Bệnh hậu môn khác

Trẻ bị ngứa hậu môn phải làm sao? có nguy hiểm không?

Trẻ bị ngứa hậu môn có thể liên quan tới các vấn đề về vệ sinh hoặc bệnh lý. Tình trạng này thường không nguy hiểm, nhưng nó có thể gây ra các cơn ngứa, khiến bé buồn bực, khó chịu và ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt. Mục lụcI. Ngứa hậu môn là bệnh gì?II. Nguyên nhân gây tình trạng ngứa hậu môn ở trẻ em là gì?2.1 Do giun kim2.2 Khô da2.3 Táo bón2.4 Nứt hậu mônIII. Trẻ bị ngứa hậu môn có nguy hiểm?IV. Bé bị ngứa hậu môn phải làm gì?4.1 Cắt tỉa móng tay trẻ4.2 Không mặc đồ ẩm ướt4.3 Giữ hậu môn sạch sẽ4.4 Dùng baking soda sát khuẩn4.5 Dùng thuốc hoặc kem bôiV. Cách phòng ngừa bệnh ngứa hậu môn ở trẻ em5.1 Vệ sinh đúng cách5.2 Tránh xa tác nhân kích ứng5.3 Bổ sung nước, rau xanh I. Ngứa hậu môn là bệnh gì? Ngứa hậu môn là tình trạng vùng da phía trong hoặc xung quanh hậu môn bị kích ứng và dẫn tới hiện tượng ngứa ngáy khó chịu. Trong hầu hết các trường hợp thường là dấu hiệu cho thấy vùng da này đang bị viêm nhiễm với cường độ ngứa và mức độ viêm có xu hướng tăng lên khi hậu môn bị tổn thương trực tiếp khi tiếp xúc với hơi ẩm hoặc gãi trực tiếp. Ngứa hậu môn – Tình trạng vùng da phía trong, xung quanh hậu môn bị kích ứng Trường hợp cơn ngứa tiến triển dữ dội với triệu chứng đau, bỏng rát thì người bệnh có thể không chịu được. Ngứa vùng hậu môn được chia thành 2 loại chính gồm:  Ngứa hậu môn nguyên phát: Loại này thường phổ biến nhất và không có nguyên nhân rõ ràng; Ngứa hậu môn thứ phát: Loại này thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như viêm da tiếp xúc hoặc nhiễm trùng,…  II. Nguyên nhân gây tình trạng ngứa hậu môn ở trẻ em là gì? Để điều trị được dứt điểm tình trạng ngứa hậu môn cho trẻ, cần xác định được nguyên nhân gây ra bệnh. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây bệnh:  2.1 Do giun kim Trẻ ngứa hậu môn do nhiễm giun kim Trẻ nhỏ rất dễ bị nhiễm giun kim, với triệu chứng phổ biến là tình trạng ngứa hậu môn vào buổi sáng hoặc ban đêm. Bởi đây là thời điểm giun kim bò ra để đẻ trứng. Tình trạng ngứa hậu môn do giun kim khiến trẻ ngứa ngáy, quấy khóc, gãi hậu môn và mất ăn mất ngủ.  2.2 Khô da Việc vệ sinh hậu môn không sạch sẽ sẽ khiến chất thải tồn đọng và dính lại ở vùng hậu môn, gây tình trạng ẩm ướt, ngứa ngáy. Ngoài ra, khi các bậc phụ huynh rửa hậu môn cho bé quá mạnh và quá kỹ với các dung dịch tẩy rửa có tính sát trùng quá cao cũng khiến vùng da ở hậu môn bị khô ráp. Từ đó gây ra hiện tượng ngứa hậu môn ở trẻ. 2.3 Táo bón Táo bón cũng có thể khiến trẻ ngứa hậu môn Táo bón cũng là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, nếu tình trạng này kéo dài và tiến triển nặng, nó không chỉ khiến các bé gặp phải vấn đề khi đại tiện, mà đa số trẻ bị táo bón đều gặp phải hiện tượng ngứa hậu môn. 2.4 Nứt hậu môn Nứt hậu môn là tình trạng có thể xảy ra ở cả trẻ nhỏ. Khi bị nứt hậu môn việc đại tiện khó khăn, đau đớn, chảy máu hậu môn và tình trạng ngứa hậu môn sau khi đại tiện.  III. Trẻ bị ngứa hậu môn có nguy hiểm? Ngứa hậu môn ở trẻ là tình trạng khá phổ biến và hiếm khi ảnh hưởng tới sức khỏe. Tuy nhiên, nếu triệu chứng bệnh xảy ra với tần suất nhiều và mức độ nặng thì trẻ có thể rơi vào tình trạng mệt mỏi, bực dọc, mất ăn, mất ngủ. Từ đó, ảnh hưởng đến việc phát triển thể chất và tinh thần của con.  Trẻ bị ngứa hậu môn có nguy hiểm không? Mặt khác, những tổn thương ở vùng hậu môn có thể tiến triển theo chiều hướng xấu gây nhiễm trùng, đau rát. Do vậy, khi triệu chứng bệnh xuất hiện với tần suất nhiều, phụ huynh nên chủ động tìm biện pháp khắc phục.  IV. Bé bị ngứa hậu môn phải làm gì? Không phải trường hợp nào trẻ bị ngứa hậu môn cũng cần phải uống thuốc để điều trị. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà cha mẹ có thể thử một số cách điều trị đơn giản tại nhà sau: 4.1 Cắt tỉa móng tay trẻ Cắt tỉa móng tay để trẻ không gãi, tránh làm xước hậu môn Ngứa hậu môn khiến trẻ gãi và làm xước da vùng hậu môn, dẫn tới nguy cơ nhiễm trùng cao. Do vậy, việc ba mẹ cần làm đầu tiên là cắt tỉa móng tay, giám sát không cho trẻ gãi khi bị ngứa hậu môn. Bên cạnh đó, cần vệ sinh móng tay của trẻ sạch sẽ với xà phòng sát khuẩn. 4.2 Không mặc đồ ẩm ướt Quần áo của trẻ nên chọn loại cotton thoải mái, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, tránh cho trẻ mặc quần áo vẫn còn ẩm ướt sẽ dễ gây kích ứng vùng da hậu môn. Bên cạnh đó, quần lót của trẻ cũng cần được thay thế thường xuyên, giặt với xà phòng và phơi dưới ánh nắng để sát khuẩn. Lưu ý, tránh dùng những loại xả có mùi hương cho quần lót của trẻ.  4.3 Giữ hậu môn sạch sẽ Muốn giữ cho vùng hậu môn giảm ngứa, giảm kích ứng thì cần đảm bảo vùng da này cần được vệ sinh khô ráo, sạch sẽ, không bị ẩm ướt. Riêng với những trẻ mới tập đi bô, cha mẹ cần lưu ý vệ sinh giúp trẻ và hướng dẫn để trẻ có thói quen vệ sinh đúng cách khi lớn hơn. 4.4 Dùng baking soda sát khuẩn Khi trẻ bị ngứa, kích ứng hậu môn thì cha mẹ có thể hòa ¼ cốc baking soda với nước ấm cho trẻ và ngâm khoảng 15 phút. Baking soda có tính sát khuẩn nhẹ giúp giảm viêm, giảm kích ứng và làm dịu da cho trẻ.  4.5 Dùng thuốc hoặc kem bôi Nếu nguyên nhân do nhiễm nấm, giun hoặc nhiễm trùng thì trẻ cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh và thuốc điều trị nhiễm ký sinh trùng chuyên dụng. Lưu ý, không tự mua thuốc điều trị cho trẻ, bởi nếu sai nguyên nhân thì nó không chỉ gây ra tình trạng ngứa hậu môn mà sức khỏe cũng bị ảnh hưởng. Kem bôi cho trẻ ngứa hậu môn Ngoài thuốc thì cha mẹ có thể sử dụng thêm kem chống ngứa. Lưu ý, cần vệ sinh sạch sẽ vùng kín cho trẻ trước khi bôi kem chống ngứa, cảm giác khó chịu ở trẻ sẽ giảm. Nếu tình trạng ngứa không thuyên giảm thì cha mẹ hãy đưa trẻ đi khám để được chỉ định thuốc điều trị khác. V. Cách phòng ngừa bệnh ngứa hậu môn ở trẻ em Cha mẹ có thể chủ động phòng ngừa tình trạng ngứa hậu môn ở trẻ em bằng một số biện pháp sau:  5.1 Vệ sinh đúng cách Vệ sinh hậu môn cho trẻ sạch sẽ Ba mẹ nên ưu tiên vệ sinh hậu môn cho trẻ bằng nước muối loãng. Lưu ý, không dùng chất tẩy rửa và xà phòng dễ gây kích ứng cho làn da của con. Bên cạnh đó, sau khi vệ sinh sạch sẽ, cha mẹ cần lau khô hậu môn và mặc quần áo thoải mái cho bé.  5.2 Tránh xa tác nhân kích ứng Trẻ bị ngứa hậu môn cũng có thể là do viêm da tiếp xúc. Do vậy, để phòng ngừa bệnh các mẹ hãy loại bỏ tác nhân kích thích xung quanh. Cụ thể: Thay thế tã, xà bông, nước xả vải nếu nghi ngờ những sản phẩm này là nguyên nhân khiến bé bị ngứa.  Mặc quần vừa kích cỡ, cân nặng của con và ưu tiên trang phục có chất liệu mát mẻ, thông thoáng.  Thường xuyên thay tã, tránh hiện tượng ma sát gây ngứa hậu môn. 5.3 Bổ sung nước, rau xanh Để phòng ngừa các bệnh gây ra triệu chứng ngứa hậu môn thì ba mẹ nên: Bổ sung nước, rau xanh tránh tình trạng táo bón ở trẻ em Cho bé uống từ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày và có thể dùng nước lọc, nước ép hoặc nước điện giải. Bổ sung trái cây, rau xanh vào các bữa ăn hàng ngày của bé. Trường hợp trẻ không thích ăn rau thì có thể thay thế bằng một số loại củ như khoai tây, khoai lang, cà rốt,… Chế biến thức ăn cho trẻ ở dạng lỏng như soup, canh, cháo để tránh táo bón và ngứa hậu môn,… Cho trẻ ăn uống đúng giờ, hạn chế ép ăn để hệ tiêu hóa khỏe mạnh, hấp thụ hiệu quả. Hạn chế thực phẩm gây kích ứng hậu môn như nhiều dầu, đồ cay nóng,…  Ngứa hậu môn có thể làm bé khó chịu, ảnh hưởng tới nghỉ ngơi và sinh hoạt. Do vậy, bố mẹ cần lưu ý vệ sinh cho trẻ để hạn chế nguy cơ trẻ bị ngứa hậu môn. Bên cạnh đó, trước khi bắt đầu bất cứ phương pháp điều trị nào cho trẻ, bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho trẻ. Chia sẻ

Bệnh táo bón nên ăn gì? Kiêng gì? tốt cho táo bón

Người bị bệnh táo bón do không kịp thời thải chất bã ra ngoài, chất thối rữa trong đường ruột bị hấp thụ trở lại cơ thể, trở nên độc, sinh ra các chứng đau đầu, hoa mắt, rêu lưỡi dày, giảm thèm ăn, ợ hơi, ợ chua, miệng đắng, thở hôi, buồn nôn, mỏi mệt, đầy bụng, thậm chí dễ gây ra ung thư đường ruột. Do vậy khi bị táo bón chúng ta không được chủ quan. Mục lục1. Các nguyên nhân chính gây nên chứng táo bón2. Người bị trĩ và táo bón nên ăn gì?3. Người bị trĩ và táo bón không nên ăn gì?4. Một số thực phẩm tốt cho người bị táo bón4.1. Khoai lang4.2. Hạt vừng4.3. A giao4.4. Dâu tây4.5. Chuối4.6. Mía4.7. Nhân quả thông5. Cotripro – Bộ đôi từ thảo dược giúp co nhỏ búi trĩ, giảm đau rát trĩ Các nguyên nhân chính gây nên chứng táo bón Táo bón có liên quan mật thiết tới bệnh trĩ. Người bị táo bón lâu rất dễ bị bệnh trĩ. Khi bị trĩ, dẫn tới cơ vòng hậu môn co thắt, đau đớn nên sợ đại tiện. Vì thế, từ bệnh trĩ dễ dẫn đến táo bón và người bị táo bón cũng là một nguyên nhân gây ra bệnh trĩ thường gặp. Người bị táo bón thì phân khô, gây tổn thương trong và ngoài hậu môn, dẫn đến bệnh trĩ và không ngừng làm cho bệnh trĩ ngày càng nặng thêm. Cho nên người vừa bị táo bón, vừa bị trĩ phải điều trị tổng hợp cả táo bón và bệnh trĩ mới có thể khỏi được. Táo bón do ăn uống: trong một thời gian dài, ăn các thức ăn thiếu chất xơ như rau xanh, trái cây, hoặc ăn quá ít, chất bã thực phẩm không đủ để kích thích niêm mạc ruột, vỏ não không được kích thích đầy đủ, không muốn đại tiện, dẫn đến táo bón. Táo bón do tình trạng sức khỏe: người già suy nhược, dinh dưỡng kém, béo phì, bệnh về tiêu hóa khiến các cơ hỗ trợ bài tiết (như cơ hoành, cơ bụng, cơ khung chậu) trở nên không đủ lực tác động, dẫn đến táo bón. Táo bón có tính chất cơ học: do toàn bộ hoặc một phần đường ruột bị tắc bởi ung thư, hoặc đường ruột bị tắc nghẽn, sự vận động các chất ở bên trong đường ruột bị cản trở, dẫn đến táo bón. Táo bón do thần kinh giao cảm vách quá nhạy làm cho thành ruột co thắt, căng cơ, dẫn đến hẹp đường ruột, khiến phân bã khó đi qua, sinh ra táo bón. Chất xơ thô trong thức ăn quá nhiều cũng có thể dẫn tới co thắt thành ruột, dẫn tới táo bón. Xem thêm: Đi ngoài ra máu tươi là bệnh gì? Người bị trĩ và táo bón nên ăn gì? Nên ăn nhiều loại thực phẩm giàu vitamin B, có lợi cho việc tạo hơi, ăn vừa phải chất béo và tăng lượng nước đưa vào cơ thể.  – Thực phẩm giàu vitamin B1, B2: ngô, kê, gạo, lúa mì, lạc, trứng gà, gan heo, tim heo, thịt heo, gan bò, gan dê, sữa bột, gan gà, gan vịt, lươn, rau cần, cải, súp lơ… Tăng thực phẩm chất xơ đưa vào cơ thể để kích thích tăng bài tiết dịch tiêu hóa và nhu động ruột, giảm thời gian thức ăn đi qua ruột, giúp đại tiện tốt.  – Thực phẩm giàu chất xơ: rau hẹ, rau cần, củ cải, tảo bẹ, cải trắng, vỏ tôm, giá đậu nành, giá đậu xanh, đậu cô ve, khoai tây, khoai lang, gạo lứt, bột mì, củ mài, các loại trái cây ăn cả vỏ. Nên ăn thêm một số thực phẩm giàu chất béo vì chất béo có thể làm trơn, thông đại tiện. Khi đun nấu cần sử dụng dầu lạc, dầu mè, dầu hướng dương… Các loại dầu này có thể tăng thêm dinh dưỡng mà không gây béo phì. Nên ăn nhiều cháo, sữa đậu, sữa bò, nước trái cây, mật ong… Uống nhiều nước có hiệu quả điều trị tương đối tốt đối với bệnh trĩ và chứng táo bón. Tham khảo: Người bị bệnh trĩ nên ăn gì? Nguyên tắc ăn uống đối với chứng táo bón dạng thần kinh hoặc có tính cơ học là: thực phẩm dạng lỏng, không có chất xơ thô, hoặc cơm mềm ít bã là tốt, và không có tính kích thích. Vì thế người bệnh có thể chọn ăn cháo gạo, mì nước, bánh mì hấp, sữa bò, trứng gà luộc, thịt xay, nước trái cây, bột củ sen, bánh bích quy, dầu lạc… và phải uống đủ nước để giảm áp lực của thức ăn đối với ruột, giảm sự cản trở vận động của thức ăn trong ruột, đồng thời đảm bảo thành phần nước của phân trong ruột, làm cho phân mềm trơn, dễ bài tiết ra ngoài. Dược liệu thường dùng để phòng chống táo bón là: hà thủ ô, hạt quyết minh, quả sung, khổ sâm, mật ong, nha đam, đỗ trọng, lá dâu, sa sâm, hạt trắc bá, tía tô, nhục thung dung, hoàng kỳ, dầu mè, mè đen, nhân hạch đào, ngọc trúc, đại hoàng, tảo bẹ, củ mài, ngân nhĩ, táo đỏ, củ cải, mã đề, ra hẹ, bạch quả, nhân mận, rễ dâu. Người bị trĩ và táo bón không nên ăn gì? Không nên uống trà đặc, rượu, cà phê, vì những chất này làm khô phân, khiến cho bệnh táo bón và bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng. Không nên ăn các thực phẩm tinh ít xác, như gạo, bột mì làm quá sạch. Một số thực phẩm tốt cho người bị táo bón Khoai lang Theo kinh nghiệm dân gian, ăn nhiều khoai lang có thể điều trị bí đại tiện, giúp thông ruột để bài tiết tốt. Khoai lang mát máu lợi huyết, khoan ruột dạ dày, thông bí đại tiện, bài tiết các chất độc hại tích trong nội tạng. Khoai lang rất tốt cho người bị táo bón và bị trĩ Có thể dùng 250g lá khoai lang, thêm dầu, muối, xào thành món ăn. Ăn lúc buổi sáng, tối, lúc bụng đói, sẽ rất có lợi cho người khó đi ngoài. Hoặc đơn giản hơn, người bệnh trĩ có thể ăn các món khoai lang nướng, khoai lang luộc, hấp… mỗi ngày để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Hạt vừng Có thể nhẹ ruột, thông tiện, thích hợp cho người bí đại tiện, ruột khô. Vừng đen với lá dâu, nghiền nhỏ, trộn với mật ong, vo thành viên, mỗi ngày dùng 12g – 15g, dùng trong một tháng. A giao Bổ âm bổ huyết, nhuận ruột, thích hợp cho người bí đại tiện, cơ thể suy nhược. Chuẩn bị 200g a giao, 3 miếng hành tươi, 2 thìa mật ong. Hành hãm nước bỏ bã, cho a giao và mật ong vào ăn nóng trước bữa ăn. Bài thuốc này thích hợp cho người già bị bí đại tiện, cơ thể suy nhược, sản phụ bị suy nhược cơ thể sau khi sinh nở, và những người bị bí đại tiện. Dâu tây Bổ dịch, nhuận ruột, thích hợp cho người bí đại tiện thể hư, ruột khô, và những người bị đại tiện huyết hư mãn tính. Có thể lấy những quả dâu tươi, chín đem ép lấy nước, mỗi ngày uống hai lần, mỗi lần 15ml. Hoặc dùng 2kg dâu tươi, thêm đường cát trắng, thêm nước, đun thành cao dâu, mỗi ngày uống 2 lần với nước đã đun sôi, mỗi lần 15g liên tục trong 1 tuần. Chuối Thanh nhiệt, nhuận ruột, giải độc, thích hợp cho người bí đại tiện, cơ thể suy nhược theo thói quen và những người bị bí đại tiện tính nhiệt. Mỗi ngày nên ăn chuối 2 – 3 lần, mỗi lần khoảng 2 quả. Mía Tác dụng thanh nhiệt, tạo nước bọt, nhuận ruột, thích hợp cho người bí đại tiện tính nhiệt. Có thể dùng nước mía vỏ xanh, 1 cốc nhỏ mật ong, trộn đều, mỗi ngày uống khi đói vào các buổi sáng và tối. Nhân quả thông Thích hợp cho người bị bí đại tiện, khô ruột mãn tính, có tác dụng dưỡng dịch, nhuận phổi, thông ruột. Có thể dùng 30g nhân quả thông nấu thành cháo loãng với gạo tẻ lùn rồi ăn hằng ngày vào buổi sáng và tối. Hoặc dùng 150g đến 500g nhân hạt quả thông rang chín, giã nhỏ, bỏ thêm 500g đường trắng và một lượng nước thích hợp, đun nhỏ lửa nấu thành cao, sau khi nguội cho vào lọ. Khi dùng thì pha với nước sôi rồi uống vào các buổi sáng và tối hằng ngày. Tìm đọc thêm: Cách giảm đau hậu môn khi đi ngoài Bị trĩ ngứa hậu môn Cotripro – Bộ đôi từ thảo dược giúp co nhỏ búi trĩ, giảm đau rát trĩ CotriPro Gel với thành phần chứa các thảo dược Việt như cúc tần, ngải cứu, lá sung, lá lốt, tinh chất nghệ giúp thẩm thấu trực tiếp vào búi trĩ, giảm đau rát chỉ sau 3-5 ngày sử dụng, đồng thời làm săn se và co lên hiệu quả. Cotripro dạng viên uống tiện dụng Viên uống Cotripro được bổ sung thêm thành phần Slippery Elm được nhập khẩu từ Hoa Kỳ và TumeroPine, tác động sâu vào bên trong, làm tăng sức bền thành mạch, co búi trĩ và ngăn ngừa các nguy cơ tái phát. Dù đây là bệnh lý tế nhị nhưng bạn đừng ngại, hãy gọi về tổng đài tư vấn 18006293 hoặc kết nối Zalo 0384730724 để được các dược sỹ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn thoát khỏi những khó chịu đang hành hạ hàng ngày nhé. Tìm nhà thuốc gần nhất có bán COTRIPRO Gel Ở ĐÂY ||Tham khảo bài viết khác: Nhiều ngày không buồn đi đại tiện phải làm sao? cách xử lý Làm thế nào để đi ngoài dễ hơn? Xoa miệng chữa táo bón Mẹo dân gian chữa táo bón, đại tiện ra máu, bệnh trĩ Chia sẻ

Bị lòi dom ở phụ nữ sau sinh phải làm sao? 5 cách chữa trị

Chào bác sĩ. Em năm nay 30 tuổi, em vừa sinh cháu thứ 2 được khoảng 3 tháng. Trong thời gian mang thai 3 tháng cuối, em đi khám sức khỏe và được bác sĩ thông báo bị mắc bệnh lòi dom ở cấp độ nhẹ. Nhưng sau khi sinh xong và tái khám, em được biết bệnh của em không thuyên giảm mà còn đang có hướng phát triển nặng hơn. Bác sĩ cho em hỏi bệnh lòi dom ở phụ nữ sau sinh nên chữa trị thế nào ạ? Em xin chân thành cảm ơn bác sĩ. (Nguyễn Thị Hương, Thái Bình) Mục lụcI. Lòi dom là gì?II. Nguyên nhân bệnh lòi dom ở phụ nữ sau sinhIII. Dấu hiệu lòi dom sau sinhIV. Bệnh lòi dom sau sinh có nguy hiểm không?V. Một số cách chữa lòi dom ở phụ nữ sau sinh5.1 Chữa lòi dom ở phụ nữ sau sinh bằng rau diếp cá5.2 Cách chữa lòi dom sau sinh bằng cây thiên lý5.3 Chữa lòi dom sau sinh bằng nghệ tươi5.4 Dùng nhựa đu đủ xanh chữa lòi dom ở phụ nữVI. Phụ nữ sau sinh nên chú ý điều gì?Cotripro – Bộ đôi từ thảo dược giúp co nhỏ búi trĩ, giảm đau rát trĩ cho bà bầu Trả lời: Chào bạn Hương! Lời đầu Cotripro.vn cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi thắc mắc tới chương trình. Với câu hỏi “bệnh lòi dom ở phụ nữ nên chữa trị thế nào?” của bạn, chúng tôi xin gửi tới bạn câu trả lời như sau: I. Lòi dom là gì? Lòi dom là một dạng của bệnh trĩ bị viêm. Búi trĩ (một phần hoặc toàn bộ niêm mạc trực tràng) co ra bên ngoài hậu môn. Theo thống kê, 90% nữ giới sau sinh đều mắc bệnh lòi dom. Dưới đây sẽ là một số cách chữa lòi dom sau sinh hiệu quả. II. Nguyên nhân bệnh lòi dom ở phụ nữ sau sinh Bệnh lòi dom hay chính là một giai đoạn phát triển nặng của bệnh trĩ, là sự giãn nở quá mức của các tĩnh mạch trong vùng trực tràng – hậu môn. Sau thời gian chúng phình to kích thước tạo thành các búi dom lòi ra ngoài khi người bệnh đi đại tiện. Phụ nữ sau sinh bị lòi dom phải làm sao? Những nguyên nhân gây ra bệnh lòi dom ở phụ nữ sau sinh cần kể đến như: Tử cung giãn nở khi sinh: Khi sinh (đặc biệt đối với sinh thường), kích thước tử cung sẽ mở to hơn mức bình thường gấp nhiều lần, tạo áp lực lớn ở khoang chậu, khiến các tĩnh mạch ở hậu môn bị sưng phù dẫn tới búi trĩ hình thành và phát triển. Rặn đẻ khi sinh thường: rặn đẻ không đúng cách gây ra áp lực ở ổ bụng, trực tràng, khiến các búi dom lòi ra ngoài. Táo bón kéo dài: chị em mang thai thường bị táo bón, dẫn tới đi ngoài phải rặn nhiều. Tình trạng này kéo dài làm xuất hiện các búi dom và khi các búi dom phát triển lớn sẽ tự sa ra ngoài hậu môn. Áp lực ở ổ bụng: Thai nhi lớn, gây áp lực ở ổ bụng và chèn ép lên các tĩnh mạch vùng hậu môn, làm hình thành búi trĩ. Sau khi sinh búi trĩ lớn hơn sẽ xuất hiện bệnh lòi dom sau sinh. Đã từng bị trĩ trước đó: nếu chị em đã từng bị trĩ trước đó có nguy cơ tái phát trở lại khi không có chế dộ ăn uống cân bằng hoặc giữ gìn vệ sinh kém. Vì thế dễ mắc bệnh lòi dom sau sinh. Chế độ dinh dưỡng sau sinh: Chế độ dinh dưỡng giàu đạm, thiếu chất xơ, uống ít nước làm cho phụ nữ sau sinh bị táo bón gây lòi dom. III. Dấu hiệu lòi dom sau sinh Triệu chứng, dấu hiệu của lòi dom sau sinh thường không khó để nhận biết. Thế nhưng một số chị em vẫn không chú ý (đặc biệt là đối với bệnh nhẹ) điều này làm bệnh ngày càng nặng. Chảy máu hậu môn khi đi đại tiện, máu có thể lẫn với phân, thậm trí bị nặng máu có thể phun thành tia. Đau rát hậu môn kém ngứa ngáy, sưng đỏ khu vực này hoặc chảy chất nhầy khi đại tiện (có thể kèm mùi hôi khó chịu). Búi dom sa xuống hậu môn, dùng tay sờ sẽ thấy một phần thịt dư thừa lòi ra ngoài hậu môn. IV. Bệnh lòi dom sau sinh có nguy hiểm không? Theo các chuyên gia y tế, lòi dom sau sinh nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm: Thiếu máu, suy giảm trí nhớ Nghẹt búi dom Viêm nhiễm phụ khoa Suy giảm ham muốn tình dục Rối loạn chức năng hậu môn Nhiễm trùng máu Hoại tử hậu môn Ung thư trực tràng, đe dọa tính mạng người bệnh Ngoài ra, lòi dom sau sinh còn khiến chị em cảm thấy khó khăn bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt. V. Một số cách chữa lòi dom ở phụ nữ sau sinh Như trường hợp của chị Hương do đang trong giai đoạn cho con bú nên việc dùng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh lòi dom tận gốc là không thể. Vì vậy, lựa chọn dùng các bài thuốc dân gian điều trị lòi dom cho phụ nữ sau sinh là giải pháp an toàn nhất. Tuy nhiên, do đây không phải là thuốc kháng sinh nên chị cần kiên trì thực hiện để đạt được hiệu quả tốt. 5.1 Chữa lòi dom ở phụ nữ sau sinh bằng rau diếp cá  – Cách 1: rửa sạch rau diếp cá sau đó cho vào nồi đun cùng khoảng 1 lít nước và 1 thìa muối tinh. Nồi sôi thì vặn nhỏ lửa và tiến hành đun tiếp khoảng 15 phút. Sau đó dùng để xông vùng hậu môn và búi dom. Khi nước ấm có thể tiếp tục dùng nước này ngâm, rửa vùng hậu môn và búi dom giúp giảm bớt cảm giác ngứa, khó chịu và làm teo búi dom. Xông hơi rau diếp cá điều trị tại chỗ bệnh lòi dom  – Cách 2: Rửa sạch rau diếp cá và ngâm cùng nước muối loãng để đảm bảo rau an toàn. Cho rau vào xay nhuyễn sau đó cho thêm khoảng 300ml – 500ml nước lọc vào và xay đều. Dùng vải mềm hoặc dây lọc lọc bỏ bã và uống nước. Có thể pha thêm một chút đường hoặc mật ong để có thức uống thơm ngon hơn.  – Cách 3: Dùng rau diếp cá đã rửa sạch, giã nát và đắp lên vùng hậu môn. Tiếp đến dùng miếng gạc hoặc vải mềm cố định lại đảm bảo lá rau diếp cá tiếp xúc trực tiếp với vết thương. Để khoảng 30 – 40 phút thì thay lượt 2. Kiên trì sử dụng cho tới khi bệnh thuyên giảm. Lưu ý: Trước khi tiến hành xông hơi, ngâm rửa hoặc đắp rau diếp cá điều trị lòi dom, người bệnh cần vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn, búi dom bằng nước ấm pha muối loãng để khử trùng vết thương cũng như làm tăng hiệu quả điều trị bệnh. >>>||Tham khảo: 7 Cách chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá đơn giản tại nhà 5.2 Cách chữa lòi dom sau sinh bằng cây thiên lý Trong y học cổ truyền, lá cây thiên lý được xem là một thảo dược tốt. Không chỉ là loại thức ăn bổ dưỡng hàng ngày mà còn được dùng để chữa bệnh lòi dom sau sinh. lá cây thiên lý rất lành tính, vì vậy mà sử dụng cho phụ nữ cho con bú không ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Chữa lòi dom bằng cây thiên lý Cách chữa lòi dom sau sinh bằng cây thiên lý như sau: Rửa sạch lá thiên lý, giã nát và cho thêm chút muối. Sau đó vắt lấy nước cốt Sử dụng bông hoặc khăn mềm thấm nước lá thiên lý bôi lên vùng bị lòi dom 5.3 Chữa lòi dom sau sinh bằng nghệ tươi Nghệ là loại thảo dược giúp làm lành vết thương, kháng viêm, ngăn chặn nhiễm trùng. Cách chữa lòi dom sau sinh bằng nghệ tươi như sau: Chọn 3 – 5 củ nghệ tươi, rửa sạch và giã nát. Cho phần nghệ tươi giã nát vào nồi, thêm 2 lít nước, 2 bó rau diếp cá, 1/2 thìa muối ăn, sung tươi (5 quả bổ đôi). Tiến hành đun hỗn hợp thật sôi, sau đó mang ra xông hậu môn từ 15-20 phút. Sau khi nước xông nguội, tiếp tục ngâm hậu môn vào nước này (ngâm trong 15 phút). Cuối cùng, vệ sinh lại hậu môn và lau sạch bằng khăn mềm. Thực hiện 2 – 3 lần/tuần sẽ thấy hiệu quả. 5.4 Dùng nhựa đu đủ xanh chữa lòi dom ở phụ nữ  – Chuẩn bị: 1 quả đu đủ xanh và tươi còn nhiều nhựa.  – Cách làm: Bổ quả đu đủ làm hai. Buộc úp hai nửa đủ đủ và hai bên chân, lưu ý hướng phía cuống đu đủ quay lên trên. Nhựa đu đủ sẽ tác dụng làm co các mạch máu trong búi dom khiến các búi dom săn se và teo dần. Dùng nhựa đu đủ xanh chữa lòi dom ở phụ nữ Các mẹ bầu cũng có thể nấu ăn nhiều loại món ăn với đu đủ xanh để đổi khẩu vị thực đơn hàng ngày và giúp giảm bớt tình trạng chảy máu khi đi đại tiện ở người bệnh lòi dom. Ngoài các bài thuốc dân gian, phụ nữ sau sinh cũng có thể tham khảo một số dạng thuốc bôi dạng gel, dạng kem điều trị bệnh tại chỗ để đạt hiệu quả điều trị bệnh nhanh hơn. Tuy nhiên, để đảm an toàn sức khỏe cho cả mẹ và bé, các mẹ bầu cần được thăm khám và sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ, làm theo các hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ chuyên khoa trong quá trình điều trị bệnh. ➤  Tin liên quan:  Mẹ bầu bị trĩ có sinh thường được không? #12 cách chữa lòi dom an toàn tại nhà đơn giản nhanh chóng Trong quá trình vượt cạn, việc rặn sinh làm tăng áp lực lên ổ bụng, khiến búi trĩ dễ sa ra ngoài. Đối với một số trường hợp khi sinh con, bị rạch tầng sinh môn, khi khâu, sản phụ có thể bị khâu chít vào một số mạch máu ở hậu môn, dẫn đến trĩ. Lời khuyên dành cho các bà mẹ bỉm sữa nên dùng các sản phẩm gel bôi để các hoạt chất dễ thẩm thấu và có tác dụng nhanh, hiệu quả lại an toàn. VI. Phụ nữ sau sinh nên chú ý điều gì? Cùng với việc áp dụng các cách chữa lòi dom sau sinh, mẹ cần chú ý những điều sau để giúp bớt đau và bệnh tiến triển nặng thêm: Áp dụng một chế độ ăn uống khoa học (ăn nhiều rau xanh, đồ mát, uống nhiều nước, bổ sung thực phẩm nhuận tràng). Vận động nhẹ nhàng, có thể thường xuyên đi bộ, tập thể dục vừa sức. Không sử dụng đồ uống có ga, có cồn, chất kích thích. Không suy nghĩ nhiều, tránh căng thẳng, mệt mỏi, thức khuya. Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là vùng hậu môn. Nên sử dụng khăn mềm và tránh chà xát mạnh khu vực này. Cotripro – Bộ đôi từ thảo dược giúp co nhỏ búi trĩ, giảm đau rát trĩ cho bà bầu Cotripro là sản phẩm được chiết xuất từ các thành phần thảo dược tự nhiên với dây chuyền sản xuất theo công nghệ hiện đại đạt chuẩn GMP. CotriPro Gel sẽ giúp chấm dứt đau đớn, nóng rát, sưng viêm ở vùng hậu môn sau 3-5 ngày sử dụng. Trường hợp Trĩ sa, Trĩ lâu năm thì nên kiên trì dùng đều đặn từ 1-2 tháng (3-5 tuýp) để búi Trĩ co dần lên. Đối tượng sử dụng : ➤ Người mắc Trĩ nội, Trĩ ngoại, Trĩ hỗn hợp… ➤ Nứt kẽ hậu môn ➤ Người hay bị đau rát hậu môn, chảy máu khi đi vệ sinh ➤ Dùng được cho cả phụ nữ có thai, đang cho con bú và trẻ em Ngoài ra, Cotripro hiện nay còn có dạng viên uống tiện dụng. Viên uống Cotripro bổ sung thêm thành phần Slippery Elm được nhập khẩu từ Hoa Kỳ và Tumero Pine giúp tác động sâu vào bên trong, làm tăng sức bền thành mạch, co búi trĩ , giảm táo bón, từ đó ngăn ngừa các nguy cơ tái phát bệnh trĩ Dù đây là bệnh lý tế nhị nhưng bạn đừng ngại, hãy gọi về tổng đài tư vấn 18006293 hoặc kết nối Zalo 0384730724 để được các dược sỹ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn thoát khỏi những khó chịu đang hành hạ hàng ngày nhé. Tìm nhà thuốc gần nhất có bán COTRIPRO Gel Ở ĐÂY Cotripro.vn đã mách bạn 5 cách chữa lòi dom sau sinh hiệu quả. Chị em áp dụng để lòi dom sau sinh không còn trở thành vấn đề phiền toái ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày nữa. ||Tham khảo bài viết khác: #18 cách chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian 13+ Bài thuốc đông y chữa bệnh trĩ tại nhà hiệu quả tốt nhất 10+ Cách chữa bệnh trĩ tại nhà hiệu quả an toàn nhanh chóng Chia sẻ

Làm thế nào để đi ngoài dễ hơn? Xoa miệng chữa táo bón

Táo bón kéo dài sẽ mang lại nhiều hệ lụy, dễ thấy nhất là bệnh trĩ, gây nhiều đau đớn và biến chứng khó chịu về sau. Bên cạnh thay đổi chế độ ăn uống nhiều người ai cũng biết, có một số mẹo tác động vào cơ thể giúp giảm táo bón và đi ngoài dễ dàng hơn. Mục lụcI. Nguyên nhân gây táo bónII. Làm thế nào để đi ngoài dễ dàng hơn?2.1 Uống nhiều nước (trà chanh mật ong ấm và cà phê vào buổi sáng)2.2 Thức dậy sớm2.3 Thay đổi tư thế ngồi trên bồn cầu2.4 Massage xoa bóp bụng2.5 Mát xa quanh miệng giúp đi đại tiện dễ dàng hơn2.6 Uống chất xơ hòa tan2.7 Sử dụng thuốc nhuận tràng2.8 Dành thời gian đi bộ 10 phútIII. Giải pháp giảm táo bón bằng thảo dược tự nhiênIV. Một vài lưu ý để đi ngoài khi bị táo bón dễ dàng hơn I. Nguyên nhân gây táo bón Táo bón là tình trạng đi đại tiện phân khô cứng, phải dùng sức để rặn, hoặc số lần đi đại tiện dưới 3 lần/tuần. Một số nguyên nhân gây táo bón thường gặp: Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón Chế độ ăn uống nghèo nàn chất xơ Không uống đủ nước Ít vận động, lười tập thể dục Thường xuyên nhịn đi vệ sinh Chế độ sinh hoạt bị xáo trộn Tác dụng phụ của một số loại thuốc: thuốc giảm đau, thuốc chống tăng huyết áp,… Lạm dụng thuốc nhuận tràng Triệu chứng của bệnh lý nội tiết, thần kinh, đại trực tràng Dấu hiệu nhận biết bệnh táo bón Có thể thông qua trạng thái của phân để nhận biết chứng táo bón. Người bị táo bón thường phân nhỏ hoặc cục to, rời rạc, phải mất sức để rặn (Vì phân khô cứng, làm trầy xước niêm mạc trực tràng hậu môn, khiến hậu môn đau rát, rất dễ chảy máu). Nếu không trị táo bón kịp thời, lâu ngày không đi đại tiện sẽ xuất hiện những cơn co thắt, bụng nặng, thắt lưng đau, cảm giác buồn đại tiện nhưng không thể đi ngoài được. II. Làm thế nào để đi ngoài dễ dàng hơn? Khắc phục chứng táo bón là việc làm cần thiết không chỉ giúp việc đi ngoài dễ dàng hơn, làm hệ tiêu hóa vận hành ổn định mà nó còn giúp phòng ngừa bệnh trĩ. Dưới đây là một số cách tác động vào cơ thể giúp cải thiện chứng táo bón để đi ngoài dễ dàng hơn tại nhà, mời độc giả cùng tham khảo: Làm thế nào để buồn đi đại tiện? 2.1 Uống nhiều nước (trà chanh mật ong ấm và cà phê vào buổi sáng) Một trong những việc quan trọng cần làm để điều trị táo bón là uống nhiều nước. Nước làm phân mềm ra và giúp chúng di chuyển trong đại tràng dễ dàng. Chính vì vậy, uống nhiều nước là một cách chữa táo bón ngay lập tức rất hiệu quả. Bạn nên uống từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để hoạt động tiêu hóa, bài tiết trơn tru hơn. Ngoài nước lọc, bạn có thể uống nhiều loại nước khác để giúp việc đi đại tiện dễ hơn: Uống 1 tách trà, cafe mỗi sáng kích thích đi ngoài Uống 1 tách trà nóng, 1 lý cà phê vào buổi sáng: Caffeine có trong cà phê và trà có tác dụng kích thích co bóp và thúc đẩy quá trình tiêu hóa hiệu quả hơn. Uống 1 ly trà chanh mật ong ấm: chanh rất giàu vitamin C, tác dụng thanh nhiệt, sát trùng, chống oxy hóa, tiêu đờm, tiêu thực, lợi tiêu hóa. Mật ong vị ngọt tình bình, giải độc. Uống chanh mật ong ấm vào buổi sáng có tác dụng detox cơ thể, đồng thời loại bỏ các gốc tự do, tiêu diệt vi khuẩn gây hại trong đường ruột giúp quá trình trao đổi tốt hơn. 2.2 Thức dậy sớm Dậy sớm cũng là thời điểm đi ngoài dễ dàng Một cách để đi ngoài dễ dàng hơn khi bị táo bón là thức dậy sớm hơn bình thường. Theo chuyên gia, buổi sáng là thời điểm đại tràng dễ bị kích thích, phát ra tín hiệu muốn đi cầu, dẫn đến buồn đại tiện và bạn cũng dễ dàng đi vệ sinh vào thời gian này hơn. Nếu bạn thường xuyên lặp đi lặp lại việc dậy sớm đi vệ sinh, cơ thể sẽ ghi nhớ và tạo thói quen đi vệ sinh đều đặn vào buổi sáng giúp xua tan nối ám ảnh về táo bón. 2.3 Thay đổi tư thế ngồi trên bồn cầu Làm sao để đi ngoài khi táo bón dễ dàng hơn? Hãy thử thay đổi tư thế ngồi khi đại tiện. Nếu chuyển sang tư thế ngồi xổm sẽ dễ dàng đi vệ sinh hơn nhiều. Đi ngoài ngồi góc nghiêng 35 độ Khi đi vệ sinh, bạn có thể đặt một chiếc ghế nhỏ kê dưới chân, nâng cao đầu gối lên, tạo góc nghiêng 35 độ. 2.4 Massage xoa bóp bụng Massage bụng có tác dụng kích thích tăng nhu động ruột, rút ngắn thời gian thức ăn được vận chuyển qua đại tràng, phá vỡ phân cứng, giải phóng khí CO2 và giảm đau rát khi đi đại tiện, giúp phân dễ dàng tống ra ngoài.  – Cách thực hiện: bạn dùng tay xoa lên vùng bụng quanh rốn theo chiều kim đồng hồ, chú ý lực tay vừa phải để kích thích đại tràng. Bắt đầu xoa bóp từ vùng bụng dưới bên phải rồi di chuyển lên khung sườn, qua dạ dày và cuối cùng là vùng bụng dưới bên trái. Cách xoa bụng chữa táo bón Bên cạnh massage bụng,  bạn cũng có thể massage đáy chậu là vùng nằm giữa hậu môn và bộ phận sinh dục. Bạn dùng tay tạo áp lực lên vùng này để giúp cơ thể thả lỏng, làm mềm phân cứng, truyền tín hiệu lên dây thần kinh từ đó giải quyết nhanh chóng vấn đề táo bón không đi ngoài được. 2.5 Mát xa quanh miệng giúp đi đại tiện dễ dàng hơn xoa miệng chữa táo bón Dùng hai ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa) lăn quanh miệng độ vài ba phút – khoảng độ 200 vòng, triệu chứng đại tiện khó sẽ được giải quyết.  – Cách lăn như sau: lăn từ mép phải vòng lên môi trên sang mép trái. Lăn tiếp vào phía dưới và giữa môi dưới rồi kéo thẳng xuống ụ cằm (hình thành một dấu hỏi lớn chiếm 3/4 quanh miệng).  – Lưu ý: lăn từ phải qua trái mới nhuận tràng, hết táo bón. Ngược lại lăn từ trái qua phải, sẽ càng táo bón hơn. 2.6 Uống chất xơ hòa tan Một cách khác giúp chứng táo bón giảm nhanh là uống chất xơ hòa tan. Bình thường, nước chiếm khoảng 75% thành phần phân. Nếu giảm còn 50% thì phân khô, khó di chuyển, đại tiện khó khăn, nếu giảm còn 20% thì quá trình đào thải cặn bã bị tắc nghẽn. Vì vậy, bạn nên uống chứa chất xơ hòa tan, giúp mềm phân nhanh, đi đại tiện trơn tru dễ dàng hơn. 2.7 Sử dụng thuốc nhuận tràng Thuốc nhuận tràng là một trong những loại thuốc trị táo bón hữu hiệu giúp giải quyết một cách nhanh chóng tình trạng táo bón, khó đi ngoài. Tuy nhiên, nên chỉ sử dụng loại thuốc này trong khoảng 2 – 3 ngày dưới sự chỉ định của bác sĩ vì lạm dụng quá lâu sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến màng nhầy của ruột. Bạn có thể tham khảo một số loại thuốc nhuận tràng thường được sử dụng như: cellulose, sorbitol, glycerin, lactulose,… ||Xem thêm: 10 Cách giảm sưng đau búi trĩ tại nhà nhanh chóng hiệu quả 2.8 Dành thời gian đi bộ 10 phút Đi bộ nhẹ nhàng 10 phút mỗi ngày Vận động nhẹ nhàng sẽ kích thích nhu động ruột. Thiếu vận động cũng là một trong những nguyên nhân gây khó đại tiện. Việc tăng mức hoạt động có thể giúp thúc đẩy quá trình hô hấp và tăng nhịp tim. Điều này sẽ kích thích sự co bóp tự nhiên của các cơ trơn trong ruột và giúp bạn đi ngoài dễ dàng hơn. Vậy nên, hãy dành thời gian đi bộ mỗi ngày ít nhất 10 – 15 phút sau khi thức dậy vào buổi sáng bạn nhé. Những phương pháp giúp giảm táo bón và đi đại tiện nhanh bao gồm những liệu pháp như mát xa, dùng nước ấm, tập thể dụng… Bạn cần kết hợp những phương pháp này cùng với chế độ ăn uống nhiều chất xơ, uống nhiều nước, thường xuyên rèn luyện thói quen đi vệ sinh… để hiệu quả điều trị được tốt nhất. III. Giải pháp giảm táo bón bằng thảo dược tự nhiên Bên cạnh việc mát xa, chế độ ăn uống bạn nên kết hợp sử dụng các giải pháp giảm táo bón từ thảo dược tự nhiên để đạt hiệu quả tốt nhất. Các thảo dược có tác dụng tốt giảm táo bón được chuyên gia khuyên dùng như đương quy, diếp cá, tinh nghệ, đặc biệt là hoạt chất Slippery Elm nhập khẩu từ Hoa Kỳ. Theo thư viện y khoa Hoa Kỳ, Slippery Elm có tác dụng tăng cường nhu động ruột, giảm táo bón, từ đó ngăn ngừa nguy cơ sa búi trĩ – một trong những hậu quả của táo bón lâu ngày. Đó cũng chính là các thành phần có trong viên uống CotriPro! Cách dùng viên uống CotriPro để giảm táo bón tốt nhất: Trong 3 tuần đầu, bạn uống liều tấn công ngày 6 viên chia 2 lần, trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ. Khi các triệu chứng thuyên giảm thì chuyển sang liều duy trì ngày 4 viên. Nếu bị trĩ thì nên dùng liều duy trì trong vòng 1-2 tháng để giảm nguy cơ tái phát trĩ. Dù đây là bệnh lý tế nhị nhưng bạn đừng ngại, hãy gọi về tổng đài tư vấn 18006293 hoặc kết nối Zalo 0384730724 để được các dược sỹ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn thoát khỏi những khó chịu đang hành hạ hàng ngày nhé. Tìm nhà thuốc gần nhất có bán COTRIPRO TẠI ĐÂY Hoặc đặt mua CotriPro trực tiếp từ công ty TẠI ĐÂY IV. Một vài lưu ý để đi ngoài khi bị táo bón dễ dàng hơn Những người bị táo bón cần điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt, ăn uống sao cho hợp lý để giảm áp lực lên hệ tiêu hóa: Không nghịch điện thoại, đọc báo khi đi vệ sinh Không nên dùng quá nhiều giấy vệ sinh khi đi đại tiện để tránh vi khuẩn lây lan, kích thích vùng da ở hậu môn. Không cố gắng rặn mạnh vì có thể gây nứt kẽ hậu môn. Không nên nghịch điện thoại khi đi đại tiện Sau khi áp dụng những cách giảm táo bón trên mà vẫn còn một số triệu chứng sau thì cần đi khám: Phân lẫn máu đỏ tươi Phân dính màu đen, mùi tanh Buồn nôn, nôn nhiều Vẫn không thể đi đại tiện được Táo bón ở giai đoạn đâu sẽ không gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, về lâu dài, nếu tình trạng bệnh không được điều trị kịp thời sẽ gây nên những căn bệnh nguy hiểm cho sức khỏe. Bên cạnh những cách đi ngoài dễ dàng khi táo bón, bạn cũng nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý. ||Xem thêm bài viết khác: Nhiều ngày không buồn đi đại tiện phải làm sao? cách xử lý Mẹo dân gian chữa táo bón, đại tiện ra máu, bệnh trĩ Dinh dưỡng cho người bệnh táo bón Chia sẻ

Búi trĩ có mủ, Cách chữa bệnh trĩ có mủ như thế nào?

Búi trĩ có mủ là hiện tượng như thế nào? Khi gặp tình trạng này người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức, khó chịu ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe. Vậy búi trĩ có mủ là gì? Cách chữa búi trĩ có mủ như thế nào hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết cho người bệnh về hiện trạng búi trĩ có mủ. Mục lụcI. Bệnh trĩ là gì?II. Búi trĩ có mủ là gì?2.1 Búi trĩ nội có mủ2.2 Búi trĩ ngoại có mủIII. Cách chữa trị búi trĩ có mủ hiệu quả3.1 Điều trị búi trĩ có mủ bằng thuốc Tây y3.2 Can thiệp ngoại khoa điều trị bệnh trĩ có mủIV. Búi trĩ có mủ có nguy hiểm không?V. Cách phòng tránh bệnh trĩVI. Cotripro – Bộ đôi từ thảo dược giúp co nhỏ búi trĩ, giảm đau rát trĩ I. Bệnh trĩ là gì? Bệnh Trĩ còn gọi là bệnh lòi dom, hình thành do sự căng giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ. Tuy không quá nguy hiểm nhưng lại gây ra nhiều phiền toái và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Trực tràng và hậu môn vốn là khu vực có cấu tạo giải phẫu phức tạp, đảm nhận chức năng kiểm soát sự tháo phân và hơi. Ở đây bên cạnh hệ mạch máu phong phú – là ngã tư đường của các mạng tuần hoàn rộng lớn, còn có hệ thống tĩnh mạch trĩ. Hệ thống này vừa đảm nhận chức năng cửa ngõ của các hệ mạch máu lớn, vừa có khả năng phồng xẹp, đóng vai trò như một cái nệm góp phần vào cơ chế tự chủ hậu môn. Các búi tĩnh mạch trĩ bao gồm tĩnh mạch trĩ trong và tĩnh mạch trĩ ngoài, ngăn cách nhau bởi dây chằng Park. Đây là các cấu trúc sinh lý bình thường của hệ mạch hậu môn – trực tràng. Bệnh trĩ hình thành khi các búi tĩnh mạch này giãn quá mức. Giai đoạn đầu, bệnh có thể không gây ra triệu chứng gì và chỉ được phát hiện một cách tình cờ. Tuy nhiên, nếu không được quan tâm điều trị, bệnh tiến triển nặng dần có thể gây chảy máu, sa búi trĩ, thậm chí có thể dẫn đến các biến chứng như sa nghẹt, nhiễm khuẩn, tắc mạch… ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Bệnh trĩ được phân loại thành trĩ nội và trĩ ngoại tùy theo vị trí bị tổn thương. Ngoài ra còn có trĩ hỗn hợp, trĩ vòng để chỉ các trường hợp mắc cả trĩ nội và trĩ ngoại ở các mức độ khác nhau. Búi trĩ nội và búi trĩ ngoại (ảnh minh họa) Bệnh trĩ thường được phân thành hai loại trĩ nội và trĩ ngoại:  – Trĩ nội hình thành khi bị giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ trong. Đám rối tĩnh mạch này phình to dần, lúc đầu còn nằm trên đường lược và trong ống hậu môn (đường lược giới hạn các búi trĩ nội và ngoại, làm chúng phân tách khỏi nhau ở trạng thái sinh lý), về sau to dần, khi mô nâng đỡ và dây chằng Park chùng nhẽo dần, búi trĩ nội bắt đầu sa ra ngoài hậu môn ở các mức độ khác nhau.  – Trĩ ngoại hình thành khi giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ ngoài. Khi quan sát hậu môn có thể dễ dàng nhận thấy búi tĩnh mạch trĩ ngoại phồng to, căng bóng làm mất nếp nhăn bình thường của da hậu môn. II. Búi trĩ có mủ là gì? Búi trĩ có mủ là tình trạng búi trĩ bị viêm sưng và bên trong có xuất hiện mủ (thường là mủ trắng). Nếu không chữa trị kịp thời, búi trĩ có mủ có thể biến chứng thành viêm loét nặng hoặc hoại tử búi trĩ, thậm chí là hoại tử búi trĩ lan rộng đến các vùng xung quanh hậu môn. Búi trĩ có mủ cũng đồng nghĩa với bệnh trĩ đã diễn biến ở mức độ nặng nên người bệnh cần chủ động chữa trị sớm để tránh các biến chứng có thể xảy ra. 2.1 Búi trĩ nội có mủ Búi trĩ nội sưng lên, dẫn đến hiện tượng đau nhức dữ dội, búi trĩ chảy máu va tích tụ mủ, trong đó búi trĩ có mủ ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân Búi trĩ tích tụ mủ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng hậu môn, khiến viêm loét lan rộng sang vùng bộ phận sinh dục. Cảm giác đau đớn ảnh hưởng không hề nhỏ đến cuộc sống của bệnh nhân, các hoạt động đi đứng hay ngồi xuống đều khó khăn, không tập trung công việc Búi trĩ nội có mủ bị loét máu và bắt đầu hoại tử Búi trĩ có mủ có thể dẫn đến hoại tử búi trĩ, các vùng da xung quanh hậu môn, nguy cơ ngoại tử hậu môn là rất lớn. Khi búi trĩ xuất hiện sẽ gây hiện tượng vướng cộm ở hậu môn, hậu môn có mủ, dịch nhầy, lở loét, ngứa hậu môn, nghẹt búi trĩ. Dịch nhầy và mủ chảy ra nhiều làm ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe và giao tiếp hằng ngày của người bệnh. 2.2 Búi trĩ ngoại có mủ Búi trĩ ngoại có mủ thường gặp ở giai đoạn 4, búi trĩ bị viêm, có mủ, nhiễm trùng, ngứa và đau. Búi trĩ có mủ, tiết nhiều dịch nên dễ gây viêm nhiễm, làm cho người bị bệnh bị đau rát và cảm thấy ngứa ngáy khó chịu. Người bệnh rất sợ đi đại tiện, khi đi có máu chảy mạnh hơn ở hậu môn. Nếu máu chảy nhiều có thể gây ra hiện tượng thiếu máu. Người bệnh có thể gặp các biến chứng như búi trĩ có mủ, viêm hậu môn, áp xe hậu môn, rò hậu môn… Các dấu hiệu bị trĩ ngoại mưng mủ thường gặp như: Búi trĩ ngoại có mủ và có dấu hiệu hoại tử Búi trĩ bị sưng to, viêm nhiễm, búi trĩ có mủ, chảy dịch, có mùi hôi, hoại tử, cảm giác rất đau đớn. Máu chảy nhiều, máu chảy thành từng tia, trong một số trường hợp người bệnh chỉ cần ngồi xổm hay có tác động nhỏ gây áp lực lên hậu môn là cũng có thể chảy máu. Mất máu quá nhiều sẽ gây ra tình trạng thiếu máu nặng, dẫn đến da xanh hoặc vàng, chóng mặt khi ngồi xuống đứng lên, làm bệnh nhân nhanh mệt. Búi trĩ ngoại bị viêm nhiễm, có mủ có thể gây ra nhiễm trùng máu. Nguy cơ mắc các bệnh về đường hậu môn như áp xe hậu môn, viêm hậu môn…. Nguy hiểm phát triển thành ung thư hậu môn – trực tràng. III. Cách chữa trị búi trĩ có mủ hiệu quả Búi trĩ có mủ đồng nghĩa với búi trĩ đã viêm sưng và có nguy cơ bị hoại tử. Bởi vậy, việc chữa trị búi trĩ có mủ là cần thiết và phải được thực hiện càng sớm càng tốt. Đối với búi trĩ có mủ giai đoạn nhẹ có thể sử dụng các loại thuốc uống có tác dụng nhằm làm giảm triệu chứng, hạn chế giãn tĩnh mạch trĩ, co hồi mạch máu giúp kiểm soát bệnh. Trường hợp búi trĩ mủ ở mức độ nặng, có nguy cơ hoại tử hoặc hoại tử lan rộng sang hậu môn thì có thể bác sĩ điều trị sẽ cân nhắc áp dụng các phương pháp phẫu thuật ngoại khoa xử lý kịp thời để tránh gây biến chứng bệnh trĩ. 3.1 Điều trị búi trĩ có mủ bằng thuốc Tây y Xử lý ổ viêm mủ búi trĩ, giảm đau, kháng viêm, tiêu sưng là một số nhóm thuốc có thể được kê đơn để điều trị giúp cải thiện tình trạng viêm nhiễm búi trĩ. Cụ thể như: Thuốc kháng sinh tiêu diệt các vi khuẩn gây viêm nhiễm búi trĩ, từ đó giúp cải thiện làm giảm tình trạng búi trĩ có mủ. Một số biệt dược thường gặp như: thuốc Carbapenem, thuốc Penicillin và thuốc Cephalosporin. Nhóm thuốc co mạch giúp điều trị búi trĩ có mủ viêm sưng và trợ làm nhỏ kích thước búi trĩ như: thuốc Epinephrine, thuốc Phenylephrine, thuốc Norepinephrine,… Thuốc chống viêm giúp ngăn ngừa hiện tượng viêm nhiễm mủ búi trĩ tiếp tục xảy ra như thuốc Hydrocortisone Thuốc giảm đau giúp giảm đau, giảm ngứa rát vùng hậu môn và búi trĩ, nhờ đó người bệnh có thể dễ dàng hơn trong các hoạt động sống. Một số biệt dược có thể gặp như: thuốc Acetaminophen, thuốc NSAIDs. Thuốc giảm viêm sưng dạng bôi tại chỗ để làm giảm nhanh các triệu chứng ngứa rát, sưng đau khó chịu như thuốc Mastu – S, thuốc Proctolog,… Thuốc gây tê và giảm đau tại chỗ để làm giảm nhanh các cơn đau do búi trĩ viêm sưng và có mủ gây ra. Một số biệt dược có thể gặp như: thuốc Trimebutin, thuốc Medicone, thuốc Dibucaine,… Thuốc dưỡng ẩm giúp dưỡng ẩm và làm mềm mịn vùng da hậu môn, hỗ trợ làm dịu niêm mạc để hạn chế tình trạng búi trĩ chảy máu nhiều và viêm nhiễm khi đi đại tiện. ||Xem thêm: Bệnh trĩ uống thuốc có hết không? 3.2 Can thiệp ngoại khoa điều trị bệnh trĩ có mủ Trường hợp búi trĩ có mủ mức độ nặng và có nguy cơ hoại tử (hoặc đã bắt đầu hoại tử) thì bác sĩ chuyên khoa có thể cân nhắc can thiệp ngoại khoa xử lý nhanh búi trĩ hoại tử để phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Các phương pháp có thể cân nhắc áp dụng như: Búi trĩ có mủ có thể phải phẫu thuật cắt trĩ trong trường hợp nặng Tiêm xơ búi trĩ Thắt búi trĩ bằng dây thun Phẫu thuật cắt trĩ bằng Longo Phẫu thuật cắt trĩ bằng sóng cao tần HCPT Cắt trĩ bằng tia Laser Cắt trĩ bằng Milligan Morgan Búi trĩ có mủ khi được phát hiện và can thiệp sớm khi bệnh còn ở mức độ nhẹ sẽ góp phần kiểm soát tốt bệnh, tránh phải phẫu thuật. Vì thế, bệnh nhân cần chú ý các biểu hiện bất thường như đại tiện chảy máu, búi trĩ có mủ, đau, ngứa rát hậu môn…Cần thăm khám để được chẩn đoán chính xác, từ đó có thể can thiệp ở các mức độ khác nhau. IV. Búi trĩ có mủ có nguy hiểm không? Búi trĩ hình thành là do sự căng giãn quá mức của các cơ ở hậu môn tạo thành những búi gọi là búi trĩ và có thể xuất hiện ở trong hay ngoài hậu môn. Bệnh trĩ càng nặng búi trĩ càng sa ra ngoài. Khi búi trĩ sưng lên sẽ dẫn đến nhiều hiện tượng như: đau nhức dữ dội, chảy máu, tích tụ mủ,… Búi trĩ tích tụ mủ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng hậu môn, khiến viêm loét lan rộng sang vùng bộ phận sinh dục. Cảm giác đau đớn ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống bệnh nhân. Các hoạt động đi đứng hay ngồi xuống đều khó khăn, không thể tập trung trong công việc. Búi trĩ có mủ còn có thể dẫn đến hoại tử búi trĩ, các vùng da xung quanh hậu môn, nguy cơ ung thư hậu môn là rất lớn. V. Cách phòng tránh bệnh trĩ Như đã đề cập ở trên, nguyên nhân gây bệnh trĩ có thể xuất phát từ thói quen sinh hoạt hàng ngày. Chúng ta có thể thay đổi những biện pháp phòng bệnh trĩ ngay tại nhà. Tránh ngồi quá lâu Đi cầu vào một thời gian cố định Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ Tập thể dục thường xuyên Ăn uống đầy đủ chất xơ VI. Cotripro – Bộ đôi từ thảo dược giúp co nhỏ búi trĩ, giảm đau rát trĩ Kem bôi CotriPro Gel với thành phần chứa các thảo dược tự nhiên có khả năng thẩm thấu trực tiếp vào búi trĩ, giảm đau rát chỉ sau 3-5 ngày sử dụng, đồng thời làm săn se và co lên hiệu quả. Cotripro dạng viên uống tiện dụng Viên uống Cotripro được bổ sung thêm thành phần Slippery Elm được nhập khẩu từ Hoa Kỳ và TumeroPine, tác động sâu vào bên trong, làm tăng sức bền thành mạch, co búi trĩ và ngăn ngừa các nguy cơ tái phát. Dù đây là bệnh lý tế nhị nhưng bạn đừng ngại, hãy gọi về tổng đài tư vấn 18006293 hoặc kết nối Zalo 0384730724 để được các dược sỹ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn thoát khỏi những khó chịu đang hành hạ hàng ngày nhé. Tìm nhà thuốc gần nhất có bán COTRIPRO Gel Ở ĐÂY ||Tham khảo bài viết khác: Người bị trĩ có nên nằm nhiều không? Tư thế nằm phù hợp Trĩ cấp là gì? Dấu hiệu và cách điều trị trĩ cấp tính #8 bài tập co búi trĩ hiệu quả tại nhà không cần phẫu thuật Chia sẻ

Loading...