Nội soi bệnh trĩ: Quy trình thực hiện thế nào? Có đau không?

Bệnh trĩ là một dạng bệnh ở trực tràng hậu môn, gây ra nhiều đau đớn bất tiện cho bệnh nhân. Nội soi bệnh trĩ là một phương pháp có ý nghĩa quan trọng để hỗ trợ chẩn đoán và điều trị bệnh trĩ. Vậy nội soi trĩ được thực hiện như thế nào? khi nào cần thực hiện, nội soi trĩ có đau không? Tất cả những câu hỏi trên sẽ được trả lời trong bài viết dưới đây.

I. Khám nội soi trĩ là gì?

Bệnh trĩ hay còn được gọi theo tên dân gian là bệnh lòi dom, hình thành khi các búi trĩ này bị sa giãn, căng phồng quá mức làm máu bị ứ đọng tại đây, khi lượng máu này tăng dần tĩnh mạch hậu môn sẽ căng phồng lên, thành tĩnh mạch rất mỏng có độ đàn hồi kém búi trĩ bị sa ra ngoài , khi đi đại tiện nếu phân cứng bệnh nhân phải rặn mạnh sẽ cứa vào thành tĩnh mạch này và bị vỡ gây chảy máu.

Nội soi bệnh trĩ còn được gọi là nội soi hậu môn. Đây là phương pháp sử dụng các thiết bị chuyên biệt để quan sát, đánh giá mức độ của các búi trĩ bên trong hậu môn. Các thiết bị nội soi bao gồm: ống nội soi có một đầu gắn với camera và đèn chiếu sáng, một đầu gắn với tay nắm điều khiển, hệ thống dây dẫn truyền tín hiệu, bộ phận điều chỉnh, màn hình hiển thị.

nội soi bệnh trĩ
Khám nội soi trĩ

Nội soi bệnh trĩ bản chất là phương pháp nội soi trực tràng, nhưng được thực hiện chỉ ở phần hậu môn và phần trực tràng ngoài. Bác sĩ chỉ cần dùng ống nội soi dài khoảng 1 cm là có thể quan sát được khu vực thường xuất hiện trĩ.

Nội soi bệnh trĩ giúp bác sĩ biết chính xác tình trạng bệnh nhân đang ở giai đoạn nào, nguyên nhân gây bệnh, từ đó đưa ra cách chữa trị thích hợp.

II. Khi nào cần nội soi bệnh trĩ?

Nội soi bệnh trĩ cần được thực hiện khi:

  • dấu hiệu đi ngoài ra máu, số lượng máu tăng dần theo thời gian.
  • Hậu môn xuất hiện dị vật, cảm giác ngứa, cộm, đau rát…
  • Hậu môn tiết dịch nhầy, xuất hiện tình trạng sa búi trĩ – có búi trĩ thò ra sau đó thụt vào khi đi đại tiện.

Những trường hợp sau cần thận trọng khi thực hiện nội soi bệnh trĩ:

  • Người bệnh quá già yếu
  • Phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt và mang thai
  • Các trường hợp viêm cấp nặng, có cản trở không đưa ống soi vào được
  • Người mắc bệnh cao huyết áp, bệnh động mạch vành
  • Bệnh nhân bị suy tim, loạn nhịp tim
  • Người có hậu môn hẹp và cảm nhiễm cấp tính
  • Bệnh viêm phúc mạc

III. Nội soi trĩ có đau không?

Khi nội soi, bằng cơ chế xâm lấn, bác sĩ sẽ đưa vào hậu môn một ống dạng mềm có gắn camera mini và đèn soi để chẩn đoán và kiểm tra cục bộ vùng từ bên ngoài đường lược cho đến bên trên đường lược.

Mới nghe qua mô tả, nhiều người lo lắng phương pháp này sẽ gây khó chịu, đau đớn. Thực tế là phương pháp nội soi hiện đại ngày nay với kỹ thuật tân tiến, thao tác đơn giản, nhanh gọn, nhẹ nhàng và ít gây cảm giác đau đớn như nhiều bệnh nhân vẫn lo sợ. Thường người bệnh sẽ cảm thấy cơn căng tức ban đầu khi ống nội soi đưa vào hậu môn. Trường hợp người bệnh nội soi gây mê sẽ không cảm nhận thấy gì.

IV. Khám nội soi bệnh trĩ có cần nhịn ăn?

Bạn cần chuẩn bị đại tràng trước khi nội soi, bao gồm:

  • Trước khi kiểm tra 1 ngày, bạn nên ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa tránh các loại thực phẩm, đồ uống có màu đỏ và tím.
  • Buổi chiều khoảng 3-4 giờ, bạn dùng nước sôi nguội, pha loãng 1 gói magnesium sulfate thành dung dịch 2 lít, uống hết trong 2 giờ.
  • Nếu cơ thể yếu có thể dùng thuốc polyethylene glycol 3-4 hộp, pha chế với muối thành dung dịch 3 -4 lít, bắt đầu dùng trước khi kiểm tra 4 giờ, trong đó thời gian dùng thuốc là 3 giờ, thời gian khống chế là 1 giờ, hiệu quả rất tốt.
nội soi trĩ có phải nhịn ăn không
Hình ảnh nội soi bệnh trĩ

Trong ngày khám nội soi bệnh trĩ, bạn phải nhịn ăn sáng.

Trước khi phẫu thuật 2 giờ phải rửa sạch đại tràng.

Có 2 cách chuẩn bị đại tràng trước khi nội soi, bác sĩ nội soi sẽ quyết định phương pháp chuẩn bị đại tràng tùy tình trạng của người bệnh:

  • Chuẩn bị đại tràng bằng cách thụt tháo: phương pháp này được sử dụng khi người bệnh có các triệu chứng bán tắc hay tắc ruột như: đau quặn bụng từng cơn, khi trung tiện được thì giảm đau bụng, không đi tiêu được trong nhiều ngày…
  • Chuẩn bị đại tràng bằng thuốc xổ: 2 loại thuốc xổ có thể sử dụng để chuẩn bị đại tràng là Macrogol 4000 (Fortrans) và Sodium phosphate (Fleet phospho soda). Macrogol 4000 là thuốc làm sạch đại tràng đẳng trương, không gây rối loạn nước và điện giải của cơ thể nên có thể sử dụng cho người bệnh có bệnh lý tim mạch, bệnh thận mạn hay suy gan.

Nhược điểm là người bệnh phải uống một lượng nước nhiều (3 – 4 lít nước pha với 3 – 4 gói thuốc) và nước có vị khó uống. Fleet phospho soda làm sạch đại tràng theo cơ chế ưu trương tức là kéo nước từ trong cơ thể vào lòng ruột nên có thể gây rối loạn nước và điện giải nếu ngưới bệnh có các bệnh lý về gan, thận mạn tính hay suy tim.

Ưu điểm của cách làm sạch đại tràng này là người bệnh dễ uống thuốc xổ nên khả năng tuân thủ quá trình làm sạch đại tràng cũng cao hơn. Do đó, chuẩn bị đại tràng bằng Fleet phospho soda thường được sử dụng đối với những người bệnh trẻ tuổi và không có các bệnh lý nội khoa mạn tính về gan, thận và tim mạch.

Chuẩn bị đại tràng có thể có một số tác dụng phụ nhưng tương đối hiếm bao gồm: buồn nôn, nôn, đầy bụng, hay đau bụng. Bác sĩ nội soi sẽ giải thích rõ cho người bệnh những khó chịu này trước khi nội soi.

Trước khi phẫu thuật nửa giờ, bác sỹ sẽ cho bạn uống thuốc an thần hoặc thuốc có chứa thành phần anticholinergic.

Các loại thuốc đang uống có ngưng không? Một số thuốc người bệnh vẫn tiếp tục uống trước khi nội soi nhưng một số thuốc cần phải ngưng (Clopidogrel và kháng đông) tùy thuộc quyết định của bác sĩ nội soi. Quyết định ngưng thuốc của bác sĩ nội soi dựa trên cơ sở hội chẩn với bác sĩ tim mạch và thần kinh về lợi ích và tác hại của việc ngưng thuốc.

V. Những phương pháp nội soi trĩ

Để mổ trĩ nội soi cho bệnh nhân, bác sĩ có thể áp dụng 1 trong 2 cách sau đây:

5.1 Nội soi trực tràng, đại tràng xích ma

Đây là biện pháp được áp dụng trong những trường hợp bệnh nhân có triệu chứng ở khu vực đại tràng hoặc dưới đại tràng. Với phương pháp nội soi, các bác sĩ sẽ chẩn đoán được mức độ tổn thương ít hay nhiều. Ngoài ra nội soi trực tràng đại tràng xích ma cũng được chỉ định đối với bệnh nhân bị đại tiện ra máu hoặc có triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Trước khi chụp X – Quang, bác sĩ sẽ dùng thủ thuật này để có thể đánh giá những tổn thương.

Tuy nhiên, phương pháp nội soi trực tràng và đại tràng xích ma không thể thực hiện được cho những người yếu, bởi vì sẽ không thể nội soi được hết toàn bộ khung đại tràng. Ngoài ra nội soi trực tràng, đại tràng xích ma chống chỉ định với bệnh nhân bị viêm nhiễm nặng do bệnh hậu môn.

5.2 Nội soi hậu môn trực tràng

Với nội soi hậu môn trực tràng, các bác sĩ quan sát được ở khu vực hậu môn. Ngoài ra kỹ thuật này cũng được sử dụng nhiều khi bác sĩ muốn kiểm tra và khâu đốt cầm máu sau cắt trĩ, rò hậu môn.

Biện pháp này chống chỉ định với những bệnh nhân đang mang thai hoặc có tiền sử sảy thai, bệnh nhân bị suy tim, loạn nhịp tim, viêm phúc mạc cũng không nên nội soi.

VI. Quy trình nội soi trĩ như thế nào?

Các bước nội soi bệnh trĩ có thể được thực hiện thông qua các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị

Tư thế nằm khi nội soi

  • Đối với nữ giới: nằm nghiêng trái sao cho lưng hơi cong về phía trước, hai chân đan xen vào nhau, đầu hơi gập, quay lưng về bác sĩ, giúp cho bệnh nhân không ngại ngùng, và bác sĩ cũng có thể kiểm tra dễ dàng hơn.
  • Đối với nam giới: thường sẽ nằm ngửa ra, hai tay ôm đầu gối, bác sĩ sẽ dùng khăn y tế để che bộ phận ngoài hậu môn lại, sau đó dùng tay kiểm tra hậu môn để chẩn đoán tình trạng bệnh, mức độ bệnh nặng hay nhẹ, có bị nứt hậu môn bên ngoài kẽ hậu môn không. Cuối cùng dùng ngón tay trỏ nong hậu môn để kiểm tra bên trong.

Bước 2: Thực hiện nội soi

  • Trước tiên, bác sĩ sẽ thăm khám trực tràng, kiểm tra bên ngoài cơ vòng và bên trên đường lược hậu môn
  • Tiêm thuốc tê
  • Lắp và kiểm tra dụng cụ soi trước khi tiến hành, bôi trơn dầu vào đầu ống soi
  • Đưa ống soi vào đường hậu môn và di chuyển sâu trong thành ruột ở khu vực trực tràng để xác định vị trí búi trĩ cũng như tình trạng trĩ.
  • Có thể dùng kẹp gắp bông để lau nếu hậu môn bẩn, khó quan sát.
  • Khi phát hiện tổn thương nghi ngờ có thể dùng kìm sinh thiết để sinh thiết.
  • Rút ống soi.

Bước 3: Đánh giá kết quả

Dựa vào hình ảnh bên trong trực tràng – hậu môn, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận về tình trạng bệnh trĩ cũng như phương pháp điều trị thích hợp cho bệnh nhân.

VII. Nội soi trĩ giá bao nhiêu là hợp lý?

Giá nội soi hậu môn dao động rất lớn, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Trang thiết bị hiện đại.
  • Bác sĩ thực hiện có chuyên khoa giỏi, giàu kinh nghiệm
  • Địa chỉ nội soi chất lượng, có bảng giá dịch vụ niêm yết và không phát sinh biến chứng trong quá trình thực hiện

VIII. Nội soi bệnh trĩ hết bao nhiêu tiền?

Nội soi bệnh trĩ hết bao nhiêu tiền sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố đi kèm như:

  • Loại nội soi bệnh trĩ: Hiện tại thường phổ biến nhất các loại nội soi bệnh trĩ là nội soi bằng ống mềm không gây mê và nội soi bằng ống mềm gây mê. Nếu nội soi bằng ống mềm và gây mê người bệnh sẽ không bị nói đau khó chịu trong quá trình thực hiện như nội soi không gây mê. Tuy nhiên phương pháp này có giá cao hơn so với phương pháp không gây mê.
  • Địa chỉ thăm khám: Nếu người bệnh thăm khám tại các địa chỉ uy tín, các bệnh viện lớn thì mức chi phí thực hiện có thể vênh lên một chút so với các phòng khám tư nhỏ lẻ bên ngoài.
  • Được giảm trừ BHYT không? Nếu người bệnh thăm khám và được hưởng BHYT theo hình thức BHYT đúng tuyến hoặc trái tuyến thì mức chi phí nội soi bệnh trĩ có thể giảm thấp đi so với người thường.
Tùy vào từng trường hợp bệnh nhân và các yếu tố ảnh hưởng khác nhau mà mức chi phí nội soi không gây mê sẽ dao động từ 200.000VNĐ – 300.000VNĐ; mức chi phí nội soi gây mê sẽ giao động từ 300.000VNĐ – 700.000VNĐ.

IX. Bị trĩ có nội soi đại tràng được không?

khám trĩ có cần nội soi không
Hình ảnh nội soi đại tràng

Nội soi đại tràng cũng tương tự như nội soi hậu môn, nhưng bác sĩ sẽ đưa ống soi sâu hơn và đại tràng. Qua camera, bác sĩ sẽ biết được và chẩn đoán bệnh đại tràng một cách chính xác những tổn thương bên trong đường ruột.

Nếu bạn đang bị bệnh trĩ nhẹ thì có thể thực hiện được nội soi đại tràng. Tuy nhiên, bệnh trĩ của bạn đang ở giai đoạn nặng, búi trĩ bị sa ra ngoài, viêm nhiễm lở loét, thì nội soi đại tràng là điều không nên.

Nguyên nhân là do các búi trĩ rất dễ bị chảy máu. Khi nội soi, lực tác động mạnh vào thành tĩnh mạch sẽ khiến các búi trĩ vỡ ra và chảy máu, tổn thương nặng hơn.

Hơn nữa, trước khi nội soi đại tràng, bệnh nhân sẽ phải dùng dung dịch súc ruột để loại bỏ hết phân trong khoang ruột ra ngoài. Điều này khiến bệnh nhân sẽ phải đi đại tiện và khiến hậu môn chảy máu và đau đớn hơn.

Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh trĩ của bạn để đưa ra quyết định có nên nội soi đại tràng hay không. Nếu không nội soi được đại tràng, bạn cũng không nên quá lo lắng, vì tại bệnh viện có rất nhiều phương pháp để chẩn đoán khác như xét nghiệm, chụp chiếu, siêu âm, xét nghiệm phân…

>>>||Bạn có biết: 10+ Cách chữa bệnh trĩ tại nhà hiệu quả an toàn nhanh chóng

X. Nội soi đại tràng khi bị trĩ có đau không?

Bạn sẽ không cần phải quá lo lắng bởi khi nội soi đại tràng sẽ không đau đớn hay gây ra những biến chứng gì làm ảnh hưởng đến vùng bệnh, nếu bệnh trĩ của bạn đang ở giai đoạn nhẹ. Tuy nhiên, khi dụng cụ nội soi được đưa vào bên trong hậu môn thì bạn sẽ có cảm giác căng tức lúc ban đầu.

Ngoài ra, bạn sẽ gặp phải một số khó chịu trong suốt quá trình nội soi. Để đưa ống vào, bác sĩ sẽ bơm hơi vào đại tràng vì bình thường nó vốn xẹp và gấp khúc. Điều đó khiến bạn cảm thấy khó chịu, căng tức, đôi khi thấy buồn đại tiện. Một số người còn thấy đau do các mạc đại tràng bị kéo căng. Khi quá đau, bác sĩ rút bớt hơi hoặc thay đổi tư thế nằm.

Khi soi xong, nhiều người cảm thấy chóng mặt một chút. Và vì đại tràng vẫn còn hơi nên bạn dễ thấy chướng bụng, khi đó chỉ cần vào toilet một lúc để xì hơi là thoải mái trở lại.

Trường hợp bệnh nhân quá lo lắng, bác sĩ có thể cho thuốc để họ ngủ trong thời gian làm thủ thuật, với sự theo dõi sức khỏe bằng máy monitoring. Bệnh nhân sẽ tỉnh lại sau khoảng nửa giờ đồng hồ.

Nội soi đại tràng là thủ thuật an toàn vì vậy bạn không cần phải lo lắng quá nhiều.

XI. Những lưu ý khi thực hiện nội soi bệnh trĩ

Khi thực hiện nội soi bệnh trĩ, người bệnh cũng nên lưu ý một số vấn đề sau:

nội soi trĩ có đau không
Báo ngay cho bác sĩ nếu chảy máu hậu môn kéo dài không hết
  • Phương pháp nội soi bệnh trĩ được chỉ định cho những người có dấu hiệu đi ngoài ra máu, đau nhức, ngứa hoặc có dị vật ở hậu môn, có búi trĩ thò ra ở hậu môn.
  • Chống chỉ định áp dụng nội soi trĩ với những người có tiền sử cao huyết áp, bệnh động mạch vành, người có hậu môn hẹp, đường ruột hẹp và dị dạng, thần kinh yếu, người lớn tuổi có thể suy yếu và phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai.
  • Chú ý trước khi nội soi 1 ngày, bệnh nhân cần ăn những thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa.
  • Trong quá trình nội soi, nếu bệnh nhân cảm thấy đau hoặc có điều bất thường thì nên báo ngay với bác sĩ để dừng việc nội soi và kiểm tra ngay, tránh gây ra những tổn thương, rủi ro đáng tiếc.
  • Sau khi nội soi xong, bệnh nhân có thể cảm thấy hơi khó chịu và rát vùng hậu môn. Những triệu chứng này sẽ sớm mất đi. Nếu như các triệu chứng này kéo dài, chảy máu hậu môn ngày càng nhiều thì cần liên hệ ngay với bác sĩ để được xử lý kịp thời.

||Bạn có biết:

Câu hỏi “nội soi bệnh trĩ có đau không?” đã được trả lời rõ ràng. Qua bài viết, có thể thấy nội soi bệnh trĩ là một kỹ thuật rất có ý nghĩa trong phát hiện và đánh giá tình trạng bệnh ở những người bệnh trĩ. Để có một kết quả nội soi chính xác, nên lưu ý khi thực hiện thủ thuật.

XI. Những lưu ý khi thực hiện nội soi bệnh trĩ 2Sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam chứa thành phần dược liệu được chiết xuất bằng công nghệ tiên tiến giúp giảm nhanh các triệu chứng đau, rát, đi ngoài ra máu, giúp làm mềm và dịu mát chỉ sau 3-5 ngày. Bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt sau khi dùng đủ liệu trình (3-5 tuýp tùy trường hợp nặng nhẹ)..Xem chi tiết
Cập nhật lúc: 11/06/2024

Nội soi bệnh trĩ: Quy trình thực hiện thế nào? Có đau không?

Bệnh trĩ là một dạng bệnh ở trực tràng hậu môn, gây ra nhiều đau đớn bất tiện cho bệnh nhân. Nội soi bệnh trĩ là một phương pháp có ý nghĩa quan trọng để hỗ trợ chẩn đoán và điều trị bệnh trĩ. Vậy nội soi trĩ được thực hiện như thế nào? khi nào cần thực hiện, nội soi trĩ có đau không? Tất cả những câu hỏi trên sẽ được trả lời trong bài viết dưới đây.

I. Khám nội soi trĩ là gì?

Bệnh trĩ hay còn được gọi theo tên dân gian là bệnh lòi dom, hình thành khi các búi trĩ này bị sa giãn, căng phồng quá mức làm máu bị ứ đọng tại đây, khi lượng máu này tăng dần tĩnh mạch hậu môn sẽ căng phồng lên, thành tĩnh mạch rất mỏng có độ đàn hồi kém búi trĩ bị sa ra ngoài , khi đi đại tiện nếu phân cứng bệnh nhân phải rặn mạnh sẽ cứa vào thành tĩnh mạch này và bị vỡ gây chảy máu.

Nội soi bệnh trĩ còn được gọi là nội soi hậu môn. Đây là phương pháp sử dụng các thiết bị chuyên biệt để quan sát, đánh giá mức độ của các búi trĩ bên trong hậu môn. Các thiết bị nội soi bao gồm: ống nội soi có một đầu gắn với camera và đèn chiếu sáng, một đầu gắn với tay nắm điều khiển, hệ thống dây dẫn truyền tín hiệu, bộ phận điều chỉnh, màn hình hiển thị.

nội soi bệnh trĩ
Khám nội soi trĩ

Nội soi bệnh trĩ bản chất là phương pháp nội soi trực tràng, nhưng được thực hiện chỉ ở phần hậu môn và phần trực tràng ngoài. Bác sĩ chỉ cần dùng ống nội soi dài khoảng 1 cm là có thể quan sát được khu vực thường xuất hiện trĩ.

Nội soi bệnh trĩ giúp bác sĩ biết chính xác tình trạng bệnh nhân đang ở giai đoạn nào, nguyên nhân gây bệnh, từ đó đưa ra cách chữa trị thích hợp.

II. Khi nào cần nội soi bệnh trĩ?

Nội soi bệnh trĩ cần được thực hiện khi:

  • dấu hiệu đi ngoài ra máu, số lượng máu tăng dần theo thời gian.
  • Hậu môn xuất hiện dị vật, cảm giác ngứa, cộm, đau rát…
  • Hậu môn tiết dịch nhầy, xuất hiện tình trạng sa búi trĩ – có búi trĩ thò ra sau đó thụt vào khi đi đại tiện.

Những trường hợp sau cần thận trọng khi thực hiện nội soi bệnh trĩ:

  • Người bệnh quá già yếu
  • Phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt và mang thai
  • Các trường hợp viêm cấp nặng, có cản trở không đưa ống soi vào được
  • Người mắc bệnh cao huyết áp, bệnh động mạch vành
  • Bệnh nhân bị suy tim, loạn nhịp tim
  • Người có hậu môn hẹp và cảm nhiễm cấp tính
  • Bệnh viêm phúc mạc

III. Nội soi trĩ có đau không?

Khi nội soi, bằng cơ chế xâm lấn, bác sĩ sẽ đưa vào hậu môn một ống dạng mềm có gắn camera mini và đèn soi để chẩn đoán và kiểm tra cục bộ vùng từ bên ngoài đường lược cho đến bên trên đường lược.

Mới nghe qua mô tả, nhiều người lo lắng phương pháp này sẽ gây khó chịu, đau đớn. Thực tế là phương pháp nội soi hiện đại ngày nay với kỹ thuật tân tiến, thao tác đơn giản, nhanh gọn, nhẹ nhàng và ít gây cảm giác đau đớn như nhiều bệnh nhân vẫn lo sợ. Thường người bệnh sẽ cảm thấy cơn căng tức ban đầu khi ống nội soi đưa vào hậu môn. Trường hợp người bệnh nội soi gây mê sẽ không cảm nhận thấy gì.

IV. Khám nội soi bệnh trĩ có cần nhịn ăn?

Bạn cần chuẩn bị đại tràng trước khi nội soi, bao gồm:

  • Trước khi kiểm tra 1 ngày, bạn nên ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa tránh các loại thực phẩm, đồ uống có màu đỏ và tím.
  • Buổi chiều khoảng 3-4 giờ, bạn dùng nước sôi nguội, pha loãng 1 gói magnesium sulfate thành dung dịch 2 lít, uống hết trong 2 giờ.
  • Nếu cơ thể yếu có thể dùng thuốc polyethylene glycol 3-4 hộp, pha chế với muối thành dung dịch 3 -4 lít, bắt đầu dùng trước khi kiểm tra 4 giờ, trong đó thời gian dùng thuốc là 3 giờ, thời gian khống chế là 1 giờ, hiệu quả rất tốt.
nội soi trĩ có phải nhịn ăn không
Hình ảnh nội soi bệnh trĩ

Trong ngày khám nội soi bệnh trĩ, bạn phải nhịn ăn sáng.

Trước khi phẫu thuật 2 giờ phải rửa sạch đại tràng.

Có 2 cách chuẩn bị đại tràng trước khi nội soi, bác sĩ nội soi sẽ quyết định phương pháp chuẩn bị đại tràng tùy tình trạng của người bệnh:

  • Chuẩn bị đại tràng bằng cách thụt tháo: phương pháp này được sử dụng khi người bệnh có các triệu chứng bán tắc hay tắc ruột như: đau quặn bụng từng cơn, khi trung tiện được thì giảm đau bụng, không đi tiêu được trong nhiều ngày…
  • Chuẩn bị đại tràng bằng thuốc xổ: 2 loại thuốc xổ có thể sử dụng để chuẩn bị đại tràng là Macrogol 4000 (Fortrans) và Sodium phosphate (Fleet phospho soda). Macrogol 4000 là thuốc làm sạch đại tràng đẳng trương, không gây rối loạn nước và điện giải của cơ thể nên có thể sử dụng cho người bệnh có bệnh lý tim mạch, bệnh thận mạn hay suy gan.

Nhược điểm là người bệnh phải uống một lượng nước nhiều (3 – 4 lít nước pha với 3 – 4 gói thuốc) và nước có vị khó uống. Fleet phospho soda làm sạch đại tràng theo cơ chế ưu trương tức là kéo nước từ trong cơ thể vào lòng ruột nên có thể gây rối loạn nước và điện giải nếu ngưới bệnh có các bệnh lý về gan, thận mạn tính hay suy tim.

Ưu điểm của cách làm sạch đại tràng này là người bệnh dễ uống thuốc xổ nên khả năng tuân thủ quá trình làm sạch đại tràng cũng cao hơn. Do đó, chuẩn bị đại tràng bằng Fleet phospho soda thường được sử dụng đối với những người bệnh trẻ tuổi và không có các bệnh lý nội khoa mạn tính về gan, thận và tim mạch.

Chuẩn bị đại tràng có thể có một số tác dụng phụ nhưng tương đối hiếm bao gồm: buồn nôn, nôn, đầy bụng, hay đau bụng. Bác sĩ nội soi sẽ giải thích rõ cho người bệnh những khó chịu này trước khi nội soi.

Trước khi phẫu thuật nửa giờ, bác sỹ sẽ cho bạn uống thuốc an thần hoặc thuốc có chứa thành phần anticholinergic.

Các loại thuốc đang uống có ngưng không? Một số thuốc người bệnh vẫn tiếp tục uống trước khi nội soi nhưng một số thuốc cần phải ngưng (Clopidogrel và kháng đông) tùy thuộc quyết định của bác sĩ nội soi. Quyết định ngưng thuốc của bác sĩ nội soi dựa trên cơ sở hội chẩn với bác sĩ tim mạch và thần kinh về lợi ích và tác hại của việc ngưng thuốc.

V. Những phương pháp nội soi trĩ

Để mổ trĩ nội soi cho bệnh nhân, bác sĩ có thể áp dụng 1 trong 2 cách sau đây:

5.1 Nội soi trực tràng, đại tràng xích ma

Đây là biện pháp được áp dụng trong những trường hợp bệnh nhân có triệu chứng ở khu vực đại tràng hoặc dưới đại tràng. Với phương pháp nội soi, các bác sĩ sẽ chẩn đoán được mức độ tổn thương ít hay nhiều. Ngoài ra nội soi trực tràng đại tràng xích ma cũng được chỉ định đối với bệnh nhân bị đại tiện ra máu hoặc có triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Trước khi chụp X – Quang, bác sĩ sẽ dùng thủ thuật này để có thể đánh giá những tổn thương.

Tuy nhiên, phương pháp nội soi trực tràng và đại tràng xích ma không thể thực hiện được cho những người yếu, bởi vì sẽ không thể nội soi được hết toàn bộ khung đại tràng. Ngoài ra nội soi trực tràng, đại tràng xích ma chống chỉ định với bệnh nhân bị viêm nhiễm nặng do bệnh hậu môn.

5.2 Nội soi hậu môn trực tràng

Với nội soi hậu môn trực tràng, các bác sĩ quan sát được ở khu vực hậu môn. Ngoài ra kỹ thuật này cũng được sử dụng nhiều khi bác sĩ muốn kiểm tra và khâu đốt cầm máu sau cắt trĩ, rò hậu môn.

Biện pháp này chống chỉ định với những bệnh nhân đang mang thai hoặc có tiền sử sảy thai, bệnh nhân bị suy tim, loạn nhịp tim, viêm phúc mạc cũng không nên nội soi.

VI. Quy trình nội soi trĩ như thế nào?

Các bước nội soi bệnh trĩ có thể được thực hiện thông qua các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị

Tư thế nằm khi nội soi

  • Đối với nữ giới: nằm nghiêng trái sao cho lưng hơi cong về phía trước, hai chân đan xen vào nhau, đầu hơi gập, quay lưng về bác sĩ, giúp cho bệnh nhân không ngại ngùng, và bác sĩ cũng có thể kiểm tra dễ dàng hơn.
  • Đối với nam giới: thường sẽ nằm ngửa ra, hai tay ôm đầu gối, bác sĩ sẽ dùng khăn y tế để che bộ phận ngoài hậu môn lại, sau đó dùng tay kiểm tra hậu môn để chẩn đoán tình trạng bệnh, mức độ bệnh nặng hay nhẹ, có bị nứt hậu môn bên ngoài kẽ hậu môn không. Cuối cùng dùng ngón tay trỏ nong hậu môn để kiểm tra bên trong.

Bước 2: Thực hiện nội soi

  • Trước tiên, bác sĩ sẽ thăm khám trực tràng, kiểm tra bên ngoài cơ vòng và bên trên đường lược hậu môn
  • Tiêm thuốc tê
  • Lắp và kiểm tra dụng cụ soi trước khi tiến hành, bôi trơn dầu vào đầu ống soi
  • Đưa ống soi vào đường hậu môn và di chuyển sâu trong thành ruột ở khu vực trực tràng để xác định vị trí búi trĩ cũng như tình trạng trĩ.
  • Có thể dùng kẹp gắp bông để lau nếu hậu môn bẩn, khó quan sát.
  • Khi phát hiện tổn thương nghi ngờ có thể dùng kìm sinh thiết để sinh thiết.
  • Rút ống soi.

Bước 3: Đánh giá kết quả

Dựa vào hình ảnh bên trong trực tràng – hậu môn, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận về tình trạng bệnh trĩ cũng như phương pháp điều trị thích hợp cho bệnh nhân.

VII. Nội soi trĩ giá bao nhiêu là hợp lý?

Giá nội soi hậu môn dao động rất lớn, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Trang thiết bị hiện đại.
  • Bác sĩ thực hiện có chuyên khoa giỏi, giàu kinh nghiệm
  • Địa chỉ nội soi chất lượng, có bảng giá dịch vụ niêm yết và không phát sinh biến chứng trong quá trình thực hiện

VIII. Nội soi bệnh trĩ hết bao nhiêu tiền?

Nội soi bệnh trĩ hết bao nhiêu tiền sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố đi kèm như:

  • Loại nội soi bệnh trĩ: Hiện tại thường phổ biến nhất các loại nội soi bệnh trĩ là nội soi bằng ống mềm không gây mê và nội soi bằng ống mềm gây mê. Nếu nội soi bằng ống mềm và gây mê người bệnh sẽ không bị nói đau khó chịu trong quá trình thực hiện như nội soi không gây mê. Tuy nhiên phương pháp này có giá cao hơn so với phương pháp không gây mê.
  • Địa chỉ thăm khám: Nếu người bệnh thăm khám tại các địa chỉ uy tín, các bệnh viện lớn thì mức chi phí thực hiện có thể vênh lên một chút so với các phòng khám tư nhỏ lẻ bên ngoài.
  • Được giảm trừ BHYT không? Nếu người bệnh thăm khám và được hưởng BHYT theo hình thức BHYT đúng tuyến hoặc trái tuyến thì mức chi phí nội soi bệnh trĩ có thể giảm thấp đi so với người thường.
Tùy vào từng trường hợp bệnh nhân và các yếu tố ảnh hưởng khác nhau mà mức chi phí nội soi không gây mê sẽ dao động từ 200.000VNĐ – 300.000VNĐ; mức chi phí nội soi gây mê sẽ giao động từ 300.000VNĐ – 700.000VNĐ.

IX. Bị trĩ có nội soi đại tràng được không?

khám trĩ có cần nội soi không
Hình ảnh nội soi đại tràng

Nội soi đại tràng cũng tương tự như nội soi hậu môn, nhưng bác sĩ sẽ đưa ống soi sâu hơn và đại tràng. Qua camera, bác sĩ sẽ biết được và chẩn đoán bệnh đại tràng một cách chính xác những tổn thương bên trong đường ruột.

Nếu bạn đang bị bệnh trĩ nhẹ thì có thể thực hiện được nội soi đại tràng. Tuy nhiên, bệnh trĩ của bạn đang ở giai đoạn nặng, búi trĩ bị sa ra ngoài, viêm nhiễm lở loét, thì nội soi đại tràng là điều không nên.

Nguyên nhân là do các búi trĩ rất dễ bị chảy máu. Khi nội soi, lực tác động mạnh vào thành tĩnh mạch sẽ khiến các búi trĩ vỡ ra và chảy máu, tổn thương nặng hơn.

Hơn nữa, trước khi nội soi đại tràng, bệnh nhân sẽ phải dùng dung dịch súc ruột để loại bỏ hết phân trong khoang ruột ra ngoài. Điều này khiến bệnh nhân sẽ phải đi đại tiện và khiến hậu môn chảy máu và đau đớn hơn.

Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh trĩ của bạn để đưa ra quyết định có nên nội soi đại tràng hay không. Nếu không nội soi được đại tràng, bạn cũng không nên quá lo lắng, vì tại bệnh viện có rất nhiều phương pháp để chẩn đoán khác như xét nghiệm, chụp chiếu, siêu âm, xét nghiệm phân…

>>>||Bạn có biết: 10+ Cách chữa bệnh trĩ tại nhà hiệu quả an toàn nhanh chóng

X. Nội soi đại tràng khi bị trĩ có đau không?

Bạn sẽ không cần phải quá lo lắng bởi khi nội soi đại tràng sẽ không đau đớn hay gây ra những biến chứng gì làm ảnh hưởng đến vùng bệnh, nếu bệnh trĩ của bạn đang ở giai đoạn nhẹ. Tuy nhiên, khi dụng cụ nội soi được đưa vào bên trong hậu môn thì bạn sẽ có cảm giác căng tức lúc ban đầu.

Ngoài ra, bạn sẽ gặp phải một số khó chịu trong suốt quá trình nội soi. Để đưa ống vào, bác sĩ sẽ bơm hơi vào đại tràng vì bình thường nó vốn xẹp và gấp khúc. Điều đó khiến bạn cảm thấy khó chịu, căng tức, đôi khi thấy buồn đại tiện. Một số người còn thấy đau do các mạc đại tràng bị kéo căng. Khi quá đau, bác sĩ rút bớt hơi hoặc thay đổi tư thế nằm.

Khi soi xong, nhiều người cảm thấy chóng mặt một chút. Và vì đại tràng vẫn còn hơi nên bạn dễ thấy chướng bụng, khi đó chỉ cần vào toilet một lúc để xì hơi là thoải mái trở lại.

Trường hợp bệnh nhân quá lo lắng, bác sĩ có thể cho thuốc để họ ngủ trong thời gian làm thủ thuật, với sự theo dõi sức khỏe bằng máy monitoring. Bệnh nhân sẽ tỉnh lại sau khoảng nửa giờ đồng hồ.

Nội soi đại tràng là thủ thuật an toàn vì vậy bạn không cần phải lo lắng quá nhiều.

XI. Những lưu ý khi thực hiện nội soi bệnh trĩ

Khi thực hiện nội soi bệnh trĩ, người bệnh cũng nên lưu ý một số vấn đề sau:

nội soi trĩ có đau không
Báo ngay cho bác sĩ nếu chảy máu hậu môn kéo dài không hết
  • Phương pháp nội soi bệnh trĩ được chỉ định cho những người có dấu hiệu đi ngoài ra máu, đau nhức, ngứa hoặc có dị vật ở hậu môn, có búi trĩ thò ra ở hậu môn.
  • Chống chỉ định áp dụng nội soi trĩ với những người có tiền sử cao huyết áp, bệnh động mạch vành, người có hậu môn hẹp, đường ruột hẹp và dị dạng, thần kinh yếu, người lớn tuổi có thể suy yếu và phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai.
  • Chú ý trước khi nội soi 1 ngày, bệnh nhân cần ăn những thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa.
  • Trong quá trình nội soi, nếu bệnh nhân cảm thấy đau hoặc có điều bất thường thì nên báo ngay với bác sĩ để dừng việc nội soi và kiểm tra ngay, tránh gây ra những tổn thương, rủi ro đáng tiếc.
  • Sau khi nội soi xong, bệnh nhân có thể cảm thấy hơi khó chịu và rát vùng hậu môn. Những triệu chứng này sẽ sớm mất đi. Nếu như các triệu chứng này kéo dài, chảy máu hậu môn ngày càng nhiều thì cần liên hệ ngay với bác sĩ để được xử lý kịp thời.

||Bạn có biết:

Câu hỏi “nội soi bệnh trĩ có đau không?” đã được trả lời rõ ràng. Qua bài viết, có thể thấy nội soi bệnh trĩ là một kỹ thuật rất có ý nghĩa trong phát hiện và đánh giá tình trạng bệnh ở những người bệnh trĩ. Để có một kết quả nội soi chính xác, nên lưu ý khi thực hiện thủ thuật.

XI. Những lưu ý khi thực hiện nội soi bệnh trĩ 2Sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam chứa thành phần dược liệu được chiết xuất bằng công nghệ tiên tiến giúp giảm nhanh các triệu chứng đau, rát, đi ngoài ra máu, giúp làm mềm và dịu mát chỉ sau 3-5 ngày. Bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt sau khi dùng đủ liệu trình (3-5 tuýp tùy trường hợp nặng nhẹ)..Xem chi tiết
Cập nhật lúc: 11/06/2024

Bài viêt liên quan

Xem thêm »
Loading...