Bệnh hậu môn khác

Phân biệt trĩ và sa trực tràng giống, khác nhau cực chuẩn

Trĩ và sa trực tràng là hai bệnh lý riêng biệt nhưng có nhiều dấu hiệu tương đối giống nhau. Điều này khiến nhiều người gặp khó khăn trong việc phân biệt, dẫn đến lựa chọn sai phương pháp điều trị và gây ra những hậu quả nặng nề. Dưới đây là một số cách phân biệt phổ biến giữa sa trực tràng và trĩ, mời bạn tham khảo! Mục lụcI. Phân biệt trĩ và sa trực tràng qua 5 yếu tố1.1 Trĩ, sa trực tràng là gì?1.2 Nguyên nhân1.3 Triệu chứng1.4 Thời gian kéo dài triệu chứng1.5 Búi saII. Trĩ và sa trực tràng có nguy hiểm không?III. Cách điều trị trĩ và sa trực tràng3.1 Thay đổi chế độ ăn uống, xây dựng lối sống lành mạnh3.2 Dùng thuốc điều trị3.3 Phẫu thuật I. Phân biệt trĩ và sa trực tràng qua 5 yếu tố Trĩ và sa trực tràng đều là những vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa, thường gặp ở những người cao tuổi, phụ nữ có thai và người phải bê vác nặng thường xuyên. Tuy nhiên, nếu xét theo hệ quy chiếu định nghĩa, nguyên nhân, triệu chứng, biểu hiện,…. thì chúng lại có đôi phần khác biệt. Cụ thể: 1.1 Trĩ, sa trực tràng là gì? Trĩ (Hemorrhoids) là bệnh mãn tính nằm bên trong hoặc ngoài hậu môn; được hình thành do sự phình đầy và sưng tĩnh mạch tại hậu môn hoặc xung quanh hậu môn. Trong khi, sa trực tràng (Anal Fissure) là những vết thương, vết rạn nứt trong niêm mạc hậu môn. Điểm khác biệt giữa sa trực tràng và trĩ 1.2 Nguyên nhân Nguyên nhân gây trĩ rất đa dạng, bao gồm táo bón, căng thẳng, thai kỳ, tăng áp lực trong hậu môn, v.v. Còn sa trực tràng là bệnh lý có thể được hình thành do căng thẳng trong hậu môn, tiêu chảy, táo bón,… 1.3 Triệu chứng Khi bị trĩ, người bệnh thường có những dấu hiệu sau: Sưng đau, ngứa ngáy vùng hậu môn Chảy máu sau khi đi đại tiện hoặc vệ sinh hậu môn Có cảm giác khó chịu, đầy (cộm) hậu môn Nổi các khối u nhỏ trên và xung quanh hậu môn (đối với trĩ ngoại) Di chuyển khó khăn Người bị trĩ thường cảm thấy sưng, đau và ngứa ngáy vùng hậu môn, trong khi người bị sa trực tràng có xu hướng đi ngoài ra máu tươi Khi bị sa trực tràng, người bệnh thường nhận thấy: Đau, ngứa và dễ kích ứng quanh hậu môn Có máu màu đỏ tươi lẫn trong phân sau khi đi đại tiện Chán ăn, mệt mỏi 1.4 Thời gian kéo dài triệu chứng Bệnh trĩ thường kéo dài trong thời gian dài, dễ tái phát và có thể trở thành tình trạng mãn tính. Sa trực tràng là bệnh lý thường xuất hiện với các triệu chứng tương đối ngắn hạn (trong vài tuần). Tuy nhiên, bệnh cũng rất dễ tái phát nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách. 1.5 Búi sa Một yếu tố khác thường xuyên được áp dụng để phân biệt trĩ và sa trực tràng đó là búi sa. Theo đó, bề mặt khối sa của người bệnh trĩ chính là lớp niêm mạc, khá ngắn và được tạo từ một hay nhiều búi không đều. Đối với bệnh sa trực tràng, khối sa là một phần hoặc toàn bộ trực tràng, dài và trong đều theo hình tròn đồng tâm. Đôi khi, khối sa có thể tiết rất nhiều dịch nhầy ẩm ướt. Búi sa của bệnh nhân trĩ khác hoàn toàn so với búi sa của người bị sa trực tràng ⚠️Lưu ý: 5 yếu tố được sử dụng để phân biệt trĩ và bệnh sa trực tràng phía trên chỉ mang tính tham khảo. Nếu bạn đang đối mặt với bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến hậu môn – trực hàng, hãy tham khảo ngay ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và điều trị một cách chính xác. II. Trĩ và sa trực tràng có nguy hiểm không? Trên thực tế, cả trĩ và sa trực tràng đều không quá nguy hiểm nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu không được quan tâm và điều trị đúng cách, chúng có thể dẫn đến một số vấn đề nghiêm trọng. Dưới đây là một số biến chứng của trĩ và sa trực tràng cần lưu ý: Biến chứng bệnh trĩ Biến chứng bệnh sa trực tràng  – Viêm loét búi trĩ, hoại tử  – Trĩ tắc mạch  – Thiếu máu  – Sa nghẹt búi trĩ  – Viêm đại tràng  – Hư tổn niêm mạc đại tràng  – Rối loạn tiêu hóa  – Viêm hạ môn  – Hình thành túi trực tràng  – Ung thư đại tràng III. Cách điều trị trĩ và sa trực tràng Các phương pháp điều trị trĩ và sa trực tràng có thể khác nhau tùy vào mức độ và triệu chứng cụ thể. Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến, được áp dụng cho cả trĩ và bệnh sa trực tràng: 3.1 Thay đổi chế độ ăn uống, xây dựng lối sống lành mạnh Để cải thiện tình trạng sa trực tràng và trĩ, việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học và áp dụng lối sống lành mạnh được giới chuyên môn đánh giá rất cao. Do đó, trong giai đoạn này, người bệnh nên ưu tiên tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu chất xơ (ví dụ: hạt lanh, khoai lang, cải brussels, ngũ cốc,…), đảm bảo uống đủ lượng nước cần thiết và duy trì việc tập thể dục đều đặn. Cải thiện sa trực tràng và trĩ bằng lối sống lành mạnh là phương pháp tiết kiệm, hiệu quả Bởi, chất xơ và nước là yếu tố quan trọng, giúp duy trì sự cân bằng của hệ tiêu hóa, giảm nguy cơ mắc mắc bệnh trĩ và sa trực tràng, cũng như các vấn đề khác liên quan đến tiêu hóa. Hơn nữa, vận động thường xuyên vừa giúp kích thích hoạt động ruột, cải thiện lưu thông máu, vừa có tác dụng giảm căng thẳng – một trong những nguyên nhân gây gia tăng triệu chứng trĩ và sa trực tràng. 3.2 Dùng thuốc điều trị Nếu bạn đang gặp vấn đề về sa trực tràng và trĩ, đây có thể là tình trạng nghiêm trọng và cần được điều trị dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa. Một số loại thuốc phổ biến, thường được bác sĩ chỉ định sử dụng là thuốc kích thích ruột nhẹ, chẳng hạn như: docusate sodium, natri picosulfate. Những loại thuốc này có thể được sử dụng để giúp làm mềm phân và giảm táo bón, đồng thời hỗ trợ sự co bóp cơ trực tràng. ||Lưu ý, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc mà không có hướng dẫn từ bác sĩ, để tránh gặp phải tác dụng phụ không mong muốn! 3.3 Phẫu thuật Trong trường hợp nghiêm trọng hoặc khi áp dụng các phương pháp trên không đem lại hiệu quả tích cực, phẫu thuật có thể được xem là lựa chọn cuối cùng. Quá trình phẫu thuật này đòi hỏi được tiến hành ở cơ sở đáng tin cậy, bác sĩ thực hiện có chuyên môn cao, kỹ năng tốt và sử dụng trang thiết bị hiện đại. Phẫu thuật chỉ được tiến hành khi mức độ bệnh đã quá nghiêm trọng Như vậy, việc lựa chọn phương pháp điều trị trĩ và sa trực tràng nào phù hợp còn phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng cụ thể. Hơn nữa, các phương pháp điều trị tại nhà thường chỉ có khả năng hỗ trợ cải thiện, không thể thay thế lộ trình điều trị của bác sĩ. Thế nên, việc tự điều trị không phải lúc nào cũng là lựa chọn tốt.  Do đó, nếu được chẩn đoán hoặc nghi ngờ bản thân đang mắc bệnh trĩ hoặc sa trực tràng, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để được tư vấn và điều trị đúng cách. Tóm lại, sa trực tràng và trĩ là hai bệnh lý khác nhau, và không quá nguy hiểm trong hầu hết trường hợp. Tuy nhiên, nếu bị bỏ qua và không điều trị, chúng có thể gây nên các vấn đề nghiêm trọng hơn. Do đó, để giảm nguy cơ mắc bệnh và duy trì sức khỏe bản thân, bạn nên tìm kiếm sự tư vấn và điều trị từ bác sĩ! Ngoài ra, nếu còn bất kỳ câu hỏi nào khác về trĩ và sa trực tràng, đừng quên để lại bình luận phía dưới hoặc liên hệ 1800 6293 để được giải đáp sớm nhất!  Chia sẻ

Bị Nứt kẽ hậu môn nên ăn gì và kiêng ăn gì nhanh chóng lành

Nứt kẽ hậu môn nên ăn gì và không nên ăn gì đóng vai trò quan trọng trong quá trình hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh tái phát. Vậy đâu là những thực phẩm nên và không nên ăn khi bị nứt kẽ hậu môn? Trong bài viết dưới đây, CotriPro sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết! Mục lụcI. Nứt kẽ hậu môn nên ăn gì? 6 thực phẩm cần biết1.1 Thực phẩm giàu chất xơ1.2 Thực phẩm chứa nhiều sắt1.3 Thực phẩm chứa Omega-31.4 Thực phẩm giàu vitamin C1.5 Nước1.6 Thực phẩm hỗ trợ tiêu hóaII. Top 3 thực phẩm người bệnh nứt kẽ hậu môn nên kiêng2.1 Thực phẩm có tính cay nóng2.2 Đồ ăn cứng, khó tiêu2.3 Thực phẩm gây kích thíchIII. Gợi ý thực đơn cho người bị nứt kẽ hậu mônIV. Chế độ sinh hoạt hỗ trợ điều trị nứt kẽ hậu môn I. Nứt kẽ hậu môn nên ăn gì? 6 thực phẩm cần biết Khi bị nứt kẽ hậu môn, người bệnh thường được khuyến cáo ưu tiên tiêu thụ các loại thực phẩm sau: 1.1 Thực phẩm giàu chất xơ Chất xơ là nguồn dinh dưỡng thường thấy trong các loại rau củ quả tươi, ngũ cốc và hạt. Khi được dung nạp, chất xơ có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, đại tiện phân rắn, phân lỏng; từ đó giảm nguy cơ nứt kẽ hậu môn. Do đó, trong thực đơn hàng ngày, người bệnh nứt kẽ hậu môn nên ăn rau cải, mồng tơi, bơ, lê, chuối, bí đỏ, rau chân vịt, cà rốt, các loại đậu,… 1.2 Thực phẩm chứa nhiều sắt Sắt là một trong những thành phần quan trọng đối với hồng cầu và các tế bào máu, có khả năng tái tạo, phục hồi các mô tế bào bị tổn thương. Vì thế, khi bạn có đủ sắt, cơ thể sẽ nhanh chóng làm lành các tổn thương như nứt kẽ hậu môn. Chất sắt có rất nhiều trong tự nhiên, nhất là các loại rau xanh và hạt như: hạt vừng, hạnh nhân, rau dền, rau muống, hạt óc chó,… Thực phẩm giàu sắt rất tốt cho người bị nứt kẽ hậu môn 1.3 Thực phẩm chứa Omega-3 Các thực phẩm chứa axit béo Omega-3 đều có khả năng giảm viêm đồng thời hỗ trợ thúc đẩy quá trình làm lành vết thương. Như vậy, khi hậu môn bị nứt kẽ, omega-3 có thể giúp giảm viêm nhiễm, giảm sưng và giảm đau hiệu quả. Các nguồn Omega-3 trong tự nhiên bao gồm cá hồi, cá mackerel, hạt óc chó và hạt lanh. 1.4 Thực phẩm giàu vitamin C Bệnh nhân bị nứt kẽ hậu môn thường được khuyến nghị ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C. Bởi, vitamin C là chất chống oxy hóa quan trọng, có khả năng hỗ trợ tái tạo collagen, protein cần thiết để kết dính các mô trong cơ thể. Do đó, khi bạn bị nứt kẽ hậu môn, việc cung cấp đủ vitamin C sẽ giúp quá trình làm lành vết thương được tăng tốc. Vitamin C thường được tìm thấy trong các nguồn thực phẩm như: ớt chuông, ổi, cam, chanh, dâu, cà chua,… Nên bổ sung thực phẩm chứa vitamin C hàng ngày để vết nứt tại hậu môn mau chóng hồi phục 1.5 Nước Khi bị nứt kẽ hậu môn, cơ thể người bệnh cần được bổ sung lượng nước cần thiết ngay lập tức. Nguyên nhân là bởi, nứt kẽ vùng hậu môn thường gây đau và khó chịu khi đi tiêu. Nếu không được duy trì hoặc cung cấp đủ nước, người bệnh có thể dẫn đến tình trạng táo bón, khiến vết thương trở nên đau hơn do áp lực khi đi tiêu ngày một tăng; lâu dần gây trầy xước hoặc làm rạn nứt thêm tại hậu môn. Các thức uống người bệnh nứt kẽ hậu môn nên uống bao gồm: nước lọc, nước hoa quả tươi (nước cam, nha đam, bơ, rau diếp cá, giấm táo,..) 1.6 Thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa Có nhiều loại thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa cực hiệu quả mà người bệnh nứt kẽ hậu môn nên ăn là khoai tây, khoai lang, rau khoai, bí đỏ, cà chua, đu đủ chín, sữa và các thực phẩm có nguồn gốc từ sữa. Khoai lang không chỉ hỗ trợ tiêu hóa cực tốt mà còn ngăn ngừa và giảm thiểu vết nứt tại hậu môn Bên cạnh việc tìm hiểu người bị nứt kẽ hậu môn nên ăn gì, bạn cũng nên tham khảo các nhóm thực phẩm cần kiêng để giảm thiểu nguy cơ gia tăng vết thương và ngăn ngừa bệnh tái phát. ||Xem thêm: Bệnh nứt kẽ hậu môn ở trẻ em có nguy hiểm? Cách chữa trị >>>Bạn có biết: Các Loại Thuốc Bôi Nứt Kẽ Hậu Môn An Toàn Hiệu Quả II. Top 3 thực phẩm người bệnh nứt kẽ hậu môn nên kiêng Người bệnh nứt kẽ hậu môn nên kiêng các nhóm thực phẩm sau đây: 2.1 Thực phẩm có tính cay nóng Ớt, gia vị cay có thể gây kích ứng, tăng sưng và đau vùng hậu môn bị nứt kẽ vì các thực phẩm cay thường chứa capsaicin – chất kích thích các receptor cảm giác nhiệt độ và đau trên niêm mạc hậu môn.  Khi bị nứt kẽ khu vực hậu môn, người bệnh nên hạn chế tối đa các thực phẩm có tính cay nóng 2.2 Đồ ăn cứng, khó tiêu Thức ăn cứng, khó tiêu không tốt cho người bị nứt kẽ hậu môn. Bởi, cơ thể rất khó tiêu thụ, hấp thụ những loại thức ăn này, khiến hậu môn bị gia tăng áp lực khi đi tiêu và có nguy cơ bị trầy, xước vùng da xung quanh hậu môn. Thế nên, hãy chắc chắn rằng người bệnh không tiêu thụ các loại thức ăn cứng và khó tiêu trong khẩu phần ăn hàng ngày! 2.3 Thực phẩm gây kích thích Các đồ ăn thức uống chứa caffein như cafe, rượu, bia, thức uống có ga cũng như những thức ăn chứa gia vị cay nóng như tỏi, gừng, ớt, hạt tiêu, mù tạt,… không nên được tiêu thụ bởi người bị nứt kẽ hậu môn. Bởi, điều này có thể gây kích thích và gia tăng sự co bóp cơ trơn trong hậu môn, dẫn đến sự căng thẳng trong khu vực bị tổn thương và gây đau. Để tránh gia tăng mức độ tổn thương, người bệnh nên tránh các thực phẩm có khả năng gây kích thích III. Gợi ý thực đơn cho người bị nứt kẽ hậu môn Dưới đây là thực đơn mẫu cho người bị nứt kẽ hậu môn trong vòng 7 ngày mà bạn có thể tham khảo và áp dụng. Tuy nhiên, hãy nhớ uống đủ nước, tăng cường chế độ ăn uống giàu chất xơ để duy trì trạng thái hydrat hóa và hỗ trợ tiêu hóa tốt nhất. Bữa sáng Bữa trưa Bữa tối Ngày 1  – Bánh mì lúa mạch (kèm mứt dâu và bơ hạt lanh)  – Cơm lứt trắng  – Cá hồi nướng  – Rau xà lách  – Gà nướng  – Khoai tây nghiền  – Broccolini Ngày 2  – Cháo yến mạch (kèm hạt óc chó)  – ¼ quả dứa  – Bánh sandwich thịt gà  – Rau xanh  – Nước cam  – Cơm lứt trắng  – Thịt bò nướng  – Rau xà lách Ngày 3  – Sữa chua kèm hạt lanh  – Cơm lứt trắng  – Tôm hấp  – Canh rau mồng tơi  – Cơm lứt trắng  – Cá hồi nướng (kèm quinoa và rau xanh) Ngày 4  – Bánh mì nguyên hạt (kèm mứt lựu hoặc hạt lanh)  – Cơm lứt đen  – Gà nướng  – Bắp cải xào  – Súp hải sản  – Rau cải Ngày 5  – 1 quả chuối chín  – Hạt óc chó  – Bánh sandwich thịt  – Canh hạt sen  – Rau xanh  – Cơm lứt trắng  – Cá ngừ nướng  – Rau sống Ngày 6  – Yoghurt  – ¼ quả dứa  – Cơm lứt trắng  – Ức gà luộc  – Rau xanh  – 1 – 2 quả ngô nướng  – 1 quả trứng gà  – Rau xà lách Ngày 7  – Cháo gạo lứt (kèm hạt óc chó)  – Súp đậu Hà Lan  – Thịt gà  – Rau sống  – Cơm lứt trắng  – Cá hồi nướng  – Rau xanh Ngoài chế độ ăn uống, người bệnh cũng nên thay đổi một vài thói quen tích cực trong sinh hoạt. Nếu tình trạng nứt kẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng hoặc không thuyên giảm sau một thời gian, hãy thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị chính xác. IV. Chế độ sinh hoạt hỗ trợ điều trị nứt kẽ hậu môn Theo nhiều nguồn tin cho biết, khi bị nứt kẽ hậu môn, người bệnh nên: Kiêng quan hệ tình dục (đặc biệt là quan hệ qua lỗ hậu) cho đến khi khỏi bệnh Duy trì vận động, thể dục thể thao thường xuyên Tránh vận động mạnh, nhất là các tác động đến vùng hậu môn Người bị nứt kẽ hậu môn nên hạn chế vận động mạnh Dùng giấy vệ sinh mềm mịn, không hóa chất và không sử dụng dung dịch tẩy rửa quá nhiều Rèn thói quen đi đại tiện vào khung giờ cố định trong ngày (tốt nhất là ngay sau khi thức dậy) Tìm hiểu các phương pháp điều trị hoặc hỗ trợ điều trị từ thiên nhiên như thuốc chống viêm, kem bôi làm dịu hậu môn dựa trên đánh giá từ bác sĩ chuyên khoa. Tóm lại, tuy điều trị hoặc cải thiện nứt kẽ hậu môn không quá khó khăn nhưng người bệnh cũng nên lưu ý một số điểm quan trọng trong khâu ăn uống. Việc thực hiện chế độ ăn uống đúng cách có thể giảm tác động và rút ngắn quá trình chữa lành vết thương cho người bị nứt kẽ hậu môn. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết bị nứt kẽ hậu môn nên ăn gì, không nên ăn gì và một số thông tin liên quan. Đừng quên theo dõi nhiều bài viết khác của chúng tôi tại https://cotri.pro/ để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích khác về nứt kẽ hậu môn. ||Tham khảo bài viết khác: Phác đồ điều trị nứt kẽ hậu môn từ A – Z chi tiết Nứt kẽ hậu môn sau sinh ở phụ nữ phải làm sao? Cách chữa Phẫu thuật nứt kẽ hậu môn: Bao lâu thì lành? chăm sóc mổ Chia sẻ

Đi ngoài ra máu và chất nhầy là dấu hiệu của bệnh gì?

Đi ngoài ra máu và chất nhầy không chỉ để lại nỗi lo sợ làm cuộc sống sinh hoạt hàng ngày bị gián đoạn mà bệnh còn cảnh báo nhiều nguy cơ tiềm ẩn nguy hiểm. Vậy nguyên nhân bệnh là gì? Có nguy hiểm không? Làm sao để cải thiện bệnh? Để đi tìm lời giải đáp chi tiết nhất hãy cùng theo dõi những thông tin có trong bài viết dưới đây nhé! Mục lụcI. Giải thích tình trạng đi ngoài ra máu và chất nhầy II. 6 nguyên nhân gây đi ngoài ra máu và chất nhầy2.1 Táo bón 2.2 Bệnh trĩ2.3 Rò hậu môn2.4 Polyp đại trực tràng 2.5 Bệnh kiết lỵ2.6 Ung thư đại tràng III. Đi ngoài ra máu và chất nhầy có nguy hiểm không? IV. Các phương pháp điều trị bệnh đi ngoài kèm máu và chất nhầy4.1 Điều trị bằng thuốc 4.2 Phẫu thuật ngoại khoa 4.3 Chữa bệnh bằng mẹo dân gian tại nhàV. Phòng tránh bệnh đi ngoài ra máu và chất nhầy  I. Giải thích tình trạng đi ngoài ra máu và chất nhầy  Hiện tượng đi ngoài kèm máu với chất nhầy là hiện tượng đi cầu có lẫn máu và chất nhầy trong phân. Máu có thể có màu đỏ tươi, vón thành cục cùng với đó là chất dịch nhầy màu trắng. Ngoài ra, hiện tượng này sẽ kèm theo triệu chứng như:  Táo bón kéo dài trong nhiều ngày  Đau âm ỉ bụng dưới, thi thoảng có thể xuất hiện cơn nhói đại tràng.  Phân khô cứng làm việc đi đại tiện trở nên khó khăn. Đau rát, ngứa hậu môn Nặng hơn thì bệnh nhân có thể kèm theo sốt II. 6 nguyên nhân gây đi ngoài ra máu và chất nhầy Khi bị đi ngoài kèm theo máu với chất nhầy kéo dài trong nhiều ngày nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm thì đó có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa mà bạn cần chú ý, cụ thể: 2.1 Táo bón  Táo bón là nguyên nhân thường thấy nhất ở người bệnh bị đi ngoài kèm máu và chất nhầy. Hiện nay nó thuộc thể bệnh phổ biến mà bất cứ ai trong đời đều có thể mắc một lần. Bạn có thể nhận biết bệnh thông qua các dấu hiệu sau: Táo bón lâu ngày gây trĩ khiến việc đi ngoài có xuất hiện máu và chất nhầy Số lần đi đại tiện ít hơn 3 lần/ tuần Khó đi cầu, hậu môn tắc nghẽn và thường phải rặn mạnh Phân cứng, thành từng cục.  Với trường hợp bệnh nhẹ có thể tự khỏi sau vài ngày tuy nhiên bệnh tiếp diễn trong nhiều ngày có thể tăng nguy cơ mắc bệnh khác như trĩ. 2.2 Bệnh trĩ Bị đi ngoài ra máu là biểu hiện sớm ở người bị trĩ, lúc này tĩnh mạch tại hậu môn sưng to, phình giãn tạo thành búi trĩ. Bên cạnh đó, trĩ thường đem đến nhiều tổn thương gây đau đớn, khó chịu đặc biệt là tình trạng đi đại tiện kèm chất nhầy và máu. Đi ngoài ra máu và chất nhầy là 1 triệu chứng cho thấy bạn có thể mắc bệnh trĩ Ở mức độ nhẹ bệnh thường ít chảy máu nhưng với tình trạng nặng sẽ ngược lại máy chảy nhiều hơn, chảy bắn thành tia, chảy nhỏ giọt. Đồng thời xuất hiện thêm cả biểu hiện bất thường như lở loét hậu môn, ra nhiều dịch nhầy.  Bạn có thể nhận biết bệnh bằng cách:  Quần thường xuyên bị ẩm do phần dịch nhầy tiết ra.  Cửa hậu môn có búi trĩ sưng to như cục thịt thừa.  Đau rát, tắc nghẽn, phải rặn mạnh mỗi khi đi cầu. ||Xem thêm: Bị trĩ đi ngoài ra máu phải làm sao? 10+ Cách điều trị hiệu quả 2.3 Rò hậu môn Rò hậu môn Rò hậu môn là thể bệnh mạn tính xảy ra ở hậu môn trực tràng tuy nhiên chúng chỉ xuất hiện ở đường hầm nhỏ dưới da hậu môn. Bị áp xe hậu môn trực tràng không được điều trị kịp thời để lâu làm tắc và gây nhiễm trùng tuyến nhỏ tạo chất nhờn nằm ở sâu trong hậu môn từ đó dẫn tới rò hậu môn.  Khi bị bệnh bạn sẽ gặp các triệu chứng: bị sốt, đau nhức hậu môn, xuất hiện mủ ở hậu môn, đi ngoài ra máu và chất nhầy.  2.4 Polyp đại trực tràng  Polyp trực tràng là biểu hiện tăng sinh bất thường trong niêm mạc đại trực tràng từ đó tạo nên các khối u trong ruột già. Bệnh vô hại nhưng khi kích thước to bất thường sẽ cảnh báo nhiều nguy hiểm trong đó có cả ung thư. Polyp đại trực tràng tưởng chừng vô hại nhưng cũng có thể cảnh báo nhiều bệnh tiềm ẩn Với bất cứ ai khi mắc bệnh polyp trực tràng đều phải trải qua cảm giác sau:  Cơ thể suy nhược, mệt mỏi Đau bụng trong nhiều giờ liên tiếp Đi đại tiện ra máu kèm theo dịch nhầy  Bị tiêu chảy hoặc táo bón Kích cỡ phân to bất thường 2.5 Bệnh kiết lỵ Kiết lỵ là đường ruột bị nhiễm khuẩn do vi khuẩn Shigella hay Entamoeba histolyca gây nên. Thông thường chúng sẽ tấn công vào ruột già gây chảy máu, viêm nhiễm, tiêu chảy và đây cũng là nguyên nhân dẫn tới đi ngoài ra máu và chất nhầy. Một số triệu chứng thường thấy ở bệnh kiết lỵ như: sốt, đau bụng, tiêu chảy, đau rát hậu môn, đại tiện lẫn máu và dịch nhầy.  2.6 Ung thư đại tràng  Ung thư đại tràng là biến chứng nặng nhất khi bị đi ngoài ra máu có lẫn chất nhầy. Đây là bệnh nguy hiểm đe dọa tới tính mạng, vì thế tốt nhất hãy đi khám sức khỏe định kỳ hoặc chủ động đi gặp bác sĩ nếu thấy cơ thể có biểu hiện bất thường.  III. Đi ngoài ra máu và chất nhầy có nguy hiểm không?  Đi ngoài ra máu kèm theo chất nhầy là hiện tượng hiếm gặp tuy nhiên gặp hiện tượng này thường để lại tâm lý hoang mang, lo sợ cho người bệnh. Thậm chí mất ăn mất ngủ khi chưa có kết luận chính thức. Vậy bệnh có nguy hiểm như bạn nghĩ? Bị đi ngoài ra máu và chất nhầy có nguy hiểm không? Thực tế, nếu bệnh không được phát hiện và chữa trị kịp thời khiến lượng máu mất đi nhiều người từ đó tăng nguy cơ thiếu máu cùng với đó là biểu hiện: choáng váng, hoa mắt, chóng mặt, sức khỏe suy yếu, da dẻ xanh xao, mệt mỏi, thiếu sức sống…… Không những vậy bệnh còn cảnh báo nhiều sức khỏe tiềm ẩn gây nguy hiểm đến tính mạng đặc biệt là ung thư đại tràng. Chính vì thế khi phát hiện bệnh nên đến cơ sở y tế kiểm tra, thăm khám để được chữa trị đúng lúc.  IV. Các phương pháp điều trị bệnh đi ngoài kèm máu và chất nhầy 4.1 Điều trị bằng thuốc  Khi bệnh ở giai đoạn nhẹ, bạn có thể được kê đơn thuốc phù hợp với tình trạng bệnh để cải thiện đi ngoài ra máu. Một số loại thuốc đó có thể kể tới: Dùng thuốc điều trị sẽ mang đến hiệu quả nếu bệnh ở mức độ nhẹ Thuốc chống viêm Thuốc kháng sinh thường được sử dụng cho người bị nhiễm khuẩn  Thuốc nhuận tràng, chống táo bón Thuốc có tác dụng làm tăng sức bền thành mạch  Thuốc hạ sốt, giảm đau Đây đều là loại thuốc mang tới hiệu quả chữa trị cao nhưng người bệnh nên uống theo chỉ dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc không kê đơn bởi nó có thể làm bệnh thêm nặng hơn.  4.2 Phẫu thuật ngoại khoa  Nếu tình trạng đi ngoài ra máu và chất nhầy ở thể nặng, không thể điều trị bằng thuốc thì người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật ngoại khoa để chấm dứt tình trạng bệnh. Thông thường người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật khi mắc bệnh do các nguyên nhân sau:  Kích thước của Polyp đại tràng quá lớn.  Trĩ ở cấp độ 3, 4 hoặc nặng hơn là búi trĩ sa ra ngoài gây chảy máu và đau đớn cho người bệnh.  Bị rò hậu môn Viêm loét đại tràng nặng dẫn đến chảy máu.  Với những bệnh nhân bị ung thư đại tràng ở giai đoạn đầu cũng có thể được chỉ định phẫu thuật để loại bỏ khối u hoặc cắt bỏ toàn bộ đại tràng.  4.3 Chữa bệnh bằng mẹo dân gian tại nhà  – Ngải cứu Sử dụng ngải cứu là phương pháp phổ biến để cải thiện tình trạng đi ngoài ra máu và chất nhầy tại nhà bởi trong ngải cứu có chứa thành phần tiêm viêm, giúp cầm máu, giảm sưng đau phù hợp cho người bị trĩ.  Cách thực hiện: Chuẩn bị nắm lá ngải cứu vừa đủ sơ chế và rửa sạch rồi giã nát và đắp lên hậu môn, đợi 30 phút rồi đi rửa lại với nước ấm.   – Rau diếp cá Diếp cá được xem là thần dược trong dân gian hỗ trợ điều trị nhiều bệnh như trĩ, táo bón, viêm đại tràng….. Với tác dụng tiêu viêm, nhuận tràng, thanh nhiệt, giải độc sẽ đem tới kết quả rõ rệt. Rau diếp cá được sử dụng chữa nhiều bệnh như táo bón, trĩ, đi ngoài ra máu…… Cách làm: Rửa sạch rau diếp cá rồi ngâm cùng nước muối loãng cho sạch vi khuẩn. Vớt rau để ráo rồi đem xay lấy nước uống còn bã đắp lên hậu môn.   – Rau sam Bởi công dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, nhuận tràng rau sam luôn là loại rau được sử dụng nhiều trong việc chữa các bệnh đi ngoài ra máu do bị kiết lỵ, táo bón, viêm đại tràng.  Cách làm: Rửa sạch nguyên liệu, giã nát lấy nước cốt uống mỗi ngày. Có thể thêm chút mật ong cho dễ uống và nên uống khi bụng đang đói.  V. Phòng tránh bệnh đi ngoài ra máu và chất nhầy  Để ngăn ngừa bệnh xuất hiện gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe thì bạn nên thực hiện các biện pháp phòng tránh sau:  Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, ăn nhiều chất xơ từ rau củ quả. Ăn thực phẩm có lợi cho đường tiêu hóa như sắt, magie, vitamin C sẽ giúp sức khỏe đường tiêu hóa được cải thiện, nhuận tràng, ngừa táo bón và ngăn ngừa hiện tượng táo bón.  Tránh ăn quá nhiều đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều gia vị, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ.  Hạn chế đồ uống chứa cồn, caffeine như bia, rượu, cà phê….. Tập thói quen đi đại tiện đúng lúc, đúng giờ, không nên rặn mạnh bởi dễ gây trĩ.  Kết hợp luyện tập thể dục thể thao để tăng sức đề kháng. Không nên ngồi quá lâu tại 1 vị trí. Luôn để cơ thể trong trạng thái thoải mái.  Đừng để đi ngoài ra máu và chất nhầy là nỗi lo sợ hàng ngày, hãy chủ động đi khám ngay khi thấy cơ thể có dấu hiệu khác thường. Và khi bệnh sẽ không còn nguy hiểm khi được phát hiện và chữa trị kịp thời. ||Tham khảo bài viết khác: Đi ngoài ra máu đông (máu cục) Nguyên nhân cách điều trị Đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt: nguyên nhân, điều trị thế nào Đi ngoài ra máu nên ăn gì, kiêng gì? giúp cải thiện triệu chứng Chia sẻ

Phụ nữ sau sinh đi cầu ra máu có sao không? Cách điều trị

Sau quá trình vượt cạn thành công có rất nhiều chị em rơi vào trường hợp “sau sinh đi ngoài ra máu”. Vậy trường hợp này có thực sự nguy hiểm? Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng này? Hãy cùng đi tìm câu trả lời trong bài chia sẻ dưới đây của Cotripro nhé! Mục lụcI. Sau sinh đi cầu ra máu là do đâu?1.1 Thay đổi nội tiết tố1.2 Bị táo bón 1.3 Nứt kẽ hậu môn sau sinh1.4 Ăn uống kiêng khem quá mức1.5 Đi cầu ra máu sau sinh do bị trĩ1.6 Do tác dụng thuốc của thuốc1.7 Do mắc bệnh Polyp hậu môn1.8 Ung thư trực tràngII. Sau sinh đi ngoài ra máu có nguy hiểm không? III. Cách phòng ngừa đi ngoài ra máu sau sinh3.1 Thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống3.2 Dùng sản phẩm từ thảo dược tự nhiên I. Sau sinh đi cầu ra máu là do đâu? 1.1 Thay đổi nội tiết tố Ngay từ giai đoạn mang bầu cơ thể người mẹ đã có sự thay đổi rõ rệt và sau sinh cũng không phải trường hợp ngoại lệ thậm chí khi này nội tiết tố còn chuyển biến bất thường hơn. Nguyên nhân đầu tiêu được xác định bởi việc bổ sung quá thường xuyên các dưỡng chất tốt cho con như canxi, sắt… Và khi cuối thai kỳ dần phát triển đã tạo áp lực lên vùng xương chậu làm cho việc đi cầu trở nên khó khăn hơn.  Những vấn đề tưởng chừng đơn giản này lại làm sưng các mạch máu ở hậu môn gây tác động đến việc đi đại tiện dễ bị chảy máu. Tình trạng này có thể tự biến mất sau 1 – 2 tháng nhưng nếu bệnh kéo dài hơn không có dấu hiệu thuyên giảm thì các chị em nên đến cơ sở y tế để được kiểm tra.  1.2 Bị táo bón  Táo bón sau sinh bệnh thường gặp bởi nhiều nguyên nhân như: Táo bón là nguyên nhân hàng đầu gây đi cầu ra máu sau khi sinh Sau sinh sức đề kháng của cơ thế dần yếu đi cộng với việc vận động ít là giảm nhu động ruột, phân ứ đọng trong ruột lâu trở nên cứng và táo bón. Bổ sung sắt và canxi làm cơ thể khó hấp thụ dẫn đến táo bón. Khẩu phần ăn sau sinh thường chỉ chú ý bổ sung đạm, protein mà quên rằng chất xơ mới là thứ cần thiết giúp cơ thể đầy đủ dưỡng chất điều này dễ gây táo bón. Vết rạch tầng sinh môn sau khi sinh thường làm các mẹ cảm thấy đau và sợ đi đại tiện, ngại đi và nhịn đi lâu ngày sẽ gây táo bón.  1.3 Nứt kẽ hậu môn sau sinh Nứt kẽ hậu môn thường bị nhầm lẫn với trĩ bởi nó cũng gây cảm giác đau, nóng, rát gây chảy máu khi đi đại tiện. Tuy nhiên đây lại là 2 bệnh khác nhau, hiện nay chưa thể xác định được chính xác nguyên nhân dẫn đến nứt kẽ hậu môn sau sinh nhưng một số nghi vấn có liên quan tới hậu môn bị co thắt đột ngột khi chuyển dạ hoặc do táo bón gây nên. 1.4 Ăn uống kiêng khem quá mức Vì mục đích về dáng sau sinh mà nhiều chị em đã ăn uống kiêng khem không bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Hoặc tự lên kế hoạch ăn kiêng nhưng sai cách đặc biệt là với trường hợp ăn ít chất xơ, uống ít nước, lười vận động làm mất cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể. Việc này dễ làm cơ thể bị táo bón gây đi ngoài ra máu sau sinh. ||Xem thêm: Đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt: nguyên nhân, điều trị thế nào? Nhiều ngày không buồn đi đại tiện phải làm sao? cách xử lý 1.5 Đi cầu ra máu sau sinh do bị trĩ Theo thống kê tỷ lệ phụ nữ sau sinh mắc trĩ chiếm tới 48%, tình trạng này không quá ngạc nhiên bởi quá trình rặn làm nở ổ bụng và xương chậu gây áp lực dẫn tới tụ máu hậu môn. Đây chính là nguyên nhân khiến cho tĩnh mạch sa giãn làm hình thành búi trĩ. Ngoài ra, sau sinh đi cầu ra máu do trĩ còn do chế độ ăn uống khi mang thai cũng như sau sinh chưa thực sự phù hợp, cộng với việc bổ sung quá nhiều canxi và sắt dẫn đến táo bón gây nên trĩ. ||Bạn có biết: #5 Loại thuốc bôi trĩ cho phụ nữ sau sinh an toàn lành tính 1.6 Do tác dụng thuốc của thuốc Tác dụng phụ của thuốc gây mê, thuốc kháng sinh cũng là lý do khiến đi ngoài ra máu Trong quá trình sinh nở đa số các chị em đều phải sử dụng thuốc gây mê, thuốc kháng sinh, giảm đau để xoa dịu cơn đau. Và điều này cũng sẽ gây tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ làm cho chức năng ruột bị tổn thương gây chảy máu hậu môn sau khi đi ngoài.  1.7 Do mắc bệnh Polyp hậu môn Polyp hậu môn là bệnh nhiều người nhầm lẫn với trĩ bởi nó đều gây cảm giác khó chịu, ngứa ngáy và đau vùng hậu môn. Dấu hiệu nhận biết đơn giản nhất của bệnh là đi ngoài ra máu tươi, chúng có thể xảy ra đối với cả sản phụ không bị táo bón. Trong nhiều trường hợp máu chảy nhiều còn khiến người bệnh rơi vào trạng thái thiếu máu. Nguyên nhân chính dẫn đến polyp hậu môn sau sinh được xác định do: Không vệ sinh hậu môn sạch sẽ hoặc vệ sinh không đúng cách tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và tấn công gây nhiễm trùng.  Hoặc có thể do táo bón, quá trình đi vệ sinh khó khăn khiến người bệnh phải rặn mạnh để đẩy phân ra bên ngoài. Việc này đã vô tình làm cho niêm mạc hậu môn bị cọ xát mạnh để lại vết xước gây chảy máu.  Chế độ ăn uống không khoa học lành mạnh và thiếu dưỡng chất làm tăng khả năng mắc polyp ống tiêu hóa.  1.8 Ung thư trực tràng Bên cạnh những nguyên nhân bên trên thì ung thư trực tràng cũng có thể là lý do xuất hiện tình trạng “sau sinh đi cầu ra máu” bởi khối u khi này đã chèn ép, tác động trực tiếp lên trực tràng và ruột già. Từ đó dẫn đến viêm nhiễm, kích ứng gây chảy máu. Đi cầu ra máu sau sinh cũng có thể do ung thư trực tràng gây nên Để điều trị ung thư trực tràng bác các sĩ có thể chỉ định:  Phẫu thuật cắt khối u: có thể nội soi hoặc mổ hở.  Cắt polyp Xạ trị hoặc hóa trị Ngoài ra người bệnh cũng có thể phòng tránh bệnh bằng cách ăn nhiều chất xơ, hạn chế ăn ít mỡ động vật tránh ăn nhiều đồ ăn chiên rán hoặc đồ ăn nhanh để ngăn ngừa béo phì. Đặc biệt nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để được kiểm tra sức khỏe đại tràng thường xuyên. II. Sau sinh đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?  Đi cầu ra máu sau khi sinh nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: Khiến cơ thể mẹ mệt mỏi, thiếu máu làm suy giảm sức đề kháng. Đi cầu ra máu có thể gây bội nhiễm, nhiễm trùng máu đe dọa mắc ung thư trực tràng từ đó  làm ảnh hưởng tới tính mạng của người bệnh. Đối với trường hợp đi cầu ra máu tươi, máu chảy thành tia hoặc chảy thành giọt có thể cảnh báo nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiêu hóa. III. Cách phòng ngừa đi ngoài ra máu sau sinh Sau sinh đi cầu ra máu tốt nhất các chị em nên đi khám để được tư vấn và tìm ra phác đồ điều trị phù hợp để không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Nhưng đa số các trường hợp đi cầu ra máu tươi đều do táo bón gây nên, vì thế các mẹ có thể thay đổi và cải thiện tình trạng bệnh tại nhà bằng cách: 3.1 Thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống Uống đầy đủ 2 lít nước mỗi ngày.  Nạp vào cơ thể nhiều chất xơ có trong rau xanh, trái cây, củ quả, các loại ngũ cốc nguyên hạt.  Không nên ngồi xổm bởi nó có thể làm tình trạng sa búi trĩ trở nên nghiêm trọng hơn.  Thường xuyên vận động, tập các bài tập nhẹ nhàng để kích thích hệ tiêu hóa. Đi lại nhiều hơn để giảm áp lực lên hậu môn.  Nên đi đại tiện vào đúng khung giờ nhất định, tạo thói quen sinh hoạt đúng giờ. Không nên nhịn đại tiện, không ngồi trong nhà vệ sinh quá lâu và phải vệ sinh sạch sẽ hậu môn.  Nên nằm nghiêng 1 bên để tránh làm ứ đọng và tích tụ máu tại hậu môn. Nếu tình trạng đau ngày càng tăng và đau trong nhiều giờ mẹ bỉm có thể chườm lạnh hoặc chườm ấm lên vị trí bị đau.  3.2 Dùng sản phẩm từ thảo dược tự nhiên Bên cạnh việc dùng thuốc và thay đổi chế độ sinh hoạt thì các thực phẩm hỗ trợ cũng là lựa chọn của nhiều bà mẹ. Đặc biệt là gel bôi cotripro và viên uống cotripro của Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Cao Thái Minh. Cotripro sản phẩm giúp ngăn ngừa chảy máu hậu môn sau khi đi cầu do trĩ, táo bón…. Sản phẩm đều được chiết xuất từ thành phần tự nhiên như lá sung, tinh chất nghệ, cao ngải cứu, lá lốt, quả sung, cao cúc tần…. vô cùng lành tính dành với mọi lứa tuổi kể cả với bà bầu và phụ nữ đang cho con bú. Với công dụng chống viêm, chống sưng, cầm máu, giảm đau, làm săn se búi trĩ do đó nó phù hợp với những người đi cầu ra máu do trĩ hoặc táo bón gây nên. Để ngăn ngừa tái phát và kết quả chữa trị cao nhất bạn nên duy trì uống viên nén cotripro trong thời gian từ 1 – 2 tháng, uống ngày 2 lần mỗi lần 4 viên hoặc có thể kết hợp dùng viên uống và gel bôi để đẩy nhanh tốc độ điều trị. Toàn bộ thông tin chia sẻ trong bài viết chúng tôi đã giải đáp thắc mắc về nguyên nhân “sau sinh đi cầu ra máu và cách phòng ngừa” hiệu quả. Có thể nói đây có thể là dấu hiệu bệnh lý thông thường nhưng cũng có thể cảnh báo bệnh nghiêm trọng vì thế khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường nên chủ động đến thăm khám và kiểm tra tại cơ sở y tế. ||Tham khảo bài viết khác: #6 Cách chữa bệnh trĩ sau sinh an toàn tại nhà nhanh chóng #7 bài tập yoga chữa bệnh trĩ đơn giản cực hiệu quả tại nhà Bệnh trĩ ở nữ giới: Nguyên nhân và cách điều trị đặc hiệu Chia sẻ

Đi ngoài bị nóng rát hậu môn là bệnh gì? Cách điều trị

Đi ngoài bị nóng rát hậu môn là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Nó có thể xảy ra trước, trong và sau khi đi đại tiện. Vậy nguyên nhân của vấn đề này là gì? Nếu tình trạng kéo dài thì có ảnh hưởng tới sức khỏe không? Hãy cùng đi tìm lời giải đáp cụ thể trong bài chia sẻ dưới đây nhé! Mục lụcI. Đi ngoài bị nóng rát hậu môn là do đâu?1.1 Do tiêu chảy kéo dài 1.2 Nứt kẽ hậu môn 1.3 Bị áp xe và rò hậu môn1.4 Bệnh trĩ1.5 Nguyên nhân từ bệnh lý da liễu gây nên 1.6 Thói quen nhịn đại tiện1.7 Do tiêu chảy kéo dài 1.8 Ăn quá nhiều đồ ăn cay nóng 1.9 Hội chứng ruột kích thíchII. Đi ngoài bị nóng rát hậu môn có nguy hiểm không? III. Phương pháp điều trị khi bị nóng rát hậu môn 3.1 Phương pháp ngoại khoa 3.2 Điều trị bệnh bằng thuốc 3.3 Mẹo chữa nóng rát hậu môn bằng phương pháp dân gianIV. Làm gì để cải thiện tình trạng nóng rát hậu môn sau khi đi đại tiện?4.1 Chế độ ăn uống 4.2 Chế độ sinh hoạt V. Cotripro – Phòng ngừa trĩ, giảm nguy cơ bị nóng rát hậu môn từ sâu bên trong  I. Đi ngoài bị nóng rát hậu môn là do đâu? Bị nóng rát hậu môn khi đi ngoài do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, ngoài nguyên nhân do chế độ sinh hoạt, ăn uống thì nhiều trường hợp bệnh do các bệnh lý gây nên, cụ thể: 1.1 Do tiêu chảy kéo dài  Tiêu chảy làm tăng tần xuất đi đại tiện trong ngày từ đó làm xuất hiện tình trạng nóng rát hậu môn đặc biệt là với người bị tiêu chảy nặng. Do đó, cần thực hiện biện pháp can thiệp sớm để tránh làm tổn thương đến niêm mạc hậu môn. 1.2 Nứt kẽ hậu môn  Nứt kẽ hậu môn là bệnh do táo bón gây nên, ngoài ra bệnh cũng có thể gặp nếu bạn ăn quá ít chất xơ từ rau xanh, người quan hệ tình dục sai cách hoặc do tác động từ các tổn thương khác. Bệnh không chỉ gây khó chịu mà nó còn làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng hậu môn từ đó gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Để nhận biết bệnh bạn có thể quan sát có máu trên giấy vệ sinh hoặc thấy máu kèm theo phân. 1.3 Bị áp xe và rò hậu môn Đi ngoài bị nóng rát hậu môn cũng có thể là do bị áp xe hoặc rò hậu môn. Khi bị áp xe, ổ áp xe gần hậu môn chứa rất nhiều mủ đây chính là tác nhân khiến nhiễm trùng đường dẫn tuyến bã gây nên nhiều triệu chứng như chảy dịch mủ, sưng nóng hậu môn. Áp xe và rò hậu môn là nguyên nhân dẫn tới tình trạng nóng hậu môn khi đi ngoài Khi gặp trường hợp này bệnh nhân cần thực hiện phẫu thuật để chữa trị cũng như chấm dứt hoàn toàn bệnh tránh những biến chứng xảy ra. 1.4 Bệnh trĩ Trĩ là bệnh phổ biến với tỷ lệ mắc chiếm hơn 50% dân số Việt Nam. Bệnh nhạy cảm này được chia thành 2 loại:  Trĩ nội: ít gây đau cho người bệnh nhưng lại gây chảy máu hậu môn từ sâu bên trong.  Trĩ ngoại: để lại cảm giác đau rát, ngứa đặc biệt là khi đi đại tiện hoặc bị cọ xát mạnh.  Hiện nay trĩ thường gặp ở phụ nữ sau sinh, người ăn ít chất xơ, người làm văn phòng với tính chất công việc ngồi lâu tại 1 chỗ……Nếu đi ngoài bị nóng rát hậu môn do trĩ thì người bệnh có thể cải thiện tình trạng bệnh tại nhà bằng cách thay đổi khẩu phần ăn uống, sinh hoạt kết hợp với đó là tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ để nhanh chóng cải thiện triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.  1.5 Nguyên nhân từ bệnh lý da liễu gây nên  Da hậu môn luôn là vùng da nhạy cảm và nguy cơ cao mắc các bệnh về da liễu như nấm, vảy nến, mụn…..từ đó gây hiện tượng đau rát, ngứa ngáy, chảy máu. Rất khó để có thể điều trị dứt điểm bệnh đặc biệt là bệnh có liên quan tới hậu môn bởi đây là vị trí ẩm ướt, khó có thể khô thoáng, sạch sẽ.  Do đó, khi nghi ngờ bệnh bạn cần làm các xét nghiệm sinh thiết về da để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và tác nhân gây bệnh.  1.6 Thói quen nhịn đại tiện Nhịn đại tiện là thói quen của không ít người đặc biệt là người có lịch trình làm việc dày đặc, tuy nhiên thói quen xấu này lại vô tình làm phân lưu lại lâu ngày trong trực tràng làm mất nước và gây táo bón. Nếu táo bón nghiêm trọng sẽ gây ảnh hưởng tới quá trình đi vệ sinh, gây khó khăn và làm đau rát hậu môn. Nhịn đại tiện thói quen xấu gây nóng rát hậu môn khi đi vệ sinh Ngoài ra, phân cứng còn khiến niêm mạc hậu môn bị tổn thương gây viêm nhiễm, chảy máu và tạo cơ hội cho vi khuẩn gây bệnh phát triển. ||Bạn có biết: Nhiều ngày không buồn đi đại tiện phải làm sao? cách xử lý 1.7 Do tiêu chảy kéo dài  Tiêu chảy làm tăng tần xuất đi đại tiện trong ngày từ đó làm xuất hiện tình trạng đi ngoài bị nóng rát hậu môn đặc biệt là với người bị tiêu chảy nặng. Do đó, cần thực hiện biện pháp can thiệp sớm để tránh làm tổn thương đến niêm mạc hậu môn.  1.8 Ăn quá nhiều đồ ăn cay nóng  Nhiều người thích vị cay nóng trong thực phẩm và thường xuyên có thói quen ăn đồ ăn cay nóng nhất là vào mùa đông. Nhưng thực tế đây lại là lý do gây nên các vấn đề về bệnh tiêu hóa. Bởi đây là đồ ăn khó tiêu hóa, hệ tiêu hóa không thể phân hủy hoàn toàn làm cho phần đồ ăn dư thừa sẽ tự đào thải ra bên ngoài cơ thể theo đường phân.  Hơn nữa, phần hậu môn và niêm mạc hậu môn đều là bộ phận rất nhạy cảm dễ bị tổn thương do chịu áp lực từ phần cặn dư của tiêu hóa dẫn tới tình trạng nóng rát hậu môn khi đi ngoài.  1.9 Hội chứng ruột kích thích Hội chứng ruột kích thích là một trong bệnh tiêu hóa thường gặp, bệnh xảy ra khi rối loạn chức năng của ruột. Và nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng này là do người bệnh bị căng thẳng, stress lâu ngày hoặc do ăn uống không điều độ, thiếu chất, không lành mạnh làm cho nội tiết tố bên trong cơ thể thay đổi.  Bệnh sẽ kèm theo các triệu chứng điển hình như: táo bón, đau bụng, đi ngoài, tiêu chảy, nóng rát hậu môn khi đi ngoài. ||Xem thêm: Làm thế nào để hết đau rát hậu môn tại nhà? Cách chữa Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau rát là bệnh gì? lưu ý II. Đi ngoài bị nóng rát hậu môn có nguy hiểm không?  Nóng rất hậu môn không phải nhóm bệnh quá nguy hiểm nhưng khi thấy biểu hiện của bệnh có điều bất thường kèm theo những triệu chứng lạ thì nên chủ động đến bác sĩ để được kiểm tra và thăm khám. Một vài triệu chứng có thể kể tới như: Nóng rát hậu môn không quá nguy hiểm nhưng cũng không nên chủ quan Đau thắt bụng Chán ăn, bỏ bữa sụt cân  Chảy máu trực tràng Đi ngoài kèm theo máu nhầy  Chảy máu đầy hơi  Ợ chua, ợ hơi….. III. Phương pháp điều trị khi bị nóng rát hậu môn  3.1 Phương pháp ngoại khoa  Điều trị đi ngoài bị nóng rát hậu môn bằng phương pháp ngoại khoa là cách điều trị hiệu quả. Khi mắc các bệnh như trĩ, nút kẽ hậu môn, áp xe hậu môn….. người bệnh có thể tham khảo điều trị bằng HCPT, PPH đây đều là 2 cách chữa hiện đại, tiên tiến với thời gian điều trị ngắn mang lại hiệu quả cao và ngăn ngừa tái bệnh.  3.2 Điều trị bệnh bằng thuốc  Điều trị bằng thuốc tây y chỉ dành cho những đối tượng bệnh nhẹ hoặc mới chớm bệnh. Khi này bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân, mức độ để tư vấn loại thuốc điều trị phù hợp trong đó một số loại thuốc phải kể tới như thuốc chống viêm, thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh… 3.3 Mẹo chữa nóng rát hậu môn bằng phương pháp dân gian Ngoài những phương pháp chữa đi ngoài bị nóng rát hậu môn như trên thì bạn cũng có thể tham khảo cách chữa thông qua bài thuốc dân gian như sau:  Đắp lá mồng tơi: lá mồng tơi rửa sạch, giã ra lấy bã đắp lên hậu môn khoảng 20 – 30 phút rồi rửa lại bằng nước ấm.  Dầu dừa: Không chỉ có công dụng chăm sóc sắc đẹp mà dầu dừa còn giúp cải thiện tình trạng nóng rát hậu môn rất hiệu quả. Lấy lượng vừa rồi bôi trực tiếp lên vùng da bị nóng rát ngày 2 – 3 lần.  Dầu ô liu: Chuẩn bị nguyên liệu dầu ô liu, sáp ong, mật ong theo tỷ lệ 1:1:1. Đổ hỗn hợp đun sôi để nguội rồi bôi lên hậu môn.  Nha đam: Lọc lấy gel bên trong lá nha đam rồi bôi lên vùng hậu môn bị nóng rát ngày từ 2 – 3 lần sẽ thấy bệnh được cải thiện.  IV. Làm gì để cải thiện tình trạng nóng rát hậu môn sau khi đi đại tiện? 4.1 Chế độ ăn uống  Đi ngoài bị nóng rát hậu môn nên ăn gì? Khi thấy hiện tượng đi ngoài kèm theo biểu hiện nóng rát hậu môn thì đừng quá lo lắng, bạn có thể thử khắc phục hiện tượng này ngay tại nhà bằng cách thay đổi chế độ ăn. Bên cạnh đó, chế độ ăn không chỉ giúp cải thiện bệnh mà còn giảm nguy cơ tái bệnh đặc biệt là các loại thực phẩm sau: Cải thiện chế độ ăn là cách làm giảm tình trạng nóng rát hậu môn hiệu quả tại nhà Khoai lang, chuối Ăn nhiều chất xơ từ các loại rau củ quả như mồng tơi, rau dền, rau ngót, rau diếp cá, bông cải xanh….  Không nên uống nước ép đóng chai sẵn, nên tự mua trái cây về ép lấy nước nguyên chất sẽ tốt hơn cho cơ thể.  Ăn sữa chua. Ngũ cốc nguyên cám.  Ngoài những đồ ăn tốt cho bệnh như trên thì bạn cũng nên hạn chế ăn những đồ ăn sau nếu không muốn tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn:  Đồ uống chứa chất kích thích, đồ uống nhiều gas như bia, rượu, coca…… Thực phẩm nhiều gia vị cay nóng (ớt, tiêu, sa tế) Đồ uống chứa caffeine như cafe Đồ ăn chiên xào, đồ ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm đóng hộp. Món ăn cứng Đồ ăn có vị chua hoặc đồ ăn lên men tự nhiên như dưa chua, cà muối chua, măng chua…… 4.2 Chế độ sinh hoạt  Có thể thấy nóng rát hậu môn thường xuất hiện mỗi khi đi đại tiện, nếu nguyên nhân gây bệnh không phải do bệnh lý thì bạn có thể thực hiện cách giảm nóng rát tại nhà bằng cách thay đổi chế độ sinh hoạt:  Uống nhiều nước mỗi ngày để làm mát đường ruột, cải thiện chức năng tiêu hóa giúp quá trình đi đại tiện trở nên dễ dàng hơn.  Tránh những hành động gây tổn thương trực tiếp tới hậu môn như gãi hậu môn, sử dụng giấy vệ sinh quá cứng, dùng xà bông hoặc chất tẩy rửa có tác dụng quá mạnh.  V. Cotripro – Phòng ngừa trĩ, giảm nguy cơ bị nóng rát hậu môn từ sâu bên trong  Trĩ là bệnh nhạy cảm không làm ảnh hưởng tới tính mạng nhưng nếu không được điều trị đúng lúc sẽ gây nhiều khó khăn đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Và nó cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng đi ngoài bị nóng rát hậu môn.  Cotripro ngăn ngừa trĩ giúp cải thiện nóng rát hậu môn sau khi đi đại tiện cực hiệu quả Ngoài việc dùng thuốc thì thực phẩm chức năng chữa trĩ cũng luôn là lựa chọn được nhiều người quan tâm nhất là sản phẩm cotripro của Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Cao Thái Minh. Sản phẩm được bào chế hoàn toàn từ tự nhiên với nguồn nguyên liệu thảo dược quý mang tới độ an toàn cao cho sức khỏe và tính mạng của người bệnh.  Hoạt chất Quercetin được chiết xuất từ Cúc Tần giúp chống viêm, bảo vệ búi trĩ khỏi sự xâm nhập của các vi khuẩn gây viêm.  Tinh chất Nghệ tác động hiệp đồng với chất Piperin của Lá Lốt giúp tiêu diệt vi khuẩn, hỗ trợ làm lành vết thương.  Rutin chiết xuất từ nụ hoa hòe giúp tăng sức bền thành mạch, giảm nóng rát hậu môn sau khi đi vệ sinh.  Cúc tần, ngải cứu có tác dụng giảm đau, xoa dịu và săn se búi trĩ.  Sản phẩm chỉ định dùng cho đối tượng bị trĩ hoặc táo bón và không dùng cho những người bị mẫn cảm với thành phần của thuốc.  Đi ngoài bị nóng rát hậu môn tuy không quá nguy hiểm nhưng bạn cũng không nên chủ quan. Sau khi thực hiện biện pháp trên không thể bệnh thuyên giả thậm chí trở nặng hơn gây ảnh hưởng tới sức khỏe thì người bệnh nên đi khám để tìm ra nguyên nhân và cách điều trị phù hợp tránh những hậu quả nguy hiểm sau này. ||Tham khảo bài viết khác: Đi ngoài ra máu đông (máu cục) Nguyên nhân cách điều trị Đi ngoài ra máu nên ăn gì, kiêng gì? giúp cải thiện triệu chứng Ngứa hậu môn bôi thuốc gì? TOP 4 loại thuốc bôi hiệu quả Chia sẻ

Loading...