Kinh nghiệm chữa bệnh trĩ: Buồn vui chuyện của người đi cắt trĩ (Phần 2)

Những câu chuyện rất chi tiết và chân thật về việc mổ trĩ, được chính những người trong cuộc giãi bày, chia sẻ lại kinh nghiệm chữa bệnh trĩ cho những bệnh nhân có cùng tình trạng, hay muốn tìm hiểu thêm về căn bệnh khó nói này.

Kinh nghiệm chữa bệnh trĩ: Buồn vui chuyện của người đi cắt trĩ (Phần 2) 1

Kinh nghiệm đi cắt trĩ của một bạn nam có nickname “ABC”

Mình đã đi phẫu thuật trĩ ở BV ĐH Y Dược, dưới đây là nhật kí của mình:

Ngày khám bệnh : 23/09/2018

Ngày xét nghiệm : 13/10/2018

Ngày nhập viện : 14/10/2018

Ngày mổ (ngày 1) : 15/10/2018. Nhịn ăn uống, 6 giờ sáng điều dưỡng bơm thuốc hậu môn, 5 phút sau đi cầu. 8 giờ điều dưỡng gọi tên xuống mổ. 8 giờ 30 ngồi xe lăn vào phòng mổ, lên giường mổ, gắn máy đo huyết áp nhịp tim, chích tủy sống gây tê. 9 giờ bắt đầu cắt mổ trĩ. 10 giờ xong, nằm phòng hậu phẫu tới 14 giờ để hết tê chân, được về phòng mình.

Ngày 1 mình không cảm thấy đau, không được ăn, sau mổ phải uống nước nhiều để đi tiểu, được truyền dịch và kháng sinh, giảm đau liên tục. Điều dưỡng luôn hỏi đi tiểu được chưa. Mình đi tiểu nhiều lần nhưng khó tiểu, tiểu được rất ít.

Ngày 2: buổi sáng bệnh viện cho ăn cháo thịt bằm và một chai nhỏ yaourt, truyền 2 chai giảm đau. 8 giờ bác sĩ khám vết mổ và kết luận cho về nhà. Bác sĩ dặn do có khâu trĩ bên trong nên phải ăn cơm (đừng ăn cháo) để không bị hẹp hậu môn, uống nước nhiều, ngày nên đi cầu 3 đến 4 lần. Làm thủ tục, lấy thuốc uống và rời bệnh viện thì cũng đã 11 giờ 15. Ngày 2 mình không đi cầu, không đau nhiều.

Kinh nghiệm đi cắt trĩ của một bạn nam có nickname “ABC” 1
Sau cắt trĩ ngày thứ 2 bắt đầu ăn cháo

Ngày 3: sáng 5 giờ đi cầu, ăn sáng xong 7 giờ đi cầu, đau sau khi đi cầu, ăn uống bình thường, nhiều rau, canh rau, chuối, khoai lang, đến chiều đi cầu thêm 3 lần, quá đau.

Ngày 4: sáng 4 giờ đi cầu, 5 giờ đi lần nữa, đau nhiều, ngưng uống thuốc forlac, chiều 4 giờ đi cầu lần nữa, đau quá.

Ngày 5, ngày 6: ngày đi cầu 2 lần sáng, 1 lần chiều, đau nhiều.

Tuần thứ 2: đi cầu vẫn đau

Tuần thứ 3: bắt đầu đi làm bằng xe bus + Grab car.

Tuần thứ 4: chạy xe máy đi làm

Kinh nghiệm chữa bệnh trĩ bằng cắt trĩ của một bạn nam có nickname “VIV”

Tóm tắt sơ qua về bản thân, hồi nhỏ mình rất hay táo bón, tiêu chảy nên đã có biểu hiện trĩ loại 1 từ hồi 14-15 tuổi. Mình đi du học cũng đã 5 năm nay, thú thật là năm đầu tiên ăn uống rất khó khăn vì không quen đồ ăn ngoại với chi phí ăn đồ việt rất đắt đỏ mà lại không biết nấu gì hết nên lại bị táo bón tiêu chảy triền miên. Năm đầu mình sụt 8 kí lô.

Tới năm thứ 2 và 3 thì đồ ăn cũng quen dần, đồ việt thì cũng nấu được vài đường cơ bản nên cũng hết táo bón. Nhưng bị cái mình hay ngồi chơi game 15-16 tiếng/ngày, lười vận động, nên bệnh cũ tái phát lên tới độ 3, lúc này khi đi cầu nó lòi 1 cục ra phải dùng tay nhét lên lại. Có hôm không nhét được mà nó sưng to lên cực kì khó chịu, phải nghỉ học nằm ở nhà 3 hôm liền nó mới khỏi. Từ dạo đó mình ớn quá nên có đi thể thao với ngồi ít lại nên 2 năm không bị lại.

Ngỡ như bệnh đã khỏi nên chủ quan, năm nay mình đi Nauy mọi thứ ở đây đắt gấp 3 lần so với ở Anh nơi mình học. Chả dám ăn gì chỉ dám vô siêu thị giá rẻ mua bánh mì xúc xích về kẹp ăn. Vì thế căn bệnh táo bón nó lại quay lại.

Ba ngày sau khi từ Nauy về mình lại phải bay về Việt Nam, ngồi 13 đến 14 tiếng liên tục trên máy bay nó làm cục trĩ lòi ra bên ngoài không nhét vô được nữa. Về tới Vũng Tàu được mấy ngày thì cục trĩ nó biến chứng tắc mạch vòng đau không làm gì được phải chạy lên Sài Gòn khám và mổ. Mình được tư vấn mổ bằng phương pháp Longo rất ít đau hơn phương pháp truyền thống nên cũng thu xếp chạy lên xem sao.

Lên tới bệnh viện là hơn 5 giờ chiều. Mình vô thẳng phòng cấp cứu vì đau quá rồi, bác sĩ trực ở đó khám sơ qua thì kêu chưa chảy máu nên mai 7 giờ vô tầng 3 khám ngoại tiêu hoá rồi làm thủ tục mổ sau.

Kinh nghiệm chữa bệnh trĩ bằng cắt trĩ của một bạn nam có nickname “VIV” 1
Vô thẳng phòng cấp cứu vì quá đau đớn

Đêm hôm đó mình nằm trong nhà nghỉ gần bệnh viện, đít đau ê ẩm ba má mua cho 2 cái bánh bao mà chả buồn ăn vì vừa lo vừa sợ. Thú thật là mình sợ đau nhất trên đời.

Tới 4 giờ sáng thì không ngủ được nữa chỉ biết nằm một đống chờ tới giờ đăng kí nhập viện. Tới 6 giờ thì bắt đầu mò dậy, ba má dẫn lên tầng 3, là người đăng kí đầu tiên nhưng 7 giờ bác sĩ chính mới tới nên chỉ biết ngồi chờ trong đau đớn.

Xong rồi bác sĩ cũng tới, vô trong phòng khám thì bác sĩ vạch đít ra coi mới kết luận là phương pháp phẫu thuật Longo không dùng được nữa vì đã quá nặng, biến chứng tắc mạch với lại trĩ nội ngoại hỗn hợp chỉ có cắt bằng phương pháp truyền thống bằng dao điện/dao laser mới được. Nghe tới khúc này là mình sợ mặt cắt không còn tí máu, người run lẩy bẩy.

Trước khi mổ bác sĩ kêu phải đi khám một vòng tổng quát gồm chụp X quang tổng quát, siêu âm màu, đo điện tim, thử máu, nước tiểu và nội soi trực tràng. Mình đi thử máu với nước tiểu trước, xong rồi đi xquang, siêu âm màu rồi đo điện tim. Mọi thứ đều ổn chỉ có chờ hơi lâu tí vì có khá đông người trước mình.

Tới 10 giờ mình mới được vô nội soi trực tràng, trước đó 1 tiếng có 1 anh y tá vạch đít mình ra bơm vô 133ml thuốc fleet enecma để sổ hết phân trong trực tràng tiện cho việc nội soi. Vì cục trĩ nó nằm ngoài lỗ đít nên thành ra lúc a y tá thốc cái bơm vô cảm giác rất yomost  Nội soi trực tràng cũng thế, nhưng lần này bác sĩ phụ trách có dung tí gel nên vô dễ dàng hơn.

Khám tổng quát cũng xong mình đăng kí nhận phòng, lên nằm truyền vài thứ thuốc (nước biển, nước đường, thuốc kháng sinh), lúc này là 11 giờ trưa. Nằm tới 3 giờ chiều thì có y lệnh vô phòng mổ, lúc này nói thiệt với anh em là người sợ quá rồi tay chân run lẩy bẩy mặt cắt không còn tí máu. Nấn ná một hồi thì y tá cũng vác xe xuống đẩy mình vô phòng mổ. Nằm trong phòng mổ cái cảm giác sắp có người vạch đít mình ra cắt đi miếng thịt nó ghê gì đâu luôn. Rồi có một anh bác sĩ chuyên gây tê, giảm đau tới bắt mình nằm nghiêng cong như con tôm luộc để ảnh gây tê tủy sống.

Ảnh chích nhát đầu tiên vô lưng nhưng chưa chính xác phải chích thêm nhát thứ 2 mới được. Chích thì nó không đau nhưng cảm giác có người đâm kim vô lưng mình nó mới ghê. Gây tê xong 5 đến 10 phút sau nguyên phần dưới cảm giác tê rần, vẫn cử động được. Rồi bác sĩ mổ tới lấy con dao điện ra, mình không thấy họ mổ vì che khăn hết trơn, chỉ nghe mùi khét như mùi tóc cháy. Lúc đó không cảm thấy gì dưới đít nữa, người vẫn tỉnh, mình nói với bác sĩ là sau khi cắt xong cho mình coi cái cục đó, bác sĩ bảo có tới 4,5 cục lớn nhỏ chỉ cho xem 2 cục to nhất.

15 phút sau thì cắt xong, bác sĩ cho xem thì thấy như cục thịt dư, ở trong máu bầm do tắc mạch nó đọng lại như mấy hạt gạo, hèn gì đau quá trời đất. Rồi mình được đẩy ra phòng hồi sức, nằm 4 đến 5 tiếng mới được đẩy lên phòng điều dưỡng lúc trưa. Lúc này mình vẫn chưa thấy đau nhưng mà phải thò tay xuống check hàng coi súng ống còn không chứ lỡ ổng cắt nhầm thì tiêu. Rồi mệt quá mình ngủ luôn, lúc này là 9 giờ tối.

Ngủ tới 3 giờ sáng thì ôi thôi thuốc giảm đau nó hết, mình đau như là có ai đang cầm lửa dí vào, nằm tới 4 giờ thì chịu hết nổi mới gọi y tá vô chích 1 liều giảm đau. 10 phút sau thấy đỡ hơn tí xíu nhưng vẫn rất ê. Có điều là nó mắc tè kinh khủng, khó khăn lắm mới đi tè lại được. Đó là ngày thứ nhất.

Ngày thứ hai sau mổ, lúc này mình vẫn còn nằm lại phòng điều dưỡng. Đi lại được nhưng lúc đứng lên nó hơi thốn thốn, bây giờ thấy đỡ đau hơn, không còn dùng thuốc giảm đau liều cao nữa mà chỉ truyền paracetamol thôi. Chưa dám ăn gì vì nghĩ đến cảnh đi ị hãi hùng quá. Cả ngày nằm trên giường, chỉ uống được 1 chai sữa 250ml, chủ yếu là ngủ. Bạn gái có lên thăm từ sớm nhưng tới tối cũng phải về.

Tham khảo: Cách chăm sóc bệnh nhân mổ trĩ

Kinh nghiệm chữa bệnh trĩ bằng cắt trĩ của một bạn nam có nickname “VIV” 2
Ngày thứ 2 sau mổ trĩ sức khỏe người bệnh sẽ ổn hơn (Ảnh minh họa)

Ngày thứ ba, thấy vết thương không còn đau mấy, có thể đi lại khá thoải mái, chỉ hơi ê ê một tí thôi, trong lòng yêu đời tự tin hơn hẳn. 12 giờ trưa xuất viện, bụng đói cồn cào vì hai ngày rồi chưa ăn gì. Kế bên bệnh viện có quán cà phê, nghe mẹ nói đồ ăn cũng được thế là cả nhà qua đó ăn, mình đi thoải mái, vẫn đeo ba lô xách đồ ngon lành. Ngồi trong quán mình uống bơ xay và ăn 1 tô hủ tiếu. Nói chung ăn uống rất ngon vì cảm giác đau đít đã gần như hết 90% và bụng đói meo mấy hôm nay. Ăn xong rồi cả nhà khăn gói về lại Vũng Tàu, tối đó mình ăn bí đỏ luộc, tôm rim  với trứng ốp la và cơm. Ăn thiệt nhiều phải 2 chén cơm, 2 đến 3 chén canh vì cái này bác sĩ bảo tốt cho tiêu hóa.

Ngày thứ 4, vẫn ăn uống say sưa nhưng mà lúc này đã bắt đầu thấy mắc ị. Bụng cũng trương phình ra 1 đống vì từ lúc mổ tới giờ chưa ị đc toàn nằm xì hơi. Nói thiệt với anh em cái cảm giác mắc ị mà không tài nào ị được nó chán chường kinh khủng, thấy mọi thứ đều chán nản, nghĩ lại thì hối tiếc vì hai hôm trước mình ăn như chó điên, biết thế húp cháo cho lành. Chiều hôm đó thử vô toilet ngồi ị 6,7 lần mà không tài nào ra được, rặn thì nó đau thấu trời xanh. Tối đó mình thử tiếp 4,5 lần nữa nhưng cũng không cách nào nó ra được. Bèn leo lên giường ngủ tới mai nó tới đâu thì tới.

Xem thêm: Cắt mổ trĩ nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Hy vọng những thông tin chia sẻ sẽ giúp ích cho mọi người!

Theo webtretho

Khi nào nên đi cắt trĩ? Làm sao để tránh nguy cơ phẫu thuật cắt trĩ?

Theo khuyến cáo của các chuyên gia: Cách tốt nhất để tránh nguy cơ phẫu thuật chính là điều trị trĩ ngay ở giai đoạn đầu. Nếu bệnh được phát hiện sớm thì việc điều trị nội khoa rất đơn giản, đặc biệt là sử dụng thảo dược tự nhiên vừa hiệu quả vừa an toàn. Một khi đã để lỡ “giai đoạn vàng” – trĩ chuyển sang giai đoạn trĩ nội độ 4 (búi trĩ sa lồi ra ngoài nhiều, không thể tự nhét vào được) thì bắt buộc phải đến bệnh viện can thiệp ngoại khoa. Thậm chí phải mổ cấp cứu nếu bệnh nhân gặp các biến chứng nguy hiểm như tắc mạch, chảy máu. Vì vậy, người bệnh cần điều trị sớm ngay khi trĩ còn ở độ 1, 2, 3, búi trĩ sa xuống vẫn còn nhét vào được.

Trái ngược với phẫu thuật, phương pháp sử dụng thảo dược tự nhiên có ưu điểm là an toàn, lành tính, có thể dùng trong thời gian dài, đặc biệt là giảm thiểu được tình trạng tái phát. Các thảo dược tốt cho người mắc trĩ được chuyên gia khuyên dùng như cúc tần, ngải cứu, lá lốt, tinh nghệ giúp kháng khuẩn, chống viêm, tăng sức bền thành mạch, từ đó làm săn se và co hồi búi trĩ hiệu quả. Các thành phần đó cũng chính là công thức có trong gel bôi trĩ CotriPro!

Khi nào nên đi cắt trĩ? Làm sao để tránh nguy cơ phẫu thuật cắt trĩ? 1

Công dụng của các thảo dược có trong CotriPro Gel

  • Hoạt chất Quercetin trong Cúc Tần giúp chống viêm, bảo vệ búi trĩ khỏi vi khuẩn gây viêm.
  • Tinh chất Nghệ tác động hiệp đồng với chất Piperin trong Lá Lốt giúp tiêu diệt vi khuẩn, làm lành vết thương.
  • Hoạt chất Yomogin trong Ngải cứu giúp co mạch từ đó săn se búi trĩ. Kết hợp với lá Sung làm tăng sức bền trong thành mạch, ngăn chặn việc các tĩnh mạch giãn ra quá mức, từ đó ngăn nguy cơ tái phát.
  • Hệ Gel Polycrylate crosspolymer trong gel bôi CotriPro giúp các dược chất giải phóng nhanh và thấm sâu để tăng hiệu quả, giảm ngay tình trạng đau rát, chảy máu, chỉ sau 3-5 ngày sử dụng. Do được chiết xuất từ thảo dược tự nhiên, đường dùng tác dụng tại chỗ nên Gel bôi CotriPro dùng được cho phụ nữ có thai và cho con bú.

Khi nào nên đi cắt trĩ? Làm sao để tránh nguy cơ phẫu thuật cắt trĩ? 2

 

Dù trĩ là bệnh lý tế nhị, nhưng bạn hãy gọi ngay về tổng đài 1800 6293 (miễn phí cước gọi) để được tư vấn về tình trạng bạn đang gặp phải.

Đặt mua trực tiếp CotriPro TẠI ĐÂY (giao hàng thanh toán tại nhà) 

Hoặc tìm nhà thuốc gần bạn nhất có bán CotriPro TẠI ĐÂY

Cập nhật lúc: 11/06/2024
  • Lý thị thu thuỷ đã bình luận

    13/05/2021 05:17

    Em bị trĩ vòng đã cat đuoc một tháng nhung nó vẫn còn đau rát, khó chịu thì có dùng được sản phẩm Cotripro không?
    • Cotripro đã bình luận

      16/05/2021 17:20

      Chào bạn Lý thị thu thuỷ, Mình dùng Cotripro hoàn toàn phù hợp ạ. Chỉ sau 3-5 ngày dùng thì các triệu chứng đau rát khó chịu đã thuyên giảm rồi ...[Xem thêm]
  • Kinh nghiệm chữa bệnh trĩ: Buồn vui chuyện của người đi cắt trĩ (Phần 2)

    Những câu chuyện rất chi tiết và chân thật về việc mổ trĩ, được chính những người trong cuộc giãi bày, chia sẻ lại kinh nghiệm chữa bệnh trĩ cho những bệnh nhân có cùng tình trạng, hay muốn tìm hiểu thêm về căn bệnh khó nói này.

    Kinh nghiệm chữa bệnh trĩ: Buồn vui chuyện của người đi cắt trĩ (Phần 2) 1

    Kinh nghiệm đi cắt trĩ của một bạn nam có nickname “ABC”

    Mình đã đi phẫu thuật trĩ ở BV ĐH Y Dược, dưới đây là nhật kí của mình:

    Ngày khám bệnh : 23/09/2018

    Ngày xét nghiệm : 13/10/2018

    Ngày nhập viện : 14/10/2018

    Ngày mổ (ngày 1) : 15/10/2018. Nhịn ăn uống, 6 giờ sáng điều dưỡng bơm thuốc hậu môn, 5 phút sau đi cầu. 8 giờ điều dưỡng gọi tên xuống mổ. 8 giờ 30 ngồi xe lăn vào phòng mổ, lên giường mổ, gắn máy đo huyết áp nhịp tim, chích tủy sống gây tê. 9 giờ bắt đầu cắt mổ trĩ. 10 giờ xong, nằm phòng hậu phẫu tới 14 giờ để hết tê chân, được về phòng mình.

    Ngày 1 mình không cảm thấy đau, không được ăn, sau mổ phải uống nước nhiều để đi tiểu, được truyền dịch và kháng sinh, giảm đau liên tục. Điều dưỡng luôn hỏi đi tiểu được chưa. Mình đi tiểu nhiều lần nhưng khó tiểu, tiểu được rất ít.

    Ngày 2: buổi sáng bệnh viện cho ăn cháo thịt bằm và một chai nhỏ yaourt, truyền 2 chai giảm đau. 8 giờ bác sĩ khám vết mổ và kết luận cho về nhà. Bác sĩ dặn do có khâu trĩ bên trong nên phải ăn cơm (đừng ăn cháo) để không bị hẹp hậu môn, uống nước nhiều, ngày nên đi cầu 3 đến 4 lần. Làm thủ tục, lấy thuốc uống và rời bệnh viện thì cũng đã 11 giờ 15. Ngày 2 mình không đi cầu, không đau nhiều.

    Kinh nghiệm đi cắt trĩ của một bạn nam có nickname “ABC” 1
    Sau cắt trĩ ngày thứ 2 bắt đầu ăn cháo

    Ngày 3: sáng 5 giờ đi cầu, ăn sáng xong 7 giờ đi cầu, đau sau khi đi cầu, ăn uống bình thường, nhiều rau, canh rau, chuối, khoai lang, đến chiều đi cầu thêm 3 lần, quá đau.

    Ngày 4: sáng 4 giờ đi cầu, 5 giờ đi lần nữa, đau nhiều, ngưng uống thuốc forlac, chiều 4 giờ đi cầu lần nữa, đau quá.

    Ngày 5, ngày 6: ngày đi cầu 2 lần sáng, 1 lần chiều, đau nhiều.

    Tuần thứ 2: đi cầu vẫn đau

    Tuần thứ 3: bắt đầu đi làm bằng xe bus + Grab car.

    Tuần thứ 4: chạy xe máy đi làm

    Kinh nghiệm chữa bệnh trĩ bằng cắt trĩ của một bạn nam có nickname “VIV”

    Tóm tắt sơ qua về bản thân, hồi nhỏ mình rất hay táo bón, tiêu chảy nên đã có biểu hiện trĩ loại 1 từ hồi 14-15 tuổi. Mình đi du học cũng đã 5 năm nay, thú thật là năm đầu tiên ăn uống rất khó khăn vì không quen đồ ăn ngoại với chi phí ăn đồ việt rất đắt đỏ mà lại không biết nấu gì hết nên lại bị táo bón tiêu chảy triền miên. Năm đầu mình sụt 8 kí lô.

    Tới năm thứ 2 và 3 thì đồ ăn cũng quen dần, đồ việt thì cũng nấu được vài đường cơ bản nên cũng hết táo bón. Nhưng bị cái mình hay ngồi chơi game 15-16 tiếng/ngày, lười vận động, nên bệnh cũ tái phát lên tới độ 3, lúc này khi đi cầu nó lòi 1 cục ra phải dùng tay nhét lên lại. Có hôm không nhét được mà nó sưng to lên cực kì khó chịu, phải nghỉ học nằm ở nhà 3 hôm liền nó mới khỏi. Từ dạo đó mình ớn quá nên có đi thể thao với ngồi ít lại nên 2 năm không bị lại.

    Ngỡ như bệnh đã khỏi nên chủ quan, năm nay mình đi Nauy mọi thứ ở đây đắt gấp 3 lần so với ở Anh nơi mình học. Chả dám ăn gì chỉ dám vô siêu thị giá rẻ mua bánh mì xúc xích về kẹp ăn. Vì thế căn bệnh táo bón nó lại quay lại.

    Ba ngày sau khi từ Nauy về mình lại phải bay về Việt Nam, ngồi 13 đến 14 tiếng liên tục trên máy bay nó làm cục trĩ lòi ra bên ngoài không nhét vô được nữa. Về tới Vũng Tàu được mấy ngày thì cục trĩ nó biến chứng tắc mạch vòng đau không làm gì được phải chạy lên Sài Gòn khám và mổ. Mình được tư vấn mổ bằng phương pháp Longo rất ít đau hơn phương pháp truyền thống nên cũng thu xếp chạy lên xem sao.

    Lên tới bệnh viện là hơn 5 giờ chiều. Mình vô thẳng phòng cấp cứu vì đau quá rồi, bác sĩ trực ở đó khám sơ qua thì kêu chưa chảy máu nên mai 7 giờ vô tầng 3 khám ngoại tiêu hoá rồi làm thủ tục mổ sau.

    Kinh nghiệm chữa bệnh trĩ bằng cắt trĩ của một bạn nam có nickname “VIV” 1
    Vô thẳng phòng cấp cứu vì quá đau đớn

    Đêm hôm đó mình nằm trong nhà nghỉ gần bệnh viện, đít đau ê ẩm ba má mua cho 2 cái bánh bao mà chả buồn ăn vì vừa lo vừa sợ. Thú thật là mình sợ đau nhất trên đời.

    Tới 4 giờ sáng thì không ngủ được nữa chỉ biết nằm một đống chờ tới giờ đăng kí nhập viện. Tới 6 giờ thì bắt đầu mò dậy, ba má dẫn lên tầng 3, là người đăng kí đầu tiên nhưng 7 giờ bác sĩ chính mới tới nên chỉ biết ngồi chờ trong đau đớn.

    Xong rồi bác sĩ cũng tới, vô trong phòng khám thì bác sĩ vạch đít ra coi mới kết luận là phương pháp phẫu thuật Longo không dùng được nữa vì đã quá nặng, biến chứng tắc mạch với lại trĩ nội ngoại hỗn hợp chỉ có cắt bằng phương pháp truyền thống bằng dao điện/dao laser mới được. Nghe tới khúc này là mình sợ mặt cắt không còn tí máu, người run lẩy bẩy.

    Trước khi mổ bác sĩ kêu phải đi khám một vòng tổng quát gồm chụp X quang tổng quát, siêu âm màu, đo điện tim, thử máu, nước tiểu và nội soi trực tràng. Mình đi thử máu với nước tiểu trước, xong rồi đi xquang, siêu âm màu rồi đo điện tim. Mọi thứ đều ổn chỉ có chờ hơi lâu tí vì có khá đông người trước mình.

    Tới 10 giờ mình mới được vô nội soi trực tràng, trước đó 1 tiếng có 1 anh y tá vạch đít mình ra bơm vô 133ml thuốc fleet enecma để sổ hết phân trong trực tràng tiện cho việc nội soi. Vì cục trĩ nó nằm ngoài lỗ đít nên thành ra lúc a y tá thốc cái bơm vô cảm giác rất yomost  Nội soi trực tràng cũng thế, nhưng lần này bác sĩ phụ trách có dung tí gel nên vô dễ dàng hơn.

    Khám tổng quát cũng xong mình đăng kí nhận phòng, lên nằm truyền vài thứ thuốc (nước biển, nước đường, thuốc kháng sinh), lúc này là 11 giờ trưa. Nằm tới 3 giờ chiều thì có y lệnh vô phòng mổ, lúc này nói thiệt với anh em là người sợ quá rồi tay chân run lẩy bẩy mặt cắt không còn tí máu. Nấn ná một hồi thì y tá cũng vác xe xuống đẩy mình vô phòng mổ. Nằm trong phòng mổ cái cảm giác sắp có người vạch đít mình ra cắt đi miếng thịt nó ghê gì đâu luôn. Rồi có một anh bác sĩ chuyên gây tê, giảm đau tới bắt mình nằm nghiêng cong như con tôm luộc để ảnh gây tê tủy sống.

    Ảnh chích nhát đầu tiên vô lưng nhưng chưa chính xác phải chích thêm nhát thứ 2 mới được. Chích thì nó không đau nhưng cảm giác có người đâm kim vô lưng mình nó mới ghê. Gây tê xong 5 đến 10 phút sau nguyên phần dưới cảm giác tê rần, vẫn cử động được. Rồi bác sĩ mổ tới lấy con dao điện ra, mình không thấy họ mổ vì che khăn hết trơn, chỉ nghe mùi khét như mùi tóc cháy. Lúc đó không cảm thấy gì dưới đít nữa, người vẫn tỉnh, mình nói với bác sĩ là sau khi cắt xong cho mình coi cái cục đó, bác sĩ bảo có tới 4,5 cục lớn nhỏ chỉ cho xem 2 cục to nhất.

    15 phút sau thì cắt xong, bác sĩ cho xem thì thấy như cục thịt dư, ở trong máu bầm do tắc mạch nó đọng lại như mấy hạt gạo, hèn gì đau quá trời đất. Rồi mình được đẩy ra phòng hồi sức, nằm 4 đến 5 tiếng mới được đẩy lên phòng điều dưỡng lúc trưa. Lúc này mình vẫn chưa thấy đau nhưng mà phải thò tay xuống check hàng coi súng ống còn không chứ lỡ ổng cắt nhầm thì tiêu. Rồi mệt quá mình ngủ luôn, lúc này là 9 giờ tối.

    Ngủ tới 3 giờ sáng thì ôi thôi thuốc giảm đau nó hết, mình đau như là có ai đang cầm lửa dí vào, nằm tới 4 giờ thì chịu hết nổi mới gọi y tá vô chích 1 liều giảm đau. 10 phút sau thấy đỡ hơn tí xíu nhưng vẫn rất ê. Có điều là nó mắc tè kinh khủng, khó khăn lắm mới đi tè lại được. Đó là ngày thứ nhất.

    Ngày thứ hai sau mổ, lúc này mình vẫn còn nằm lại phòng điều dưỡng. Đi lại được nhưng lúc đứng lên nó hơi thốn thốn, bây giờ thấy đỡ đau hơn, không còn dùng thuốc giảm đau liều cao nữa mà chỉ truyền paracetamol thôi. Chưa dám ăn gì vì nghĩ đến cảnh đi ị hãi hùng quá. Cả ngày nằm trên giường, chỉ uống được 1 chai sữa 250ml, chủ yếu là ngủ. Bạn gái có lên thăm từ sớm nhưng tới tối cũng phải về.

    Tham khảo: Cách chăm sóc bệnh nhân mổ trĩ

    Kinh nghiệm chữa bệnh trĩ bằng cắt trĩ của một bạn nam có nickname “VIV” 2
    Ngày thứ 2 sau mổ trĩ sức khỏe người bệnh sẽ ổn hơn (Ảnh minh họa)

    Ngày thứ ba, thấy vết thương không còn đau mấy, có thể đi lại khá thoải mái, chỉ hơi ê ê một tí thôi, trong lòng yêu đời tự tin hơn hẳn. 12 giờ trưa xuất viện, bụng đói cồn cào vì hai ngày rồi chưa ăn gì. Kế bên bệnh viện có quán cà phê, nghe mẹ nói đồ ăn cũng được thế là cả nhà qua đó ăn, mình đi thoải mái, vẫn đeo ba lô xách đồ ngon lành. Ngồi trong quán mình uống bơ xay và ăn 1 tô hủ tiếu. Nói chung ăn uống rất ngon vì cảm giác đau đít đã gần như hết 90% và bụng đói meo mấy hôm nay. Ăn xong rồi cả nhà khăn gói về lại Vũng Tàu, tối đó mình ăn bí đỏ luộc, tôm rim  với trứng ốp la và cơm. Ăn thiệt nhiều phải 2 chén cơm, 2 đến 3 chén canh vì cái này bác sĩ bảo tốt cho tiêu hóa.

    Ngày thứ 4, vẫn ăn uống say sưa nhưng mà lúc này đã bắt đầu thấy mắc ị. Bụng cũng trương phình ra 1 đống vì từ lúc mổ tới giờ chưa ị đc toàn nằm xì hơi. Nói thiệt với anh em cái cảm giác mắc ị mà không tài nào ị được nó chán chường kinh khủng, thấy mọi thứ đều chán nản, nghĩ lại thì hối tiếc vì hai hôm trước mình ăn như chó điên, biết thế húp cháo cho lành. Chiều hôm đó thử vô toilet ngồi ị 6,7 lần mà không tài nào ra được, rặn thì nó đau thấu trời xanh. Tối đó mình thử tiếp 4,5 lần nữa nhưng cũng không cách nào nó ra được. Bèn leo lên giường ngủ tới mai nó tới đâu thì tới.

    Xem thêm: Cắt mổ trĩ nên ăn gì và kiêng ăn gì?

    Hy vọng những thông tin chia sẻ sẽ giúp ích cho mọi người!

    Theo webtretho

    Khi nào nên đi cắt trĩ? Làm sao để tránh nguy cơ phẫu thuật cắt trĩ?

    Theo khuyến cáo của các chuyên gia: Cách tốt nhất để tránh nguy cơ phẫu thuật chính là điều trị trĩ ngay ở giai đoạn đầu. Nếu bệnh được phát hiện sớm thì việc điều trị nội khoa rất đơn giản, đặc biệt là sử dụng thảo dược tự nhiên vừa hiệu quả vừa an toàn. Một khi đã để lỡ “giai đoạn vàng” – trĩ chuyển sang giai đoạn trĩ nội độ 4 (búi trĩ sa lồi ra ngoài nhiều, không thể tự nhét vào được) thì bắt buộc phải đến bệnh viện can thiệp ngoại khoa. Thậm chí phải mổ cấp cứu nếu bệnh nhân gặp các biến chứng nguy hiểm như tắc mạch, chảy máu. Vì vậy, người bệnh cần điều trị sớm ngay khi trĩ còn ở độ 1, 2, 3, búi trĩ sa xuống vẫn còn nhét vào được.

    Trái ngược với phẫu thuật, phương pháp sử dụng thảo dược tự nhiên có ưu điểm là an toàn, lành tính, có thể dùng trong thời gian dài, đặc biệt là giảm thiểu được tình trạng tái phát. Các thảo dược tốt cho người mắc trĩ được chuyên gia khuyên dùng như cúc tần, ngải cứu, lá lốt, tinh nghệ giúp kháng khuẩn, chống viêm, tăng sức bền thành mạch, từ đó làm săn se và co hồi búi trĩ hiệu quả. Các thành phần đó cũng chính là công thức có trong gel bôi trĩ CotriPro!

    Khi nào nên đi cắt trĩ? Làm sao để tránh nguy cơ phẫu thuật cắt trĩ? 1

    Công dụng của các thảo dược có trong CotriPro Gel

    • Hoạt chất Quercetin trong Cúc Tần giúp chống viêm, bảo vệ búi trĩ khỏi vi khuẩn gây viêm.
    • Tinh chất Nghệ tác động hiệp đồng với chất Piperin trong Lá Lốt giúp tiêu diệt vi khuẩn, làm lành vết thương.
    • Hoạt chất Yomogin trong Ngải cứu giúp co mạch từ đó săn se búi trĩ. Kết hợp với lá Sung làm tăng sức bền trong thành mạch, ngăn chặn việc các tĩnh mạch giãn ra quá mức, từ đó ngăn nguy cơ tái phát.
    • Hệ Gel Polycrylate crosspolymer trong gel bôi CotriPro giúp các dược chất giải phóng nhanh và thấm sâu để tăng hiệu quả, giảm ngay tình trạng đau rát, chảy máu, chỉ sau 3-5 ngày sử dụng. Do được chiết xuất từ thảo dược tự nhiên, đường dùng tác dụng tại chỗ nên Gel bôi CotriPro dùng được cho phụ nữ có thai và cho con bú.

    Khi nào nên đi cắt trĩ? Làm sao để tránh nguy cơ phẫu thuật cắt trĩ? 2

     

    Dù trĩ là bệnh lý tế nhị, nhưng bạn hãy gọi ngay về tổng đài 1800 6293 (miễn phí cước gọi) để được tư vấn về tình trạng bạn đang gặp phải.

    Đặt mua trực tiếp CotriPro TẠI ĐÂY (giao hàng thanh toán tại nhà) 

    Hoặc tìm nhà thuốc gần bạn nhất có bán CotriPro TẠI ĐÂY

    Cập nhật lúc: 11/06/2024
  • Lý thị thu thuỷ đã bình luận

    13/05/2021 05:17

    Em bị trĩ vòng đã cat đuoc một tháng nhung nó vẫn còn đau rát, khó chịu thì có dùng được sản phẩm Cotripro không?
    • Cotripro đã bình luận

      16/05/2021 17:20

      Chào bạn Lý thị thu thuỷ, Mình dùng Cotripro hoàn toàn phù hợp ạ. Chỉ sau 3-5 ngày dùng thì các triệu chứng đau rát khó chịu đã thuyên giảm rồi ...[Xem thêm]
  • Bài viêt liên quan

    Xem thêm »
    Loading...