Bệnh trĩ sau sinh: Sau sinh bị trĩ phải làm sao? cách điều trị
Sau sinh, sản phụ rất dễ bị trĩ với nhiều lý do. Bệnh lý này không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tác động tiêu cực đến tâm lý sản phụ. Vậy Trĩ sau sinh phải làm sao? Hãy cùng tìm hiểu 3 cách giảm triệu chứng và đối phó với tình trạng này trong bài viết sau!
I. Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ sau sinh
Để giải đáp thắc mắc “sau sinh bị trĩ phải làm sao”, trước tiên, bạn cần nắm được dấu hiệu và nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể, khi bị trĩ sau sinh, sản phụ thường xuất hiện các dấu hiệu như: đi đại tiện thấy máu, sa búi trĩ, ngứa hậu môn, xuất hiện khối sưng đau ở hậu môn, chảy dịch nhầy tại cửa hậu môn, viêm trực tràng, viêm da hậu môn,…
Nguyên nhân khiến phụ nữ sau sinh bị trĩ chủ yếu do:
- Bị trĩ nhẹ trước hoặc trong lúc mang thai: Phần lớn phụ nữ đã bị trĩ mức độ nhẹ trước hoặc trong lúc mang thai, sau khi sinh con do không chú ý giữ gìn sức khỏe nên bệnh biến chuyển nặng hơn.
- Thai nhi chèn ép lên vùng trực tràng – hậu môn: Ở những tháng cuối thai kỳ, thai nhi có khả năng cao đã chèn ép lên vùng trực tràng hậu môn và cản trở đường về của các tĩnh mạch, làm cho các đám rối trĩ bị căng phồng và phát triển thành bệnh trĩ.
- Táo bón: Trong thời gian mang thai và sau sinh, mẹ bầu có xu hướng ngồi hoặc nằm nhiều khiến phân lưu lại ruột lâu hơn, tái hấp thụ nước khiến phân khô và gây táo bón. Mặt khác, chế độ ăn không phù hợp (ăn ít rau, uống không đủ nước, bổ sung nhiều canxi) cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu hoặc sản phụ thường bị táo bón sau sinh – yếu tố chính dẫn đến bệnh trĩ.
- Rặn trong quá trình sinh nở: Phụ nữ trong quá trình chuyển dạ thường cần thực hiện việc rặn đẻ. Nếu không làm đúng cách, điều này sẽ vô tình làm tăng thêm áp lực lên ổ bụng, đặc biệt là vùng tiêu khung khiến búi trĩ dễ hình thành và sa ra ngoài.
Lưu ý, trên đây chỉ là những nguyên nhân phổ biến khiến phụ nữ thường bị trĩ sau sinh và có thể còn nhiều nguyên nhân khác chưa được liệt kê. Do đó, để biết được căn nguyên vấn đề của mình, các chị em cần chủ động thăm khám để được tư vấn sau sinh bị trĩ phải làm sao cho đúng và hiệu quả.
||Xem thêm: Phụ nữ sau sinh đi cầu ra máu có sao không? Cách điều trị
II. Dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ sau sinh
Tùy theo mức độ mà dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ sau sinh ở mỗi người khác nhau, nhưng nhìn chung bao gồm các triệu chứng thường gặp như:
- Đại tiện ra máu: Đây là dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh trĩ. Máu thường có màu đỏ tươi, xuất hiện trên giấy vệ sinh hoặc trong phân.
- Sa búi trĩ: Búi trĩ là các khối u mềm, có thể nhìn thấy hoặc sờ thấy ở xung quanh hậu môn. Khi búi trĩ sa ra ngoài, người bệnh có thể cảm thấy đau, ngứa hoặc khó chịu.
- Ngứa hậu môn: Ngứa hậu môn là một triệu chứng phổ biến của bệnh trĩ, đặc biệt là khi búi trĩ bị sa ra ngoài.
- Sưng đau hậu môn: Búi trĩ có thể bị viêm hoặc sưng, gây đau đớn cho người bệnh.
- Nứt kẽ hậu môn: Nứt rát kẽ hậu môn có thể xảy ra do đi đại tiện khó khăn, khiến phân cọ xát vào niêm mạc hậu môn.
Ngoài ra, một số phụ nữ sau sinh có thể gặp phải các triệu chứng khác như:
- Tiết dịch nhầy ở cửa hậu môn.
- Xuất hiện các cục u nhạy cảm gần hậu môn.
- Viêm da quanh hậu môn.
- Viêm trực tràng.
- Mệt mỏi, suy nhược do mất máu.
||Bạn có biết: Nứt kẽ hậu môn sau sinh ở phụ nữ phải làm sao? Cách chữa
III. Bị bệnh trĩ sau sinh có nguy hiểm không?
Trong hầu hết trường hợp, bị trĩ sau sinh thường không nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, việc chủ quan, phát hiện và điều trị trĩ muộn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, nguy hiểm đến tính mạng. Trong đó, một số biến chứng có thể xảy ra như:
- Sa nghẹt búi trĩ: Khi búi trĩ phát triển quá lớn, chèn ép lên cơ vòng hậu môn, gây tắc nghẽn và cản trở quá trình lưu thông máu. Lúc này, người bệnh luôn cảm thấy khó đi tiêu và đau đớn tột độ khi chạm vào búi trĩ.
- Rối loạn chức năng hậu môn: Búi trĩ ngày càng lớn gây chèn ép các cơ quan xung quanh, từ đó ảnh hưởng đến việc co thắt hậu môn, gây khó khăn cho việc đẩy các chất thải ra khỏi cơ thể.
- Thiếu máu: Tình trạng này chỉ xảy ra khi trĩ đã ở giai đoạn nặng (thường là trĩ độ 4), ra máu nhiều và liên tục khiến cơ thể bị thiếu máu.
- Viêm nhiễm/hoại tử búi trĩ: Khi các búi trĩ liên tục tiết dịch ra bên ngoài, kết hợp với quá trình đào thải chất cặn bã ra khỏi cơ thể, búi trĩ có thể bị viêm, dẫn đến lở loét hoặc thậm chí hoại tử.
- Các bệnh phụ khoa: Do âm đạo và hậu môn ở nữ giới khá gần nhau nên vi khuẩn từ hậu môn dễ dàng lây lan sang âm đạo. Đó cũng là lý do vì sao phụ nữ bị trĩ thường bị kèm theo hàng loạt các vấn đề phụ khoa.
IV. Trĩ sau sinh có tự khỏi không?
Trĩ sau sinh có thể tự khỏi trong một số trường hợp nhẹ, khi búi trĩ chưa bị sa ra ngoài và các triệu chứng chưa nghiêm trọng. Tùy thuộc vào kích thước, vị trí và mức độ nghiêm trọng của trĩ mà quá trình điều trị có thể mất vài ngày đến vài tuần.
Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, trĩ sau sinh cần phải được điều trị để ngăn ngừa các biến chứng.
V. Khi nào cần đi gặp bác sĩ
Bệnh trĩ sau sinh thường được can thiệp cải thiện bằng các biện pháp đơn giản tại nhà. Nhưng trong một số trường hợp cần được sự trợ giúp từ y tế:
- Bệnh trĩ sau sinh con không được cải thiện sau 7 ngày điều trị tại nhà
- Bệnh trĩ tái phát
- Chảy mủ từ búi trĩ
- Trĩ kèm theo các triệu chứng (sốt, ớn lạnh, khó chịu)
- Tình trạng bệnh trĩ ngày càng trầm trọng, ra máu nhiều hơn.
VI. Sau sinh bị trĩ phải làm sao?
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị sau:
- Điều trị nội khoa: Các loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh trĩ bao gồm thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc nhuận tràng,…
- Phẫu thuật: Phẫu thuật được chỉ định cho các trường hợp trĩ nặng, gây đau đớn, khó chịu hoặc ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
Để giải đáp câu hỏi sau sinh bị trĩ phải làm sao, dưới đây là một số gợi ý được nhiều chuyên gia khuyến nghị mà bạn có thể tham khảo:
6.1 Thay đổi chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị và phòng ngừa bệnh trĩ sau sinh. Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp cải thiện nhu động ruột, giảm táo bón và giúp búi trĩ co lại.
Bị trĩ sau sinh nên ăn gì:
- Rau xanh và trái cây: Đây là những thực phẩm giàu chất xơ, giúp làm mềm phân và giảm táo bón. Một số loại rau xanh và trái cây giàu chất xơ bao gồm: rau ngót, mồng tơi, rau khoai lang, rau dền, rau cải, chuối, táo, bưởi, cam,…
- Ngũ cốc nguyên hạt: Ngũ cốc nguyên hạt cũng là một nguồn chất xơ dồi dào. Một số loại ngũ cốc nguyên hạt bao gồm: gạo lứt, yến mạch, bánh mì đen,…
- Protein: Protein giúp xây dựng và sửa chữa các mô trong cơ thể, bao gồm cả các mô ở vùng hậu môn. Một số loại thực phẩm giàu protein bao gồm: thịt nạc, cá, trứng, sữa, các loại đậu,…
- Uống đủ nước: Nước giúp làm mềm phân và giảm táo bón. Phụ nữ sau sinh nên uống đủ 2-2,5 lít nước mỗi ngày.
Bị trĩ sau sinh nên kiêng ăn gì:
- Thực phẩm cay nóng: Thực phẩm cay nóng có thể gây kích ứng búi trĩ và khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Thực phẩm nhiều dầu mỡ có thể khiến phân cứng và khó đi, làm tăng nguy cơ táo bón.
- Thực phẩm nhiều đường: Thực phẩm nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ táo bón.
- Rượu bia, cà phê: Rượu bia, cà phê có thể làm giảm nhu động ruột và khiến táo bón trở nên trầm trọng hơn.
6.2 Thiết lập lối sống lành mạnh
Nhiều nghiên cứu cho thấy, phụ nữ bị trĩ sau sinh nên xây dựng những thói quen tốt, giúp búi trĩ nhanh chóng được cải thiện như:
- Tắm bồn nước ấm: Việc ngâm mình trong bồn tắm với nước ấm giúp tinh thần thư thái, sảng khoái và giảm cảm giác khó chịu do trĩ mang lại. Đồng thời, thực hiện tắm bồn nước ấm thường xuyên còn có tác dụng hỗ trợ co nhỏ búi trĩ. Người bệnh nên ngâm tối đa 15 phút/lần, tối đa từ 2 – 4 lần/ngày.
- Ngâm hậu môn trong nước muối loãng: Nếu không có bồn tắm, bạn có thể ngâm hậu môn với nước muối loãng ấm cũng đem lại hiệu quả tương tự. Mỗi ngày, hãy chuẩn bị 100g muối cùng 3 lít nước ấm, hòa tan và ngâm hậu môn 30 phút/lần, ngày 3 lần.
- Chườm nước đá muối: Sử dụng 20g muối trộn cùng 50ml nước rồi để trong ngăn đá tủ lạnh. Sau khi nước đông thành cục nước đá muối, người bệnh cần dùng khăn bao quanh cục nước đá muối đó rồi nhẹ nhàng chườm vào hậu môn, ngày 3 lần.
- Chăm sóc da vùng trĩ: Sử dụng các sản phẩm kem bôi hỗ trợ dịu nhẹ, dùng được cho vùng da nhạy cảm, như CotriPro Gel, có tác dụng giảm nhanh tình trạng đau rát, chảy máu do trĩ gây ra, đồng thời giúp dịu mát, săn se búi trĩ nhanh chóng.
- Chườm lạnh: Để tối giản quy trình và giúp giảm sưng hiệu quả, bạn có thể sử dụng một vài viên đá (đã được bọc bằng khăn), sau đó chườm lên búi trĩ trong 15 phút mỗi ngày.
- Vệ sinh đúng cách: Lựa chọn các loại giấy mềm, ẩm, lành tính để tránh kích ứng. Ngoài ra, đừng quên lau nhẹ nhàng từ trước ra sau hậu môn!
- Vận động cơ thể: Hãy bắt đầu với những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, Kegels, tư thế tấm ván cao, nâng chân tại chỗ và tránh ngồi quá lâu trong 1 tư thế sẽ giúp tình trạng trĩ được cải thiện đáng kể.
- Không nhịn đi vệ sinh: Bất cứ ai khi bị trĩ đều nên tập thói quen đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu.
||Xem thêm: #5 Loại thuốc bôi trĩ cho phụ nữ sau sinh an toàn lành tính
6.3 Dùng thuốc
Trong một vài trường hợp, bác sĩ có thể đề xuất sử dụng các loại thuốc trị trĩ để giảm tức thì các triệu chứng khó chịu. Tránh sử dụng các loại thuốc chưa được chỉ định hoặc không có hướng dẫn chi tiết từ chuyên gia.
Ngoài ra, việc theo dõi, ghi chép và thông báo với bác sĩ ngay khi nhận thấy những dấu hiệu lạ hoặc bệnh tình trở nên nặng nề cũng rất quan trọng, nhằm đảm bảo hiệu quả điều trị.
Nhìn chung, bị trĩ sau sinh không phải vấn đề quá nghiêm trọng nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, do tâm lý e ngại hoặc chủ quan mà sản phụ sau sinh thường chịu đựng, đến khi khám đã ở trong tình trạng nặng, phải phẫu thuật cắt trĩ.
Bài viết trên cũng đã cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích, giúp bạn dễ dàng hiểu rõ trĩ sau sinh phải làm sao. Đừng quên để lại bình luận hoặc gọi tới 1800 1293 nếu có bất kỳ câu hỏi cần giải đáp về trĩ và những phương pháp cải thiện trĩ an toàn, hiệu quả nhé!
||Tham khảo bài viết khác:
- Bị lòi dom ở phụ nữ sau sinh phải làm sao? 5 cách chữa trị
- Người bị trĩ có nên nằm nhiều không? Tư thế nằm phù hợp
- Bệnh trĩ có kiêng quan hệ không? Ảnh hưởng như thế nào?
Bệnh trĩ sau sinh: Sau sinh bị trĩ phải làm sao? cách điều trị
Sau sinh, sản phụ rất dễ bị trĩ với nhiều lý do. Bệnh lý này không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tác động tiêu cực đến tâm lý sản phụ. Vậy Trĩ sau sinh phải làm sao? Hãy cùng tìm hiểu 3 cách giảm triệu chứng và đối phó với tình trạng này trong bài viết sau!
I. Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ sau sinh
Để giải đáp thắc mắc “sau sinh bị trĩ phải làm sao”, trước tiên, bạn cần nắm được dấu hiệu và nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể, khi bị trĩ sau sinh, sản phụ thường xuất hiện các dấu hiệu như: đi đại tiện thấy máu, sa búi trĩ, ngứa hậu môn, xuất hiện khối sưng đau ở hậu môn, chảy dịch nhầy tại cửa hậu môn, viêm trực tràng, viêm da hậu môn,…
Nguyên nhân khiến phụ nữ sau sinh bị trĩ chủ yếu do:
- Bị trĩ nhẹ trước hoặc trong lúc mang thai: Phần lớn phụ nữ đã bị trĩ mức độ nhẹ trước hoặc trong lúc mang thai, sau khi sinh con do không chú ý giữ gìn sức khỏe nên bệnh biến chuyển nặng hơn.
- Thai nhi chèn ép lên vùng trực tràng – hậu môn: Ở những tháng cuối thai kỳ, thai nhi có khả năng cao đã chèn ép lên vùng trực tràng hậu môn và cản trở đường về của các tĩnh mạch, làm cho các đám rối trĩ bị căng phồng và phát triển thành bệnh trĩ.
- Táo bón: Trong thời gian mang thai và sau sinh, mẹ bầu có xu hướng ngồi hoặc nằm nhiều khiến phân lưu lại ruột lâu hơn, tái hấp thụ nước khiến phân khô và gây táo bón. Mặt khác, chế độ ăn không phù hợp (ăn ít rau, uống không đủ nước, bổ sung nhiều canxi) cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu hoặc sản phụ thường bị táo bón sau sinh – yếu tố chính dẫn đến bệnh trĩ.
- Rặn trong quá trình sinh nở: Phụ nữ trong quá trình chuyển dạ thường cần thực hiện việc rặn đẻ. Nếu không làm đúng cách, điều này sẽ vô tình làm tăng thêm áp lực lên ổ bụng, đặc biệt là vùng tiêu khung khiến búi trĩ dễ hình thành và sa ra ngoài.
Lưu ý, trên đây chỉ là những nguyên nhân phổ biến khiến phụ nữ thường bị trĩ sau sinh và có thể còn nhiều nguyên nhân khác chưa được liệt kê. Do đó, để biết được căn nguyên vấn đề của mình, các chị em cần chủ động thăm khám để được tư vấn sau sinh bị trĩ phải làm sao cho đúng và hiệu quả.
||Xem thêm: Phụ nữ sau sinh đi cầu ra máu có sao không? Cách điều trị
II. Dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ sau sinh
Tùy theo mức độ mà dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ sau sinh ở mỗi người khác nhau, nhưng nhìn chung bao gồm các triệu chứng thường gặp như:
- Đại tiện ra máu: Đây là dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh trĩ. Máu thường có màu đỏ tươi, xuất hiện trên giấy vệ sinh hoặc trong phân.
- Sa búi trĩ: Búi trĩ là các khối u mềm, có thể nhìn thấy hoặc sờ thấy ở xung quanh hậu môn. Khi búi trĩ sa ra ngoài, người bệnh có thể cảm thấy đau, ngứa hoặc khó chịu.
- Ngứa hậu môn: Ngứa hậu môn là một triệu chứng phổ biến của bệnh trĩ, đặc biệt là khi búi trĩ bị sa ra ngoài.
- Sưng đau hậu môn: Búi trĩ có thể bị viêm hoặc sưng, gây đau đớn cho người bệnh.
- Nứt kẽ hậu môn: Nứt rát kẽ hậu môn có thể xảy ra do đi đại tiện khó khăn, khiến phân cọ xát vào niêm mạc hậu môn.
Ngoài ra, một số phụ nữ sau sinh có thể gặp phải các triệu chứng khác như:
- Tiết dịch nhầy ở cửa hậu môn.
- Xuất hiện các cục u nhạy cảm gần hậu môn.
- Viêm da quanh hậu môn.
- Viêm trực tràng.
- Mệt mỏi, suy nhược do mất máu.
||Bạn có biết: Nứt kẽ hậu môn sau sinh ở phụ nữ phải làm sao? Cách chữa
III. Bị bệnh trĩ sau sinh có nguy hiểm không?
Trong hầu hết trường hợp, bị trĩ sau sinh thường không nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, việc chủ quan, phát hiện và điều trị trĩ muộn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, nguy hiểm đến tính mạng. Trong đó, một số biến chứng có thể xảy ra như:
- Sa nghẹt búi trĩ: Khi búi trĩ phát triển quá lớn, chèn ép lên cơ vòng hậu môn, gây tắc nghẽn và cản trở quá trình lưu thông máu. Lúc này, người bệnh luôn cảm thấy khó đi tiêu và đau đớn tột độ khi chạm vào búi trĩ.
- Rối loạn chức năng hậu môn: Búi trĩ ngày càng lớn gây chèn ép các cơ quan xung quanh, từ đó ảnh hưởng đến việc co thắt hậu môn, gây khó khăn cho việc đẩy các chất thải ra khỏi cơ thể.
- Thiếu máu: Tình trạng này chỉ xảy ra khi trĩ đã ở giai đoạn nặng (thường là trĩ độ 4), ra máu nhiều và liên tục khiến cơ thể bị thiếu máu.
- Viêm nhiễm/hoại tử búi trĩ: Khi các búi trĩ liên tục tiết dịch ra bên ngoài, kết hợp với quá trình đào thải chất cặn bã ra khỏi cơ thể, búi trĩ có thể bị viêm, dẫn đến lở loét hoặc thậm chí hoại tử.
- Các bệnh phụ khoa: Do âm đạo và hậu môn ở nữ giới khá gần nhau nên vi khuẩn từ hậu môn dễ dàng lây lan sang âm đạo. Đó cũng là lý do vì sao phụ nữ bị trĩ thường bị kèm theo hàng loạt các vấn đề phụ khoa.
IV. Trĩ sau sinh có tự khỏi không?
Trĩ sau sinh có thể tự khỏi trong một số trường hợp nhẹ, khi búi trĩ chưa bị sa ra ngoài và các triệu chứng chưa nghiêm trọng. Tùy thuộc vào kích thước, vị trí và mức độ nghiêm trọng của trĩ mà quá trình điều trị có thể mất vài ngày đến vài tuần.
Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, trĩ sau sinh cần phải được điều trị để ngăn ngừa các biến chứng.
V. Khi nào cần đi gặp bác sĩ
Bệnh trĩ sau sinh thường được can thiệp cải thiện bằng các biện pháp đơn giản tại nhà. Nhưng trong một số trường hợp cần được sự trợ giúp từ y tế:
- Bệnh trĩ sau sinh con không được cải thiện sau 7 ngày điều trị tại nhà
- Bệnh trĩ tái phát
- Chảy mủ từ búi trĩ
- Trĩ kèm theo các triệu chứng (sốt, ớn lạnh, khó chịu)
- Tình trạng bệnh trĩ ngày càng trầm trọng, ra máu nhiều hơn.
VI. Sau sinh bị trĩ phải làm sao?
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị sau:
- Điều trị nội khoa: Các loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh trĩ bao gồm thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc nhuận tràng,…
- Phẫu thuật: Phẫu thuật được chỉ định cho các trường hợp trĩ nặng, gây đau đớn, khó chịu hoặc ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
Để giải đáp câu hỏi sau sinh bị trĩ phải làm sao, dưới đây là một số gợi ý được nhiều chuyên gia khuyến nghị mà bạn có thể tham khảo:
6.1 Thay đổi chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị và phòng ngừa bệnh trĩ sau sinh. Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp cải thiện nhu động ruột, giảm táo bón và giúp búi trĩ co lại.
Bị trĩ sau sinh nên ăn gì:
- Rau xanh và trái cây: Đây là những thực phẩm giàu chất xơ, giúp làm mềm phân và giảm táo bón. Một số loại rau xanh và trái cây giàu chất xơ bao gồm: rau ngót, mồng tơi, rau khoai lang, rau dền, rau cải, chuối, táo, bưởi, cam,…
- Ngũ cốc nguyên hạt: Ngũ cốc nguyên hạt cũng là một nguồn chất xơ dồi dào. Một số loại ngũ cốc nguyên hạt bao gồm: gạo lứt, yến mạch, bánh mì đen,…
- Protein: Protein giúp xây dựng và sửa chữa các mô trong cơ thể, bao gồm cả các mô ở vùng hậu môn. Một số loại thực phẩm giàu protein bao gồm: thịt nạc, cá, trứng, sữa, các loại đậu,…
- Uống đủ nước: Nước giúp làm mềm phân và giảm táo bón. Phụ nữ sau sinh nên uống đủ 2-2,5 lít nước mỗi ngày.
Bị trĩ sau sinh nên kiêng ăn gì:
- Thực phẩm cay nóng: Thực phẩm cay nóng có thể gây kích ứng búi trĩ và khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Thực phẩm nhiều dầu mỡ có thể khiến phân cứng và khó đi, làm tăng nguy cơ táo bón.
- Thực phẩm nhiều đường: Thực phẩm nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ táo bón.
- Rượu bia, cà phê: Rượu bia, cà phê có thể làm giảm nhu động ruột và khiến táo bón trở nên trầm trọng hơn.
6.2 Thiết lập lối sống lành mạnh
Nhiều nghiên cứu cho thấy, phụ nữ bị trĩ sau sinh nên xây dựng những thói quen tốt, giúp búi trĩ nhanh chóng được cải thiện như:
- Tắm bồn nước ấm: Việc ngâm mình trong bồn tắm với nước ấm giúp tinh thần thư thái, sảng khoái và giảm cảm giác khó chịu do trĩ mang lại. Đồng thời, thực hiện tắm bồn nước ấm thường xuyên còn có tác dụng hỗ trợ co nhỏ búi trĩ. Người bệnh nên ngâm tối đa 15 phút/lần, tối đa từ 2 – 4 lần/ngày.
- Ngâm hậu môn trong nước muối loãng: Nếu không có bồn tắm, bạn có thể ngâm hậu môn với nước muối loãng ấm cũng đem lại hiệu quả tương tự. Mỗi ngày, hãy chuẩn bị 100g muối cùng 3 lít nước ấm, hòa tan và ngâm hậu môn 30 phút/lần, ngày 3 lần.
- Chườm nước đá muối: Sử dụng 20g muối trộn cùng 50ml nước rồi để trong ngăn đá tủ lạnh. Sau khi nước đông thành cục nước đá muối, người bệnh cần dùng khăn bao quanh cục nước đá muối đó rồi nhẹ nhàng chườm vào hậu môn, ngày 3 lần.
- Chăm sóc da vùng trĩ: Sử dụng các sản phẩm kem bôi hỗ trợ dịu nhẹ, dùng được cho vùng da nhạy cảm, như CotriPro Gel, có tác dụng giảm nhanh tình trạng đau rát, chảy máu do trĩ gây ra, đồng thời giúp dịu mát, săn se búi trĩ nhanh chóng.
- Chườm lạnh: Để tối giản quy trình và giúp giảm sưng hiệu quả, bạn có thể sử dụng một vài viên đá (đã được bọc bằng khăn), sau đó chườm lên búi trĩ trong 15 phút mỗi ngày.
- Vệ sinh đúng cách: Lựa chọn các loại giấy mềm, ẩm, lành tính để tránh kích ứng. Ngoài ra, đừng quên lau nhẹ nhàng từ trước ra sau hậu môn!
- Vận động cơ thể: Hãy bắt đầu với những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, Kegels, tư thế tấm ván cao, nâng chân tại chỗ và tránh ngồi quá lâu trong 1 tư thế sẽ giúp tình trạng trĩ được cải thiện đáng kể.
- Không nhịn đi vệ sinh: Bất cứ ai khi bị trĩ đều nên tập thói quen đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu.
||Xem thêm: #5 Loại thuốc bôi trĩ cho phụ nữ sau sinh an toàn lành tính
6.3 Dùng thuốc
Trong một vài trường hợp, bác sĩ có thể đề xuất sử dụng các loại thuốc trị trĩ để giảm tức thì các triệu chứng khó chịu. Tránh sử dụng các loại thuốc chưa được chỉ định hoặc không có hướng dẫn chi tiết từ chuyên gia.
Ngoài ra, việc theo dõi, ghi chép và thông báo với bác sĩ ngay khi nhận thấy những dấu hiệu lạ hoặc bệnh tình trở nên nặng nề cũng rất quan trọng, nhằm đảm bảo hiệu quả điều trị.
Nhìn chung, bị trĩ sau sinh không phải vấn đề quá nghiêm trọng nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, do tâm lý e ngại hoặc chủ quan mà sản phụ sau sinh thường chịu đựng, đến khi khám đã ở trong tình trạng nặng, phải phẫu thuật cắt trĩ.
Bài viết trên cũng đã cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích, giúp bạn dễ dàng hiểu rõ trĩ sau sinh phải làm sao. Đừng quên để lại bình luận hoặc gọi tới 1800 1293 nếu có bất kỳ câu hỏi cần giải đáp về trĩ và những phương pháp cải thiện trĩ an toàn, hiệu quả nhé!
||Tham khảo bài viết khác:
- Bị lòi dom ở phụ nữ sau sinh phải làm sao? 5 cách chữa trị
- Người bị trĩ có nên nằm nhiều không? Tư thế nằm phù hợp
- Bệnh trĩ có kiêng quan hệ không? Ảnh hưởng như thế nào?