Phương pháp điều trị

Cách Phân Biệt Trĩ Nội Và Trĩ Ngoại Khác Nhau Như Thế Nào

Trĩ gồm trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Đây là căn bệnh phổ biến tuy không quá nguy hiểm nhưng lại gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt. Nhầm lẫn giữa trĩ nội và trĩ ngoại sẽ ảnh hưởng đến việc điều trị căn bệnh này. Mỗi loại trĩ sẽ có biểu hiện và hướng điều trị khác nhau. Dưới đây cotri.pro sẽ giúp bạn phân biệt bệnh trĩ nội và trĩ ngoại dễ dàng và lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp. Mục lụcI. Bệnh trĩ là gì?II. Phân cấp độ của trĩ nội và trĩ ngoại2.1 Đối với bệnh trĩ nội2.2 Đối với bệnh trĩ ngoạiIII. Phân biệt dấu hiệu bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại3.1 Dấu hiệu đặc trưng của bệnh trĩ nội3.2 Dấu hiệu đặc trưng của bệnh trĩ ngoạiIV. Trĩ nội, trĩ ngoại có chữa được không?4.1 Điều trị trĩ nội4.2 Điều trị trĩ ngoạiV. Gel bôi Cotripro giúp co trĩ và giảm đau rát nhanh chóng I. Bệnh trĩ là gì? Ở hậu môn chúng ta có những đám rối tĩnh mạch trĩ, tùy theo vị trí mà phân thành các đám rối tĩnh mạch trĩ trong và đám rối tĩnh mạch trĩ ngoài. Các đám rối tĩnh mạch trĩ này có chức năng giúp cho máu từ vùng hậu môn trực tràng trở về tim theo vòng tuần hoàn máu, và có vai trò như một lớp đệm giúp cho hậu môn được khép kín lại. Bệnh trĩ (hay còn gọi là bệnh lòi dom) hình thành do giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ, là một trong những bệnh phổ biến nhất ở vùng hậu môn- trực tràng. Theo con số thống kê chưa chính thức, có khoảng 50-66% dân số có vấn đề với bệnh trĩ. Dựa theo vị trí búi trĩ mà chia thành trĩ nội và trĩ ngoại: Trĩ nội: búi trĩ nằm trong ống hậu môn, khi bệnh trở nặng sẽ tự lòi ra ngoài. Trĩ ngoại: Búi trĩ nằm ngoài rìa hậu môn, khi bệnh trở nặng thì búi trĩ sẽ tăng kích thước và lan rộng ra xung quanh gây viêm nhiễm. Trĩ hỗn hợp: đồng thời mắc cùng lúc trĩ nội và trĩ ngoại. II. Phân cấp độ của trĩ nội và trĩ ngoại Có lẽ nhiều người biết đến khá niệm trĩ nội độ 1, trĩ nội độ 2,… Đây là cách gọi của các cấp độ dựa trên diễn biến của bệnh từ lúc bắt đầu đến lúc trở nặng. Việc phân cấp sẽ có sự khác nhau giữa trĩ nội và trĩ ngoại. 2.1 Đối với bệnh trĩ nội Bệnh trĩ nội hình thành do giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ trong. Ban đầu, các búi trĩ nằm trong ống hậu môn, được bao bọc bởi niêm mạc. Khi búi trĩ to dần ra, sa xuống ra ngoài hậu môn, do đó người bệnh thường nhầm lẫn giữa trĩ nội sa và trĩ ngoại. Búi trĩ nội phát triển qua từng cấp độ Trĩ nội độ 1: Giai đoạn đầu hình thành búi trĩ, búi trĩ nằm bên trong hậu môn nên khó quan sát trực tiếp. Khi nội soi thấy các nốt màu đỏ, mềm với nhiều kích thước hình thành ở niêm mạc trực tràng. Người bệnh thường sẽ cảm thấy ngứa ngáy ở hậu môn, khó khăn khi đi ngoài hoặc một số trường hợp gây đi ngoài ra máu. Trĩ nội độ 2: Tình trạng chảy máu do trĩ bắt đầu trầm trọng hơn, kích thước búi trĩ to dần và có thể lòi ra ngoài hậu môn, sau đó vẫn tự co vào trong được. Trĩ nội độ 3: Người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, đau rát, khó chịu. Kích thước búi trĩ tăng thêm nên niêm mạc hậu môn dày hơn, chỉ cần vận động nhẹ thì búi trĩ cũng đã có thể lòi ra ngoài (búi trĩ không thể tự co lại vào trong như ở trĩ nội độ 2). Trĩ nội độ 4: Đây là cấp độ bệnh trĩ nội nặng nhất. Giai đoạn này, búi trĩ đã sưng phồng, lòi ra ngoài, cản trợ lưu thông máu nên không có hiện tượng máu chảy nữa mà thay vào đó là dịch nhầy tiết ra gây ẩm ướt, viêm loét, hoại tử búi trĩ. 2.2 Đối với bệnh trĩ ngoại Bệnh trĩ ngoại hình thành do giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ ngoài. Các búi trĩ li ti ở bên ngoài hậu môn và được bao bọc bởi lớp da mỏng. Theo thời gian, các búi trĩ phình to dần, người bệnh có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Trĩ ngoại đôi khi có thể bị nhầm với trĩ nội sa. Ngoài điểm khác nhau ở vị trí (búi trĩ ngoại ở rìa hậu môn, trong khi trĩ nội sa ra từ lòng ống hậu môn), đặc điểm quan trọng khác giúp phân biệt là búi trĩ ngoại được bao bọc bởi da hậu môn, còn búi trĩ nội được bao bởi niêm mạc ống hậu môn. Trĩ ngoại không chia theo cấp độ như trĩ nội. Bệnh trĩ ngoại chia thành 4 thời kỳ: Thời kỳ đầu: do bệnh mới hình thành nên chưa thấy rõ triệu chứng, khó nhận biết. Đôi khi, người bệnh chỉ cảm thấy hơi cộm và ngứa rát hậu môn. Trĩ ngoại giai đoạn 1 Thời kỳ thứ 2: xuất hiện các búi tĩnh mạch ngoằn ngoèo vì chúng đã lòi ra khỏi hậu môn. Lúc đi ngoài, người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn, khó chịu. Trường hợp không được vệ sinh sạch sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm. Thời kỳ thứ 3: xuất hiện máu khi đi đại tiện vì búi trĩ tắc nghẹt. Vì thế người bệnh thường xuyên cảm thấy đau đớn nhiều hơn, trường hợp nặng còn có thể bị thiếu máu, nứt kẽ ở hậu môn. Thời kỳ thứ 4: Ở giai đoạn bệnh trở nặng kích thước búi trĩ tăng lên, sưng to gây ngứa ngáy khó chịu vô cùng. Nhiều trường hợp còn bị nhiễm trùng gây nhiều đau đớn, ảnh hưởng tới mọi hoạt động của người bệnh. ||Xem thêm: Bị trĩ lòi ra ngoài phải làm sao? Cách làm co búi trĩ nhanh III. Phân biệt dấu hiệu bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại Sự khác biệt lớn nhất giữa bệnh trĩ nội và trĩ ngoại là tình trạng sa búi trĩ. Ở bệnh trĩ nội, búi trĩ nội nằm sâu bên trong hậu môn và sẽ lòi ra bên ngoài mỗi khi người bệnh rặn đại tiện (từ giai đoạn trĩ nội cấp độ 2). Còn ở bệnh trĩ ngoại tình trạng sa búi trĩ ngoại không rõ nét, chúng chỉ được biểu hiện thông qua kích thước búi trĩ nằm ẩn dưới lớp da hậu môn. Dấu hiệu triệu chứng điển hình chung của bệnh trĩ: Gây chảy máu trực tràng hoặc ở hậu môn, khi đi đại tiện (lau chùi vùng hậu môn) có thể sẽ thấy máu tươi. Tăng tiết dịch nhầy liên tục gây cảm giác ẩm ướt, khó chịu, kích ứng. Ngứa rát ở hậu môn thường xuyên, đặc biệt là khi đi vệ sinh. Bên cạnh những dấu hiệu chung, trĩ nội và trĩ ngoại cũng có những dấu hiệu riêng để phân biệt 2 loại bệnh này. 3.1 Dấu hiệu đặc trưng của bệnh trĩ nội Trĩ nội là tình trạng khi các tĩnh mạch cuối trực tràng bị giãn, tạo thành búi trĩ nổi trên thành niêm mạc nên không thể sờ thấy hoặc nhìn thấy. Cho đến khi bệnh nặng hơn, búi trĩ bị sa ra ngoài lúc đi đại tiện mới có thể cảm thấy rõ, búi trĩ thường có thể tự co lại vị trí cũ sau khi đi vệ sinh hoặc người bệnh có thể dùng tay đẩy ngược búi trĩ vào trong. So với trĩ ngoại thì trĩ nội thường sẽ không gây đau đớn nghiêm trọng mà thay vào đó là các triệu chứng điển hình hơn: Tăng tiết dịch nhầy. Nếu khi đi ngoài mà rặn mạnh có thể khiến búi triix và ống hậu môn bị xước nhẹ, từ đó gây viêm nhiễm, ngứa ngáy. Tình trạng này càng trầm trọng ở những người có nhiều dịch nhầy hậu môn tiết ra. Luôn có cảm giác chưa đi hết phân nhưng không thể đẩy ra hết. Trĩ nội khi còn nhẹ sẽ khó phát hiện hơn do không sờ hay thấy được. Sau một thời gian, búi trĩ nội có thể sa ra ngoài nhất là khi rặn mạch lúc đại tiện. Người bệnh có thể nhìn thấy phần búi trĩ này với đặc điểm sau: Kích thước to nhỏ tùy vào mức độ bệnh Khi chạm tay vào thấy mềm, có màu hơi hồng đỏ Búi trĩ sa thường sẽ tự đẩy vào vị trí cũ. 3.2 Dấu hiệu đặc trưng của bệnh trĩ ngoại Trĩ ngoại hình thành ngay ở bên ngoài hậu môn, nổi rõ lên quanh vùng hậu môn, dễ dàng nhìn và sờ thấy được ngay cả khi búi trĩ còn nhỏ. Trĩ ngoại gây đau đớn từ sớm và sẽ đau nghiêm trọng hơn khi vùng hậu môn bên ngoài bị cọ sát với quần áo khi ngồi quá lâu. Các triệu chứng trĩ ngoại đặc trưng gồm: Ngứa và sưng xung quanh vùng da hậu môn. Nhìn và có thể sờ thấy một hoặc nhiều cục u nổi quanh hậu môn Chảy máu trong và sau khi đi đại tiện Thường xuyên cảm thấy đau đớn, khó chịu ở hậu môn Tăng tiết dịch nhầy hoặc có thể bị rò rỉ phân. ||Xem thêm: 10+ Cách giảm sưng đau búi trĩ tại nhà nhanh chóng hiệu quả IV. Trĩ nội, trĩ ngoại có chữa được không? Bệnh trĩ rất khó để điều trị dứt điểm, thế nhưng người bệnh đều có thể cải thiện được nếu như phát hiện kịp thời. Việc chữa bệnh trĩ phụ thuộc vào rất nhiều chế độ ăn uống của người bệnh. Nên ăn uống lành mạnh, ăn nhiều rau xanh, trái cây và uống đủ nước mỗi ngày. Vì bệnh trĩ nội và trĩ ngoại khác nhau cho nên khi điều trị sẽ tiến hành các biện pháp khác nhau. Cụ thể: 4.1 Điều trị trĩ nội Khi người mắc bệnh trĩ nội ở mức độ nhẹ trong khoảng độ 1 – độ 3 thì các y bác sĩ sẽ ưu tiên sử dụng các phương pháp nội khoa (sử dụng thuốc, bôi thuốc) để làm giảm sự đau đớn, viêm nhiễm cải thiện tình trạng bệnh. Điều trị nội khoa bằng thuốc là phương pháp hay được dùng trong chữa trĩ trĩ cấp độ nhẹ Khi trường hợp người bệnh đã chuyển sang cấp độ nặng, thì việc sử dụng thuốc đã không còn mang lại hiệu quả. Lúc này, bác sĩ sẽ buộc phải thực hiện các phương pháp ngoại khoa đó là phẫu thuật cắt trĩ bằng các phương pháp: Sóng cao tần HCPT Phương pháp PPH Phương pháp Longo Phương pháp Milligan Morgan Phương pháp khoanh niêm mạc Phương pháp phẫu thuật cắt trĩ Longo 4.2 Điều trị trĩ ngoại Giống như trĩ nội, người mắc bệnh trĩ ngoại sẽ được các bác sĩ tiến hành điều trị dựa trên các mức độ khác nhau của bệnh. Khi nhận thấy người bệnh chuyển sáng giai đoạn quá nặng thì các phương pháp phẫu thuật cắt trĩ sẽ được ap dụng. Ngoài ra người bệnh cũng nên lưu ý thực hiện một vài cách giúp cải thiện bệnh trĩ tại nhà như: Bổ sung chất xơ vào thực đơn mỗi ngày: rau xanh, trái cây,… Ngâm nước ấm: để giảm bớt đau rát, khó chịu vùng hậu môn – người bệnh có thể ngâm hậu môn trong nước ấm mỗi ngày. Chườm lạnh: sử dụng túi nước đá, khăn lạnh và chườm vào hậu môn sẽ giúp làm giảm cơn đau. Có thể áp dụng một vài bài thuốc dan gian: chữa bệnh trĩ bằng lá diếp cá, chữa bệnh trĩ bằng lá thầu dầu,… V. Gel bôi Cotripro giúp co trĩ và giảm đau rát nhanh chóng CotriPro là sản phẩm được chiết xuất từ các thành phần thảo dược tự nhiên với dây chuyền sản xuất theo công nghệ hiện đại đạt chuẩn GMP. Cotripro thấm trực tiếp vào búi trĩ làm giảm nhanh các triệu chứng đau rát, chảy máu, sưng viêm ở vùng hậu môn sau 3-5 ngày sử dụng. Trường hợp Trĩ sa, Trĩ lâu năm nên bôi đều đặn từ 1-2 tháng để búi Trĩ  săn se và co dần lên. Ngoài ra, Cotripro hiện nay còn có dạng viên uống tiện dụng. Viên uống Cotripro bổ sung thêm thành phần Slippery Elm được nhập khẩu từ Hoa Kỳ và Tumero Pine giúp tác động sâu vào bên trong, làm tăng sức bền thành mạch, co búi trĩ , giảm táo bón, từ đó ngăn ngừa các nguy cơ tái phát bệnh trĩ. Tìm nhà thuốc gần nhất tại Đây Hãy BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao hàng tận nơi Cotripro Gel Bệnh trĩ nội, trĩ ngoại hầu như không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng gây nên nhiều bất tiện và phiền toái cho người bệnh. Nếu nhận biết sớm và có phương án điều trị phù hợp là cách thoát trĩ tốt nhất. Hiện nay, nhiều phương pháp mổ trĩ không đau nên người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm điều trị dứt điểm hoàn toàn. ||Tham khảo bài viết khác: Phân biệt Áp xe hậu môn và Rò hậu môn Phân biệt bệnh trĩ và ung thư trực tràng #6 Cách cầm máu khi bị trĩ tức thì nhanh chóng, hiệu quả Chia sẻ

#8 Cách Chữa Bệnh Trĩ Không Cần Phẫu Thuật Hiệu Quả

Những bệnh nhân mắc bệnh nội trĩ độ 3 và trĩ độ 4 thường nghĩ đến phương pháp phẫu thuật cắt trĩ để chấm dứt những tháng ngày “sống chung với trĩ” mệt mỏi, đau đớn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy có những cách chữa bệnh trĩ không cần phẫu thuật được rất nhiều người lựa chọn vì chi phí điều trị thấp, phù hợp mà vẫn mang lại hiệu quả điều trị cho người mắc trĩ. Mục lục1. Bệnh trĩ nên được thực hiện sớm2. Sử dụng thuốc uống và thuốc đặt3. Thiết lập chế độ sinh hoạt khoa học4. Sử dụng các bài thuốc chữa trĩ dân gian5. Điều trị bằng các bài thuốc đông y6. Thiết lập chế độ ăn uống hợp lý7. Thiết lập thói quen đi đại tiện mỗi ngày8. CotriPro – Bộ đôi từ thảo dược giúp co nhỏ búi trĩ, giảm đau rát trĩ9. Các thủ thuật chữa trĩ khácII. Cách phòng mắc bệnh trĩ và hạn chế bệnh trở nặng 1. Bệnh trĩ nên được thực hiện sớm Bệnh trĩ tuy không phải là một tình trạng bệnh ác tính. Nhưng bệnh trĩ có ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trĩ gây ra cảm giác ngứa rát, đau đớn quanh vùng hậu môn nhất là khi đi đại tiện. Bệnh trĩ nên được điều trị sớm Bệnh có thể gây ra một biến chứng nặng nề như: hoại tử búi trĩ, gây nhiễm trùng máu, đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Đối với bệnh trĩ ngoại, quá trình hình thành và phát triển bệnh trải qua 4 giai đoạn: Giai đoạn 1: búi trĩ mới hình thành, bệnh nhân chưa có biểu hiện biến chứng Giai đoạn 2: búi trĩ có kích thước to dần và lòi ra ngoài hậu môn gây vướng víu, khó chịu cho bệnh nhân Giai đoạn 3: búi trĩ phát triển gây tắc mạch, đau đớn, xuất huyết Giai đoạn 4: búi trĩ viêm, sưng đau nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và hoạt động của bệnh nhân. Đối với bệnh trĩ ngoại giai đoạn nhẹ, khi búi trĩ mới được hình thành – bệnh nhân hầu như không có biểu hiện rõ ràng và không thấy bất kỳ khó chịu nào, lúc này cần ưu tiên điều trị nội khoa bằng thuốc, kết hợp với việc cải thiện chế độ ăn uống, sinh hoạt đúng cách để chữa khỏi bệnh trĩ giai đoạn đầu. Thời gian điều trị bệnh trĩ thường kéo dài trong khoảng 1 tháng. Nếu bệnh trở thành giai đoạn nặng (giai đoạn 3, 4), lúc này búi trĩ sưng to, các triệu chứng ngày một nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ mắc phải các biến chứng như: trĩ ngoại tắc mạch, hoại tử, nhiễm trùng,… khi này cần được bác sĩ chỉ định can thiệp hoặc phẫu thuật để loại bỏ búi trĩ. Như vậy có thể thấy, điều trị bệnh trĩ không cần phẫu thuật sẽ hiệu quả đối với bệnh trĩ được phát hiện sớm và điều trị sớm giúp nâng cao hiệu quả điều trị và ngăn bệnh tái phát. Cotripro xin tổng hợp 8 cách chữa bệnh trĩ không cần phẫu thuật mà vẫn đưa lại hiệu quả điều trị bệnh đã được nhiều người bệnh áp dụng như sau: 2. Sử dụng thuốc uống và thuốc đặt Điều trị bệnh trĩ không cần phẫu thuật bằng viên đặt hậu môn Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc uống và thuốc đặt trĩ. Việc điều trị bằng phương pháp này người bệnh cần được khám lâm sàng, cận lâm sàng và sử dụng thuốc uống, thuốc đặt theo đúng chỉ định của bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không tự ý dùng thuốc vì dùng sai thuốc có thể dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến việc chữa trị sau này. 3. Thiết lập chế độ sinh hoạt khoa học Chế độ sinh hoạt khoa học không chỉ giúp tinh thần thoải mái, nâng cao sức khỏe, làm việc tập trung mà còn giúp hỗ trợ làm giảm các dấu hiệu bệnh trĩ, điều trị bệnh trĩ hiệu quả. Một số thói quen tốt trong sinh hoạt hàng ngày như: Thể dục, thể thao hàng ngày với các hoạt động nhẹ nhàng như: đi bộ, tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng, tập yoga… Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo nên vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày. Tập thể dục hàng ngày giúp nâng cao sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ Hạn chế tối đa việc ngồi làm việc vài giờ đồng hồ liên tục đối với môi trường làm việc có đặc thù đứng, ngồi nhiều như: các nhân viên văn phòng, công nhân may, công nhân nhà máy… Có thể tự thay đổi sinh hoạt bằng việc nên đi lại lấy nước, lấy vật dụng cá nhân… 1 – 2 lần/giờ làm việc giúp làm giảm áp lực lên các tĩnh mạch và máu được lưu thông tốt hơn. Tránh để đầu óc căng thẳng, suy nghĩ, stress kéo dài – là yếu tố bên ngoài gây ra bệnh trĩ. 4. Sử dụng các bài thuốc chữa trĩ dân gian Đây là cách sử dụng các bài thuốc dân gian để chữa trị bệnh trĩ tại nhà mà không cần phẫu thuật. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng với các trường hợp bị trĩ nhẹ. Hiệu quả điều trị khó kiểm chứng vì phụ thuộc vào cơ địa và mức độ nghiêm trọng của từng người. Theo đó, người mắc bệnh trĩ có thể dùng một số vị thuốc dân gian dễ kiếm để điều trị bệnh trĩ: Điều trị trĩ bằng rau diếp cá Chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá Chữa bệnh trĩ bằng hoa thiên lý Chữa bệnh trĩ bằng quả sung … 5. Điều trị bằng các bài thuốc đông y Đây là một trong những cách điều trị bệnh trĩ không cần phẫu thuật được rất nhiều người áp dụng. Điều trị bằng đông y cần kiên trì trong thời gian dài. Người bệnh cần đi khám để kê đơn và hướng dẫn sử dụng đúng cách. 6. Thiết lập chế độ ăn uống hợp lý Chế độ ăn uống hợp lý tốt cho sức khỏe người bệnh trĩ, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh: Bổ sung, tăng cường chất xơ: các loại rau xanh, củ, quả, các loại hoa là các thực phẩm chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất giúp bổ sung cho cơ thể, và còn có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt, điều trị và ngăn ngừa chứng táo bón – nguyên nhân hàng đầu giúp bệnh trĩ phát triển và hình thành. Bệnh trĩ hay bổ sung nhiều rau xanh và chất xơ Bổ sung nước hàng ngày với lượng tối thiểu từ 1,5 – 2 lit/ngày. Có thể uống kèm các loại nước ép hoa quả, nước ép rau củ hoặc trái cây. Hạn chế các đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn chứa các vị ngọt nhân tạo như: khoai tây chiên, thịt nướng, thịt áp chảo, bánh ngọt, bánh kem, bánh gato…. Không dùng đồ uống có cồn, đồ uống chứa các chất kích thích: rượu, bia, cafe, thuốc lá… ☛ Xem thêm: Bệnh trĩ nên ăn gì, kiêng ăn gì? Chế độ dinh dưỡng cho trĩ 7. Thiết lập thói quen đi đại tiện mỗi ngày Thói quen đi đại tiện ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình điều trị bệnh trĩ. Nếu người bệnh nhịn đại tiện, 2 – 3 ngày mới đi đại tiện một lần sẽ khiến phân bị dồn nén, cứng, ứ đọng trong trực tràng gây ra bệnh táo bón. Khi đi đại tiện người bệnh sẽ phải dùng lực mạnh để rặn khiến áp lực tác động vào trực tràng và hậu môn nhiều hơn. Hậu quả làm triệu chứng sa búi trĩ nặng hơn đối với người đang mắc bệnh trĩ và tỉ lệ bệnh trĩ tái phát cao hơn đối với người đã điều trị khỏi bệnh. Lập thói quen đi đại tiện mỗi ngày để chữa trị bệnh trĩ Người bệnh nên tập thói quen đi đại tiện hàng ngày (tốt nhất là vào buổi sáng), làm hệ tiêu hóa và ruột già nhu động tự phản xạ đẩy phân ra ngoài hàng ngày, giúp phòng và điều trị chứng táo bón cũng như hỗ trợ làm giảm tình trạng đi ngoài ra máu tươi và sa búi trĩ dễ gặp ở bệnh trĩ. Không nên đi đại tiện quá lâu. Các chuyên gia sức khỏe đưa ra lời khuyên người bệnh trĩ chỉ nên đi đại tiện tối đa 20 phút. Việc đi đại tiện lâu khiến vùng trực tràng và ổ bụng bị dồn nén, chịu áp lực mạnh dễ làm cho các tĩnh mạch dãn nở và gây ra bệnh trĩ. Để cải thiện việc đi đại tiện lâu, người bệnh nên “tập trung” đi đại tiện, không nên mang các thiết bị vào cùng nhà vệ sinh như: điện thoại, ipad… làm phân tán, kéo dài thời gian. ||Xem thêm: Bị trĩ lòi ra ngoài phải làm sao? Cách làm co búi trĩ nhanh 8. CotriPro – Bộ đôi từ thảo dược giúp co nhỏ búi trĩ, giảm đau rát trĩ CotriPro là sản phẩm được chiết xuất từ các thành phần thảo dược tự nhiên trên dây chuyền công nghệ hiện đại đạt chuẩn GMP. Dạng gel bôi Cotripro Gel tác động trực tiếp lên búi trĩ, giúp các hoạt chất tập trung trọn vẹn tại vị trí tổn thương, mang đến hiệu quả nhanh, được chuyên gia khuyên dùng trong trường hợp trĩ cấp, đau rát, chảy máu nhiều. Hiệu quả nhanh: Gel bôi trĩ cotripro bôi thấm trực tiếp vào búi Trĩ làm giảm triệu chứng đau rát chỉ sau 3-5 ngày sử dụng. Trường hợp có búi trĩ nên dùng 3-5 tuýp để búi trĩ săn se và co dần lên. An toàn: Cotripro Gel chiết xuất từ thảo dược tự nhiên, đường dùng tác dụng tại chỗ nên an toàn và không gây tác dụng toàn thân. Gel bôi CotriPro dùng được cho phụ nữ có thai và cho con bú. Tiện dụng: Trong mỗi hộp sản phẩm đều có túi găng tay cao su, giúp người bệnh dễ dàng bôi vào phía trong hậu môn trong các trường hợp trĩ nội, đảm bảo an toàn và vệ sinh. Ngày dùng bôi 2 lần sau khi vệ sinh sạch sẽ. Trong quá trình sử dụng bạn sẽ được tư vấn kỹ lưỡng về cách bôi Gel, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học giúp đạt hiệu quả nhanh và phòng ngừa trĩ tái phát qua tổng đài  tư vấn 1800.6293. (miễn cước gọi) Viên uống Cotripro được bổ sung thêm thành phần Slippery Elm được nhập khẩu từ Hoa Kỳ và TumeroPine, tác động sâu vào bên trong, làm tăng sức bền thành mạch, co búi trĩ và ngăn ngừa  các nguy cơ tái phát. Trên mỗi hộp viên uống Cotripro đều có 1 tem tích được 1 điểm. Khi mua 6 hộp và tích đủ 6 điểm theo hướng dẫn trên tem, Quý khách sẽ được gửi tặng 1 hộp viên uống Cotripro cùng loại gửi tới tận nhà. Dù đây là bệnh lý tế nhị nhưng bạn đừng ngại, hãy gọi về tổng đài tư vấn 18006293 hoặc kết nối Zalo 0384730724 để được các dược sỹ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn thoát khỏi những khó chịu đang hành hạ hàng ngày nhé. Để tìm nhà thuốc gần nhất bán CotriPro, bạn hãy xem TẠI ĐÂY Bấm VÀO ĐÂY để đặt giao tận nơi sản phẩm bôi Trĩ 9. Các thủ thuật chữa trĩ khác Nếu trường hợp bệnh nặng các phương pháp trên không mang lại tác dụng, nhưng mức độ bệnh chưa nhất thiết phải dùng đến phương pháp phẫu thuật cắt trĩ thì một số thủ thuật sau có thể sử dụng điều trị bệnh như: Tiêm xơ búi trĩ: tiến hành tiêm thuốc gây xơ vào lớp dưới niêm mạc làm co búi trĩ. Biện pháp này có hiệu quả rõ nhưng có thể gây đau đớn cho người bệnh. Các biến chứng có xảy ra hay không là phụ thuộc vào loại thuốc sử dụng và kỹ thuật của người thực hiện chích xơ. Thắt búi trĩ: là cắt nguồn cung cấp máu làm búi trĩ rụng đi bằng cách thắt gốc búi trĩ. Thắt búi trĩ ưu tiên chỉ định cho các trường hợp trĩ nội mà các búi trĩ còn nằm cách biệt nhau, khó thực hiện trong trường hợp búi trĩ đã lớn. Ngoài ra còn một số phương pháp khác được thực hiện trên nguyên tắc làm đông máu trong búi trĩ nhằm làm rụng búi trĩ như làm lạnh (bằng khí nitơ), dùng tia hồng ngoại, dùng nhiệt,… II. Cách phòng mắc bệnh trĩ và hạn chế bệnh trở nặng Biện pháp phòng bệnh trĩ vô cùng quan trọng giúp hạn chế mắc bệnh cho những người chưa mắc. Và phòng không để bệnh tiến triển nặng hơn đối với những người đã mắc, hạn chế tái phát. Thay đổi thói quen ăn uống: ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước Hoạt động thể lực thường xuyên Chế độ làm việc, sinh hoạt hợp lý, ngủ đúng giờ (ngủ ít nhất 7 – 8 giờ/ngày), tránh căng thẳng kéo dài, hạn chế công việc quá sức, vác nặng,… Hình thành thói quen đi đại tiện đều mỗi ngày, không rặn mạnh, không ngồi cầu quá lâu, tư thế tốt nhất là ngồi xổm. Trên đây là những chia sẻ về việc chữa bệnh trĩ không cần phẫu thuật. Hy vọng sẽ giúp ích được cho người bệnh trong quá trình điều trị bệnh của mình. Trong trường hợp nhận thấy có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường, người bệnh cần lập tức đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị kịp thời. ||Tham khảo bài viết khác: 10+ Cách giảm sưng đau búi trĩ tại nhà nhanh chóng hiệu quả Bệnh trĩ vòng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị 15 Cây Thuốc Nam Chữa Bệnh Trĩ Hiệu Quả an toàn dân gian Chia sẻ

#6 Cách cầm máu khi bị trĩ tức thì nhanh chóng, hiệu quả

Cầm máu khi bị trĩ là cách làm giúp giảm thiểu tối đa lượng máu cơ thể bị mất cũng như làm giảm tình trạng đi cầu ra máu tươi – triệu chứng xảy ra sớm nhất làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh. Vậy có cách cầm máu khi bị trĩ nào hiệu quả nhất? Hãy cùng cotri.pro tìm hiểu ngay dưới đây nhé. Mục lụcII. Cách cầm máu khi bị trĩ nhanh hiệu quả2.1 Chườm đá2.2 Cách cầm máu khi bị trĩ với bông gòn2.4 Ăn nhiều rau xanh và chất xơ2.5 Uống đủ nước mỗi ngày2.6 Vận động nhẹ nhàng mỗi ngàyIII. Mẹo giúp giảm chảy máu khi bị trĩCotripro Gel – Giảm chảy máu, đau rát do trĩ chỉ sau 3-5 ngày II. Cách cầm máu khi bị trĩ nhanh hiệu quả Dưới đây là một số cách cầm máu khi bị trĩ giúp ngăn chặn nhanh triệu chứng bệnh cũng như giữ gìn sức khỏe cho người bệnh: 2.1 Chườm đá Làm đông lạnh tĩnh mạch trĩ là một trong những cầm máu bệnh trĩ nhanh chóng và đơn giản nhất. Bởi đá lạnh sẽ giúp giảm kích thích ở các sợi cơ, làm co mạch trĩ và đông máu, nhờ đó làm giảm máu chảy khi mắc bị hiệu quả. Chườm đá lạnh giúp cầm máu nhanh khi bị trĩ Cách làm: Dùng một viên đá nhỏ bọc và một tấm giấy ăn (loại dai) hoặc bọc vào một miếng vải mỏng sạch. Sau đó dùng chườm trực tiếp lên vùng hậu môn và búi trĩ. Giữ khoảng 2 – 3 phút đến khi cảm giác quá buốt không chịu được thì bỏ ra, tạm thời nghỉ ngơi. Sau đó lại tiếp tục thực hiện. Tổng thời gian chườm trong một lần thực hiện khoảng 10 phút, sau đó Ngày thực hiện 2 – 3 lần.  – Lưu ý: Sau khi chườm đá nên tiếp tục ngâm vùng hậu môn vào chậu nước ấm pha muối loãng trong khoảng 10 – 15 phút để thư giãn và sát khuẩn vùng sa búi trĩ và hậu môn. Dùng khăn mềm lau khô sau đó. 2.2 Cách cầm máu khi bị trĩ với bông gòn Nếu trong không gian hoặc hoàn cảnh không thể dùng đá lạnh thì người bệnh có thể dùng bông gòn thay thế giúp cầm máu khi bị trĩ chảy máu đột ngột. Việc chuẩn bị bông gòn, giấy mềm luôn cần thiết với người mắc trĩ để phòng chảy máy đột ngột. Người mắc trĩ nên chuẩn bị sẵn các vật dụng Y tế để đề phòng “sự cố” khi chảy máu ở bệnh trĩ xảy ra. Trường hợp cấp bách hơn nữa có thể dùng loại giấy mềm và dai để thấm máu. Lưu ý: Hạn chế dùng các loại giấy ướt công nghiệp; giấy ướt có cồn; giấy vệ sinh thông thường hoặc các loại giấy có chất liệu dễ mủn… để thấm máu khi bị chảy máu bệnh trĩ. Bởi lẽ điều này có thể gây kích ứng vùng búi trĩ hoặc khiến tình trạng tồi tệ hơn. 2.4 Ăn nhiều rau xanh và chất xơ Bổ sung rau xanh và chất xơ hàng ngày giúp tăng cường dưỡng chất và các vitamin A, C, E, B… cho cơ thể. Bên cạnh đó, rau xanh và chất xơ còn giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả và giúp cải thiện chứng táo bón – nguyên nhân hàng đầu khiến người bệnh trĩ gặp khó khăn khi đi đại tiện và bị chảy nhiều máu trong khi “đi nặng”. Giảm chảy máu trĩ bằng cách bổ sung chất xơ Các loại rau xanh và chất xơ có lợi cho người bị chảy máu khi mắc trĩ như: rau lang, rau mùng tơi, rau đay, rau diếp cá, rau dền, rau chân vịt… ||Xem chi tiết: Bệnh trĩ nên ăn gì, kiêng ăn gì? Chế độ dinh dưỡng cho trĩ 2.5 Uống đủ nước mỗi ngày Uống đủ nước mỗi ngày không chỉ giúp cơ thể trao đổi chất hiệu quả, cung cấp lượng khoáng cho cơ thể mà còn giúp nhu động ruột già làm việc hiệu quả cho phân mềm hơn giúp việc đại tiện dễ dàng hơn; lượng máu bị chảy ra ít hơn. (Nên uống đủ nước từ 1,5 – 2,5 lít nước/ngày) 2.6 Vận động nhẹ nhàng mỗi ngày Tập vài bài thể dục nhịp điệu nhẹ nhàng, đi bộ, thiền, yoga,… giúp đường ruột làm việc tốt hơn, giảm mệt mỏi và thư giãn đầu óc đồng thời giúp người bệnh tăng cường sức khỏe phòng ngừa trĩ, giảm táo bón. Không tập các bài tập vận động mạnh và dễ tác động tiêu cực lên hậu môn đang tổn thương như (nâng tạ bằng chân, đi xe đạp, đạp xe máy bằng chân, nâng vật nặng tạo áp lực lên hậu môn trực tràng, xương chậu. III. Mẹo giúp giảm chảy máu khi bị trĩ Dưới đây là một số mẹo giúp giảm chảy máu khi bị trĩ: Tránh táo bón: Táo bón là một trong những nguyên nhân chính gây ra chảy máu khi bị trĩ. Bạn nên ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước để tránh táo bón. Không nhịn đi vệ sinh: Nín nhịn đi vệ sinh có thể khiến phân cứng hơn, từ đó tăng áp lực lên hậu môn và gây chảy máu. Giữ vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn: Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn giúp ngăn ngừa nhiễm trùng, từ đó giảm nguy cơ chảy máu khi bị trĩ. Tránh táo bón Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng một số mẹo sau để giảm chảy máu khi bị trĩ: Ngâm hậu môn trong nước ấm: Ngâm hậu môn trong nước ấm trong khoảng 15-20 phút, 2-3 lần/ngày có thể giúp thư giãn cơ vòng hậu môn và giảm áp lực lên búi trĩ, từ đó giúp cầm máu. Sử dụng thuốc bôi trĩ: Thuốc bôi trĩ có tác dụng giảm viêm, giảm sưng và cầm máu. Bạn có thể sử dụng thuốc bôi trĩ theo chỉ định của bác sĩ. Sử dụng thuốc uống: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định thuốc uống để cầm máu. Nếu chảy máu khi bị trĩ nặng hoặc không thuyên giảm sau khi áp dụng các biện pháp trên, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. ➤Tin liên quan: #9 Cách chữa đi ngoài ra máu tươi tại nhà hiệu quả an toàn #5 Cách chữa bệnh trĩ bằng lá mơ hiệu quả an toàn tại nhà Cotripro Gel – Giảm chảy máu, đau rát do trĩ chỉ sau 3-5 ngày CotriPro được chiết xuất từ các thành phần thảo dược tự nhiên như cúc tần, ngải cứu, lá lốt, tinh nghệ trên dây chuyền công nghệ hiện đại đạt chuẩn GMP. Kem bôi trĩ CotriPro Gel tác động thẩm thấu trực tiếp vào búi trĩ, giảm nhanh các triệu chứng chảy máu, đau rát do trĩ chỉ sau 3-5 ngày sử dụng, đồng thời làm săn se và co hồi búi trĩ hiệu quả. Viên CotriPro được bổ sung thêm thành phần Slippery Elm được nhập khẩu từ Hoa Kỳ và TumeroPine, tác động sâu vào bên trong, làm tăng sức bền thành mạch, co búi trĩ và ngăn ngừa các nguy cơ tái phát. Chỉ trong ngày hôm nay, chúng tôi dành tặng bạn ưu đãi đặc biệt như sau: Tặng ngay 1 tuýp gel bôi trĩ CotriPro 10gr trị giá 125.000đ cho 50 đơn hàng đầu tiên đặt mua CotriPro. Để đăng ký nhận ưu đãi, bạn hãy gọi ngay đến tổng đài 1800.6293 (miễn phí gọi đến). Hoặc bạn hãy để lại thông tin vào form dưới đây để được tổng đài gọi lại hướng dẫn hưởng ưu đãi đặc biệt này. Name Đăng ký tại đây để nhận quà (Ưu đãi chỉ áp dụng cho đơn hàng lần đầu đặt mua CotriPro trong hôm nay) Dù đây là bệnh lý tế nhị nhưng bạn đừng ngại, hãy gọi về tổng đài tư vấn 18006293 hoặc kết nối Zalo 0384730724 để được các dược sỹ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn thoát khỏi những khó chịu đang hành hạ hàng ngày nhé. Bằng các giải pháp cầm máu khi bị trĩ trên thì tình trạng chảy máu sẽ giảm dần theo thời gian, hỗ trợ điều trị bệnh trĩ tối ưu. Tuy nhiên, khi tình trạng chảy máu ngày càng nghiêm trọng, liên tục nhiều ngay thì nên đến bệnh viện chuyên khoa thăm khám và điều trị đúng cách. ||Tham khảo bài viết khác: Bị trĩ đi ngoài ra máu phải làm sao? 10+ Cách điều trị hiệu quả 10+ Cách chữa bệnh trĩ tại nhà hiệu quả an toàn nhanh chóng 13+ Bài thuốc đông y chữa bệnh trĩ tại nhà hiệu quả tốt nhất Chia sẻ

Khoai Tây Chữa Bệnh Trĩ Có An Toàn, Hiệu Quả Không?

Bên cạnh công dụng làm đẹp, cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, khoai tây còn có tác dụng cải thiện đáng kể các triệu chứng của trĩ. Tuy nhiên, việc sử dụng khoai tây chữa bệnh trĩ vẫn đang được nghiên cứu và chưa có kết quả rõ ràng. Vì thế, hãy tham khảo bài viết sau để hiểu sâu hơn về khoai tây cũng như công dụng chữa trĩ của chúng. Mục lụcI. Tổng quan về khoai tâyII. Khoai tây chữa bệnh trĩ có hiệu quả hay không?III. Mách bạn cách dùng khoai tây chữa trĩ tại nhà cực hiệu quả3.1 Chế biến món ăn từ khoai tây3.2 Nước ép khoai tây3.3 Khoai tây kết hợp với dầu oliuIV. Lưu ý quan trọng khi dùng khoai tây chữa bệnh trĩ I. Tổng quan về khoai tây Khoai tây (Solanum Tuberosum) là loại cây trồng lấy củ, được xếp thứ 4 trong nhóm cây trồng cung cấp lương thực như lúa, lúa mì và ngô. Bên cạnh đó, khoai tây còn nổi tiếng là một loại thực phẩm có giá trị cao về mặt dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe con người.  Dưới đây là bảng thành phần cụ thể của khoai tây: Bảng thành phần và giá trị dinh dưỡng của khoai tây Như vậy, ta có thể thấy bên trong một củ khoai tây chứa tới 80% nước, 1% muối vô cơ và 3.27g protein (tương đương protein trong 1 quả trứng). Không chỉ vậy, khoai tây còn cung cấp chất xơ, tinh bột và các acid amin có lợi như: lysin, tryptophan, threonin,… giúp cải thiện hệ tiêu hóa, đặc biệt là những trường hợp suy dinh dưỡng hoặc đang mắc bệnh táo bón. Đó cũng là lý do vì sao khi bị táo bón – dấu hiệu điển hình của bệnh trĩ, người ta thường ăn khoai tây để đẩy nhanh hoạt động của nhu động ruột, thúc đẩy quá trình tiêu hóa và giảm thiểu tình trạng đau nhức hậu môn. Chú ý: Khoai tây không phải thực phẩm giàu chất xơ, nhưng khi được làm chín và để nguội, chúng sẽ chuyển hóa thành tinh bột kháng – loại tinh bột có tác dụng tương đương chất xơ, giúp cải thiện đáng kể tình trạng sức khỏe đại tràng. II. Khoai tây chữa bệnh trĩ có hiệu quả hay không? Có! Một số thành phần trong khoai tây có thể giúp cải thiện và làm dịu tình trạng trĩ nhẹ. Hơn nữa, quercetin – hợp chất chống vi khuẩn, kháng viêm trong khoai tây cũng có thể giúp giảm tình trạng viêm nhiễm vùng hậu môn. Khoai tây có thể chữa bệnh trĩ nhẹ Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể sử dụng khoai tây chữa bệnh trĩ như một phương pháp bổ trợ. Tuy nhiên, đừng quên kết hợp song song các phương pháp điều trị chính thống để để đạt được hiệu quả tích cực và nhanh chóng. III. Mách bạn cách dùng khoai tây chữa trĩ tại nhà cực hiệu quả Có nhiều cách sử dụng khoai tây để điều trị bệnh trĩ, nhưng tùy thuộc vào tình trạng và mức độ của bệnh, bạn có thể áp dụng khoai tây theo các phương pháp khác nhau. Dưới đây là một số gợi ý về cách sử dụng khoai tây chữa trị bệnh trĩ mà ông cha ta đã truyền lại: 3.1 Chế biến món ăn từ khoai tây Đưa khoai tây vào thực đơn hàng ngày là cách được nhiều người ưa thích. Bởi, bên cạnh việc hỗ trợ điều trị trĩ, người bệnh cũng được bổ sung thêm nhiều dưỡng chất quan trọng cho cơ thể, từ đó giúp tăng cường khả năng miễn dịch và hạn chế búi trĩ tái phát. Thường xuyên ăn các món từ khoai tây giúp cải thiện tình trạng trĩ nhẹ Một số món ăn ngon được chế biến từ khoai tây mà người bệnh trĩ có thể tham khảo như: khoai tây luộc, khoai tây hấp, khoai tây hầm thịt, khoai tây om thịt heo, khoai tây xào thịt gà, canh khoai tây giò heo,…  3.2 Nước ép khoai tây Ngoài việc thưởng thức các món ăn từ khoai tây, người bệnh trĩ có thể “đổi món”, chuyển sang sử dụng nước ép khoai tây để uống mỗi ngày. Phương pháp này cũng được nhiều người công nhận có hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị chứng táo báo. Uống nước ép khoai tây mỗi ngày để cải thiện triệu chứng của bệnh trĩ Cách làm nước ép khoai tây chữa trĩ: Bước 1: Gọt vỏ và rửa sạch 1 – 2 củ khoai tây. Bước 2: Dùng máy ép hoặc giã nhuyễn khoai tây để chắt lấy nước cốt. Bước 3: Uống trước ăn 30 phút, mỗi ngày uống từ 1 – 2 cốc nhỏ. 3.3 Khoai tây kết hợp với dầu oliu Dầu oliu cũng là lựa chọn tương đối tốt trong quá trình điều trị trĩ bằng khoai tây. Được biết, với tính chống khuẩn, kháng viêm, cả khoai tây và dầu oliu đều có thể làm dịu các triệu chứng bệnh trĩ một cách nhanh chóng. Dùng khoai tây với oliu khoảng 10 ngày sẽ thấy tình trạng búi trĩ được cải thiện tốt hơn Để áp dụng phương pháp này, bạn chỉ cần chuẩn bị 1 củ khoai tây và 50ml dầu oliu (có thể thay thế bằng dầu dừa). Sau đó, tùy từng loại trĩ mà bạn sẽ có những cách thức thực hiện riêng.  – Cách dùng khoai tây chữa trĩ nội: Bước 1: Rửa sạch, thái khoai tây thành từng thanh nhỏ. Bước 2: Ngâm khoai tây vào dầu oliu/dầu dừa khoảng 2 tiếng. Bước 3: Nhét thanh khoai tây vào hậu môn và để qua đêm trước khi đi ngủ. Bước 4: Lấy thanh khoai tây ra và vệ sinh sạch sẽ hậu môn.  – Cách dùng khoai tây chữa trĩ ngoại: Sau một vài lần dùng khoai tây và dầu oliu, tình trạng sưng đau búi trĩ sẽ giảm thiểu rõ rệt Bước 1: Gọt vỏ, rửa sạch và đem xay/giã nhuyễn khoai tây. Bước 2: Trộn đều khoai tây cùng dầu oliu/dầu dừa đã chuẩn bị. Bước 3: Vệ sinh sạch hậu môn bằng nước ấm, sau đó đắp hỗn hợp khoai lên búi trĩ. Bước 4: Cố định lại bằng gạc y tế trong 30 phút rồi rửa sạch lại bằng nước ấm. ||Chú ý: Bài viết trên chỉ mang tính tham khảo, không đại diện cho giới chuyên môn! IV. Lưu ý quan trọng khi dùng khoai tây chữa bệnh trĩ Bên cạnh việc sử dụng khoai tây như một phương pháp cải thiện trĩ, người bệnh cần chú ý một số điều quan trọng sau: Mặc dù có thể thêm khoai tây vào thực đơn hàng ngày nhưng không nên chiên, xào hoặc chế biến khoai tây với quá nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng. Nên kiên trì thực dùng khoai tây chữa trĩ từ 8 – 10 ngày để thấy được hiệu quả, ngưng sử dụng nếu bị tiêu chảy. Sau một thời gian sử dụng, nếu bệnh trĩ vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh có thể dùng kết hợp thêm các thực phẩm bảo vệ sức khỏe lành tính như viên uống CotriPro hoặc CotriPro Gel để gia tăng hiệu quả cải thiện. Không nên quá kỳ vọng vào khoai tây mà bỏ qua các phương pháp điều trị chính thống (dùng thuốc, cải thiện chế độ ăn uống, sinh hoạt hoặc phẫu thuật). Khi có những triệu chứng nặng hơn như đi ngoài ra máu, đau rát hậu môn, táo bón lâu ngày, người bệnh nên thăm khám và điều trị tại các cơ sở y khoa uy tín, nhằm dứt điểm bệnh và tránh các biến chứng nguy hiểm. Tóm lại, trĩ là một căn bệnh mãn tính, có thể tái đi tái lại nhiều lần và xuất hiện ở bất kỳ ai. Do đó, việc phòng tránh và dùng khoai tây chữa bệnh trĩ là điều hết sức cần thiết nếu không muốn gặp nhiều phiền toái, khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Chia sẻ

Cây Lá Bỏng Chữa Bệnh Trĩ Có An Toàn Hiệu Quả Không?

Dùng cây lá bỏng chữa bệnh trĩ là mẹo dân gian được nhiều người truyền tai nhau. Tuy nhiên, phương pháp này có hiệu quả và an toàn đối với sức khỏe người bệnh hay không vẫn còn là vấn đề đang được nghiên cứu. Để hiểu rõ hơn về loại cây này và công dụng chữa trĩ của chúng, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây! Mục lụcI. Có nên dùng cây lá bỏng chữa bệnh trĩ hay không?II. Top 5 mẹo dùng cây lá bỏng chữa trĩ tại nhà cực hiệu quả2.1 Uống nước lá bỏng2.2 Xông & ngâm hậu môn với lá bỏng2.3 Đắp cây lá bỏng chữa trĩ2.4 Uống lá bỏng và rau sam chữa trĩ2.5 Kết hợp lá bỏng cùng thảo dượcIII. Dùng cây lá bỏng chữa bệnh trĩ bao lâu thì khỏi?IV. Lưu ý quan trọng khi sử dụng cây lá bỏng chữa bệnh trĩ I. Có nên dùng cây lá bỏng chữa bệnh trĩ hay không? Cây lá bỏng (cây sống đời) là loại cây có tính mát, vị chua nên thường được ứng dụng nhiều trong việc thanh nhiệt, giải độc. Bên cạnh đó, trong thành phần của cây lá bỏng còn chứa các hoạt chất như bryophylin, acid citric, acid malic, acid izoxitric, acid cis-aconitic,… Những chất này có tác dụng kháng viêm, giảm ngứa ngáy, sưng tấy, khó chịu ngoài da rất tốt. Cây lá bỏng có thể giảm được các triệu chứng đau rát, sưng viêm do bệnh trĩ gây ra Vậy, cây lá bỏng chữa bệnh trĩ được không? Câu trả lời là CÓ! Phương pháp này hoàn toàn hữu ích cho quá trình kiểm soát diễn tiến của bệnh trĩ. Tuy nhiên, do các thành phần trong cây lá bỏng quá an toàn và lành tính nên hiệu quả điều trị thường đến chậm hơn so với các phương pháp khác. Hơn nữa, không phải lúc nào cây lá bỏng cũng mang lại kết quả tuyệt vời trong việc chữa bệnh trĩ, nhất là trong trường hợp bệnh nặng.  Vì thế người bệnh không nên quá kỳ vọng khi dùng cây lá bỏng chữa bệnh trĩ. Chỉ nên áp dụng chúng như giải pháp hỗ trợ điều trị, không nên thay thế hoàn toàn cho phác đồ chữa bệnh mà bác sĩ đã chỉ định. II. Top 5 mẹo dùng cây lá bỏng chữa trĩ tại nhà cực hiệu quả Để chữa trĩ bằng cây lá bỏng, bạn có thể áp dụng 5 cách sau: 2.1 Uống nước lá bỏng Nấu nước uống từ lá bỏng là bài thuốc đơn giản, dễ áp dụng nhưng mang đến hiệu quả “đáng bất ngờ” trong việc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ. Nước lá bỏng đặc biệt hữu dụng với những ai mắc trĩ nội   Cách thực hiện nấu nước lá bỏng chữa trĩ: Bước 1: Rửa sạch từ 5 – 7 lá bỏng Bước 2: Đun sôi 2 lít nước Bước 3: Thêm lá bỏng vào nồi nước, tiếp tục đun khoảng 5 phút dưới lửa vừa Bước 4: Lọc và uống nước lá bỏng mỗi ngày giúp thanh nhiệt, giảm ngứa từ sâu bên trong. 2.2 Xông & ngâm hậu môn với lá bỏng Nhiều nguồn tin khẳng định rằng, xông và ngâm hậu môn với lá bỏng là bài thuốc tuyệt vời trong việc sát khuẩn, kháng viêm cho khu vực hậu môn. Điều này không chỉ làm mềm, giảm áp lực lên hậu môn, mà còn giúp cải thiện tuần hoàn máu, từ đó ngăn ngừa búi trĩ biến dạng.  Cách xông và ngâm hậu môn với lá bỏng trị trĩ: Bước 1: Rửa sạch 30g lá bỏng, 30 lá ngải cứu, 5 quả sung Bước 2: Đun sôi tất cả nguyên liệu cùng 2 lít nước Bước 3: Dùng trực tiếp phần nước này xông hậu môn vào mỗi tối trước khi đi ngủ Bước 4: Khi nước nguội bớt, ngâm hậu môn khoảng 15 phút vào hỗn hợp nước lá bỏng Bước 5: Nhẹ nhàng lau sạch lại hậu môn bằng nước ấm ||Bạn có biết: #13 bài thuốc xông chữa bệnh trĩ tại nhà an toàn, hiệu quả 2.3 Đắp cây lá bỏng chữa trĩ Với bệnh trĩ nhẹ, bạn có thể áp dụng bài thuốc này hàng ngày để thấy tình trạng búi trĩ được cải thiện đáng kể. Đắp cây lá bỏng mỗi ngày để búi trĩ được cải thiện Cách đắp lá bỏng chữa bệnh trĩ: Bước 1: Rửa sạch 10 lá bỏng trong nước muối pha loãng Bước 2: Giã nhuyễn lá bỏng Bước 3: Vệ sinh hậu môn bằng nước ấm Bước 4: Đắp trực tiếp phần lá bỏng được giã nhuyễn lên hậu môn Bước 5: Dùng băng gạc để cố định trong 20 phút (Lưu ý, không dùng băng gạc quá kín, tránh gây bí và tổn thương búi trĩ) Bước 6: Vệ sinh lại hậu môn bằng nước ấm 2.4 Uống lá bỏng và rau sam chữa trĩ Rau sam nổi tiếng là loại cây có tính mát, giải độc và tiêu viêm rất tốt. Do đó, khi kết hợp cây lá bỏng với rau sam, người bệnh có thể kiểm soát được tình trạng sưng tấy, phù nề ở hậu môn. Phương pháp này đặc biệt phù hợp với những bệnh nhân mắc trĩ nội – búi trĩ nằm bên trong hậu môn. Cách dùng cây lá bỏng và rau sam chữa bệnh trĩ: Bước 1: Rửa sạch 6g lá bỏng, 6g rau sam với nước muối Bước 2: Đun sôi các nguyên liệu với 2 lít nước Bước 3: Uống thay nước lọc, liên tục đến khi thấy các triệu chứng trĩ giảm hẳn 2.5 Kết hợp lá bỏng cùng thảo dược Để tăng hiệu quả chữa trĩ, người bệnh có thể kết hợp lá bỏng cùng các loại thảo dược tự nhiên khác như: nhọ nồi, ngải cứu, trắc bá. Uống nước lá bỏng cùng các thảo dược khác mỗi ngày có tác dụng hỗ trợ giảm kích thước búi trĩ Cách dùng lá bỏng chữa trĩ: Bước 1: Rửa sạch 30g lá bỏng, 10g trắc bá, 10g nhọ nồi và 10g ngải cứu Bước 2: Nấu chung các nguyên liệu với 1.5 – 2 lít nước trong 15 phút Bước 3: Để nguội và uống hàng ngày thay nước lọc ||Xem thêm: Cách Ngâm nước muối chữa bệnh trĩ đúng cách và hiệu quả >>>Bạn có biết: Cách sử dụng xơ mướp chữa bệnh trĩ hiệu quả 99% tại nhà III. Dùng cây lá bỏng chữa bệnh trĩ bao lâu thì khỏi? Hiệu quả của việc điều trị trĩ bằng cây lá bỏng nói riêng hay các mẹo dân gian chữa trĩ nói chung còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, ví dụ như: cơ địa, mức độ bệnh, quá trình chăm sóc, nghỉ ngơi, sinh hoạt,… Tuy nhiên, nhìn chung, người bị bệnh trĩ nhẹ thường có thời gian phục hồi sớm hơn người bị bệnh trĩ nặng. Hơn nữa, để nhanh chóng nhận thấy tác dụng, ngoài việc áp dụng cây lá bỏng chữa trĩ liên tục trong thời gian dài, thì người bệnh còn cần kết hợp với nhiều phương pháp được chỉ định từ bác sĩ.  Nếu tình trạng trĩ ngày càng nặng kèm theo các biểu hiện như: chảy máu hậu môn, búi trĩ sa nhiều, đau đớn dữ dội,… người bệnh nên đi khám tại các cơ sở y khoa uy tín ngay lập tức để được điều trị kịp thời và đúng cách! IV. Lưu ý quan trọng khi sử dụng cây lá bỏng chữa bệnh trĩ Khi áp dụng cây lá bỏng hay bất kỳ phương pháp chữa trĩ nào khác, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau: Nên xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, đa dạng, ưu tiên những thực phẩm chứa nhiều chất xơ, vitamin từ rau xanh và trái cây. Tránh tiêu thụ các thực phẩm cay nóng, chứa nhiều mỡ, khó tiêu, chứa chất kích thích,… Bởi chúng có thể khiến bệnh trĩ càng thêm trầm trọng. Người bị trĩ không nên tiêu thụ các thực phẩm khó tiêu, gây kích thích búi trĩ Nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để phân không bị khô, gây táo bón. Khuyến khích bệnh nhân ngủ đủ giấc, không nên thức quá khuya và thường xuyên luyện tập thể dục với những bài tập nhẹ nhàng, tốt cho nhu động ruột. Nên giữ tinh thần thoải mái, không nên quá lo âu, căng thẳng quá mức trong suốt quá trình điều trị. Nên duy trì thói quen vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ bằng giấy vệ sinh mềm. Nên ưu tiên mặc các loại quần áo rộng rãi, thoáng mát và thấm hút mồ hôi tốt. Và, để dùng cây lá bỏng chữa bệnh trĩ đạt hiệu quả cao hơn, người bệnh nên kết hợp thêm các sản phẩm có thành phần thảo dược như: Cúc tần, Lá lốt, tinh chất Nghệ, Ngải cứu với hàm lượng thích hợp như CotriPro Gel. Sản phẩm sẽ giúp các dược chất giải phóng nhanh và thấm sâu để tăng hiệu quả cải thiện trĩ, đồng thời giúp bảo vệ và tăng sức bền thành mạch, nâng cao sức khỏe đường tiêu hóa,… Mặt khác, nhờ chứa thành phần Gel Polyacrylate crosspolymer nên CotriPro Gel còn có thể giúp chăm sóc da, làm mát và săn se da, góp phần ngăn ngừa tình trạng viêm trong nứt kẽ hậu môn và một số trường hợp sưng, đau khác. Để biết chi tiết về CotriPro Gel hoặc các phương pháp điều trị khác ngoài dùng cây lá bỏng chữa bệnh trĩ, hãy liên hệ với chúng tôi theo số 1800 6293 hoặc truy cập website https://cotri.pro/. ||Tham khảo bài viết khác: Chữa Bệnh Trĩ Bằng Rau Mồng Tơi Có Hiệu Quả Không? Rau má chữa bệnh trĩ? Hiệu quả chỉ sau 1 tuần sử dụng? #3 Cách Dùng Lá Thiên Lý Chữa Bệnh Trĩ Tại Nhà Hiệu Quả Chia sẻ

Loading...