ sinh lại hậu môn một lần nữa và dùng khăn mềm lau khô. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng hỗn hợp các loại lá này giã nhuyễn rồi đắp lên giúp tiêu viêm, giảm đau. Cách 2: Sử dụng lá sung, lá ngải cứu, cúc tần, lá lốt, nghệ, bồ kết. Đem rửa sạch và cho vào nồi nước đun sôi lên. Sau khi nước sôi thì cho bồ kết vào đun thêm khoảng 10 phút rồi tắt bếp. Đổ nước ra chậu sạch rồi ngồi xông hơi vùng áp xe khoảng 15 phút. Thoa bột: thoa một ít bột ngô hoặc bột talc lên khu vực này để mang lại cảm giác thoải mái. Uống nhiều nước: nên uống 2 – 3 lít nước hàng ngày để cải thiện tiêu hóa, hỗ trợ cho việc đi đại tiện được dễ dàng hơn. Đảm bảo thoáng khí: độ ẩm có thể gây kích ứng thêm cho vùng da mỏng ở hậu môn. Mặc quần áo rộng rãi, đồ lót bằng cotton có thể cho phép không khí lưu thông và làm dịu cơn đau rát. Chườm lạnh: chườm lạnh giúp thu nhỏ các mạch máu và giúp giảm đau. Đặt túi nước đá trong tủ đá cho đến khi nó đông cứng hoàn toàn. Tuyệt đối không chườm đá lạnh trực tiếp lên búi trĩ. (nên bọc túi đá trong một chiếc khăn – vải sạch trước khi ấn nhẹ vào búi trĩ). Chườm lạnh tốt nhất trong vài phút (mỗi ngày 3-4 lần) không để trong thời gian dài vì nó sẽ lam hỏng da. Không lau bằng khăn giấy vệ sinh khô: Thay vì sử dụng giấy vệ sinh khô hãy sử dụng một chiếc khăn ẩm (và đảm bảo chắc chắn nó không chứa cồn, chất làm khô da vì có thể làm nặng thêm tình trạng da). Làm dịu bằng thuốc tê: xoa kem hoặc thuốc mỡ có chứa nước cây phỉ có thể gây tê tại chỗ và giảm đau rát, khó chịu ở hậu môn. Trong khi kem hyrocortisone có thể làm giảm ngứa hậu môn (Tuy nhiên, hãy hỏi bác sĩ trước khi sử dụng các loại kem này). Tránh tái chấn thương: Nếu bạn vẫn cố gắng đi đại tiện trong khi bệnh trĩ hoặc vết nứt hậu môn đang lành, có thể sẽ khiến bạn đau dữ dội. Bạn cũng có thể có nguy cơ mắc bệnh trĩ khác hoặc nứt hậu môn lại trước khi được chữa lành. Chườm túi nước đá: Điều này không chỉ có công hiệu giảm đau rát hậu môn mà còn giúp giảm sưng đau do trĩ. Uống thuốc giảm đau: Ngoài các cách làm giảm đau rát hậu môn trên, cũng có thể kết hợp sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như: Ibuprofen hoặc Acetaminophen. >>>Chi tiết: Bệnh trĩ uống thuốc tây có hết không? IV. Cotripro – thảo dược giúp co nhỏ búi trĩ, giảm đau rát hậu môn do trĩ Kem bôi trĩ CotriPro Gel với thành phần chứa các thảo dược tự nhiên có khả năng thẩm thấu trực tiếp vào búi trĩ, giảm đau rát chỉ sau 3-5 ngày sử dụng, đồng thời làm săn se và co lên hiệu quả. Cotripro dạng viên uống tiện dụng Viên uống Cotripro được bổ sung thêm thành phần Slippery Elm được nhập khẩu từ Hoa Kỳ và TumeroPine, tác động sâu vào bên trong, làm tăng sức bền thành mạch, co búi trĩ và ngăn ngừa các nguy cơ tái phát. Dù đây là bệnh lý tế nhị nhưng bạn đừng ngại, hãy gọi về tổng đài tư vấn 18006293 hoặc kết nối Zalo 0384730724 để được các dược sỹ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn thoát khỏi những khó chịu đang hành hạ hàng ngày nhé. Tìm nhà thuốc gần nhất có bán COTRIPRO Gel Ở ĐÂY Trên đây là những cách làm giảm đau rát hậu môn mà cotri.pro tổng hợp. Tuy chỉ có thể làm giảm đau tạm thời ở hậu môn nhưng bạn cũng cần xác định nguyên nhân gây đau và giải quyết vấn đề sức khỏe tiêu hóa để điều trị bệnh tận gốc. ||Tham khảo bài viết khác: Bị trĩ lòi ra ngoài phải làm sao? Cách làm co búi trĩ nhanh Phân biệt bệnh trĩ và ung thư trực tràng (đi ngoài ra máu) #6 Cách cầm máu khi bị trĩ tức thì nhanh chóng, hiệu quả Chia sẻ
Bị trĩ lòi ra ngoài phải làm sao? Cách làm co búi trĩ nhanh
Búi trĩ lòi ra ngoài là hiện tượng làm rất nhiều người bệnh cảm thấy lo lắng, bất an khi đi đại tiện vì nhìn thấy “cục màu hồng” lòi ra ngoài hậu môn. Nhưng búi trĩ lòi ra ngoài phải làm sao? Và làm thế nào để búi trĩ co lên một cách tự nhiên là điều mà không phải ai cũng biết. Mục lụcI. Trĩ lồi ra ngoài là như thế nào?1.1 Trĩ lồi ra ngoài là gì?1.2 Vì sao búi trĩ bị lồi ra ngoài?I.3 Dấu hiệu Búi trĩ lòi ra ngoàiII. Búi trĩ sa ra ngoài có đẩy lại vào trong được không?III. Làm sao để búi trĩ teo lại và thụt vào?3.1 Điều trị nội khoa3.2 Điều trị ngoại khoaIV. Hướng dẫn đẩy búi trĩ sa ra ngoài vào trong4.1 Đẩy búi trĩ thụt vào ở trẻ em4.2 Đẩy búi trĩ thụt vào ở người lớn4.3 Các lưu ý khi nhét búi trĩ vào trong hậu mônV. Cotripro Gel – Gel bôi co nhỏ búi trĩ, giảm đau rát, khó chịu do trĩ gây ra I. Trĩ lồi ra ngoài là như thế nào? 1.1 Trĩ lồi ra ngoài là gì? Trĩ lồi ra ngoài còn gọi là sa búi trĩ. Đây là hiện tượng xảy ra với những người bị trĩ nặng khiến cho thành tĩnh mạch bên trong hậu môn trực tràng bị giãn quá mức, có thể nhìn thấy, sờ thấy khi vệ sinh hậu môn. Trĩ lòi ra ngoài có thể sờ thấy khi vệ sinh hậu môn Nhiều trường hợp khi sa ra ngoài, búi trĩ có thể tự co lên được hoặc dùng tay đẩy búi trĩ trở lại trong ống hậu môn. Tuy nhiên, có trường hợp dù làm bất cứ cách nào búi trĩ cũng không thể co vào được nên búi trĩ nằm ngoài hậu môn gây đau đớn và khó chịu cho người bệnh. Có hai loại trĩ lồi ra ngoài: Trĩ nội lòi ra ngoài: Búi trĩ nội nằm bên trong ống hậu môn bị sa ra ngoài. Trĩ nội lòi ra ngoài thường không gây đau đớn, nhưng có thể gây ngứa rát và khó chịu. Trĩ ngoại lòi ra ngoài: Búi trĩ ngoại nằm bên dưới đường lược, có thể nhìn thấy và sờ thấy được. Trĩ ngoại lòi ra ngoài thường gây đau đớn, khó chịu và chảy máu. 1.2 Vì sao búi trĩ bị lồi ra ngoài? Đa số sẽ gặp tình trạng búi trĩ lồi ra ngoài sau mỗi lần đi đại tiện. Ngoài ra sẽ còn một số yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ gây ra hiện tượng này: Táo bón: Táo bón khiến người bệnh phải rặn nhiều, từ đó gây tăng áp lực lên tĩnh mạch trĩ. Chế độ ăn uống thiếu chất xơ: Chất xơ giúp phân mềm và dễ đi hơn, từ đó giảm áp lực lên tĩnh mạch trĩ. Ngồi xổm hoặc ngồi lâu: Ngồi xổm hoặc ngồi lâu (công nhân, văn phòng, lái xe,…) khiến tăng áp lực lên vùng chậu, từ đó gây tăng áp lực lên tĩnh mạch trĩ. Mang thai: Trong thai kỳ, tử cung lớn lên chèn ép lên tĩnh mạch trĩ, từ đó gây tăng áp lực lên tĩnh mạch trĩ. Thừa cân, béo phì: Thừa cân, béo phì khiến tĩnh mạch trĩ bị chèn ép, từ đó gây tăng áp lực lên tĩnh mạch trĩ. Căng thẳng, stress: Căng thẳng, stress khiến cơ thể giải phóng các hormone gây co mạch, từ đó làm tăng áp lực lên tĩnh mạch trĩ. Tuổi tác: Lúc tuổi càng lớn, sức lực yếu dần thì hệ tiêu hóa cũng kém đi. Hệ thống đào thải giảm xuống làm dễ mắc bệnh trĩ. ||Bạn có biết: Ngồi nhiều bị trĩ: Tư thế ngồi tốt cho người bệnh trĩ giảm đau I.3 Dấu hiệu Búi trĩ lòi ra ngoài Trước khi tìm biện pháp xử lý trĩ lồi ra ngoài cần phải nhận diện đúng về hiện tượng này. Có nhiều cấp độ sa búi trĩ và mỗi cấp độ sẽ có dấu hiệu không giống nhau. Mức độ càng nặng thì tình trạng sa búi trĩ càng nghiêm trọng. Dưới đây là các dấu hiệu của búi trĩ lồi ra ngoài: Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn: Người bệnh có thể nhìn thấy hoặc sờ thấy được búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn. Đau đớn, khó chịu: Búi trĩ lồi ra ngoài có thể gây đau đớn, khó chịu khi đi vệ sinh, ngồi hoặc vận động. Ngứa rát: Búi trĩ lồi ra ngoài có thể gây ngứa rát ở hậu môn. Chảy máu: Búi trĩ lồi ra ngoài có thể gây chảy máu khi đi vệ sinh. 4 loại sa búi trĩ tương ứng với 4 loại bệnh trĩ Dưới đây là một số dấu hiệu khác có thể xảy ra ở người bị trĩ lồi ra ngoài: Búi trĩ không tự thụt vào được: Búi trĩ lồi ra ngoài có thể không tự thụt vào được, cần phải dùng tay đẩy vào. Búi trĩ bị tắc mạch: Một cục máu đông có thể hình thành trong búi trĩ, gây đau đớn dữ dội. Búi trĩ bị nhiễm trùng: Búi trĩ lồi ra ngoài có thể bị nhiễm trùng, gây đau đớn, sốt và sưng tấy. Nếu bạn có các dấu hiệu này, bạn nên đi khám bác sĩ ngay lập tức. II. Búi trĩ sa ra ngoài có đẩy lại vào trong được không? Búi trĩ sa ra ngoài có thể đẩy lại vào trong được, nhưng điều này phụ thuộc vào mức độ sa của búi trĩ. Nếu búi trĩ chỉ sa ra ngoài một chút, bạn có thể dùng tay đẩy nhẹ nhàng vào trong. Tuy nhiên, nếu búi trĩ sa ra ngoài quá nhiều, bạn có thể sẽ không thể đẩy lại vào trong được. Dưới đây là một số cách để đẩy búi trĩ sa ra ngoài vào trong: Dùng tay: Dùng ngón tay trỏ và ngón tay giữa nhẹ nhàng đẩy búi trĩ vào trong. Dùng khăn ướt: Đặt một chiếc khăn ướt lên búi trĩ và nhẹ nhàng đẩy vào trong. Dùng thuốc đặt hậu môn: Một số loại thuốc đặt hậu môn có tác dụng làm co búi trĩ, giúp bạn dễ dàng đẩy vào trong. Khi búi trĩ sa ra ngoài ở giai đoạn nặng, biện pháp này có thể sẽ khiến tình trạng bệnh trở lên trầm trọng hơn. Người bệnh vẫn cần đến các cơ sở y tế để khám – theo dõi – điều trị tránh gặp các biến chứng. III. Làm sao để búi trĩ teo lại và thụt vào? Làm thế nào để búi trĩ co lên khi bị sa búi trĩ? Khi phát hiện sa búi trĩ, bạn nên đi khám chuyên khoa để biết chính xác tình trạng sa búi trĩ đang ở mức độ nào? dạng nặng hay nhẹ? Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên và hướng điều trị phù hợp với trường hợp của bạn. Búi trĩ lòi ra ngoài phải làm sao? Tuy nhiên, nếu trong trường hợp cấp bách quá đau đớn do bị trĩ lòi ra ngoài mà chưa kịp thăm khám, bạn có thể tham khảo một số cách làm co búi trĩ tại nhà dưới đây: 3.1 Điều trị nội khoa Điều trị nội khoa là phương pháp điều trị đầu tiên được áp dụng cho bệnh trĩ. Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị nội khoa thường có tác dụng giảm đau, sưng, ngứa và làm co búi trĩ. Thuốc bôi, thuốc uống: Các loại thuốc này có tác dụng giảm đau, sưng, ngứa. Thuốc đặt hậu môn: Các loại thuốc này có tác dụng làm co búi trĩ. Cotripro Gel – kem bôi trĩ ngoại hiệu quả 3.2 Điều trị ngoại khoa Điều trị ngoại khoa thường được áp dụng cho bệnh trĩ nặng, không đáp ứng với điều trị nội khoa. Các phương pháp điều trị ngoại khoa thường bao gồm cắt bỏ búi trĩ nội hoặc cắt bỏ toàn bộ búi trĩ. Can thiệp bằng thủ thuật: các thủ thuật có thể được áp dụng phù hợp với từng bệnh nhân cụ thể: tiêm xơ hóa búi trĩ, vòng cao su thắt trĩ, laser búi trĩ,… Khâu treo triệt mạch trĩ bằng phương pháp longo Khâu triệt mạch trĩ bằng siêu âm Doppler Cắt trĩ bằng phương pháp mổ mở với dao Plasma Cắt mổ trĩ – cách làm co teo trĩ ở cấp độ trĩ nặng (trĩ độ 4) Tất cả các phương pháp chữa sa búi trĩ đều có những ưu – nhược điểm. Muốn biết chính xác bị trĩ lồi ra ngoài phải làm sao thì cần bác sĩ chuyên khoa khám, chẩn đoán và chọn phương pháp điều trị phù hợp. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau để giúp búi trĩ teo lại và thụt vào: Uống nhiều nước: Uống nhiều nước giúp phân mềm và dễ đi hơn, từ đó giảm áp lực lên búi trĩ. Bổ sung chất xơ: Bổ sung chất xơ giúp phân mềm và dễ đi hơn, từ đó giảm áp lực lên búi trĩ. Tránh táo bón: Táo bón khiến người bệnh phải rặn nhiều, từ đó gây tăng áp lực lên búi trĩ. Tăng cường vận động: Tăng cường vận động giúp tăng cường lưu thông máu, từ đó cải thiện tình trạng của búi trĩ. Giữ vệ sinh hậu môn sạch sẽ: Vệ sinh hậu môn sạch sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Giảm cân nếu béo phì: Béo phì khiến tĩnh mạch trĩ bị chèn ép, từ đó gây tăng áp lực lên búi trĩ. Tránh mang vác nặng: Mang vác nặng khiến tăng áp lực lên vùng chậu, từ đó gây tăng áp lực lên búi trĩ. ||Xem thêm: 15 Cây Thuốc Nam Chữa Bệnh Trĩ Hiệu Quả an toàn dân gian >>>Bạn có biết: Mổ trĩ có nguy hiểm không? 10+ Biến chứng sau mổ trĩ IV. Hướng dẫn đẩy búi trĩ sa ra ngoài vào trong Khi búi trĩ lòi ra khỏi hậu môn, nó có thể bị kẹt hoặc đóng cục gây đau và sưng to. Nếu búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn, bạn có thể cố gắng nhẹ nhàng đẩy lại nó đúng vị trí bên trong hậu môn nếu việc này không làm bạn quá đau. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ về tình trạng bệnh của mình để chắc chắn việc làm này được bác sĩ cho phép. 4.1 Đẩy búi trĩ thụt vào ở trẻ em Bước 1: Mang găng tay dùng một lần, và bôi gel trơn lên ngón tay của bạn. Bước 2: Nhẹ nhàng đẩy bất kỳ búi trĩ nào nhô ra khỏi hậu môn. Bước 3: Áp một túi nước đá vào hậu môn để giúp giảm sưng. Hãy bọc một miếng vải ẩm ngoài túi nước đá để không làm hỏng da của bé. Đứng lên trong khi ngón tay vẫn giữ búi trĩ 4.2 Đẩy búi trĩ thụt vào ở người lớn Nếu búi trĩ bị sa lồi ra ngoài sau khi đi đại tiện, trước tiên bạn hãy vệ sinh sạch sẽ hậu môn. Mang găng tay dùng một lần, bôi gel trơn lên ngón tay của bạn. Hoặc dùng một miếng vải mềm, ấm, ướt. Trong tư thế ngồi trên bệ toilet, dùng ngón tay đẩy từ từ búi trĩ vào trong. Sau đó, đứng lên trong khi ngón tay vẫn giữ búi trĩ, để đảm bảo nó được đẩy vào thuận lợi Áp một túi nước đá vào hậu môn để giúp giảm sưng. Hãy bọc một miếng vải ẩm ngoài túi nước đá để không làm hỏng da. 4.3 Các lưu ý khi nhét búi trĩ vào trong hậu môn Một số lưu ý bạn cần biết trong quá trình đẩy búi trĩ thụt vào trong hậu môn: Nếu búi trĩ không thể đưa vào hậu môn dễ dàng, hãy đến gặp bác sĩ của bạn. Đừng dùng lực quá mạnh, cần đẩy nhẹ nhàng và chậm rãi. Nếu khó nhét búi trĩ trở lại, hãy dùng nước ấm rửa hoặc ngâm để làm ấm hậu môn, bạn sẽ đẩy dễ dàng hơn. Tuy nhiên, hãy đảm bảo không sử dụng nước ấm quá lâu. Lưu ý rằng bệnh sa trực tràng có thể bị nhầm lẫn với bệnh trĩ nội sa ra ngoài hậu môn. Vì vậy, bạn cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán bệnh chính xác. V. Cotripro Gel – Gel bôi co nhỏ búi trĩ, giảm đau rát, khó chịu do trĩ gây ra CotriPro Gel được chiết xuất từ các thành phần thảo dược tự nhiên trên dây chuyền công nghệ hiện đại đạt chuẩn GMP. Dạng gel bôi tác động trực tiếp lên búi trĩ, mang đến hiệu quả nhanh, được chuyên gia khuyên dùng trong trường hợp mắc trĩ, trĩ cấp, trĩ ở bà bầu, trĩ sau sinh, bị đau rát, chảy máu nhiều. Viên uống Cotripro được bổ sung thêm thành phần Slippery Elm được nhập khẩu từ Hoa Kỳ và TumeroPine, tác động sâu vào bên trong, làm tăng sức bền thành mạch, co búi trĩ và ngăn ngừa các nguy cơ tái phát. Ưu đãi đặc biệt “MUA LÀ CÓ QUÀ – TIẾT KIỆM 125.000Đ” Chỉ trong ngày hôm nay, chúng tôi dành tặng bạn ưu đãi đặc biệt như sau: Tặng ngay 1 tuýp gel bôi trĩ CotriPro 10gr trị giá 125.000đ cho 50 đơn hàng đầu tiên đặt mua CotriPro. Để đăng ký nhận ưu đãi, bạn hãy gọi ngay đến tổng đài 1800.6293 (miễn phí gọi đến). Hoặc bạn hãy để lại thông tin vào form dưới đây để được tổng đài gọi lại hướng dẫn hưởng ưu đãi đặc biệt này. Web Site Đăng ký tại đây để nhận quà (Ưu đãi chỉ áp dụng cho đơn hàng lần đầu đặt mua CotriPro trong hôm nay) Dù đây là bệnh lý tế nhị nhưng bạn đừng ngại, hãy gọi về tổng đài tư vấn 18006293 hoặc kết nối Zalo 0384730724 để được các dược sỹ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn thoát khỏi những khó chịu đang hành hạ hàng ngày. Cũng như có cơ hội trở thành 1 trong 50 khách hàng may mắn nhận được 1 tuýp CotriPro Gel 10gr trị giá 125.000đ nhé. Việc điều trị sớm hay muộn khi phát hiện búi trĩ lòi ra ngoài ảnh hưởng rất lớn đến tỉ lệ khỏi bệnh hoàn toàn của người bệnh. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như tiết kiệm tiền bạc, công sức, thời gian điều trị, người bệnh hãy chủ động chữa bệnh trĩ sớm nhất khi phát hiện sa búi trĩ. ||Tham khảo bài viết khác: Bệnh trĩ uống thuốc có hết không? Thuốc tây trị bệnh trĩ Bệnh trĩ để lâu có sao không? Bệnh trĩ có tự khỏi không? Bị trĩ đi ngoài ra máu phải làm sao? 10+ Cách điều trị hiệu quả Chia sẻ
Phân biệt bệnh trĩ và ung thư đại trực tràng
Bệnh trĩ và ung thư đại trực tràng là hai căn bệnh có tỉ lệ mắc bệnh ngày càng cao ở nước ta. Hai căn bệnh này về bản chất bệnh, về mức độ nguy hiểm, mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe và cách điều trị là hoàn toàn khác nhau. Nhưng trên thực tế vẫn có nhiều người không thể phân biệt được bệnh trĩ và ung thư đại trực tràng. Mục lụcI. Bệnh trĩ và bệnh ung thư đại trực tràng là gì?Triệu chứng tương tự của bệnh trĩ và ung thư đại trực tràngIII. Phân biệt đi ngoài ra máu ở bệnh trĩ và ung thư đại trực tràng3.1 Triệu chứng đi ngoài ra máu3.2 Dựa vào các triệu chứng khác của từng bệnh3.3 Đối tượng mắc bệnh3.4. Một số xét nghiệm tìm bệnh trĩ và ung thư đại trực tràngIV. Phương pháp điều trị bệnh trĩ và ung thư đại trực tràng4.1 Một số phương pháp điều trị bệnh trĩ4.2 Phương pháp điều trị bệnh ung thư đại trực tràng I. Bệnh trĩ và bệnh ung thư đại trực tràng là gì? – Bệnh trĩ là căn bệnh gây ra bởi sự giãn nở quá mức bởi các đám rối tĩnh mạch trĩ. Sự giãn nở này làm hình thành các búi trĩ nằm trên đường lược trong vùng trực tràng. Theo thời gian, các búi trĩ phát triển với kích thước lớn dần và lòi ra bên ngoài hậu môn (khi có lực rặn đại tiện) hình thành nên bệnh trĩ. – Bệnh ung thư đại trực tràng (hay còn gọi là ung thư ruột kết, ung thư đại tràng) là bệnh ung thư bắt đầu từ phần ruột kết (phần ruột già) gây nên bởi sự phát triển bất thường của các tế bào có khả năng xâm lấn hoặc lan rộng ra các tế bào khỏe mạnh khác trong bộ phận của cơ thể. Bệnh cũng có thể là kết quả biến chứng của nhiều loại bệnh khác khi không được điều trị triệt để. Phân biệt trĩ và ung thư đại tràng Nếu như bệnh trĩ biểu hiện với mức độ bệnh từ nhẹ đến nặng theo thời gian, gây đau đớn, bất tiện trong sinh hoạt, công việc, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Thì ung thư đại trực tràng lại chọn cách lặng lẽ “âm thầm” phát triển bệnh, dấu hiệu bệnh không thường xuyên, khiến người bệnh khó phát hiện bệnh và điều trị từ giai đoạn đầu. Nhưng một khi đã tự “hiện hình” với các triệu chứng bệnh nặng ở giai đoạn cuối, thì ung thư đại trực tràng không thể điều trị và gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân. Triệu chứng tương tự của bệnh trĩ và ung thư đại trực tràng Bệnh trĩ và ung thư đại trực tràng là hai bệnh lý khác nhau, nhưng có một số triệu chứng tương tự nhau. Điều này có thể khiến người bệnh nhầm lẫn giữa hai bệnh và dẫn đến chẩn đoán sai. Các triệu chứng giống nhau của bệnh trĩ và ung thư đại trực tràng bao gồm: Chảy máu hậu môn: Đây là triệu chứng phổ biến nhất của cả bệnh trĩ và ung thư đại trực tràng. Máu có thể đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, và có thể xuất hiện khi đi vệ sinh, sau khi đi vệ sinh hoặc không có liên quan đến việc đi vệ sinh. Đau rát hậu môn: Đau rát hậu môn có thể là triệu chứng của bệnh trĩ nội, bệnh trĩ ngoại hoặc ung thư đại trực tràng. Đau rát thường xảy ra khi đi vệ sinh hoặc ngồi lâu. Ngứa ngáy hậu môn: Ngứa ngáy hậu môn có thể là triệu chứng của bệnh trĩ ngoại hoặc ung thư đại trực tràng. Ngứa ngáy thường xảy ra khi hậu môn ẩm ướt hoặc bị kích ứng. Sa búi trĩ: Sa búi trĩ là triệu chứng của bệnh trĩ nội hoặc bệnh trĩ ngoại. Búi trĩ có thể thò ra ngoài hậu môn, đặc biệt là khi đi vệ sinh hoặc ho. Khó đi tiêu: Khó đi tiêu có thể là triệu chứng của bệnh trĩ hoặc ung thư đại trực tràng. Khó đi tiêu có thể khiến người bệnh phải rặn nhiều, từ đó gây ra chảy máu và đau rát hậu môn. III. Phân biệt đi ngoài ra máu ở bệnh trĩ và ung thư đại trực tràng Để phân biệt được 2 căn bệnh này người bệnh cần hiểu được bệnh, nắm được nguyên nhân, triệu chứng từng bệnh, từ đó có phép so sánh và phát hiện bệnh cũng như có phương pháp chữa trị đúng tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra. 3.1 Triệu chứng đi ngoài ra máu Đi ngoài ra máu là triệu chứng xuất hiện ở cả 2 bệnh Đi ngoài ra máu là triệu chứng của bệnh trĩ và ung thư đại trực tràng. Tuy nhiên ở mỗi bệnh khác nhau, chứng đi ngoài ra máu sẽ có những biểu hiện khác nhau mà nếu để ý chi tiết người bệnh vẫn có thể phân biệt được. Cụ thể như: – Đi ngoài ra máu ở bệnh trĩ: Khi đi đại tiện, máu chảy là dòng máu giàu oxi có màu đỏ tươi (màu đỏ cờ), không lẫn vào phân và đi liền theo phân. Số lượng máu chảy thay đổi rõ rệt qua từng giai đoạn bệnh trĩ: Ban đầu máu chảy ít, nhỏ giọt, xuất hiện không thường xuyên, người bệnh thường phát hiện thông qua mắt thường hoặc giấy vệ sinh. Về sau khi bệnh nặng, máu chảy thường xuyên với số lượng nhiều, chảy giọt ranh hoặc có thể phun thành tia khiến người bệnh mất máu nhanh. Tình trạng đi ngoài ra máu nặng hơn khi người bệnh thường xuyên uống rượu bia, ăn đồ cay nóng, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ. ||Xem thêm: Bị trĩ đi ngoài ra máu phải làm sao? 10+ Cách điều trị hiệu quả – Đi ngoài ra máu ở bệnh ung thư đại trực tràng: Khi đi đại tiện, máu màu thẫm (hoặc máu lẫn vào phân khiến phân có màu đen) và có lẫn các thành phần nhớt giống như dịch, mủ. Số lượng máu chảy không theo bất kỳ một quy luật hoặc một thời điểm nào: có lúc máu chảy ít, có lúc máu chảy nhiều (nhưng vẫn luôn ít hơn lượng máu chảy ở bệnh trĩ); lúc xuất hiện với tần suất dày nhưng cũng có lúc xuất hiện hiện ít, không thường xuyên (khiến người bệnh lầm tưởng chúng đã tự khỏi). 3.2 Dựa vào các triệu chứng khác của từng bệnh Sa búi trĩ là triệu chứng điển hình của bệnh trĩ – Các triệu chứng khác của bệnh trĩ: Ngoài đi cầu ra máu, sa búi trĩ là triệu chứng thứ 2 là cũng là dấu hiệu đặc trưng nhất của bệnh trĩ. Có thể hiểu sa búi trĩ chính là sự lòi ra bên ngoài hậu môn của các búi trĩ (có hình dạng giống như các cục thịt hồng) khi người bệnh rặn đại tiện. Mức độ sa búi trĩ nặng hay nhẹ tùy thuộc vào kích thước búi trĩ là lớn hay bé. Cụ thể như: Ở bệnh trĩ cấp độ 2, sa búi trĩ ở mức độ nhẹ, các búi trĩ sa ra bên ngoài và có thể tự co vào ngay sau đó. Ở trĩ cấp độ 3: do khối lượng búi trĩ lớn nên khi người bệnh đi đại tiện các búi trĩ lòi ra bên ngoài nhưng không thể co vào được, người bệnh phải dùng tay nhét, ấn thì các búi trĩ sẽ thụt vào. Đến trĩ cấp độ 4: búi trĩ hoàn toàn mất khả năng co vào hậu môn. Đây cũng là cấp độ nguy hiểm nhất và có thể gây biến chứng ở người bệnh trĩ Có xuất hiện dịch nhầy ở xung quanh rìa hậu môn. Số lượng dịch nhầy tăng tỉ lệ thuận với cấp độ bệnh trĩ Người bệnh không bị đau bụng. Cảm giác nhói đau chỉ xuất hiện ở vùng hậu môn Có cảm giác đau, ngứa, sưng, phù nề khó chịu ở vùng hậu môn. Bị ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống: Gặp bất tiện trong việc di chuyển, hoặc khi ngồi quá lâu. Cơ thể mệt mỏi do thiếu máu, có thể gây ra một số bệnh như suy nhược cơ thể, vàng da, hay ốm vặt… – Các triệu chứng khác của bệnh ung thư đại trực tràng: Ung thư đại trừng tràng gây ra những cơn đau quặn bụng Đi đại tiện nhiều hơn: Người bệnh đại tiện ra phân có kèm theo chất nhầy. Phân mỏng, hẹp hơn nhiều so với bình thường. Bị cảm giác mót đại tiện thường xuyên nhưng khi vào WC lại không rặn ra phân. Hệ tiêu hóa bị rối loạn: có thể bị táo bón hoặc tiêu chảy hoặc cả chứng táo bón và tiêu chảy xuất hiện đan xen nhau. Người bệnh bị đau quặn bụng và đau thành từng cơn, đau tái mặt. Bệnh càng về giai đoạn cuối thì tần suất các cơn đau xuất hiện nhiều. Cơ thể hay bị mệt mỏi, khó thở, chóng mặt Bị giảm cân nhanh chóng, người gầy sút hay bị kém ăn nhưng không rõ lý do. 3.3 Đối tượng mắc bệnh – Bệnh trĩ: có thể xảy ra ở mọi đối tượng khác nhau: cả người già, người trung niên, thanh niên và cả trẻ em, cả nam giới và nữ giới. Tuy nhiên theo số liệu thống kê mới đây của bệnh viện Johns Hopkins (Maryland, Mỹ) tỉ lệ người mắc trĩ từ độ tuổi 30 – 67 tuổi chiếm 70% chủ yếu ở: Nhóm người có đặc thù công việc ngồi liên tục nhiều giờ trong ngày. Người hay mắc chứng táo bón, táo bón kinh niên. Phụ nữ mang thai và phụ nữ sau khi sinh. – Bệnh ung thư đại trực tràng: Nhóm người trung niên từ khoảng 40 – 55 tuổi là nhóm dễ mắc ung thư đại trực tràng nhất. Bệnh tập trung nhiều ở nhóm người: Nhóm người bị viêm loét đại tràng Nhóm người bị polyp đại tràng Nhóm người có tiền sử trong gia đình đã từng có người mắc ung thư đại tràng: Nhóm người này có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn hẳn so với các nhóm khác. Tuy nhiên, hiện nay người mắc ung thư đại trực tràng đang có dấu hiệu trẻ hóa ở cả độ tuổi thanh niên. Một số nguyên nhân kể đến như: trên thị trường hiện nay xuất hiện nhiều loại thực phẩm không đảm bảo chất lượng – thực phẩm “bẩn”; hoặc do thói quen sống, cách sinh hoạt thiếu khoa học: thói quen ăn uống thất thường, uống rượu, bia, cafe nhiều hoặc dùng các chất kích thích có hại như thuốc lá… 3.4. Một số xét nghiệm tìm bệnh trĩ và ung thư đại trực tràng Do ở 2 cấp độ bệnh khác nhau nên các khâu khám và điều trị ở bệnh trĩ và ung thư đại trực tràng cũng khác nhau. – Ở bệnh trĩ, một số phương pháp thăm khám bệnh trĩ hay được áp dụng như: Thăm khám lâm sàng hậu môn – trực tràng. Thăm khám cận lâm sàng: cụ thể là nội soi trực tràng, xét nghiệm máu. – Đối với ung thư đại tràng, có một số phương pháp xét nghiệm sàng lọc nhằm chuẩn đoán bệnh: Thăm khám trực tràng. Chụp hình đại tràng với chất cản quang. Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân (FOBT). Xét nghiệm DNA phân. Chụp cắt lớp đại tràng. IV. Phương pháp điều trị bệnh trĩ và ung thư đại trực tràng Bệnh trĩ và bệnh ung thư đại trực tràng được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau tùy thuộc vào mức độ bệnh là nặng hay nhẹ. 4.1 Một số phương pháp điều trị bệnh trĩ Dùng thuốc điều trị bệnh trĩ tại chỗ Mẹo dân gian điều trị bệnh trĩ: Đây là phương pháp dùng các bài thuốc với nguyên liệu có nguồn gốc từ dân gian như: lá rau diếp cá chữa trĩ, lá trầu không, sung quả, lá thiên lý, cây lá bỏng, cây rau sam, lá thầu dầu tía… để điều trị bệnh trĩ độ 1 và độ 2. Dùng thuốc Tây y điều trị nội khoa: Với cấp độ bệnh bắt đầu phát triển như trĩ độ 3 (hoặc một số người không có thời gian áp dụng cách dân gian) có thể lựa chọn thăm khám và xin bác sĩ kê đơn các thành phần thuốc điều trị trĩ. Ngoài ra, có thể tham khảo dùng kết hợp các loại kem bôi trĩ nhằm điều trị bệnh tại chỗ Phương pháp phẫu thuật cắt trĩ: Đây là phương pháp hạn chế chỉ nên dùng cho người bệnh trĩ mắc bệnh quá nặng (bệnh trĩ cấp độ 4) và phải có sự chỉ định của bác sĩ điều trị. Một số phương pháp cắt trĩ hiện nay như: Phương pháp cắt trĩ PPH, cắt trĩ bằng sóng cao tần HCPT, cắt trĩ bằng phương pháp Longo… 4.2 Phương pháp điều trị bệnh ung thư đại trực tràng Bệnh ung thư đại trực tràng khi phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm có thể áp dụng một số phương pháp điều trị bệnh như: Phẫu thuật cắt bỏ khối u: Khi người bệnh phát hiện bệnh từ rất sớm, các khối u mới hình thành, còn bé và chưa có dấu hiệu di căn, các bác sĩ điều trị tiến hành cắt bỏ khối u với một phần đại tràng, trực tràng và các hạch lân cận. Đây là phương pháp có thể loại bỏ bệnh từ gốc đối với trường hợp ung thư đại trực tràng vừa mới hình thành. Xạ trị: là phương pháp phóng xạ dùng tia X có năng lượng cao nhằm tiêu diệt tế bào ung thư. Xạ trị là phương pháp điều trị tại chỗ giúp khối u thu nhỏ lại giúp phẫu thuật cắt bỏ dễ dàng hơn. Hoặc xạ trị cũng được dùng sau phẫu thuật nhằm tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại trong vùng điều trị. Đây cũng là phương pháp hay được áp dụng nhất trong điều trị ung thư đại trực tràng. Hóa trị: Đây phương pháp điều trị toàn thân. Thuốc hóa trị được tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch hoặc thông qua đường uống đi vào cơ thể. Hóa trị có thể được sử dụng sau phẫu thuật nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể và nhằm kiểm soát sự phát triển của khối u cũng như giảm bớt triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, cả hai phương pháp xạ trị và hóa trị đều tác dụng lên cả tế bào ung thư lẫn tế bào lành. Vì vậy, tùy vào loại thuốc và liều lượng cụ thể của thuốc mà bệnh nhân có thể gặp phải những biểu hiện sau trong quá trình hóa trị: rụng tóc, buồn nôn, đau miệng, đại tiện lỏng, người mệt mỏi, thậm chí nhiễm khuẩn hoặc chảy máu. Dù là bệnh trĩ hay ung thư đại trực tràng thì cả hai căn bệnh này đều làm tổn hại đến sức khỏe, đặc biệt bệnh ung thư đại trực tràng còn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Vì vậy, khi phát hiện triệu chứng đi ngoài ra máu, ngoài việc tìm bệnh qua các dấu hiệu máu chảy và các yếu tố đi kèm, người bệnh hãy chủ động thăm khám tại các cơ sở uy tín để tìm ra bệnh cũng như sớm có phương pháp điều trị bệnh dứt điểm. ||Xem thêm bài viết khác: Bệnh trĩ có mấy cấp độ | Biểu hiện của từng cấp độ như nào? 10+ Cách giảm sưng đau búi trĩ tại nhà nhanh chóng hiệu quả Bị trĩ lòi ra ngoài phải làm sao? Cách làm co búi trĩ nhanh Chia sẻ
Ngứa hậu môn sau khi đi đại tiện là sao? Nguy hiểm không?
Ngứa hậu môn sau khi đi đại tiện thường bị người bệnh coi nhẹ, chủ quan và không có phương án điều trị kịp thời. Lâu dần, hiện tượng này có thể tiến triển thành nhiều bệnh lý phức tạp, khó điều trị như trĩ nội, viêm đại tràng, nứt kẽ hậu môn,… khiến đời sống tinh thần và sinh hoạt của người bệnh bị đảo lộn đáng kể. Ngứa hậu môn sau khi đi vệ sinh là tình trạng phổ biến, không được nhiều người xem trọng nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh lý phức tạp. Mục lụcI. 7 nguyên nhân gây ngứa hậu môn sau khi đi đại tiệnII. Chẩn đoán và điều trị ngứa hậu môn sau đi đại tiện2.1 Chẩn đoán2.2 Điều trịIII. Cách ngăn ngừa chứng ngứa hậu môn sau khi đi vệ sinh I. 7 nguyên nhân gây ngứa hậu môn sau khi đi đại tiện Ngứa hậu môn sau khi đi vệ sinh là tình trạng ngứa ngáy, khó chịu hoặc đỏ rát tại hậu môn sau khi đi vệ sinh. Tình trạng này thường xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, dưới đây là một số nguyên nhân điển hình: 7 Bệnh lý phổ biến gây ngứa hậu môn sau khi đi vệ sinh Nguyên nhân Giải thích chi tiết Bệnh trĩ – Khi bị trĩ nội hoặc trĩ ngoại, các tĩnh mạch búi trĩ tại vùng hậu môn sẽ bị phình to. Đồng thời, trong quá trình đại tiện, phân và búi trĩ sẽ ma sát trực tiếp với nhau, gây khó chịu và ngứa. Viêm hậu môn – Viêm hoặc nhiễm khuẩn tại hậu môn cũng có thể gây ra triệu chứng rát và ngứa. Táo bón – Con người thường có xu hướng dùng lực ép phân ra ngoài khi phân khô, khó đi tiêu. Tuy nhiên, điều này có thể gây tổn thương khu vực hậu môn và gây ra ngứa Vệ sinh không đúng cách – Việc sử dụng giấy vệ sinh, xà phòng hoặc chất tẩy rửa không phù hợp có thể khiến vùng da tại hậu môn bị kích ứng, ngứa, mẩn đỏ,… Ngoài ra, cảm giác bị ngứa sau khi đi đại tiện cũng có thể được hình thành do thói quen không vệ sinh hậu môn sạch sẽ hoặc chà xát quá mạnh. Bệnh nội tiết – Tiểu đường, rối loạn tuyến giáp và một số bệnh nội tiết khác có thể khiến da bị khô, dễ bị kích ứng; từ đó dẫn đến triệu chứng ngứa hậu môn. Eczema, chàm – Tình trạng ngứa hậu môn sau khi đi vệ sinh cũng có thể bị gây nên bởi bệnh eczema và bệnh chàm do các cơ quan dưới niêm mạc bị rối loạn, làm tăng tiết bã nhờn. Giun kim – Sau khi đi đại tiện (nhất là ban đêm), giun kim sẽ bò ra để đẻ trứng, gây cảm giác khó chịu, ngứa ngáy hậu môn dữ dội. Chú ý: Trên đây chỉ là những nguyên nhân phổ biến gây ngứa hậu môn sau khi đi vệ sinh và còn rất nhiều nguyên nhân khác. Vì thế, để có được phác đồ điều trị đúng và hiệu quả, người bệnh cần xác định rõ căn nguyên gây bệnh bằng cách chẩn đoán tại các cơ sở y khoa uy tín. ||Xem thêm: Ngứa hậu môn khám ở đâu? Mách bạn 10 địa chỉ uy tín, đáng tin cậy II. Chẩn đoán và điều trị ngứa hậu môn sau đi đại tiện 2.1 Chẩn đoán Để chẩn đoán chính xác căn nguyên gây ngứa hậu môn sau khi đi đại tiện, người bệnh cần thực hiện theo 2 bước sau: Bước 1: Tự kiểm tra và quan sát triệu chứng tại nhà: Nhằm giúp bác sĩ có góc nhìn trực quan, đưa ra phác đồ điều trị chính xác hơn, người bệnh nên ghi chép lại các triệu chứng nếu có (nứt, chảy mủ, sưng, ngứa, nổi mẩn hoặc phồng rộp hậu môn), theo dõi tần suất và cường độ của các triệu chứng này. Bước 2: Thăm khám & chẩn đoán từ bác sĩ: Ban đầu, bác sĩ sẽ lắng nghe mô tả chi tiết về các triệu chứng người bệnh đang gặp phải, khám sức khỏe tổng thể và đưa ra những câu hỏi cần thiết (triệu chứng, tần suất xuất hiện, tiền sử bệnh,…). Tiếp đó, một số phương pháp có thể được thực hiện bao gồm: xét nghiệm phân, siêu âm hậu môn hoặc nội soi hậu môn. 2.2 Điều trị Để cải thiện tình trạng ngứa hậu môn sau mỗi lần đi đại tiện, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng các biện pháp sau: Điều chỉnh thói quen ăn uống: Uống đủ nước, tăng cường chế độ ăn giàu chất xơ và các thực phẩm giúp nhuận tràng có thể giúp hậu môn hạn chế kích ứng hoặc tác động tiêu cực khác. Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh, giàu chất xơ giúp hậu môn giảm thiểu tình trạng ngứa ngáy, khó chịu Thay đổi thói quen vệ sinh: Việc sử dụng giấy/khăn hoặc hóa chất để tẩy rửa không phù hợp có thể khiến hậu môn bị ngứa ngáy, khó chịu. Do đó, hãy sử dụng các loại giấy/khăn hoặc hóa chất được làm từ thành phần tự nhiên dịu nhẹ, hạn chế chà sát quá mạnh cũng như rửa tay thật sạch trước và sau khi vệ sinh hậu môn. Sử dụng các loại thuốc đặc trị, giảm ngứa chuyên dụng như: Hydrocortisone cream, Calamine lotion, Loratadine,…. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần phải tuân thủ theo chỉ định và hướng dẫn sử dụng của bác sĩ. ||Xem thêm: Ngứa hậu môn bôi thuốc gì? TOP 4 loại thuốc hiệu quả III. Cách ngăn ngừa chứng ngứa hậu môn sau khi đi vệ sinh Ngứa hậu môn sau khi đi vệ sinh, nhất là khi đi đại tiện có thể gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Do đó, để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra, bạn nên thực hiện các biện pháp sau: Luôn duy trì vệ sinh vùng hậu môn: Hãy rửa sạch hậu môn bằng nước ấm sau mỗi lần đi đại tiện và tránh sử dụng các loại giấy vệ sinh chứa hóa chất. Điều chỉnh chế độ ăn uống: Chế độ ăn đủ chất xơ và uống đủ nước mỗi ngày có vai trò to lớn trong việc giữ hệ tiêu hóa luôn êm đẹp, giảm nguy cơ táo bón/tiêu chảy gây tổn thương và ngứa hậu môn. Chăm sóc vùng da hậu môn: Các sản phẩm chăm sóc da nhẹ nhàng, làm dịu và cấp ẩm cho da như CotriPro Gel sẽ giúp vùng da xung quanh hậu môn luôn ẩm mượt, không bị khô hay nứt nẻ; từ đó hạn chế tối đa hiện tượng ngứa hậu môn sau khi đi đại tiện. Ưu tiên sử dụng các sản phẩm dịu nhẹ, lành tính như CotriPro Gel để chăm sóc vùng da hậu môn Hạn chế tiếp xúc với chất kích: Các loại xà phòng, kem hoặc nước rửa chứa hóa chất (có thể gây kích ứng) là những sản phẩm bạn không nên sử dụng trong thời gian bị ngứa hậu môn hoặc nên hạn chế nếu không muốn tình trạng ngứa hậu môn trở thành nỗi ám ảnh. Duy trì vận động: Các nhà khoa học đã chứng minh stress và ngứa hậu môn có mối liên hệ mật thiết với nhau. Theo đó, khi càng bị stress, các triệu chứng sẽ càng trở nên khó chịu hơn, nhất là sau khi đi đại tiện. Vì vậy, hãy dành tối thiểu 30 phút mỗi ngày để đi bộ, yoga hoặc các bài tập thư giãn khác nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến vùng hậu môn. Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến ngứa hậu môn sau khi đi đại tiện và các tác động tiêu cực nếu không được xử lý kịp thời. Mong rằng qua bài viết này, bạn sẽ chủ động hơn trong việc lắng nghe bản thân, chăm sóc cơ thể, đồng thời thăm khám bác sĩ chuyên khoa ngay khi có những triệu chứng của bệnh. Ngoài ra, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến tình trạng ngứa hậu môn sau khi đi đại tiện và giải pháp cải thiện an toàn, lành tính, vui lòng liên hệ 1800 6293 ngay hôm nay để được tư vấn, hỗ trợ miễn phí trong giờ hành chính! ||Tham khảo bài viết khác: Ngứa hậu môn do trĩ phải làm sao? cách chữa trị như thế nào? Ngứa hậu môn vào ban đêm là bệnh gì? Điều trị như thế nào? Trẻ bị ngứa hậu môn phải làm sao? có nguy hiểm không? Chia sẻ