Rau má chữa bệnh trĩ có hiệu quả không? #5 cách sử dụng
Trong các cách chữa trĩ an toàn, lành tính, việc dùng rau má chữa bệnh trĩ là phương pháp nhận được nhiều sự quan tâm hơn cả. Dù là dược liệu tốt cho sức khỏe, thế nhưng khi sử dụng rau má, người bệnh vẫn phải thực hiện đúng cách, đúng liều lượng mới có thể đạt được hiệu quả tối ưu.
I. Rau má có chữa được bệnh trĩ không?
Theo Đông y, rau má có tính hàn, vị đắng, có tác dụng rất tốt trong việc kháng khuẩn, tiêu viêm và giải nhiệt cơ thể. Loại cây này thường được sử dụng cho những đối tượng đang bị trĩ, viêm loét hậu môn,….
Theo Y học hiện đại, trong rau má có chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể như B1, B2, B3, C, K, Iron, muối khoáng, Sterols,… có tác dụng nhuận tràng, giúp ngăn ngừa táo bón và trĩ.
Như vậy, người bệnh có thể sử dụng rau má chữa bệnh trĩ tại nhà; vừa giúp rút ngắn thời gian thăm khám, vừa tiết kiệm chi phí điều trị. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có hiệu quả rõ rệt với những người bị trĩ nhẹ, trường hợp nặng nên kết hợp phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa.
II. 5 cách dùng rau má chữa bệnh trĩ từ dân gian
Chữa bệnh trĩ bằng rau má rất đơn giản, phần lớn công thức không phức tạp và đều dễ kiếm. Bạn có thể áp dụng theo một hoặc nhiều phương pháp dưới đây nếu thấy phù hợp.
2.1 Nước ép rau má
Nước ép hoặc nước sinh tố rau má là thức uống quen thuộc của nhiều người, đặc biệt là những người bị trĩ. Thức uống này có tác dụng nhuận tràng, thanh nhiệt, đồng thời thúc đẩy hoạt động của nhu động ruột.
Để chữa trĩ bằng nước ép rau má, bạn cần thực hiện theo 4 bước sau:
- Bước 1: Chuẩn bị 100g rau má tươi, rửa sạch rồi để ráo nước
- Bước 2: Xay nhuyễn rau má với một 1 cốc nước lọc (hoặc nước sôi để nguội)
- Bước 3: Chắt lấy nước cốt hoặc lọc bã bằng tấm vải sạch
- Bước 4: Uống nước ép rau má thay nước mỗi ngày hoặc trước bữa ăn 30 phút
Nếu chưa quen, ban đầu bạn sẽ thấy nước ép rau má khá khó uống. Hãy thêm một chút đường hoặc một chút muối, lúc này nước ép sẽ dễ uống hơn rất nhiều!
2.2 Đắp rau má lên hậu môn
Đắp rau má trực tiếp lên hậu môn cũng là cách chữa trĩ được nhiều người dùng đánh giá cao về hiệu quả. Cách làm này không chỉ làm dịu, giảm đau nhức mà còn hỗ trợ co búi trĩ hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm lá rau má tươi, rửa sạch rồi giã nát
- Bước 2: Dùng một tấm vải lọc riêng phần bã và nước uống
- Bước 3: Đắp trực tiếp phần bã rau má vào búi trĩ
- Bước 4: Dùng băng hoặc gạc cố định phần rau má tại vị trí hậu môn khoảng 30 phút
- Bước 5: Nhẹ nhàng rửa sạch hậu môn với nước ấm
Trong thời gian đắp, bạn nên nghỉ ngơi, hạn chế vận động để thu được kết quả tốt nhất.
2.3 Trà rau má
Bên cạnh uống và đắp rau má chữa bệnh trĩ, người bệnh có thể sử dụng rau má để pha trà. Trà rau má có tác dụng lớn đối với sức khỏe, không chỉ có khả năng sát trùng, lợi tiểu, thanh lọc cơ thể, loại trà này có chứa nhiều vitamin giúp dưỡng âm, cải thiện trí nhớ, làm chậm quá trình lão hóa và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh ngoài da.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch, phơi khô rau má rồi cho vào lọ thủy tinh dùng dần
- Bước 2: Mỗi ngày nấu khoảng 100g rau má khô với nước lọc trong 15 phút
- Bước 3: Chắt lấy nước và uống thay trà bình thường
Nếu thấy quá trình phơi khô quá mất thời gian, người bệnh có thể vò nát rau má rồi hãm với nước sôi như trà và uống hàng ngày.
2.4 Các món ăn từ rau má
Các món ăn từ rau má như canh rau má, gỏi rau má chay, rau má xào thịt ngan sẽ giúp người bệnh cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết. Song, những món ăn này cũng rất tốt cho người mắc bệnh trĩ.
Để làm những món ăn này, bạn cần chuẩn bị 150g lá rau má (đã rửa sạch, để ráo) và tùy từng món ăn sẽ kết hợp thêm những nguyên liệu khác. Cụ thể:
Canh rau má | Rau má xào thịt ngan | Gỏi rau má chay | |
Nguyên liệu | – 150g rau má
– 100g thịt heo xay – Hành tím băm nhuyễn – Gia vị |
– 150g rau má
– 500g thịt ngan – ½ thìa gừng băm – ½ thìa hành tím băm – 2 thìa dầu ăn – Gia vị |
– 150g rau má
– 150g nấm bào ngư – 1 quả ớt – 1 thìa nước cốt chanh – 1 thìa nước tương – 1 thìa dầu ăn – Gia vị |
Cách làm | – Rửa sạch rau má, để ráo
– Thái nhỏ rau má và ướp gia vị vừa ăn khoảng 15 phút – Phi thơm hành và thịt cho đến khi thịt săn lại – Cho 1,5 – 2 lít nước vào nồi đun sôi rồi nêm nếm gia vị – Ăn hết canh rau má trong ngày, không để qua đêm |
– Rửa sạch rau má, để ráo
– Sơ chế, ướp thịt ngan khoảng 10 phút – Xào thịt ngan với rau má khoảng 3 phút – Thêm gừng và hành tím vào hỗn hợp thịt ngan xào rau má – Nêm nếm gia vị |
– Rửa sạch rau má, để ráo
– Rửa sạch nấm bào ngư rồi cắt làm đôi – Chẻ dọc, bỏ hạt ớt rồi cắt thành những khoanh lớn – Xào nấm từ 3 – 4 phút rồi nêm nếm gia vị – Pha nước chấm hạt nêm, đường, chanh theo tỉ lệ 1,5:2:1 – Trộn tất cả nguyên liệu với nhau và thưởng thức |
2.5 Xông hậu môn bằng nước rau má
Ngoài những mẹo trên, người bệnh có thể dùng nước rau má để xông hậu môn nhằm diệt khuật, hỗ trợ teo búi trĩ và ngăn chặn nấm ngứa xâm nhập.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm rau má, rửa sạch, để ráo
- Bước 2: Nấu chín rau má với 1 lít nước
- Bước 3: Đổ nước rau má ra chậu, chờ khoảng 5 – 10 phút cho nước bốc hơi bớt rồi tiến hành ngồi xông
- Bước 4: Xông đến khi nước nguội
- Bước 5: Vệ sinh hậu môn bằng nước rau má đã ngâm
III. 6 lưu ý quan trọng khi sử dụng rau má để chữa bệnh trĩ
Dù là một thực phẩm tốt cho sức khỏe, nhưng nếu không được sử dụng đúng cách, rau má vẫn có thể phản tác dụng, khiến tình trạng trĩ trở nên trầm trọng hơn. Vì thế, người bệnh cần lưu ý một số điều quan trọng dưới đây để đảm bảo an toàn và hiệu quả chữa trĩ.
- Khi đắp rau má lên búi trĩ, không nên chà xát mạnh nhằm giảm tổn thương, trầy xước vùng da cần điều trị.
- Không sử dụng các bài thuốc từ rau má để chữa trĩ cho các trường hợp: phụ nữ mang thai hoặc có dấu hiệu mang thai, người bệnh tiểu đường và người đang sử dụng thuốc đặc hiệu.
- Rau má chữa bệnh trĩ nên là loại rau má chất lượng: tươi, xanh và to
- Rửa sạch rau má với nước muối để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn
- Với những người chưa từng đắp rau má lên hậu môn hoặc xông hậu môn bằng nước rau má, hãy bôi thử nước ép rau má lên một vùng da nhỏ trên tay và quan sát trong vài giờ nhằm đảm bảo không bị dị ứng
- Nên sử dụng thêm các sản phẩm thảo dược “trong uống, ngoài bôi” như bộ đôi CotriPro (dạng uống và dạng bôi) – sản phẩm được điều chế từ các thành phần lành tính như: Cúc tần, Lá lốt, tinh chất Nghệ, Ngải cứu và Gel Polyacrylate crosspolymer (trong CotriPro Gel), giúp thúc đẩy quá trình cải thiện các triệu chứng của trĩ, táo bón, ngăn ngừa bệnh tái phát và có thể sử dụng lâu dài không lo tác dụng phụ.
Tuy nhiên, trước khi áp dụng bất kỳ sản phẩm hay phương pháp dân gian chữa trĩ nào, người bệnh vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có những đánh giá và giải pháp điều trị phù hợp, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Hơn nữa, nếu còn thắc mắc nào trong việc sử dụng rau má chữa bệnh trĩ hoặc muốn tìm hiểu rõ hơn về trĩ cũng như các giải pháp cải thiện trĩ an toàn, lành tính, bạn vui lòng liên hệ đến 1800 6293 trong giờ hành chính để được tư vấn cụ thể!
||Tham khảo bài viết khác:
- #7 Cách chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá đơn giản tại nhà
- #4 cách chữa bệnh trĩ bằng quả sung đơn giản dễ làm tại nhà
- #3 Bài thuốc chữa trĩ bằng hạt gấc tại nhà đơn giản hiệu quả
- Chi tiết cách ngâm hậu môn nước ấm chữa bệnh trĩ an toàn
Rau má chữa bệnh trĩ có hiệu quả không? #5 cách sử dụng
Trong các cách chữa trĩ an toàn, lành tính, việc dùng rau má chữa bệnh trĩ là phương pháp nhận được nhiều sự quan tâm hơn cả. Dù là dược liệu tốt cho sức khỏe, thế nhưng khi sử dụng rau má, người bệnh vẫn phải thực hiện đúng cách, đúng liều lượng mới có thể đạt được hiệu quả tối ưu.
I. Rau má có chữa được bệnh trĩ không?
Theo Đông y, rau má có tính hàn, vị đắng, có tác dụng rất tốt trong việc kháng khuẩn, tiêu viêm và giải nhiệt cơ thể. Loại cây này thường được sử dụng cho những đối tượng đang bị trĩ, viêm loét hậu môn,….
Theo Y học hiện đại, trong rau má có chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể như B1, B2, B3, C, K, Iron, muối khoáng, Sterols,… có tác dụng nhuận tràng, giúp ngăn ngừa táo bón và trĩ.
Như vậy, người bệnh có thể sử dụng rau má chữa bệnh trĩ tại nhà; vừa giúp rút ngắn thời gian thăm khám, vừa tiết kiệm chi phí điều trị. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có hiệu quả rõ rệt với những người bị trĩ nhẹ, trường hợp nặng nên kết hợp phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa.
II. 5 cách dùng rau má chữa bệnh trĩ từ dân gian
Chữa bệnh trĩ bằng rau má rất đơn giản, phần lớn công thức không phức tạp và đều dễ kiếm. Bạn có thể áp dụng theo một hoặc nhiều phương pháp dưới đây nếu thấy phù hợp.
2.1 Nước ép rau má
Nước ép hoặc nước sinh tố rau má là thức uống quen thuộc của nhiều người, đặc biệt là những người bị trĩ. Thức uống này có tác dụng nhuận tràng, thanh nhiệt, đồng thời thúc đẩy hoạt động của nhu động ruột.
Để chữa trĩ bằng nước ép rau má, bạn cần thực hiện theo 4 bước sau:
- Bước 1: Chuẩn bị 100g rau má tươi, rửa sạch rồi để ráo nước
- Bước 2: Xay nhuyễn rau má với một 1 cốc nước lọc (hoặc nước sôi để nguội)
- Bước 3: Chắt lấy nước cốt hoặc lọc bã bằng tấm vải sạch
- Bước 4: Uống nước ép rau má thay nước mỗi ngày hoặc trước bữa ăn 30 phút
Nếu chưa quen, ban đầu bạn sẽ thấy nước ép rau má khá khó uống. Hãy thêm một chút đường hoặc một chút muối, lúc này nước ép sẽ dễ uống hơn rất nhiều!
2.2 Đắp rau má lên hậu môn
Đắp rau má trực tiếp lên hậu môn cũng là cách chữa trĩ được nhiều người dùng đánh giá cao về hiệu quả. Cách làm này không chỉ làm dịu, giảm đau nhức mà còn hỗ trợ co búi trĩ hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm lá rau má tươi, rửa sạch rồi giã nát
- Bước 2: Dùng một tấm vải lọc riêng phần bã và nước uống
- Bước 3: Đắp trực tiếp phần bã rau má vào búi trĩ
- Bước 4: Dùng băng hoặc gạc cố định phần rau má tại vị trí hậu môn khoảng 30 phút
- Bước 5: Nhẹ nhàng rửa sạch hậu môn với nước ấm
Trong thời gian đắp, bạn nên nghỉ ngơi, hạn chế vận động để thu được kết quả tốt nhất.
2.3 Trà rau má
Bên cạnh uống và đắp rau má chữa bệnh trĩ, người bệnh có thể sử dụng rau má để pha trà. Trà rau má có tác dụng lớn đối với sức khỏe, không chỉ có khả năng sát trùng, lợi tiểu, thanh lọc cơ thể, loại trà này có chứa nhiều vitamin giúp dưỡng âm, cải thiện trí nhớ, làm chậm quá trình lão hóa và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh ngoài da.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch, phơi khô rau má rồi cho vào lọ thủy tinh dùng dần
- Bước 2: Mỗi ngày nấu khoảng 100g rau má khô với nước lọc trong 15 phút
- Bước 3: Chắt lấy nước và uống thay trà bình thường
Nếu thấy quá trình phơi khô quá mất thời gian, người bệnh có thể vò nát rau má rồi hãm với nước sôi như trà và uống hàng ngày.
2.4 Các món ăn từ rau má
Các món ăn từ rau má như canh rau má, gỏi rau má chay, rau má xào thịt ngan sẽ giúp người bệnh cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết. Song, những món ăn này cũng rất tốt cho người mắc bệnh trĩ.
Để làm những món ăn này, bạn cần chuẩn bị 150g lá rau má (đã rửa sạch, để ráo) và tùy từng món ăn sẽ kết hợp thêm những nguyên liệu khác. Cụ thể:
Canh rau má | Rau má xào thịt ngan | Gỏi rau má chay | |
Nguyên liệu | – 150g rau má
– 100g thịt heo xay – Hành tím băm nhuyễn – Gia vị |
– 150g rau má
– 500g thịt ngan – ½ thìa gừng băm – ½ thìa hành tím băm – 2 thìa dầu ăn – Gia vị |
– 150g rau má
– 150g nấm bào ngư – 1 quả ớt – 1 thìa nước cốt chanh – 1 thìa nước tương – 1 thìa dầu ăn – Gia vị |
Cách làm | – Rửa sạch rau má, để ráo
– Thái nhỏ rau má và ướp gia vị vừa ăn khoảng 15 phút – Phi thơm hành và thịt cho đến khi thịt săn lại – Cho 1,5 – 2 lít nước vào nồi đun sôi rồi nêm nếm gia vị – Ăn hết canh rau má trong ngày, không để qua đêm |
– Rửa sạch rau má, để ráo
– Sơ chế, ướp thịt ngan khoảng 10 phút – Xào thịt ngan với rau má khoảng 3 phút – Thêm gừng và hành tím vào hỗn hợp thịt ngan xào rau má – Nêm nếm gia vị |
– Rửa sạch rau má, để ráo
– Rửa sạch nấm bào ngư rồi cắt làm đôi – Chẻ dọc, bỏ hạt ớt rồi cắt thành những khoanh lớn – Xào nấm từ 3 – 4 phút rồi nêm nếm gia vị – Pha nước chấm hạt nêm, đường, chanh theo tỉ lệ 1,5:2:1 – Trộn tất cả nguyên liệu với nhau và thưởng thức |
2.5 Xông hậu môn bằng nước rau má
Ngoài những mẹo trên, người bệnh có thể dùng nước rau má để xông hậu môn nhằm diệt khuật, hỗ trợ teo búi trĩ và ngăn chặn nấm ngứa xâm nhập.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm rau má, rửa sạch, để ráo
- Bước 2: Nấu chín rau má với 1 lít nước
- Bước 3: Đổ nước rau má ra chậu, chờ khoảng 5 – 10 phút cho nước bốc hơi bớt rồi tiến hành ngồi xông
- Bước 4: Xông đến khi nước nguội
- Bước 5: Vệ sinh hậu môn bằng nước rau má đã ngâm
III. 6 lưu ý quan trọng khi sử dụng rau má để chữa bệnh trĩ
Dù là một thực phẩm tốt cho sức khỏe, nhưng nếu không được sử dụng đúng cách, rau má vẫn có thể phản tác dụng, khiến tình trạng trĩ trở nên trầm trọng hơn. Vì thế, người bệnh cần lưu ý một số điều quan trọng dưới đây để đảm bảo an toàn và hiệu quả chữa trĩ.
- Khi đắp rau má lên búi trĩ, không nên chà xát mạnh nhằm giảm tổn thương, trầy xước vùng da cần điều trị.
- Không sử dụng các bài thuốc từ rau má để chữa trĩ cho các trường hợp: phụ nữ mang thai hoặc có dấu hiệu mang thai, người bệnh tiểu đường và người đang sử dụng thuốc đặc hiệu.
- Rau má chữa bệnh trĩ nên là loại rau má chất lượng: tươi, xanh và to
- Rửa sạch rau má với nước muối để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn
- Với những người chưa từng đắp rau má lên hậu môn hoặc xông hậu môn bằng nước rau má, hãy bôi thử nước ép rau má lên một vùng da nhỏ trên tay và quan sát trong vài giờ nhằm đảm bảo không bị dị ứng
- Nên sử dụng thêm các sản phẩm thảo dược “trong uống, ngoài bôi” như bộ đôi CotriPro (dạng uống và dạng bôi) – sản phẩm được điều chế từ các thành phần lành tính như: Cúc tần, Lá lốt, tinh chất Nghệ, Ngải cứu và Gel Polyacrylate crosspolymer (trong CotriPro Gel), giúp thúc đẩy quá trình cải thiện các triệu chứng của trĩ, táo bón, ngăn ngừa bệnh tái phát và có thể sử dụng lâu dài không lo tác dụng phụ.
Tuy nhiên, trước khi áp dụng bất kỳ sản phẩm hay phương pháp dân gian chữa trĩ nào, người bệnh vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có những đánh giá và giải pháp điều trị phù hợp, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Hơn nữa, nếu còn thắc mắc nào trong việc sử dụng rau má chữa bệnh trĩ hoặc muốn tìm hiểu rõ hơn về trĩ cũng như các giải pháp cải thiện trĩ an toàn, lành tính, bạn vui lòng liên hệ đến 1800 6293 trong giờ hành chính để được tư vấn cụ thể!
||Tham khảo bài viết khác:
- #7 Cách chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá đơn giản tại nhà
- #4 cách chữa bệnh trĩ bằng quả sung đơn giản dễ làm tại nhà
- #3 Bài thuốc chữa trĩ bằng hạt gấc tại nhà đơn giản hiệu quả
- Chi tiết cách ngâm hậu môn nước ấm chữa bệnh trĩ an toàn