Bệnh trĩ khi mang thai: dấu hiệu, có sinh thường được không?
Bệnh trĩ khi mang thai thường khiến mẹ bầu khó chịu và căng thẳng. Cùng với đó, dưới sự phát triển của thai nhi và sự thay đổi hormone trong đã khiến niêm mạc và búi trĩ phải chịu trọng tải lớn, dẫn đến nhiều triệu chứng trĩ đáng ghét, gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý và thể chất. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp 5 thông tin quan trọng, giúp mẹ bầu tự tin và trang bị đầy đủ kiến thức cần thiết để chăm sóc sức khỏe trong giai đoạn đặc biệt này.
Mục lục
I. Bệnh trĩ khi mang thai là gì?
Bệnh trĩ khi mang thai là tình trạng thường gặp trong thai kỳ, đặc biệt là trong 3 tháng cuối – khi tử cung mở rộng và gây áp lực lớn lên tĩnh mạch. Lúc này, các tĩnh mạch hậu môn và trực tràng của mẹ bầu sẽ có hiện tượng sưng phồng, chảy máu, gây nhiều đau đớn trong sinh hoạt hàng ngày.
Đặc biệt, bệnh lý này có thể trở nên trầm trọng khi mẹ bầu phải dùng sức trong quá trình chuyển dạ, gây ra nhiều vấn đề đáng lo ngại, chẳng hạn như: rối loạn tiêu hóa, xuất huyết, thiếu máu, tăng nguy cơ viêm nhiễm,…
Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu và thai nhi, việc phát hiện các triệu chứng cũng như nguyên nhân gây ra bệnh sẽ giúp quá trình điều trị trĩ trở nên đơn giản, hiệu quả hơn.
II. 5 Nguyên nhân gây bệnh trĩ khi mang thai
Theo Ts, Bs Nguyễn Văn Hậu – Bác sĩ khám và điều trị trong lĩnh vực Ngoại hậu môn – trực tràng tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho biết, có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng trĩ khi mang thai, dưới đây là 5 nguyên nhân phổ biến:
- Áp lực từ tử cung: Khi thai nhi phát triển, tử cung mẹ bầu cũng sẽ giãn nở và lớn dần lên. Điều này vô tình tạo ra áp lực lên vùng xương chậu, trực tràng và các tĩnh mạch gần hậu môn; gây sưng, đau, khó chịu.
- Tăng hormone: Trong giai đoạn mang thai, nồng độ Progesterone trong cơ thể mẹ bầu tăng nhanh đột biến khiến các thành mạch dễ bị sưng, làm chậm quá trình nhu động ruột, tăng nguy cơ táo bón – một trong những triệu chứng điển hình của trĩ.
- Táo bón: Trung bình cứ khoảng 10 bà bầu sẽ có 4 người bị táo bón. Hơn nữa, mẹ bầu thường có xu hướng “rặn” khi đi đại tiện do táo bón kéo dài, dẫn đến nguy cơ bị trĩ.
- Lạm dụng thuốc hoặc TPCN: Một số sản phẩm được bổ sung trong giai đoạn thai kỳ có thể gây tác dụng phụ táo bón. Do đó, việc sử dụng những sản phẩm này có thể làm tăng khả năng bị trĩ ở bà bầu trong quá trình mang thai.
- Thể tích máu: Khi mang thai, cơ thể phụ nữ phải trải qua nhiều thay đổi để đáp ứng được nhu cầu của cả mẹ và thai nhi. Theo đó, sự tăng thể tích máu nhanh chóng là một trong những thay đổi đáng chú ý. Dù có vai trò rất tốt cho sự phát triển của thai nhi thông qua hệ tuần hoàn mẹ – thai, song quá trình này cũng gây ra tác động tiêu cực cho hệ tĩnh mạch, khiến giãn tĩnh mạch và tăng nguy cơ bị trĩ.
⚠️Lưu ý: Trên đây chỉ là những nguyên nhân phổ biến và còn rất nhiều yếu tố khác có thể gây ra hiện tượng trĩ khi mang thai mà chúng tôi chưa đề cập như: tăng cân, ngồi/đứng quá lâu,… Do đó, để giúp việc phòng ngừa và điều trị trĩ trở nên hiệu quả hơn, việc nắm rõ nguyên nhân gây bệnh là chưa đủ, mẹ bầu cũng cần tìm hiểu thêm về các triệu chứng của bệnh để nhận biết kịp thời và có hướng giải quyết tốt nhất.
III. Bà bầu thường bị trĩ vào lúc nào?
– Mang thai 3 tháng đầu: Trong 3 tháng đầu, khả năng thai phụ mắc bệnh trĩ thấp hơn các giai đoạn sau. Vì thời gian này cơ thể chưa có nhiều thay đổi.
– Mang thái 3 tháng giữa: ở giai đoạn này, thai nhi có sự phát triển nhất định. Vì thế, thai có thể gây áp lực lên vùng xương chậu và hậu môn. Trong giai đoạn này, nếu thai phụ bị táo bón hoặc chế độ ăn uống bổ sung không đủ rau củ quả có thể dẫn tới bệnh trĩ.
– Mang thai 3 tháng cuối: Bà bầu mắc trĩ trong 3 tháng cuối của thai kỳ khá phổ biến. Lúc này tử cung đã mở, gây áp lực lên tĩnh mạch làm sưng tĩnh mạch ở vùng hậu môn và hình thành búi trĩ.
IV. Biểu hiện của bệnh trĩ khi mang thai
Nếu mắc bệnh trĩ khi mang thai, mẹ bầu thường có các biểu hiện như: đi ngoài ra máu, ngứa rát hậu môn, sa búi trĩ, ngứa/đau hậu môn hoặc có cảm giác đại tiện chưa hết. Cụ thể:
- Đi ngoài ra máu: Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh trĩ khi mang thai là hiện tượng chảy máu khi đi đại tiện (máu không lẫn vào phân và chảy ra cùng phân). Máu thường có màu đỏ sẫm hoặc đỏ tươi, tùy thuộc vào mức độ viêm nhiễm.
- Ngứa rát hậu môn: Vùng hậu môn của mẹ bầu có thể bị ngứa ngáy, kích ứng do các búi trĩ liên tục sưng to và gây áp lực lên niêm mạc hậu môn.
- Sa búi trĩ: Phần lớn mẹ bầu đều có thể cảm nhận được sự tồn tại của những búi trĩ đã bị sưng to và luôn có cảm giác chúng có thể rơi ra ngoài bất kỳ khi nào, nhất là khi đi đại tiện.
- Đau rát hậu môn: Bệnh trĩ khiến vùng hậu môn mẹ bầu trở nên nhạy cảm và dễ gây cảm giác đau, khó chịu khi di chuyển.
- Cảm giác đi đại tiện chưa hết: Do búi trĩ có thể tạo áp lực trong niêm mạc hậu môn nên mẹ bầu có thể cảm thấy chưa đào thải được hết phân ra ngoài.
Các triệu chứng này có thể gây khó chịu và ảnh hưởng xấu đến tâm lý cũng như sức khỏe của mẹ bầu. Do đó, ngay khi nhận thấy cơ thể dần xuất hiện các biểu hiện lạ, mẹ bầu cần chủ động phòng ngừa và thăm khám bác sĩ chuyên khoa; nhằm tìm hướng giải quyết đúng đắn, hiệu quả nhất.
Mặt khác, để giúp bạn hiểu rõ hơn về mức độ nghiêm trọng của bệnh, phần nội dung sau đây sẽ trình bày về 2 loại trĩ thường gặp nhất khi mang thai. Điều này rất quan trọng trong việc đưa ra các quyết định điều trị phù hợp; từ việc áp dụng các mẹo dân gian chữa trĩ cho bà bầu đến việc xử lý búi trĩ chuyên nghiệp thông qua sự hỗ trợ từ các bác sĩ chuyên khoa.
V. Phân loại bệnh trĩ khi mang thai
Dựa vào vị trí, bệnh trĩ khi mang thai có thể chia làm 2 loại, đó là: trĩ nội (búi trĩ được hình thành trong trực tràng) và trĩ ngoại (búi trĩ hình thành ở lớp da gần hậu môn). Trong đó:
- Bệnh trĩ nội khi mang thai là sự giãn tĩnh mạch tại vùng hậu môn – trực tràng (trên đường lược), gây đau đớn và chảy máu. Tuy nhiên, do vị trí búi trĩ nằm sâu bên trong trực tràng nên thường khó nhìn thấy. Khi ở giai đoạn nặng, búi trĩ có thể sa ra ngoài, tự co lại hoặc phải dùng tay đẩy ngược vào trong sau mỗi lần đại tiện.
- Bệnh trĩ ngoại khi mang thai là tình trạng phì đại các tĩnh mạch khu vực hậu môn. Búi trĩ có thể nằm ngay dưới hậu môn, dễ quan sát và sờ thấy được ngay cả khi có kích thước nhỏ. Trĩ ngoại khi mang thai thường gây đau đớn, khó chịu cho mẹ bầu khi phải tiếp xúc với bề mặt quần áo, ghế ngồi,… Chưa hết, mức độ ngứa của mẹ bầu bị trĩ ngoại được đánh giá nghiêm trọng hơn mức độ ngứa của mẹ bầu bị trĩ nội.
Phụ thuộc vào nguyên nhân, triệu chứng và phân loại trĩ (trĩ nội, trĩ ngoại) mà mẹ bầu cần áp dụng các hướng khác phụ khác nhau. Dưới đây là 9 cách điều trị trĩ khi mang thai hiệu quả – thường được áp dụng bởi các bệnh viện lớn – mà bạn có thể tham khảo.
VI. 9 cách điều trị bệnh trĩ ở bà bầu
Bệnh trĩ khi mang thai ở mức độ nhẹ sẽ tự hết sau khi sinh em bé. Các trường hợp bị trĩ nặng hoặc đã tiến triển thành những biến chứng nguy hiểm, bác sĩ sẽ cân nhắc, lựa chọn các phương pháp an toàn nhất cho thai phụ. Theo đó, điển hình nhất là các phương pháp tập trung làm mềm phân, giảm sưng rát búi trĩ và khu vực hậu môn.
- Dùng thuốc: Các loại thuốc chống táo bón hoặc làm mềm phân như Docusate sodium, Polyethylene glycol, Psyllium husk,… sẽ là lựa chọn lý tưởng cho bà bầu trong giai đoạn này. Chúng giúp mềm phân và đã được kiểm chứng là an toàn cho mẹ bầu. Tuy nhiên, hãy luôn cân nhắc và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trong thời kỳ mang thai, nhằm tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra!
- Chế độ ăn giàu chất xơ: Việc tăng cường tiêu thụ các thực phẩm giàu chất xơ như hoa quả, ngũ cốc và rau xanh có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, giảm áp lực lên các tĩnh mạch trĩ một cách nhanh chóng
- Luôn giữ cơ thể được hydrat hóa: Uống đủ nước khi mang thai đóng vai trò quan trọng trong việc làm mềm phân; từ đó giảm khả năng táo bón và ép lên trĩ.
- Tập luyện và vận động: Một số bài tập và hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ, yoga dành cho bà bầu hoặc bơi lội giúp tăng cường tuần hoàn máu, giảm nguy cơ bị trĩ.
☛ Xem chi tiết: Bệnh trĩ nên ăn gì, kiêng ăn gì? Chế độ dinh dưỡng cho trĩ
Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên áp dụng một số phương pháp cải thiện, ngăn ngừa bệnh được khuyến nghị dưới đây để giảm nhẹ triệu chứng và giúp cơ thể thoải mái, dễ chịu hơn:
- Dùng giấy vệ sinh phù hợp: Khi bị trĩ, mẹ bầu nên ưu tiên chọn các loại giấy vệ sinh mềm mại, không chứa hóa chất để tránh làm tổn thương khu vực da hậu môn.
- Sử dụng sản phẩm bổ trợ: Các loại phẩm kem bôi chứa thảo dược lành tính như CotriPro Gel rất thích hợp giúp mẹ bầu giảm thiểu cảm giác ngứa ngáy và đau rát do trĩ gây ra.
- Ngâm hậu môn với nước muối pha loãng (ấm): Hòa tan 100gr muối và 3 lít nước ấm, sau đó ngâm hậu môn 30 phút, 3 lần/ngày.
- Chườm nước đá muối: Pha loãng 20gr muối với 50ml nước lọc, sau đó chia nước vào từng khay rồi cấp đông trong ngăn đá tủ lạnh. Tiếp đó, hãy chuẩn bị 1 chiếc khăn sạch, bao quanh cuộc nước đá muối rồi nhẹ nhàng chườm hậu môn sau khi ngâm nước muối, 3 lần/ngày.
- Không rặn khi đi đại tiện: Mẹ bầu cần tránh ngồi quá lâu hoặc rặn khi đi vệ sinh, bởi điều này có thể gây áp lực lên hậu môn, khiến bệnh trĩ ngày càng trở nên tồi tệ.
Tóm lại, các phương pháp điều trị bệnh trĩ khi mang thai thường tập trung chủ yếu vào việc dùng thuốc, tăng hàm lượng chất xơ, tập luyện thói quen đi vệ sinh đúng đắn.
VII. Biện pháp phòng ngừa bị trĩ khi mang thai
Có nhiều cách phòng ngừa bệnh trĩ khi mang thai mà các mẹ bầu có thể tham khảo:
- Tránh bị táo bón: thường xuyên cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, vitamin từ rau xanh, củ quả tươi, trái mọng nước
- Cung cấp đủ nước cho cơ thể: phụ nữ mang thai cần cung cấp ít nhất 4 lít nước mỗi ngày mới đủ cho cả mẹ và em bé. Khuyến khích mẹ bầu nên uống nước ấm hơn là nước lạnh.
- Tập đi vệ sinh đúng giờ: mẹ bầu nên hạn chế nhịn đi ngoài tránh gây táo bón, tránh ngồi quá lâu hoặc đứng lâu trong thời gian dài. Nên vận động nhẹ, đi lại sau 30 phút để giảm áp lực lên vùng hậu môn.
- Tập thói quen tốt: tránh bưng bê các vật nặng, tránh tăng cân quá nhiều vì gây áp lực lên trực tràng dễ gây trĩ.
VIII. Giải đáp các thắc mắc liên quan đến bệnh trĩ khi mang thai
8.1 Bị trĩ khi mang thai nên ăn gì và kiêng gì?
– Thực phẩm bà bầu nên ăn:
Khi bị trĩ, bà bầu được khuyến cáo nên uống nhiều nước và ăn những thực phẩm giúp nhuận tràng (rau đay, diếp cá, mồng tơi,…), đồ mát (củ sen, dưa chuột, mướp đắng,…), các loại trái cây tốt cho việc tiêu hóa (táo, bưởi, chuối,…) để giúp quá trình đại tiện diễn ra suôn sẻ và giúp búi trĩ bớt sưng, đau hoặc chảy máu.
– Thực phẩm bà bầu nên hạn chế:
Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên hạn chế những thực phẩm cay nóng, dầu mỡ, thức ăn nhanh, thức ăn nhiều chất béo và các loại đồ uống có cồn, ga, caffeine. Bởi, những thực phẩm này đều có nguy cơ gây áp lực lên trực tràng – hậu môn, làm tăng kích thước búi trĩ, từ đó khiến bệnh trĩ ngày càng nặng.
8.2 Bệnh trĩ khi mang thai có nguy hiểm không?
Bị bệnh trĩ trong quá trình mang thai thường không gây nguy hiểm và ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của mẹ bầu. Tuy nhiên, các tác hại của bệnh trĩ khi mang thai có thể khiến mẹ bầu rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, tự ti, ảnh hưởng đến tâm trạng; từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến thai nhi.
Do đó, khi xuất hiện triệu chứng và nghi bị trĩ, mẹ bầu nên đi khám và điều trị sớm để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
8.3 Bị trĩ khi mang thai có cần phẫu thuật không?
Thực tế, bác sĩ thường không chỉ định phẫu thuật cho bà bầu bị trĩ do tiềm ẩn quá nhiều rủi ro, ví dụ: biến cố gây mê, nhiễm trùng, không cầm máu sau mổ, phản ứng thuốc sau phẫu thuật,…
Hơn nữa, theo ghi nhận, có tới hơn 90% trường hợp bà bầu bị trĩ tự khỏi hoàn toàn sau sinh mà không cần đến phẫu thuật. Trừ trường hợp bắt buộc phải xử lý búi trĩ trước hoặc sau sinh, bác sĩ sẽ cân nhắc điều này kỹ lưỡng và tư vấn cho mẹ bầu.
8.4 Bà bầu bị trĩ có sinh thường được hay không?
Nhìn chung, bệnh trĩ không ảnh hưởng quá nhiều đến quá trình sinh con. Vì vậy, thai phụ vẫn có thể sinh thường. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu bị trĩ từ cấp độ 3 trở nên (kích thước quá to) có thể cản trở việc sinh nở, khi đó bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật nếu cần thiết.
8.5 Bệnh trĩ khi mang thai có ảnh hưởng gì đến thai nhi không?
Bệnh trĩ trong giai đoạn thai kỳ gần như không ảnh hưởng đến thai nhi. Bởi đây là bệnh lý xảy ra ở vùng hậu môn và trực tràng, không tác động đến bộ phận sinh dục. Do đó, bệnh trĩ không tác động tiêu cực đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
Tuy nhiên, tâm trạng của mẹ bầu trong giai đoạn mang thai, đặc biệt khi bị trĩ, có thể ảnh hưởng đến tinh thần, điều này cũng có thể không tốt đến thai nhi.
8.6 Cách làm co búi trĩ cho bà bầu
Có thể làm co búi trĩ bằng cách ngâm hậu môn trong nước ấm hoặc đắp nước muối ưu trương lên búi trĩ. Trong trường hợp búi trĩ sưng đau, bà bầu có thể ngâm hậu môn trong nước ấm từ 15-20 phút, ngâm nước ấm trước hoặc sau khi đi đại tiện. Nước ấm không chỉ làm dịu cơn đau mà còn giúp búi trĩ bớt kích ứng, giảm sưng. Với những búi trĩ ngoại, người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để đắp các loại thảo dược làm dịu cơn đau do búi trĩ.
Tóm lại, bệnh trĩ sẽ tự khỏi sau sinh và hầu như không ảnh hưởng đến thai nhi. Vì thế, mẹ bầu không nên quá lo lắng mà cần có những biện pháp điều trị phù hợp. Ngay khi cảm thấy ngứa, đau hoặc khó chịu vùng hậu môn, hãy chủ động thăm khám bác sĩ để được tư vấn và phòng tránh biến chứng có thể xảy ra.
Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào khác về bệnh trĩ khi mang thai, vui lòng để lại bình luận phía dưới, chúng tôi sẽ cố gắng giải đáp sớm nhất có thể!
||Tham khảo bài viết liên quan khác:
- Bà bầu bị trĩ nên ăn gì kiêng gì để chữa trị bệnh trĩ an toàn?
- #10 Loại thuốc bôi trĩ cho bà bầu hiệu quả, an toàn hiện nay
- Bà bầu bị trĩ có ảnh hưởng đến thai nhi không? chi tiết!
Bệnh trĩ khi mang thai: dấu hiệu, có sinh thường được không?
Bệnh trĩ khi mang thai thường khiến mẹ bầu khó chịu và căng thẳng. Cùng với đó, dưới sự phát triển của thai nhi và sự thay đổi hormone trong đã khiến niêm mạc và búi trĩ phải chịu trọng tải lớn, dẫn đến nhiều triệu chứng trĩ đáng ghét, gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý và thể chất. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp 5 thông tin quan trọng, giúp mẹ bầu tự tin và trang bị đầy đủ kiến thức cần thiết để chăm sóc sức khỏe trong giai đoạn đặc biệt này.
Mục lục
I. Bệnh trĩ khi mang thai là gì?
Bệnh trĩ khi mang thai là tình trạng thường gặp trong thai kỳ, đặc biệt là trong 3 tháng cuối – khi tử cung mở rộng và gây áp lực lớn lên tĩnh mạch. Lúc này, các tĩnh mạch hậu môn và trực tràng của mẹ bầu sẽ có hiện tượng sưng phồng, chảy máu, gây nhiều đau đớn trong sinh hoạt hàng ngày.
Đặc biệt, bệnh lý này có thể trở nên trầm trọng khi mẹ bầu phải dùng sức trong quá trình chuyển dạ, gây ra nhiều vấn đề đáng lo ngại, chẳng hạn như: rối loạn tiêu hóa, xuất huyết, thiếu máu, tăng nguy cơ viêm nhiễm,…
Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu và thai nhi, việc phát hiện các triệu chứng cũng như nguyên nhân gây ra bệnh sẽ giúp quá trình điều trị trĩ trở nên đơn giản, hiệu quả hơn.
II. 5 Nguyên nhân gây bệnh trĩ khi mang thai
Theo Ts, Bs Nguyễn Văn Hậu – Bác sĩ khám và điều trị trong lĩnh vực Ngoại hậu môn – trực tràng tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho biết, có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng trĩ khi mang thai, dưới đây là 5 nguyên nhân phổ biến:
- Áp lực từ tử cung: Khi thai nhi phát triển, tử cung mẹ bầu cũng sẽ giãn nở và lớn dần lên. Điều này vô tình tạo ra áp lực lên vùng xương chậu, trực tràng và các tĩnh mạch gần hậu môn; gây sưng, đau, khó chịu.
- Tăng hormone: Trong giai đoạn mang thai, nồng độ Progesterone trong cơ thể mẹ bầu tăng nhanh đột biến khiến các thành mạch dễ bị sưng, làm chậm quá trình nhu động ruột, tăng nguy cơ táo bón – một trong những triệu chứng điển hình của trĩ.
- Táo bón: Trung bình cứ khoảng 10 bà bầu sẽ có 4 người bị táo bón. Hơn nữa, mẹ bầu thường có xu hướng “rặn” khi đi đại tiện do táo bón kéo dài, dẫn đến nguy cơ bị trĩ.
- Lạm dụng thuốc hoặc TPCN: Một số sản phẩm được bổ sung trong giai đoạn thai kỳ có thể gây tác dụng phụ táo bón. Do đó, việc sử dụng những sản phẩm này có thể làm tăng khả năng bị trĩ ở bà bầu trong quá trình mang thai.
- Thể tích máu: Khi mang thai, cơ thể phụ nữ phải trải qua nhiều thay đổi để đáp ứng được nhu cầu của cả mẹ và thai nhi. Theo đó, sự tăng thể tích máu nhanh chóng là một trong những thay đổi đáng chú ý. Dù có vai trò rất tốt cho sự phát triển của thai nhi thông qua hệ tuần hoàn mẹ – thai, song quá trình này cũng gây ra tác động tiêu cực cho hệ tĩnh mạch, khiến giãn tĩnh mạch và tăng nguy cơ bị trĩ.
⚠️Lưu ý: Trên đây chỉ là những nguyên nhân phổ biến và còn rất nhiều yếu tố khác có thể gây ra hiện tượng trĩ khi mang thai mà chúng tôi chưa đề cập như: tăng cân, ngồi/đứng quá lâu,… Do đó, để giúp việc phòng ngừa và điều trị trĩ trở nên hiệu quả hơn, việc nắm rõ nguyên nhân gây bệnh là chưa đủ, mẹ bầu cũng cần tìm hiểu thêm về các triệu chứng của bệnh để nhận biết kịp thời và có hướng giải quyết tốt nhất.
III. Bà bầu thường bị trĩ vào lúc nào?
– Mang thai 3 tháng đầu: Trong 3 tháng đầu, khả năng thai phụ mắc bệnh trĩ thấp hơn các giai đoạn sau. Vì thời gian này cơ thể chưa có nhiều thay đổi.
– Mang thái 3 tháng giữa: ở giai đoạn này, thai nhi có sự phát triển nhất định. Vì thế, thai có thể gây áp lực lên vùng xương chậu và hậu môn. Trong giai đoạn này, nếu thai phụ bị táo bón hoặc chế độ ăn uống bổ sung không đủ rau củ quả có thể dẫn tới bệnh trĩ.
– Mang thai 3 tháng cuối: Bà bầu mắc trĩ trong 3 tháng cuối của thai kỳ khá phổ biến. Lúc này tử cung đã mở, gây áp lực lên tĩnh mạch làm sưng tĩnh mạch ở vùng hậu môn và hình thành búi trĩ.
IV. Biểu hiện của bệnh trĩ khi mang thai
Nếu mắc bệnh trĩ khi mang thai, mẹ bầu thường có các biểu hiện như: đi ngoài ra máu, ngứa rát hậu môn, sa búi trĩ, ngứa/đau hậu môn hoặc có cảm giác đại tiện chưa hết. Cụ thể:
- Đi ngoài ra máu: Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh trĩ khi mang thai là hiện tượng chảy máu khi đi đại tiện (máu không lẫn vào phân và chảy ra cùng phân). Máu thường có màu đỏ sẫm hoặc đỏ tươi, tùy thuộc vào mức độ viêm nhiễm.
- Ngứa rát hậu môn: Vùng hậu môn của mẹ bầu có thể bị ngứa ngáy, kích ứng do các búi trĩ liên tục sưng to và gây áp lực lên niêm mạc hậu môn.
- Sa búi trĩ: Phần lớn mẹ bầu đều có thể cảm nhận được sự tồn tại của những búi trĩ đã bị sưng to và luôn có cảm giác chúng có thể rơi ra ngoài bất kỳ khi nào, nhất là khi đi đại tiện.
- Đau rát hậu môn: Bệnh trĩ khiến vùng hậu môn mẹ bầu trở nên nhạy cảm và dễ gây cảm giác đau, khó chịu khi di chuyển.
- Cảm giác đi đại tiện chưa hết: Do búi trĩ có thể tạo áp lực trong niêm mạc hậu môn nên mẹ bầu có thể cảm thấy chưa đào thải được hết phân ra ngoài.
Các triệu chứng này có thể gây khó chịu và ảnh hưởng xấu đến tâm lý cũng như sức khỏe của mẹ bầu. Do đó, ngay khi nhận thấy cơ thể dần xuất hiện các biểu hiện lạ, mẹ bầu cần chủ động phòng ngừa và thăm khám bác sĩ chuyên khoa; nhằm tìm hướng giải quyết đúng đắn, hiệu quả nhất.
Mặt khác, để giúp bạn hiểu rõ hơn về mức độ nghiêm trọng của bệnh, phần nội dung sau đây sẽ trình bày về 2 loại trĩ thường gặp nhất khi mang thai. Điều này rất quan trọng trong việc đưa ra các quyết định điều trị phù hợp; từ việc áp dụng các mẹo dân gian chữa trĩ cho bà bầu đến việc xử lý búi trĩ chuyên nghiệp thông qua sự hỗ trợ từ các bác sĩ chuyên khoa.
V. Phân loại bệnh trĩ khi mang thai
Dựa vào vị trí, bệnh trĩ khi mang thai có thể chia làm 2 loại, đó là: trĩ nội (búi trĩ được hình thành trong trực tràng) và trĩ ngoại (búi trĩ hình thành ở lớp da gần hậu môn). Trong đó:
- Bệnh trĩ nội khi mang thai là sự giãn tĩnh mạch tại vùng hậu môn – trực tràng (trên đường lược), gây đau đớn và chảy máu. Tuy nhiên, do vị trí búi trĩ nằm sâu bên trong trực tràng nên thường khó nhìn thấy. Khi ở giai đoạn nặng, búi trĩ có thể sa ra ngoài, tự co lại hoặc phải dùng tay đẩy ngược vào trong sau mỗi lần đại tiện.
- Bệnh trĩ ngoại khi mang thai là tình trạng phì đại các tĩnh mạch khu vực hậu môn. Búi trĩ có thể nằm ngay dưới hậu môn, dễ quan sát và sờ thấy được ngay cả khi có kích thước nhỏ. Trĩ ngoại khi mang thai thường gây đau đớn, khó chịu cho mẹ bầu khi phải tiếp xúc với bề mặt quần áo, ghế ngồi,… Chưa hết, mức độ ngứa của mẹ bầu bị trĩ ngoại được đánh giá nghiêm trọng hơn mức độ ngứa của mẹ bầu bị trĩ nội.
Phụ thuộc vào nguyên nhân, triệu chứng và phân loại trĩ (trĩ nội, trĩ ngoại) mà mẹ bầu cần áp dụng các hướng khác phụ khác nhau. Dưới đây là 9 cách điều trị trĩ khi mang thai hiệu quả – thường được áp dụng bởi các bệnh viện lớn – mà bạn có thể tham khảo.
VI. 9 cách điều trị bệnh trĩ ở bà bầu
Bệnh trĩ khi mang thai ở mức độ nhẹ sẽ tự hết sau khi sinh em bé. Các trường hợp bị trĩ nặng hoặc đã tiến triển thành những biến chứng nguy hiểm, bác sĩ sẽ cân nhắc, lựa chọn các phương pháp an toàn nhất cho thai phụ. Theo đó, điển hình nhất là các phương pháp tập trung làm mềm phân, giảm sưng rát búi trĩ và khu vực hậu môn.
- Dùng thuốc: Các loại thuốc chống táo bón hoặc làm mềm phân như Docusate sodium, Polyethylene glycol, Psyllium husk,… sẽ là lựa chọn lý tưởng cho bà bầu trong giai đoạn này. Chúng giúp mềm phân và đã được kiểm chứng là an toàn cho mẹ bầu. Tuy nhiên, hãy luôn cân nhắc và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trong thời kỳ mang thai, nhằm tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra!
- Chế độ ăn giàu chất xơ: Việc tăng cường tiêu thụ các thực phẩm giàu chất xơ như hoa quả, ngũ cốc và rau xanh có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, giảm áp lực lên các tĩnh mạch trĩ một cách nhanh chóng
- Luôn giữ cơ thể được hydrat hóa: Uống đủ nước khi mang thai đóng vai trò quan trọng trong việc làm mềm phân; từ đó giảm khả năng táo bón và ép lên trĩ.
- Tập luyện và vận động: Một số bài tập và hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ, yoga dành cho bà bầu hoặc bơi lội giúp tăng cường tuần hoàn máu, giảm nguy cơ bị trĩ.
☛ Xem chi tiết: Bệnh trĩ nên ăn gì, kiêng ăn gì? Chế độ dinh dưỡng cho trĩ
Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên áp dụng một số phương pháp cải thiện, ngăn ngừa bệnh được khuyến nghị dưới đây để giảm nhẹ triệu chứng và giúp cơ thể thoải mái, dễ chịu hơn:
- Dùng giấy vệ sinh phù hợp: Khi bị trĩ, mẹ bầu nên ưu tiên chọn các loại giấy vệ sinh mềm mại, không chứa hóa chất để tránh làm tổn thương khu vực da hậu môn.
- Sử dụng sản phẩm bổ trợ: Các loại phẩm kem bôi chứa thảo dược lành tính như CotriPro Gel rất thích hợp giúp mẹ bầu giảm thiểu cảm giác ngứa ngáy và đau rát do trĩ gây ra.
- Ngâm hậu môn với nước muối pha loãng (ấm): Hòa tan 100gr muối và 3 lít nước ấm, sau đó ngâm hậu môn 30 phút, 3 lần/ngày.
- Chườm nước đá muối: Pha loãng 20gr muối với 50ml nước lọc, sau đó chia nước vào từng khay rồi cấp đông trong ngăn đá tủ lạnh. Tiếp đó, hãy chuẩn bị 1 chiếc khăn sạch, bao quanh cuộc nước đá muối rồi nhẹ nhàng chườm hậu môn sau khi ngâm nước muối, 3 lần/ngày.
- Không rặn khi đi đại tiện: Mẹ bầu cần tránh ngồi quá lâu hoặc rặn khi đi vệ sinh, bởi điều này có thể gây áp lực lên hậu môn, khiến bệnh trĩ ngày càng trở nên tồi tệ.
Tóm lại, các phương pháp điều trị bệnh trĩ khi mang thai thường tập trung chủ yếu vào việc dùng thuốc, tăng hàm lượng chất xơ, tập luyện thói quen đi vệ sinh đúng đắn.
VII. Biện pháp phòng ngừa bị trĩ khi mang thai
Có nhiều cách phòng ngừa bệnh trĩ khi mang thai mà các mẹ bầu có thể tham khảo:
- Tránh bị táo bón: thường xuyên cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, vitamin từ rau xanh, củ quả tươi, trái mọng nước
- Cung cấp đủ nước cho cơ thể: phụ nữ mang thai cần cung cấp ít nhất 4 lít nước mỗi ngày mới đủ cho cả mẹ và em bé. Khuyến khích mẹ bầu nên uống nước ấm hơn là nước lạnh.
- Tập đi vệ sinh đúng giờ: mẹ bầu nên hạn chế nhịn đi ngoài tránh gây táo bón, tránh ngồi quá lâu hoặc đứng lâu trong thời gian dài. Nên vận động nhẹ, đi lại sau 30 phút để giảm áp lực lên vùng hậu môn.
- Tập thói quen tốt: tránh bưng bê các vật nặng, tránh tăng cân quá nhiều vì gây áp lực lên trực tràng dễ gây trĩ.
VIII. Giải đáp các thắc mắc liên quan đến bệnh trĩ khi mang thai
8.1 Bị trĩ khi mang thai nên ăn gì và kiêng gì?
– Thực phẩm bà bầu nên ăn:
Khi bị trĩ, bà bầu được khuyến cáo nên uống nhiều nước và ăn những thực phẩm giúp nhuận tràng (rau đay, diếp cá, mồng tơi,…), đồ mát (củ sen, dưa chuột, mướp đắng,…), các loại trái cây tốt cho việc tiêu hóa (táo, bưởi, chuối,…) để giúp quá trình đại tiện diễn ra suôn sẻ và giúp búi trĩ bớt sưng, đau hoặc chảy máu.
– Thực phẩm bà bầu nên hạn chế:
Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên hạn chế những thực phẩm cay nóng, dầu mỡ, thức ăn nhanh, thức ăn nhiều chất béo và các loại đồ uống có cồn, ga, caffeine. Bởi, những thực phẩm này đều có nguy cơ gây áp lực lên trực tràng – hậu môn, làm tăng kích thước búi trĩ, từ đó khiến bệnh trĩ ngày càng nặng.
8.2 Bệnh trĩ khi mang thai có nguy hiểm không?
Bị bệnh trĩ trong quá trình mang thai thường không gây nguy hiểm và ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của mẹ bầu. Tuy nhiên, các tác hại của bệnh trĩ khi mang thai có thể khiến mẹ bầu rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, tự ti, ảnh hưởng đến tâm trạng; từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến thai nhi.
Do đó, khi xuất hiện triệu chứng và nghi bị trĩ, mẹ bầu nên đi khám và điều trị sớm để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
8.3 Bị trĩ khi mang thai có cần phẫu thuật không?
Thực tế, bác sĩ thường không chỉ định phẫu thuật cho bà bầu bị trĩ do tiềm ẩn quá nhiều rủi ro, ví dụ: biến cố gây mê, nhiễm trùng, không cầm máu sau mổ, phản ứng thuốc sau phẫu thuật,…
Hơn nữa, theo ghi nhận, có tới hơn 90% trường hợp bà bầu bị trĩ tự khỏi hoàn toàn sau sinh mà không cần đến phẫu thuật. Trừ trường hợp bắt buộc phải xử lý búi trĩ trước hoặc sau sinh, bác sĩ sẽ cân nhắc điều này kỹ lưỡng và tư vấn cho mẹ bầu.
8.4 Bà bầu bị trĩ có sinh thường được hay không?
Nhìn chung, bệnh trĩ không ảnh hưởng quá nhiều đến quá trình sinh con. Vì vậy, thai phụ vẫn có thể sinh thường. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu bị trĩ từ cấp độ 3 trở nên (kích thước quá to) có thể cản trở việc sinh nở, khi đó bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật nếu cần thiết.
8.5 Bệnh trĩ khi mang thai có ảnh hưởng gì đến thai nhi không?
Bệnh trĩ trong giai đoạn thai kỳ gần như không ảnh hưởng đến thai nhi. Bởi đây là bệnh lý xảy ra ở vùng hậu môn và trực tràng, không tác động đến bộ phận sinh dục. Do đó, bệnh trĩ không tác động tiêu cực đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
Tuy nhiên, tâm trạng của mẹ bầu trong giai đoạn mang thai, đặc biệt khi bị trĩ, có thể ảnh hưởng đến tinh thần, điều này cũng có thể không tốt đến thai nhi.
8.6 Cách làm co búi trĩ cho bà bầu
Có thể làm co búi trĩ bằng cách ngâm hậu môn trong nước ấm hoặc đắp nước muối ưu trương lên búi trĩ. Trong trường hợp búi trĩ sưng đau, bà bầu có thể ngâm hậu môn trong nước ấm từ 15-20 phút, ngâm nước ấm trước hoặc sau khi đi đại tiện. Nước ấm không chỉ làm dịu cơn đau mà còn giúp búi trĩ bớt kích ứng, giảm sưng. Với những búi trĩ ngoại, người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để đắp các loại thảo dược làm dịu cơn đau do búi trĩ.
Tóm lại, bệnh trĩ sẽ tự khỏi sau sinh và hầu như không ảnh hưởng đến thai nhi. Vì thế, mẹ bầu không nên quá lo lắng mà cần có những biện pháp điều trị phù hợp. Ngay khi cảm thấy ngứa, đau hoặc khó chịu vùng hậu môn, hãy chủ động thăm khám bác sĩ để được tư vấn và phòng tránh biến chứng có thể xảy ra.
Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào khác về bệnh trĩ khi mang thai, vui lòng để lại bình luận phía dưới, chúng tôi sẽ cố gắng giải đáp sớm nhất có thể!
||Tham khảo bài viết liên quan khác:
- Bà bầu bị trĩ nên ăn gì kiêng gì để chữa trị bệnh trĩ an toàn?
- #10 Loại thuốc bôi trĩ cho bà bầu hiệu quả, an toàn hiện nay
- Bà bầu bị trĩ có ảnh hưởng đến thai nhi không? chi tiết!