Bệnh trĩ ngoại

#8 Bài tập co búi trĩ hiệu quả tại nhà không cần phẫu thuật

Co búi trĩ không cần phẫu thuật là kết quả bệnh nhân nào cũng mong muốn trong việc điều trị bệnh trĩ. Vậy có cách làm nào giúp làm co búi trĩ hiệu quả không cần phẫu thuật? Dưới đây là 8 bài tập co búi trĩ hiệu quả không cần phẫu thuật mà Cotripro.vn tổng hợp được. Mời các bạn cùng tham khảo. Mục lụcI. Lợi ích rèn luyện thể thao trong ngăn ngừa, điều trị bệnh trĩII. 8 bài tập co búi trĩ hiệu quả không cần phẫu thuật2.1 Bài tập co búi trĩ khi nằm ngửa2.2 Bài tập co trĩ khi đi bộ2.3 Bài tập co thắt hậu môn2.4 Động tác Yoga thân người kết hợp thở2.5 Bài tập tư thế con cá2.6 Bài tập tư thế trồng cây chuối2.7 Bài tập Sarvanga Asana2.8 Bài tập co trĩ người bệnh có thể áp dụng ở mọi nơi, mọi lúcIII. Một số bài tập người bệnh trĩ không nên tập luyệnIV. Những lưu ý khi tập thể dục chữa bệnh trĩV. Cotripro – Bộ đôi từ thảo dược giúp co nhỏ búi trĩ, giảm đau rát trĩ I. Lợi ích rèn luyện thể thao trong ngăn ngừa, điều trị bệnh trĩ Khi nhắc đến việc rèn luyện thể thao hàng ngày, vô hình chung mỗi chúng ta đều nghĩ ngay đến tác dụng rèn luyện và nâng cao sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật, giúp tinh thần luôn thoải mái để hoạt động và làm việc hiệu quả. Hình ảnh minh họa búi trĩ nội và búi trĩ ngoại Và chung quan điểm đó, việc rèn luyện thể thao hàng ngày có nhiều lợi ích đối với người bệnh trĩ như: Ở bệnh trĩ giai đoạn đầu: thể thao vận động nhẹ nhàng giúp vùng hậu môn lưu thông máu, làm giảm sự lắng đọng và tích tụ máu trong các búi trĩ, làm hạn chế sự mất máu, hỗ trợ việc chữa trĩ tại nhà. Với khoảng thời gian sau phẫu thuật cắt búi trĩ (sau khoảng 10 ngày), việc vận động giúp máu lưu thông tốt hơn tại vùng thương tổn, vết thương phục hồi nhanh hơn, cơ thể bớt cảm giác mệt mỏi, đau nhức nặng nề và tinh thần thoải mái. II. 8 bài tập co búi trĩ hiệu quả không cần phẫu thuật Cotripro.vn xin gửi tới độc giả 7 bài tập giúp co búi trĩ hiệu quả không cần phẫu thuật dưới đây: 2.1 Bài tập co búi trĩ khi nằm ngửa Bài tập này có tên gọi là bài tập đan điền. Bài tập này cũng là cách giúp thả lỏng, thư giãn, điều hòa hơi thở để giảm áp lực, giảm đau do trĩ. Thực hiện bài tập này theo các bước sau: Bước 1: Người bệnh nằm ngửa trên giường, hai tay để khép vào sườn dọc theo thân mình, hai chân duỗi thẳng để khéo vào nhau. Bước 2: Mắt nhắm hờ. Tập trung suy nghĩ về vùng đan điền (là vùng bụng dưới gần xương mu. Đây là vùng tập trung khí của cơ thể). Bước 3: Hít vào nhẹ nhàng đồng thời hóp lỗ hậu môn, nắm chặt 2 bàn tay, cắn chặt 2 hàm răng với nhau và cong gập hết cỡ các ngón chân lên phía đầu. Giữ nguyên tư thế này khoảng 3 – 5 giây, sau đó thở ra từ từ và thả lỏng toàn bộ cơ thể. Thực hiện liên tục khoảng 5 – 10 phút. Ngày thực hiện khoảng 2 – 3 lần. Bài tập này giúp luyện tập phản ứng co thắt hậu môn cho cơ thể khi người bệnh di chuyển, ngăn chặn hiện tượng sa búi trĩ mất kiểm soát (thường xảy ra ở giai đoạn bệnh trĩ nội cấp độ 3). Bài tập co búi trĩ khi nằm hiệu quả không cần phẫu thuật 2.2 Bài tập co trĩ khi đi bộ Bài tập này không chỉ được đánh giá cao về tác dụng co búi trĩ cho những người bị lòi dom. Ngoài ra, cả đối tượng tiểu không tự chủ, mắc bệnh rò hậu môn, sa trực tràng cũng có thể thực hiện cho kết quả tốt. Thực hiện như sau: Bước 1: Đứng thẳng người, hàm khép hờ, bàn tay hơi kéo lại. Các ngón chân lúc này cũng cần cong gập bám chặt mặt đất. Bước 2: Sau đó vừa thót hậu môn vừa đi bộ từng bước nhẹ nhàng và thở đều rồi di chuyển trong tư thế như vậy khoảng 3-5 phút. Bước 3: Cuối cùng giãn hậu môn về như cũ, thả lỏng các ngón chân và đi bộ đều khoảng 1-2 phút rồi tiếp tục đi theo kiểu trên. Mỗi lần tập khoảng 30 phút, mỗi ngày 1-2 lần. Bài tập này giúp cơ thể tự có phản ứng co thắt hậu môn khi di chuyển giúp co búi trĩ rất tốt. 2.3 Bài tập co thắt hậu môn Bài tập này có tác dụng như đúng tên gọi của nó, hỗ trợ người bị trĩ co hồi, giảm kích thước của búi trĩ, tránh triệu chứng sa búi trĩ. Thực hiện bài tập này theo các bước sau: Bước 1: thả lỏng cơ thể, hít 1 hơi thật sâu, kẹp chặt 2 mông và đùi Bước 2: Co thắt hậu môn như nhịn đại tiện, lưỡi uốn lên hàm trên Bước 3: Giữ nguyên tư thế, nín thở khoảng 10s rồi từ từ thở ra, thả lỏng hậu môn. Bước 4: Thả lỏng khoảng 30s rồi lặp lại động tác trên nhiều lần. 2.4 Động tác Yoga thân người kết hợp thở Đây là động tác giúp thư giãn, điều hòa hơi thở, khí huyết để giảm áp lực lên tĩnh mạch, búi trĩ. Thực hiện theo các bước sau: Đứng thẳng người, hai tay buông xuôi, bàn tay nắm hờ, hai chân dang rộng bằng vai Từ từ tạo tư thế xuống tấn Khép miệng lại, đưa lưỡi vòng quanh khoang miệng tới khi miệng đầy bọt thì hít thở sâu, thót hậu môn lại khoảng vài giây. Thở ra, nghỉ 10-15 giây rồi lặp lại khoảng 25 lần. Kiên trì luyện tập hằng ngày, mỗi ngày 2 lần để đạt được hiệu quả. 2.5 Bài tập tư thế con cá Đây là một bài tập cơ bản được nhiều người ưa thích. Các cách thực hiện như sau: Nằm xuống, hai đầu gối khép chặt, duỗi thẳng Hai tay đưa xuống dưới mông, lòng bàn tay úp xuống sàn Hít sâu, rồi đưa ngực và phần thân trên từ từ lên, trọng tâm dồn vào 2 tay Hít vào thở ra khoảng 4 lần, sau đó quay về vị trí ban đầu. Thực hiện tư thế này liên tục trong khoảng thời gian 20 phút, mỗi ngày thực hiện 5-7 lần để đạt hiệu quả cao nhất. 2.6 Bài tập tư thế trồng cây chuối Đây là một bài tập khó thực hiện, tuy nhiên lại mang đến hiệu quả vô cùng tốt. Bài tập này giúp giảm áp lực từ vùng lưng xuống, cải thiện chức năng phổi. Bài tập tư thế trồng cây chuối cho người mắc trĩ Cách thực hiện bài tập này: Ngồi quỳ gối xuống sàn, gập người về phía trước, hai khuỷu tay chống xuống sàn còn hai bàn tay nắm lại hình tam giác Đặt đỉnh đầu xuống đất, đặt trọng tâm lên hai tay đan vào nhau làm trụ, nâng phần mông và chân cao, tạo thành tư thế thẳng đứng. Giữ nguyên tư thế cây chuối này trong khoảng 5 giây và hít thở Giữ thẳng lưng, dồn trọng lượng lên hai khuỷu tay Hạ người rồi từ từ trở về tư thế ban đầu Thực hiện lại với những lần sau và tăng dần thời gian lên. 2.7 Bài tập Sarvanga Asana Bài tập này giúp hạn chế máu tập trung ở vùng bụng dưới, hỗ trợ kích thích co bóp cơ bụng và nhu động ruột, giảm triệu chứng táo bón ở người bệnh trĩ. Bài tập Sarvanga Asana cho người mắc trĩ Cách thực hiện bài tập này: Nằm ngửa trên sàn, hai đầu gối co áp sát ngực hai khuỷu tay chống xuống sàn, mông đưa lên cao Hít sâu, kéo hai đầu gối về trước ngực. Hai khuỷu tay đồng thời chống xuống sàn và đưa mông lên cao Hít vào thở ra đều đặn Duỗi thẳng chân, dồn trọng lượng xuống 2 vai, 2 tay đỡ phần eo cho thăng bằng Giữ trong 3 – 5 giây, sau đó tăng dần thời gian lên Thở ra, duỗi thẳng chân, dồn trọng lượng xuống 2 vai còn lại Sau khi tập luyện nhiều và quen dần thì có thể tăng thời gian lên. 2.8 Bài tập co trĩ người bệnh có thể áp dụng ở mọi nơi, mọi lúc Đây là bài tập co trĩ giúp tăng khả năng phản xạ, co thắt của vòng cơ hậu môn, tác động làm co búi trĩ ở bệnh nhân trĩ. Người bệnh có thể áp dụng mọi lúc mọi nơi khi thời gian khi có thời gian rảnh, đứng, ngồi, khi vận động: Bước 1: Người bệnh để cơ thể thả lỏng, các bắp tay bắp chân được thư giãn, tập trung tinh thần về vùng bụng dưới. Bước 2: Hít vào từ từ, khép chặt hai bên mông, đùi lại với nhau, đồng thời lưỡi cong lên áp vào hàm trên, tự điều chỉnh cơ thể co thắt, hóp vùng hậu môn lại như khi nhìn đi đại tiện. Bước 3: Nín thở và giữ nguyên tư thế này khoảng 10 -15 giây, sau đó từ từ thở ra, thả lỏng cơ thể, cơ vùng hậu môn và lưỡi cũng từ từ đưa về vị trí ban đầu. Lặp lại khoảng 25 – 30 lần trong mỗi lần tập. Có thể tranh thủ thực hiện mọi lúc khi có thời gian rảnh. ★★ Tìm đọc thêm: Bệnh trĩ có tự khỏi không? Có chữa dứt điểm được không? Ngoài việc áp dụng các bài tập hỗ trợ làm teo búi trĩ, bệnh nhân có thể kết hợp dùng các phương pháp điều trị ngoại khoa tại chỗ như gel bôi trĩ thảo dược để đạt hiệu quả tốt hơn và nhanh chóng. III. Một số bài tập người bệnh trĩ không nên tập luyện Một số bài tập cũng có thể khiến bệnh trĩ càng thêm nghiêm trọng như tập cơ bụng, squat,… đây là những bài tập dồn lực xuống vùng bụng dưới, làm tăng áp lực lên hậu môn và búi trĩ. Bài tập cơ bụng: Bài tập này có tác dụng giúp cơ thể có vòng eo săn chắc. Tuy nhiên, người bệnh trĩ lại không nên áp dụng những bài tập này. Khung xương chậu phải chịu lực lớn, máu khôn dẫn tới bụng dưới khiến bệnh trĩ ngày càng nặng hơn. Bài tập Squat: trong quá trình tập squat, bạn phải nín thở, gồng bụng, áp lực lên ổ bụng gia tăng, điều này có thể khiến bệnh trĩ càng nặng thêm. IV. Những lưu ý khi tập thể dục chữa bệnh trĩ Khi lựa chọn tập thể dục chữa bệnh trĩ, một số lưu ý để việc điều trị đạt hiệu quả cao: Hạn chế đứng, ngồi quá lâu bởi khiến máu ít lưu thông Kết hợp chế độ tập luyện và ăn uống khoa học, ăn nhiều hoa quả, chất xơ để giảm táo bón nặng thêm. Không tiêu thụ thức ăn nhiều dầu mỡ, khó tiêu, chất kích thích khiến tình trạng táo bón nặng thêm. Giữ tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng, stress để hỗ trợ việc điều trị đạt hiệu quả cao Tập luyện, vận động kết hợp nhiều động tác, nhiều bộ môn để tăng cường đề kháng, hỗ trợ việc điều trị. V. Cotripro – Bộ đôi từ thảo dược giúp co nhỏ búi trĩ, giảm đau rát trĩ Gel bôi trĩ CotriPro với thành phần là các thảo dược tự nhiên thẩm thấu trực tiếp vào búi trĩ, giảm đau rát chỉ sau 3-5 ngày sử dụng, đồng thời làm săn se và co lên hiệu quả. Viên uống Cotripro được bổ sung thêm thành phần Slippery Elm được nhập khẩu từ Hoa Kỳ và TumeroPine, tác động sâu vào bên trong, làm tăng sức bền thành mạch, co búi trĩ và ngăn ngừa các nguy cơ tái phát. Dù đây là bệnh lý tế nhị nhưng bạn đừng ngại, hãy gọi về tổng đài tư vấn 18006293 hoặc kết nối Zalo 0384730724 để được các dược sỹ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn thoát khỏi những khó chịu đang hành hạ hàng ngày nhé. Tìm nhà thuốc gần nhất có bán COTRIPRO Gel Ở ĐÂY ||Tham khảo bài viết khác: Bị trĩ lòi ra ngoài phải làm sao? Cách làm co búi trĩ nhanh #5 Cách chữa bệnh trĩ bằng mật ong dễ thực hiện, hiệu quả Ngồi nhiều bị trĩ: Tư thế ngồi tốt cho người bệnh trĩ giảm đau Chia sẻ

Các thuốc điều trị bệnh trĩ nội, trĩ ngoại phổ biến hiện nay

Các loại thuốc điều trị bệnh trĩ nội, trĩ ngoại hiện nay có nhiều dạng khác nhau như: thuốc điều trị bệnh trĩ dạng thuốc uống, thuốc điều trị bệnh trĩ dạng bôi ngoài da, thuốc điều trị bệnh trĩ dạng gel… để phù hợp trong tiếp cận và điều trị từng loại bệnh trĩ. Trong bài viết này, cotri.pro xin tổng hợp một số loại thuốc điều trị bệnh trĩ nội – ngoại phổ biến hiện nay. Thuốc chữa trĩ ngoại bao gồm thuốc bôi ngoài da hoặc thuốc uống. Trong đó, thường các dạng thuốc bôi ngoài có dạng thuốc mỡ, gel bôi…có tác dụng giảm đau, giảm ngứa, sát trùng, chống viêm nhiễm, chống chảy máu. Các loại thuốc uống có tác dụng toàn thân giúp tăng thẩm thấu, tăng độ vững bền thành mạch và có tác dụng giảm sưng, phù nề, cầm máu… Mục lụcI. Thuốc điều trị bệnh trĩ nội, thuốc điều trị trĩ ngoại dạng thuốc uống1.1 Thuốc trị trĩ ngoại, trĩ nội đường uống tăng sức bền tĩnh mạch trĩ Daflon 500mg1.2 Viên uống Cotripro dùng khi bị trĩ nội, trĩ ngoại, táo bón1.3 Thuốc uống nhuận tràng, làm mềm phân giúp điều trị bệnh trĩ ngoại, trĩ nội1.4 Nhóm thuốc uống chữa trị trĩ nội, trĩ ngoại khácII. Thuốc bôi trị trĩ ngoại, trĩ nội2.1 Kem bôi kẽm Oxyd 10% trị trĩ ngoại, trĩ nội2.2 Thuốc bôi Xylocaine Jelly 2% trị trĩ nội, trĩ ngoại2.3 Gel bôi trĩ ngoại, trĩ nội Cotripro Gel2.4 Nhóm thuốc bôi trĩ ngoại, trĩ nội khácIII. Các bài thuốc chữa trị bệnh trĩ nội, trĩ ngoại từ dân gian3.1 Bài thuốc làm co búi trĩ, bổ trung ích khí, chống viêm, chỉ huyết3.2 Bài thuốc ngâm rửa giúp hoạt huyết, tiêu viêm, cầm máu, làm co búi trĩ3.3 Bài thuốc ngâm rửa giúp thanh nhiệt giải độc, trừ thấp, hoạt huyết hoá ứ I. Thuốc điều trị bệnh trĩ nội, thuốc điều trị trĩ ngoại dạng thuốc uống Thuốc trị trĩ nội, thuốc trị trĩ ngoại dạng thuốc uống chủ yếu nhằm mục đích: Cải thiện sức bền tĩnh mạch trĩ từ bên trong cơ thể, từ đó làm giảm tình trạng giãn nở các tĩnh mạch trĩ trong (tác động chính gây ra trĩ nội) và tĩnh mạch trĩ ngoài (nguyên nhân gây trĩ ngoại). Làm giảm tình trạng đi ngoài ra máu, sa búi trĩ – hai triệu chứng điển hình của bệnh trĩ thông qua việc tác động làm mềm phân, nhuận tràng để người bệnh đi đại tiện dễ dàng hơn. 1.1 Thuốc trị trĩ ngoại, trĩ nội đường uống tăng sức bền tĩnh mạch trĩ Daflon 500mg Thành phần chính: diosmin 450mg và hesperidin 50mg. Thuốc Daflon điều trị bệnh trĩ Tác dụng: Làm tăng độ bền của các tĩnh mạch máu nhỏ nhờ khả năng làm giảm sức căng, tình trạng ứ trệ tĩnh mạch. Ngoài việc điều trị làm giảm các triệu chứng trĩ cấp thì thuốc Daflon 500mg còn được sử dụng trong điều trị rối loạn tuần hoàn tĩnh mạch trong trường hợp người bệnh bị chân sưng đau, bứt rứt. Tác dụng phụ: Có thể xảy ra các tác dụng phụ như: Tiêu chảy. Buồn nôn hoặc nôn. Bụng chướng khó tiêu. Đau đầu, chóng mặt. Có thể bị mẩn ngứa, phát ban (ít gặp). Lưu ý: Khi dùng thuốc Daflon 500mg điều trị bệnh trĩ cần kết hợp uống đủ nước mỗi ngày, tăng cường ăn rau xanh, chất xơ và hoa quả tươi. Nếu tình trạng bệnh không cải thiện sau 15 ngày thì cần thông báo với bác sĩ điều trị. Thuốc nhuận tràng làm mềm phân trong điều trị bệnh trĩ nội – ngoại 1.2 Viên uống Cotripro dùng khi bị trĩ nội, trĩ ngoại, táo bón Cotripro gel, cotripro viên – hỗ trợ điều trị trĩ Viên uống Cotripro với thành phần chính: Slippery Elm (cây du đỏ); TUMEROPINE (chiết xuất từ lá lốt và nghệ); Cao Cúc tần; Cao Ngải cứu; Cao Đương quy; Cao Diếp cá; Rutin. Tác dụng: Hỗ trợ làm tăng sức bền thành mạch trĩ, kháng viêm, tiêu sưng hậu môn, làm săn se búi trĩ và đẩy lùi các triệu chứng bệnh trĩ; Ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát lại. Tác dụng phụ: Vì là dạng thực phẩm chức năng chiết xuất từ các loại nguyên liệu tự nhiên, lành tính nên rất ít xảy ra tác dụng phụ. 1.3 Thuốc uống nhuận tràng, làm mềm phân giúp điều trị bệnh trĩ ngoại, trĩ nội  – Thuốc Forlax 10g dạng bột Hoạt chất chính: Macrogol 4000. Thuốc Forlax gói 10g Tác dụng: Làm tăng lượng nước trong phân để phân mềm hơn, khối lượng phân tăng lên. Từ đó giúp người bệnh nhuận tràng, đi đại tiện dễ dàng hơn, điều trị táo bón hiệu quả. Làm giảm lượng máu chảy mỗi khi đi đại tiện ở người mắc trĩ; làm giảm tình trạng sa búi trĩ (do người bệnh không phải rặn đại tiện nhiều). Tác dụng phụ: Người bệnh có thể gặp phải: Đau bụng, đầy hơi, hay xì hơi. Buồn nôn hoặc nôn, tiêu chảy. Xảy ra dị ứng: nổi mề đay, phát ban, mặt sưng, người bị mệt mỏi.  – Thuốc Sorbitol 5g dạng gói bột Thuốc Sorbitol 5g Thành phần chính: Sorbitol Tác dụng: Kích thích quá trình hydrat hóa các chất trong đường ruột giúp hệ tiêu hóa dễ dàng chuyển hóa thức ăn hơn. Tăng cường áp suất thẩm thấu ở ruột nhờ đó làm tăng lượng nước trong đường ruột, giúp phân lỏng và mềm hơn, việc đi ngoài được dễ dàng hơn. Là thuốc nhuận tràng thẩm thấu, giúp điều trị cho người bị táo bón, khó tiêu, người mắc trĩ do táo bón, nóng trong. Tác dụng phụ: Hầu hết các tác dụng phụ của Sorbitol rất ít gặp và không cần điều trị bổ sung.  – Thuốc Duphalac 10g/15ml Thuốc Duphalac 10g/15ml Thành phần chính: Lactulose Tác dụng: Làm mềm phân cho người đang chữa trị bệnh trĩ nội – ngoại, người bệnh sau phẫu thuật kết tràng, hậu môn, người mắc táo bón kinh niên. Tác dụng phụ: Có thể gặp phải tình trạng: Đầy hơi, bụng sôi. Khi sử dụng liều cao hoặc quá liều có thể gây đau bụng, tiêu chảy. 1.4 Nhóm thuốc uống chữa trị trĩ nội, trĩ ngoại khác Ngoài thuốc uống giúp làm tăng sức bền tĩnh mạch và thuốc nhuận tràng làm giảm triệu chứng bệnh trĩ thì có thể kết hợp thêm: Nhóm thuốc trị trĩ ngoại, trĩ nội có tác dụng giảm đau nhằm làm giảm cảm giác đau rát hậu môn, khó chịu, nhức ngứa hậu môn như: Thuốc Paracetamol, nhóm thuốc NSAIDs. Lưu ý: không nên dùng thuốc giảm đau nhóm Opioid vì có thể khiến tình trạng táo bón trầm trọng hơn. Nhóm thuốc trị trĩ nội, trĩ ngoại có tác dụng chống viêm dùng trong trường hợp người bệnh bị viêm, phù nề hậu môn như: nhóm thuốc NSAIDs, glucocorticoid, alpha chymotripsin… ||Xem thêm: Bệnh trĩ uống thuốc có hết không? Thuốc tây trị bệnh trĩ II. Thuốc bôi trị trĩ ngoại, trĩ nội 2.1 Kem bôi kẽm Oxyd 10% trị trĩ ngoại, trĩ nội Kem bôi kẽm Oxyd 10% Thành phần chính: Zinc Oxide (khối lượng 15g/tuýp). Tác dụng: Giúp làm săn se, sát khuẩn búi trĩ và các vùng tổn thương quanh hậu môn. Tác dụng phụ: Dung nạp tốt, ít khi gây dị ứng. Lưu ý: Không nên dùng kéo dài quá 7 ngày. Cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. 2.2 Thuốc bôi Xylocaine Jelly 2% trị trĩ nội, trĩ ngoại Thành phần chính: Lidocain 2% (khối lượng 30g/tuýp) Thuốc bôi Xylocaine Jelly 2% Tác dụng: Làm giảm tình trạng đau rát, ngứa, khó chịu tại vùng hậu môn. Tác dụng phụ: Có thể làm tăng cảm giác đau họng khi dùng bôi trơn ống nội khí quản. Dị ứng, ngứa (hiếm gặp). Có thể gây nhiễm độc cấp tính nếu dùng quá liều. Lưu ý: Sự hấp thu toàn thân có thể thay đổi tùy theo từng trường hợp người bệnh. Chỉ nên sử dụng không quá 7 ngày. Nếu thấy bệnh không cải thiện tốt thì cần trao đổi lại với bác sĩ điều trị. 2.3 Gel bôi trĩ ngoại, trĩ nội Cotripro Gel Với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học, các loại dược liệu tự nhiên lâu đời trong dân gian như cúc tần, ngải cứu, lá lốt, lá sung, nghệ đã được bào chế thành gel bôi Cotripro Gel trĩ tiện lợi giúp hỗ trợ làm giảm các dấu hiệu bệnh trĩ như: giảm chảy máu, đau rát hậu môn, lòi dom… hiệu quả, được rất nhiều người bệnh ưa chuộng và tin dùng: Cúc tần được chứng minh có nhiều tác dụng dược lý như chống viêm, chống oxy hóa, chống loét, kháng khuẩn, hạ sốt, giảm đau. Trong đó, mạnh nhất là tác dụng chống viêm cấp tính ở búi trĩ. Tham khảo gel bôi trĩ giúp làm co búi trĩ Ngải cứu có thể phát huy tác dụng gây co mạch, giúp cải thiện phần nào triệu chứng chảy máu ở các búi trĩ. Tác dụng kháng khuẩn tốt của lá lốt có thể giúp hạn chế thương tổn gây ra do bội nhiễm vi khuẩn trên bệnh nhân trĩ. Ngoài ra, piperine trong lá lốt còn có tác dụng hiệp đồng với nghệ, làm tăng các tác dụng chống viêm, kháng khuẩn Nhựa mủ sung được sử dụng khá phổ biến trong dân gian để điều chữa bệnh trĩ ngoại. Một số tác dụng dược lý của cây sung đã được y học hiện đại chứng minh như chống viêm, kháng khuẩn, phục hổi tổn thương. Nghệ đã được chứng minh nhiều tác dụng dược lý, trong đó nổi bật nhất là tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa, làm lành vết thương ở các búi trĩ. Ưu điểm của Cotripro Gel: – Cotripro Gel giúp các mô trong búi trĩ co lại, nhờ vậy mà hiện tượng viêm, sưng đau ở búi trĩ giảm đi nhanh chóng. – Làm giảm nhanh tình trạng nóng rát, ngứa ngáy và khó chịu ở khu vực hậu môn do bệnh trĩ gây ra. – Tạm thời làm tê liệt các đầu dây thần kinh ở khu vực hậu môn, ngăn không cho tín hiệu đau, nhức truyền lên hệ thần kinh trung ương. – Tăng cường tuần hoàn máu xuống búi trĩ giúp cho quá trình tuần hoàn diễn ra nhẹ nhàng và làm giảm các triệu chứng đau, nhức. 2.4 Nhóm thuốc bôi trĩ ngoại, trĩ nội khác Có thể tham khảo thêm một số nhóm thuốc bôi tại chỗ khác kết hợp điều trị bệnh trĩ nội, trĩ ngoại như: Nhóm thuốc trị trĩ ngoại, trĩ nội có tác dụng giảm đau, giảm ngứa bỏng rát, khó chịu, kích ứng ở xung quanh hậu môn như: benzocain 5-20%, lidocain 2-5%. Tuy nhiên, các thuốc này có tác dụng phụ có thể gặp là phản ứng quá mẫn với bỏng và ngứa. Nhóm thuốc trị trĩ nội, trĩ ngoại có tác dụng co mạch, giảm chảy máu: dung dịch ephedrin sulfat 0,1-0,125%, phenylephrin HCl 0,25%… (không dùng cho người bệnh trĩ có các vấn đề liên quan tới bệnh tim mạch, tăng huyết áp, cường giáp, tiểu đường, phì đại tuyến tiền liệt). Nhóm thuốc trĩ ngoại, trĩ nội có tác dụng chống viêm tại chỗ như hydrocortison 0,25-1% : tác dụng chống viêm, giảm ngứa vùng hậu môn. Nhóm thuốc trị trĩ ngoại, trĩ nội có tác dụng kháng sinh tại chỗ: Neomycin, Framycetin… (trường hợp bị nhiễm khuẩn búi trĩ, hậu môn). III. Các bài thuốc chữa trị bệnh trĩ nội, trĩ ngoại từ dân gian 3.1 Bài thuốc làm co búi trĩ, bổ trung ích khí, chống viêm, chỉ huyết Nguyên liệu: Hoa hòe, cỏ mực, lá đắng, lá đinh lăng, rau diếp cá, đương quy, bạch thược, bạch truật, cam thảo: mỗi vị 200g (dược liệu ở dạng khô). Thực hiện: Sao giòn các vị thuốc, tán vụn, trộn đều bảo quản trong hộp kín tránh ẩm. Ngày dùng 35- 40g hãm vối nước sôi vào ấm chuyên, sau 10 phút là có thể dùng được. Uống dần trong ngày. Công dụng: Đương quy, bạch truật, lá đắng bổ tỳ vị, bổ trung châu; hoa hòe, cỏ mực chỉ huyết và nhuận tràng; rau diếp cá, cam thảo, lá đinh láng tác dụng bổ trợ và điều hoà các vị thuốc. Bài thuốc này giúp bổ trung ích khí, làm co búi trĩ, chông viêm chỉ huyết. Nếu trĩ chưa chảy máu hoặc chảy máu ít nên dùng bài này từ 2-3 tháng. Đồng thời ăn nhiều chất xơ, chống táo bón. 3.2 Bài thuốc ngâm rửa giúp hoạt huyết, tiêu viêm, cầm máu, làm co búi trĩ Nguyên liệu: Hoàng bá, khổ sâm, kim ngân hoa, kinh giới, sau sau, tô mộc, nghệ vàng, mỗi vị 20g dạng khô; bồ công anh 20g, phèn phi 5g, ngũ bội tử 10g. Thực hiện: Đem tất cả các vị sắc với 2 lít nước trong 20 phút, bỏ bã lấy nước, để nguội bớt rồi ngâm rửa hậu môn trong 15 – 20 phút. Công dụng: Hoàng bá, khổ sâm, kim ngân hoa, sau sau, bồ công anh có tác dụng thanh nhiệt giải độc và thanh nhiệt trừ thấp; tô mộc và nghệ vàng hoạt huyết hoá ứ, thông mạch và làm nhanh liền vết loét, vết mổ; phèn phi và ngũ bội tử sát trùng, cố sáp, cầm máu, làm khô sạch tổn thương và thu nhỏ búi trĩ sa. Bài thuốc này giúp thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt trừ thấp, hoạt huyết tiêu viêm, giảm đau cầm máu, chống phù nề và làm co búi trĩ ngoại. Ngoài ra còn dùng thích hợp cho tất cả các loại trĩ. 3.3 Bài thuốc ngâm rửa giúp thanh nhiệt giải độc, trừ thấp, hoạt huyết hoá ứ Nguyên liệu: Ngư tinh thảo (rau diếp cá) 60g, mã xỉ hiện (rau sam) 30g, bại tương thảo 30g, phèn phi 10g. Thực hiện: Đem tất cả các vị thuốc sắc kỹ với 2 lít nước nước, bỏ bã lấy nước, để nguội rồi ngâm rửa hậu môn trong 20 phút, mỗi ngày 2 lần sáng và chiều. Công dụng: Ngư tinh thảo, bại tương thảo và mã xỉ hiện có công dụng thanh nhiệt giải độc; phèn phi thu liễm và cầm máu. Bài thuốc này giúp thanh nhiệt lương huyết, hoạt huyết hoá ứ, tiêu thũng giảm đau, thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt trừ thấp, làm co búi trĩ, thường dùng cho trĩ ngoại có biến chứng viêm tắc tĩnh mạch. ||Xem thêm: Cách Chữa Bệnh Trĩ Tại Nhà An Toàn Hiệu Quả Nhanh Chóng Khi dùng các loại thuốc chữa bệnh trĩ ngoại, bệnh nhân cần được sự hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, để tránh kéo dài thời gian chữa bệnh thì bệnh nhân nên duy trì lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý. Đặc biệt, sử dụng các loại gel bôi thảo dược có tác dụng trực tiếp, nhanh chóng, an toàn và hiệu quả. Cotripro là gel bôi trĩ chính hãng của Việt Nam với các thành phần chủ yếu từ thảo dược được chiết xuất bằng công nghệ tiên tiến, CotriPro sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng đau, rát, đi ngoài ra máu, giúp làm mềm và dịu mát chỉ sau 3-5 ngày. Bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt sau khi dùng đủ liệu trình (3-5 tuýp tùy trường hợp nặng nhẹ). Với các thành phần thảo dược: Cúc tần giúp chống viêm, bảo vệ búi trĩ khỏi vi khuẩn gây viêm Lá lốt tiêu diệt vi khuẩn, hết sưng đau Đặc biệt Sesquiterpen trong Ngải cứu giúp co mạch, cầm máu từ đó săn se búi trĩ, tăng sức bền trong thành mạch, ngăn chặn việc các tĩnh mạch giãn ra quá mức, từ đó ngăn bệnh trĩ tái phát Ngoài ra, vì là dạng Gel bôi nên CotriPro tác động trực tiếp lên vùng hậu môn, an toàn không tác dụng phụ. Sử dụng đều đặn 2 lần/ngày để nhanh chóng thoát khỏi những phiền toái do bệnh trĩ gây ra. Dù đây là bệnh lý tế nhị nhưng bạn đừng ngại, hãy gọi về tổng đài tư vấn 18006293 hoặc kết nối Zalo 0384730724 để được các dược sỹ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn thoát khỏi những khó chịu đang hành hạ hàng ngày nhé. Tìm mua đúng nhà thuốc có bán COTRIPRO Gel Ở ĐÂY Bấm VÀO ĐÂY để đặt giao tận nơi sản phẩm bôi Trĩ ||Tham khảo bài viết khác: Ngồi nhiều bị trĩ: Tư thế ngồi tốt cho người bệnh trĩ giảm đau Bệnh trĩ nên kiêng ăn gì, “cấm kị” làm gì? 15 Cây Thuốc Nam Chữa Bệnh Trĩ Hiệu Quả an toàn dân gian Chia sẻ

Bị trĩ đi ngoài ra máu phải làm sao? 10+ Cách điều trị hiệu quả

Đi ngoài ra máu tươi là dấu hiệu điển hình khi bị trĩ. Nhưng nếu bạn bị trĩ kèm theo đi ngoài ra máu nhiều thì rất có thể bạn đang phải đối mặt với bệnh trĩ cấp độ nặng. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những dấu hiệu phân biệt đi ngoài ra máu tươi do trĩ và cách chữa trị bệnh trĩ chảy máu nhiều theo từng cấp độ bệnh. Mục lụcI. Đi ngoài ra máu tươi do bị trĩ là thế nào?II. Phân biệt đi ngoài ra máu tươi do bệnh trĩ với các bệnh lý khác2.1 Cách nhận biết đi ngoài ra máu tươi do trĩ2.2 Dấu hiệu đi ngoài ra máu tươi do các bệnh lý khácIII. Bệnh trĩ chảy máu có nguy hiểm không?IV. Bị trĩ đi ngoài ra máu tươi cần gặp bác sĩ khi nào?V. Bị trĩ đi ngoài ra máu nhiều phải làm sao?5.1 Chườm lạnh hậu môn và búi trĩ5.2 Ngâm hậu môn trong nước ấm5.3 Dùng gel bôi CotriPro giúp giảm đau rát, chảy máu do trĩ chỉ sau 3 – 5 ngày5.4 Uống thuốc giảm chảy máu5.5 Uống đủ nước từ 2 – 2,5 lít/ngày5.6 Ăn nhiều chất xơ để đi đại tiện dễ dàng hơn5.7 Dùng giấy vệ sinh mềm và không gãi hậu môn5.8 Vận động, rèn luyện thể thao hàng ngàyVI. Cách trị bệnh trĩ ra máu nhiều mức độ nặng6.1 Thắt búi trĩ bằng vòng cao su với các búi trĩ nội6.2 Đốt búi trĩ bằng tia Laser để trị bệnh trĩ ra máu6.3 Chữa bệnh trĩ chảy máu nhiều bằng tiêm xơ búi trĩ6.4 Chữa bệnh trĩ chảy máu nhiều bằng đông lạnh búi trĩ6.5 Kẹp búi trĩ để chữa vỡ búi trĩ chảy máu6.6 Phẫu thuật cắt trĩ để chặn búi trĩ chảy máu I. Đi ngoài ra máu tươi do bị trĩ là thế nào? Đúng như tên gọi, đi ngoài ra máu tươi do trĩ là hiện tượng người bệnh khi rặn đại tiện thấy có máu tươi chảy ra kèm theo phân, máu không lẫn vào phân, có màu đỏ tươi. Và nguyên nhân gây tình trạng này là do bệnh trĩ. Đi ngoài ra máu do bệnh trĩ Cơ chế phát sinh hiện tượng đi ngoài ra máu tươi do bị trĩ: Bệnh trĩ gây ra bởi sự giãn nở quá mức của các đám rối tĩnh mạch trĩ trong thời gian dài, làm hình thành búi trĩ. Trong búi trĩ có cấu tạo gồm nhiều khoang rỗng để giữ lại máu tươi khi dòng máu giàu oxy luân chuyển qua hậu môn – trực tràng. Kích thước búi trĩ càng to thì đồng nghĩa với lượng máu lắng đọng bên trong càng lớn. Khi người bệnh rặn đại tiện, phân bị ép chà sát và trượt qua bề mặt búi trĩ để ra bên ngoài khiến cho các thành mạch búi trĩ bị vỡ và máu bên trong chảy ra cùng phân (hiện tượng búi trĩ chảy máu), từ đó khiến người bệnh trĩ bị chảy máu mỗi khi đi đại tiện. Cơ chế phát sinh đi ngoài ra máu tươi do bị trĩ (ảnh minh họa) Bệnh trĩ chảy máu xảy ra ngay từ trĩ cấp độ 1 – giai đoạn trĩ mới hình thành. Số lượng máy chảy nhiều hoặc ít sẽ phụ thuộc vào cấp độ bệnh trĩ hiện tại ở dạng nặng hay nhẹ. Nếu bệnh trĩ mới ở giai đoạn đầu, bệnh còn nhẹ thì trạng bị trĩ đi ngoài chảy máu xảy ra không thường xuyên, mức độ chảy máu trĩ ít và cuộc sống người bệnh không ảnh hưởng nhiều. Nhưng nếu bệnh trĩ ở cấp độ nặng thì thường gây chảy máu nhiều và người bệnh có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng do cơ thể thiếu máu. II. Phân biệt đi ngoài ra máu tươi do bệnh trĩ với các bệnh lý khác Có nhiều bệnh lý khác cũng có dấu hiệu đi ngoài ra máu tươi nên người bệnh cần nhận biết đúng tình trạng chảy máu do bệnh trĩ để tránh nhầm lẫn trong điều trị 2.1 Cách nhận biết đi ngoài ra máu tươi do trĩ Đặc điểm: Máu chảy do bệnh trĩ là máu giàu oxy nên thường có màu đỏ tươi (màu đỏ cờ); máu không lẫn vào phân và có thể nhìn thấy bằng mắt thường; máu chảy sau phân hoặc chảy cùng phân khi người bệnh rặn đại tiện. Máu chảy do bệnh trĩ là máu đỏ tươi, máu không lẫn với phân Lượng máu chảy do bị trĩ sẽ thay đổi tần suất và số lượng theo từng cấp độ trĩ từ nhẹ đến nặng. Cụ thể: Chảy máu trĩ nội độ 1: Lượng máu chảy rất ít, tần suất xuất hiện ít, không thường xuyên. Người bệnh thường vô tình phát hiện qua giấy vệ sinh hoặc mắt thường. Sa búi trĩ theo từng cấp độ trĩ (ảnh minh họa) Chảy máu trĩ nội độ 2: Bị trĩ ra máu nhiều hơn do búi trĩ bắt đầu phát triển với kích thước to dần, và số lần xuất hiện cũng nhiều hơn. Tuy nhiên, so với trĩ giai đoạn sau thì chảy máu trĩ độ 2 vẫn ít và việc chữa trị vẫn dễ dàng hơn nhiều. Chảy máu trĩ nội độ 3: búi trĩ chảy máu nhiều với tần suất dày, máu có thể chảy theo dạng giọt gianh thậm chí bị chảy máu nhỏ giọt (trường hợp nặng). Lúc này hiện tượng đi ngoài ra máu tươi do trĩ rất rõ ràng. Người bệnh có thể bị thiếu máu nếu không can thiệp kịp thời Chảy máu trĩ độ 4 – trĩ cấp độ nặng nhất: Búi trĩ chảy máu rất nhiều mỗi khi người bệnh rặn đại tiện. Có thể xuất hiện tình trạng đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt hoặc đi đại tiện ra máu đông. Người bệnh cũng có nguy cơ bị vỡ búi trĩ chảy máu nhiều và nhiều biến chứng bệnh trĩ nguy hiểm khác. Dấu hiệu trĩ đi kèm: ngoài bị chảy máu, bệnh trĩ còn các dấu hiệu thường gặp khác như: Sa lòi búi trĩ (hiện tượng lòi dom): có “cục thịt hồng” thò ra và thụt vào mỗi khi người bệnh rặn đại tiện. Đây là triệu chứng bệnh trĩ điển hình nhất. Bị đau rát hậu môn, sưng phù nề quanh hậu môn và búi trĩ; Xuất hiện dịch nhầy làm hậu môn ẩm ướt, dễ gây nhiễm khuẩn trĩ. Người bệnh có cảm giác khó chịu, đau đớn. 2.2 Dấu hiệu đi ngoài ra máu tươi do các bệnh lý khác Để phân biệt chảy máu do bệnh trĩ với đi cầu ra máu tươi do các bệnh lý khác thì thường dựa vào đặc điểm máu chảy và các dấu hiệu đi kèm. Dưới đây là một số bệnh lý khác cũng có dấu hiệu đi ngoài ra máu khiến người bệnh dễ nhầm lẫn với trĩ: ☛ Ung thư đại trực tràng: đau quặn, mót rặn, khó chịu khi đi ngoài, đi ngoài ra máu lẫn với nhầy trong phân (vì máu chảy ở niêm mạc vùng ung thư có thể bị viêm nên tiết nhầy) phân nát, phân hình lá úa (bởi phân phải đi qua khối u), đi xong vẫn muốn rặn tiếp. Bệnh nhân thường bị rối loạn đại tiện như đi táo, đi lỏng thất thường, có thời gian táo bón kéo dài ☛ Bệnh polip trực tràng và đại tràng: người bệnh bị đại tiện máu tươi từng đợt, rất nhiều máu. ☛ Bệnh viêm nứt kẽ ống hậu môn: bệnh nhân thấy đau vùng hậu môn, khi đi đại tiện, máu tươi chảy thành từng giọt, đau lưng khi đi đại tiện. ☛ Bệnh viêm loét trực tràng chảy máu: bệnh nhân đi đại tiện nhiều, phân lẫn máu, lẫn nhầy và cảm thấy đau bụng nhiều. ||Bạn có biết: Bị trĩ lòi ra ngoài phải làm sao? Cách làm co búi trĩ nhanh III. Bệnh trĩ chảy máu có nguy hiểm không? Bệnh trĩ chảy máu có nguy hiểm không? Câu trả lời là CÓ. Dù ở thời điểm nào thì bệnh trĩ chảy máu cũng gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Bệnh trĩ ra máu ít (trường hợp nhẹ) có thể khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, người không khỏe, hoa mắt, chóng mặt… do thiếu máu. Trường hợp bệnh trĩ chảy máu nhiều (trĩ cấp độ nặng) có thể gây tình trạng thiếu máu trầm trọng; người bệnh nhìn xanh xao; sức khỏe suy kiệt, sức đề kháng thấp… làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý. Mặc dù là biểu hiện bệnh trĩ sớm nhất nhưng chảy máu do trĩ thường không được quan tâm ngay từ đầu, người bệnh thường chủ quan không chữa trị sớm khiến bệnh có cơ hội phát triển nặng. Đến khi trĩ chuyển nặng, búi trĩ chảy máu nhiều thì người bệnh mới đi khám nhưng lúc này kích thước búi trĩ to lớn nên việc cầm máu khi đi đại tiện rất khó khăn và vất vả. Bởi vậy, người nên đi thăm khám sớm nhất có thể khi phát hiện đi cầu ra máu tươi (bởi đây là một dấu hiệu không bình thường) và các dấu hiệu đi kèm, từ đó xác định chính xác mức độ bệnh trĩ và có hướng điều trị bệnh kịp thời nếu có. IV. Bị trĩ đi ngoài ra máu tươi cần gặp bác sĩ khi nào? Bị trĩ đi ngoài ra máu tươi thường rất khó có thể tự khỏi và sẽ có xu hướng chảy máu nhiều hơn theo mức độ nặng dần của bệnh trĩ. Bởi vậy bạn hãy tìm sự giúp đỡ của bác sĩ ngay khi có các dấu hiệu sau: Bị trĩ đi ngoài ra máu kéo dài hơn 2 – 3 tuần không có dấu hiệu tự khỏi; Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau Số lượng máu chảy ngày càng nhiều và hay xuất hiện hơn. Đi cầu ra máu tươi kèm giảm cân không rõ nguyên nhân, người mệt mỏi hoặc bị yếu. Đi ngoài ra máu tươi kèm đau bụng dữ dội. Sốt và đau bụng kèm theo. Phân lỏng hơn, dài hơn hoặc mềm hơn bình thường trong 3 tuần hay nhiều hơn. Bị chảy máu kèm theo buồn nôn hoặc nôn. Bị chảy máu kèm táo bón dài hạn hoặc thay đổi thói quen đại tiện. Có sự rò rỉ phân, đi đại tiện không kiểm soát từ hậu môn. Trẻ em đi ngoài có phân đẫm máu hoặc bị chảy máu trực tràng. V. Bị trĩ đi ngoài ra máu nhiều phải làm sao? Có thể nói bị trĩ đi ngoài ra máu nhiều có nguyên nhân “gốc rễ” từ búi trĩ. Búi trĩ càng to, lượng máu tươi được lắng đọng càng nhiều thì người bệnh trĩ càng bị chảy máu nhiều khi đi đại tiện. Bởi vậy nên muốn điều trị dứt điểm tình trạng đi ngoài ra máu tươi do trĩ thì người bệnh cần áp dụng các biện pháp nhằm làm teo co nhỏ búi trĩ. Để chữa trị bệnh trĩ đo ngoài ra máu trước tiên người bệnh cần đi thăm khám để biết chính xác cấp độ bệnh trĩ và mức độ chảy máu do trĩ, từ đó các bác sĩ sẽ tư vấn và có hướng điều trị cụ thể với tình trạng của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn chưa thể xếp thời gian thăm khám bệnh trĩ sớm thì có thể tham khảo các cách làm dưới đây để cầm máu nhanh và hỗ trợ làm giảm tình trạng đi ngoài ra máu tươi do trĩ. 5.1 Chườm lạnh hậu môn và búi trĩ Chườm lạnh sẽ giúp cầm máu nhanh hơn và làm giảm cảm giác sưng ngứa rát hậu môn do trĩ. Bởi vậy khi bị trĩ chảy máu nhiều bạn có thể dùng một viên đá nhỏ gói vào một miếng vải mỏng sạch (đã được chuẩn bị từ trước) rồi chườm trực tiếp tại búi trĩ đang bị chảy máu. Chườm lạnh hậu môn và búi trĩ giúp giảm đau và cầm máu nhanh hơn *Lưu ý: Không để đá lạnh tiếp xúc trực tiếp vào hậu môn và búi trĩ. Trong quá trình chườm đá, nên chườm trong 1 – 2 phút đến khi cảm giác lạnh cứng vùng da hậu môn thì bỏ chườm một lát rồi lại tiếp tục để vùng da không bị thương tổn. 5.2 Ngâm hậu môn trong nước ấm Nếu bị trĩ chảy máu trong mùa lạnh, bạn có thể xử lý bằng cách ngâm hậu môn trong nước ấm để co nhỏ các tĩnh mạch trĩ giúp làm giảm chảy máu cũng như cảm giác ngứa rát, sưng khó chịu ở hậu môn. Cách thực hiện khá đơn giản: Bạn chuẩn bị một chậu nước ấm (nước không quá nóng) rồi pha thêm muối tinh hoặc dung dịch sát khuẩn Bentadin để có được một chậu nước ấm ngâm hậu môn và búi trĩ có tính năng duyệt khuẩn. Tiến hành ngâm khoảng 15 – 20 phút; hoặc ngâm đến khi cảm thấy dễ chịu và đã ngưng chảy máu. 5.3 Dùng gel bôi CotriPro giúp giảm đau rát, chảy máu do trĩ chỉ sau 3 – 5 ngày CotriPro được chiết xuất từ các thành phần thảo dược tự nhiên như cúc tần, ngải cứu, lá lốt, tinh nghệ trên dây chuyền sản xuất theo công nghệ hiện đại đạt chuẩn GMP. Do được bào chế dưới dạng gel bôi nên CotriPro Gel có khả năng thẩm thấu thấm sâu vào búi trĩ, từ đó giúp cầm máu và hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng đau ngứa rát, khó chịu chỉ sau 3-5 ngày sử dụng. Khi kiên trì bôi sản phẩm sẽ hỗ trợ làm săn se búi trĩ, giúp búi trĩ co lên hiệu quả. Viên CotriPro được bổ sung thêm thành phần Slippery Elm được nhập khẩu từ Hoa Kỳ và TumeroPine, tác động sâu vào bên trong, làm tăng sức bền thành mạch, co búi trĩ và ngăn ngừa các nguy cơ tái phát. Vậy nên, nếu bạn đang bị chảy máu do trĩ gây ra, bạn có thể tham khảo dùng gel bôi và viên uống CotriPro hàng ngày nhằm hỗ trợ cải thiện tình trạng đi ngoài ra máu và co nhỏ búi trĩ. Tìm nhà thuốc gần nhất có bán COTRIPRO Gel TẠI ĐÂY Hoặc BẤM VÀO ĐÂY để đặt mua CotriPro (giao hàng thanh toán tại nhà) 5.4 Uống thuốc giảm chảy máu Hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi bạn quyết định dùng bất kì loại thuốc nào có tác dụng cầm máu bệnh trĩ, đặc biệt là khi bạn đang dùng các loại thuốc chữa bệnh khác. Một số nhóm thuốc, loại thuốc có khả năng cầm máu thường gặp như: Thuốc Daflon giúp làm bền tĩnh mạch trĩ Thuốc Daflon: thuốc có tác dụng làm bền tĩnh mạch trĩ hỗ trợ làm giảm rò rỉ các mạch máu nhỏ, ngăn ngừa cục máu đông, từ đó giúp cải thiện tình trạng bị trĩ chảy máu nhiều. Nhóm thuốc Flavonoid: nhóm thuốc này đã được chứng minh giúp làm giảm chảy máu, giảm đau và ngứa rát do bệnh trĩ. Chúng có khả năng làm tăng trương lực mạch máu nhờ đó giúp các mao mạch bền hơn, giảm tình trạng rò rỉ chảy máu do trĩ. Thuốc Fargelin extra: loại thuốc này cũng có khả năng hỗ trợ tăng cường tĩnh mạch làm giảm bệnh trĩ chảy máu nhiều. Tuy nhiên hiệu quả không được đánh giá cao bằng nhóm thuốc Flavonoid. 5.5 Uống đủ nước từ 2 – 2,5 lít/ngày Khi cơ thể đủ nước và chất khoáng thì ruột già sẽ hoạt động hiệu quả hơn, quá trình lọc chất thải tạo phân cũng dễ dàng hơn, phân mềm và giảm thiểu khô cứng, nhờ đó giúp việc đi đại tiện dễ dàng và ít gây chảy máu hơn. Mỗi ngày bạn nên bổ sung đủ nước cho cơ thể từ khoảng 2 – 2,5 lit nước lọc. Hãy uống nước và mỗi buổi sáng sau khi thức dậy và hạn chế uống nước buổi tối để tăng cường sức khỏe cơ thể cũng như sức khỏe hệ tiêu hóa bạn nhé. 5.6 Ăn nhiều chất xơ để đi đại tiện dễ dàng hơn Trong chế độ ăn uống hàng ngày, bạn nên bổ sung ăn thêm nhiều rau xanh và chất xơ để phân mềm, không bị khô cứng. Như vậy mỗi lần đi đại tiện sẽ không còn là “cơn ác mộng” và tình trạng bị trĩ đi cầu ra máu của bạn cũng sẽ được cải thiện đáng kể. Rau mùng tơi giúp nhuận tràng tốt cho người bị trĩ chảy máu nhiều Những loại thực phẩm tốt cho bệnh trĩ bạn có thể tham khảo thêm: rau đay; rau mùng tơi; rau bina; rau chân vịt; cải xoăn; bông cải xanh; hạt đậu nành; các loại rau họ đậu… 5.7 Dùng giấy vệ sinh mềm và không gãi hậu môn Để làm dịu cơn đau rát hậu môn và kích ứng do trĩ, bạn nên lựa chọn loại giấy vệ sinh mềm dai sau đó rửa sạch lại bằng nước ấm và thấm khô hậu môn bằng khăn mềm để tránh viêm nhiễm. Hãy nhớ mọi thao tác nên được thực hiện nhẹ nhàng để tránh tình trạng chảy máu búi trĩ. Tuyệt đối không gãi hậu môn. Gãi chỉ làm gia tăng mức độ bệnh, làm tăng nguy cơ bị trĩ chảy máu và khiến việc chữa trĩ khó khăn hơn. Khi bị ngứa rát, sưng đau hậu môn hãy chọn cách ngâm hậu môn hoặc chườm lạnh để làm giảm các triệu chứng do trĩ. 5.8 Vận động, rèn luyện thể thao hàng ngày Việc rèn luyện tăng cường luyện tập, hoạt động thể thao mỗi ngày không chỉ giúp bạn khỏe mạnh hơn mà còn giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt hơn, làm tăng cường sức đề kháng. Nhờ đó góp phần hỗ trợ chống lại bệnh trĩ rất tốt. Người bệnh trĩ nên vận động, rèn luyện thể thao hàng ngày Người mắc trĩ nên hoạt động thể thao và vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày. Hãy lựa chọn các môn thể thao cường độ nhẹ vừa phải, không tập thể thao quá mạnh hoặc quá sức để tránh gây phản tác dụng trong cải thiện tình trạng bị trĩ đi cầu ra máu tươi. VI. Cách trị bệnh trĩ ra máu nhiều mức độ nặng Bệnh trĩ ra máu nhiều cũng đồng nghĩa với trĩ đã phát triển lên cấp độ nặng. Lúc này việc điều trị sẽ khó khăn và vất vả hơn rất nhiều. Bị trĩ chảy máu nhiều cũng là nguyên nhân khiến cơ thể mệt mỏi, sức khỏe dần suy kiệt. Trong trường hợp này bạn cần đến bệnh viện thăm khám và chữa trị trĩ nhanh chóng để phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra. Cách chữa bệnh trĩ nặng, máu chảy nhiều thường phải áp dụng các biện pháp xâm lấn tối thiểu hoặc can thiệp ngoại khoa phẫu thuật cắt trĩ do lúc này kích thước búi trĩ đã quá lớn nên không thể uống thuốc làm co búi trĩ từ bên trong được nữa. ||Xem thêm: Bị trĩ lòi ra ngoài phải làm sao? Cách làm co búi trĩ nhanh 6.1 Thắt búi trĩ bằng vòng cao su với các búi trĩ nội Khi búi trĩ đã sa ra khỏi hậu môn, gây ra đau đớn và chảy máu nhiều, bạn có thể được chỉ định thắt búi trĩ bằng dây cao su. Phương pháp này thường được chỉ định cho bệnh trĩ nội. Thắt búi trĩ bằng vòng cao su điều trị bị trĩ ra máu nhiều (ảnh minh họa) Để thực hiện thắt búi trĩ bằng vòng cao su, các bác sĩ sẽ chèn đầu dò qua ống soi (thiết bị được đưa vào hậu môn để xem trực tràng). Sau đó, bác sĩ sẽ gắn một thiết bị giống như dây cao su ở đáy của búi trĩ. Dây cao su này sẽ cắt đứt lưu thông máu, làm co và loại bỏ búi trĩ sau một thời gian. Bạn có thể cảm thấy không thoải mái sau khi làm thủ thuật. Nhưng đừng lo, có rất nhiều phương pháp hỗ trợ sau thủ thuật như ngâm nước ấm, sử dụng gel bôi sẽ giúp bạn giảm đau. 6.2 Đốt búi trĩ bằng tia Laser để trị bệnh trĩ ra máu Bác sĩ của bạn có thể sử dụng laser hồng ngoại hoặc tần số vô tuyến để làm đông các tĩnh mạch gần búi trĩ. Phương pháp laser dùng một đầu dò hồng ngoại tiếp cận sát gốc búi trĩ. Nếu sử dụng tần số vô tuyến, điện cực hình quả cầu được kết nối với máy phát tần số vô tuyến, làm khiến cho búi trĩ đông lại và bay hơi. Phương pháp này được áp dụng cho bệnh trĩ nội. Phương pháp điều trị hồng ngoại có nhiều khả năng dẫn đến bệnh trĩ tái phát, so với thắt búi trĩ bằng dây cao su. 6.3 Chữa bệnh trĩ chảy máu nhiều bằng tiêm xơ búi trĩ Chữa bệnh trĩ chảy máu nhiều bằng tiêm xơ búi trĩ (ảnh minh họa) Tiêm xơ búi trĩ được chỉ định cho bệnh trĩ nội. Bác sĩ sẽ sử dụng một thiết bị đưa vào hậu môn để xem trực tràng, và dùng nó để tiêm các dung dịch hóa học như 5% phenol trong dầu, dầu thực vật, quinine, và urê hydrochloride hoặc dung dịch muối hypertonic vào gốc búi trĩ. Phương pháp này sẽ làm cho các tĩnh mạch trĩ co lại. Liệu pháp xơ cứng được coi là kém hiệu quả hơn so với thắt cao su. 6.4 Chữa bệnh trĩ chảy máu nhiều bằng đông lạnh búi trĩ Phương pháp này áp dụng cho bệnh nhân bị trĩ nội. Bác sĩ sẽ sử dụng đầu dò và áp lạnh vào gốc của búi trĩ. Điều này sẽ gây ra sự phá hủy các mô. Nhưng, phương pháp này không được sử dụng thường xuyên vì khả năng tái phát bệnh cao. 6.5 Kẹp búi trĩ để chữa vỡ búi trĩ chảy máu Bác sĩ sử dụng một thiết bị để kẹp búi trĩ nội, ngăn không cho nó sa ra ngoài khỏi hậu môn. Đồng thời, nó cũng sẽ cắt đứt nguồn cung cấp máu vào búi trĩ, các mô cuối cùng chết dần và bạn sẽ không bị chảy máu nữa. Thời gian phục hồi thường nhanh hơn và ít đau hơn so với phẫu thuật cắt trĩ. Có thể phải phẫu thuật cắt trĩ khi bị trĩ chảy máu nhiều 6.6 Phẫu thuật cắt trĩ để chặn búi trĩ chảy máu Phẫu thuật cắt trĩ là cách hiệu quả và đầy đủ nhất để điều trị bệnh trĩ ở giai đoạn nặng hoặc thường xuyên tái phát lại nhiều lần. Phương pháp này được chỉ định cho bệnh trĩ ngoại hoặc trĩ nội Phẫu thuật này thường đau, nhưng bác sĩ sẽ kê cho bạn các toa thuốc uống, hướng dẫn phương pháp ngâm mông trong nước ấm và thoa kem bôi sau khi phẫu thuật để giảm đau. So với phẫu thuật cắt trĩ, kẹp trĩ có nguy cơ tái phát và sa trực tràng cao hơn (hiện tượng trực tràng nhô ra khỏi hậu môn) Đi ngoài ra máu do trĩ có thể cải thiện bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, áp dụng các cách chăm sóc điều trị tại nhà. Nhưng nếu tình trạng bệnh không thuyên giảm hãy đến bệnh viện điều trị. ||Tham khảo bài viết khác: Đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt: nguyên nhân, điều trị thế nào? Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau rát là bệnh gì? lưu ý #9 Cách chữa đi ngoài ra máu tươi tại nhà hiệu quả an toàn Chia sẻ

Sa búi trĩ là gì? Triệu chứng và cách chữa trị hiệu quả tại nhà

Chảy máu và sa búi trĩ là hai dấu hiệu điển hình nhất ở người bệnh trĩ. Vậy hiện tượng sa búi trĩ là gì? Sa búi trĩ có nguy hiểm không? Và cách chữa trị sa búi trĩ như nào để có hiệu quả tốt? Cùng Cotripro.vn tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé. Mục lụcI. Sa búi trĩ là gì?II. Dấu hiệu nhận biết của sa búi trĩIII. Nguyên nhân gây ra nguy cơ mắc sa búi trĩIV. Biến chứng của sa búi trĩV. Cách nhận biết sa búi trĩ ở từng cấp độ5.1 Sa búi trĩ ở bệnh trĩ nội5.2 Sa búi trĩ ở bệnh trĩ ngoạiVI. Hình ảnh sa búi trĩ6.1 Hình ảnh sa búi trĩ nội6.2 Hình ảnh sa búi trĩ ngoạiVII. Cách điều trị sa búi trĩ7.1 Chữa sa búi trĩ bằng phương pháp dân gian7.2 Điều trị bằng thuốc7.3 Điều trị sa búi trĩ bằng phẫu thuậtVIII. Mách bạn cách chăm sóc khi bị sa búi trĩCotriPro – Giải pháp co búi trĩ an toàn từ thảo dược I. Sa búi trĩ là gì? Ở bệnh trĩ, do các đám rối tĩnh mạch trĩ giãn nở quá mức trong khu vực trực tràng – hậu môn nên tạo thành các búi trĩ nằm trên đường lược (là giải ngăn cách giữa trực tràng và ống hậu môn). Theo thời gian, các búi trĩ được dòng máu tươi (máu giàu oxi) chảy vào và nuôi dưỡng khiến chúng phát triển to dần về kích thước, trọng lượng. Sa búi trĩ là gì? Khi người bệnh đi đại tiện, lực rặn đại tiện tác động khiến các búi trĩ “rơi” ra bên ngoài (đi theo sau phân) gây ra hiện tượng sa búi trĩ. Sa búi trĩ ở bệnh trĩ (hay dân gian còn hay gọi là bệnh lòi dom) có thể hiểu đơn giản là khi người bệnh thấy xuất hiện một “cục thịt hồng” lòi ra bên ngoài hậu môn khi rặn đại tiện hoặc trong lúc làm việc quá sức. Tùy theo mức độ bệnh nặng hay nhẹ khác nhau mà “cục thịt hồng” này có thể tự co lại vào hậu môn hoặc không thể co vào bên trong ống hậu môn ngay sau đó. Sau đi ngoài ra máu tươi, lòi dom cũng là một trong những dấu hiệu thứ 2 và cũng là dấu hiệu đặc trưng nhất của bệnh trĩ. Hình ảnh sa búi trĩ ở 4 loại bệnh trĩ Đi kèm với sa búi trĩ thường là triệu chứng chảy máu (do lượng máu tươi chứa trong búi trĩ bị ép và chảy ra bên ngoài). Người bệnh thấy xuất hiện tình trạng sa búi trĩ thì cũng đồng nghĩa với việc cấp độ bệnh trĩ đang nặng dần. Vì vậy người bệnh cần thăm khám và điều trị bệnh sớm nhất có thể nhằm phòng tránh các nguy cơ biến chứng có thể xảy ra như: viêm sưng, nhiễm khuẩn hoặc có thể là hoại tử búi trĩ, nghẹt búi trĩ, tắc tĩnh mạch, ung thư trực tràng. II. Dấu hiệu nhận biết của sa búi trĩ Các triệu chứng phổ biến nhất của sa búi trĩ gồm: Khối u: Dấu hiệu nhận biết đầu tiên của sa búi trĩ là khối u. Khi búi trĩ sa ra ngoài, người bệnh có thể sờ được một khối u nhỏ ở khu vực hậu môn sau khi đi đại tiện. Khối u mềm và không gây đau đớn cho bệnh nhân. Ở một số trường hợp, người bệnh có thể nhẹ nhàng dùng tay đẩy búi trĩ trở về bên trong hậu môn. Chảy máy: giai đoạn đầu của sa búi trĩ đó chinh là chảy máu. Ban đầu, người bệnh có thể nhìn thấy những vệt máu tươi trong bồn cầu hoặc trên giấy vệ sinh sau khi đại tiện. Đến khi bệnh trở nặng, máu có thể chảy thành giọt, thành tia và có thể khiến người bệnh bị mất máu. Ngứa hậu môn: biểu hiện tiếp theo của người bị sa bũi trĩ là ngứa hậu môn. Biểu hiện này thường xảy ra khi búi trĩ bị sa ra ngoài và có dịch tiết ra gây tình trạng viêm quanh hậu môn. Đau, khó chịu: sa búi trĩ có thể khiến người bệnh cảm thấy đau đớn và khó chịu cả khi đi đại tiện lẫn cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. III. Nguyên nhân gây ra nguy cơ mắc sa búi trĩ Sa búi trĩ có thể mắc do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó có một số nguyên nhân chính mà nhiều bệnh nhân gặp phải đó là: Dùng sức rặn khi đi đại tiện làm gia tăng áp lực lên búi trĩ làm chúng bị sa ra ngoài Quá trình mang thai cũng là nguyên nhân khiến nhiều chị em phụ nữ bị sa búi trĩ. Theo thống kê, có đến 40% phụ nữ mang thai mắc bệnh trĩ. Trọng lượng cơ thể dư thừa cũng là nguyên nhân gay ra búi trĩ. Bởi khi bạn bị béo phì sẽ gây căng thẳng đến các tĩnh mạch trực tràng, khiến búi trĩ hình thành và sa xuống dưới. Một số nguyên nhân khác: chế độ ăn uống dầu mỡ, nhiều chất béo, tuổi tác, uống ít nước, lười tập thể dục thể thao, sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,… IV. Biến chứng của sa búi trĩ Sa búi trĩ có nguy hiểm không? Tình trạng sa búi trĩ có thể ngày càng nghiêm trọng hơn nếu không được can thiệp và điều trị dứt điểm. Lúc này, người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng: Gây tắc tĩnh mạch: Búi trĩ phát triển ngày càng to và sa xuống hậu môn có thể gây chèn ép đến các mạch máu và cản trở quá trình lưu thông máu. Về lâu dài, hậu môn có thể bị hoại tử, thậm trí nguy hiểm hơn và chuyển biến đến ung thư trực tràng. Nghẹt búi trĩ: nếu không giải quyết tình trạng sa búi trĩ kịp thời có thể chuyển biến sấu làm nghẹt búi trĩ. Khi búi trĩ bị sa ra ngoài khu vực hậu môn thì búi trĩ sẽ ngày càng phát triển và không thể đưa trở lại vào bên trong hậu môn. Hoại tử búi trĩ: Sa búi trĩ là một trong những nguyên nhân gây tăng tiết dịch hậu môn khiến khu vực này luôn trong tình trạng ẩm ướt khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập. Do đó, sa búi trĩ để lâu không được xử lý kịp thời có thể chuyển biến hoại tử. Nhiễm trùng máu: đây được coi là biến chứng nguy hiểm nhất của sa búi trĩ. Khi búi trĩ ngày càng phát triển lớn thì có thể gây ra tình trạng nứt hậu môn. Lúc này, vi khuẩn có thể thông qua các vết nứt xâm nhập vào máu và gây ra nhiễm trùng máu, đe dọa đến tính mạng. Gây thiếu máu trầm trọng: Một trong những dấu hiệu của sa búi trĩ là chảy máu. Nếu tình trạng sa búi trĩ không được điều trị kịp thời cố thể gây ra thiếu máu. Người bệnh trĩ có thể gặp phải một số dấu hiệu của biến chứng này như: hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi, cơ thể suy ngược, ốm vặt,… V. Cách nhận biết sa búi trĩ ở từng cấp độ 5.1 Sa búi trĩ ở bệnh trĩ nội Hiện tượng sa búi trĩ nội xảy ra ở bên trong khu vực trực tràng – hậu môn bệnh trĩ ở cấp độ 2. Nó phát triển rất nhanh ở cấp độ 3 và biến chứng nặng ở trĩ cấp độ 4. Ở mỗi cấp độ, sa búi trĩ phát triển và thay đổi hình thái khác nhau tùy thuộc vào từng mức độ nặng hay nhẹ của người bệnh. Sa búi trĩ nội độ 1: Nhiều nguồn tin cho rằng bệnh trĩ nội độ 1 chưa xảy ra sa búi trĩ. Do mới hình thành và còn phát triển chưa mạnh nên sa búi trĩ nội độ 1 chỉ diễn ra “âm thầm” bên trong trực tràng – hậu môn, người bệnh không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Sa búi trĩ nội độ 2: Đến giai đoạn bệnh trĩ độ 2, kích thước búi trĩ lớn và bắt đầu lòi ra bên ngoài làm xuất hiện trĩ nội độ 2. Do kích thước búi trĩ còn nhỏ nên khi người bệnh rặn đại tiện, búi trĩ sa ra bên ngoài sau phân và lập tức tự co lại vào bên trong hậu môn. Kèm theo đó là có xuất hiện máu chảy đỏ tươi và không lẫn vào phân, lượng máu chảy ra ít. Sa búi trĩ nội độ 3: Búi trĩ phình to và có kích thước lớn hơn nên khi rặn đại tiện, búi trĩ lòi ra ngoài và không thể tự co lại vào trong lỗ hậu môn. Búi trĩ chỉ co vào trong hậu môn khi người bệnh có tác động dùng tay ấn, nhét vào trong. Tình trạng máu chảy cũng nhiều hơn, máu chảy nhiều, nhỏ giọt liên tục. Không chỉ khi rặn đại tiện, ở trĩ nội độ 3 hiện tượng sa búi trĩ có thể xảy ra mọi lúc khi người bệnh đứng, ngồi quá lâu, vận động quá sức… gây những ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, công việc cũng như cuộc sống người bệnh. Sa búi trĩ nội độ 4: Đây là giai đoạn kích thước búi trĩ phát triển “thịnh” nhất. Vì trọng lượng quá lơn nên khi đi đại tiện, búi trĩ sa ra ngoài và không thể co vào trong hậu môn dù người bệnh có tác động trực tiếp. Lượng máu chảy nhiều, có thể chảy thành tia (kích thước búi trĩ lớn nên lượng máu đọng vào búi trĩ rất nhiều). 5.2 Sa búi trĩ ở bệnh trĩ ngoại Khác với sa búi trĩ nội, trĩ ngoại xuất hiện ở quanh rìa hậu môn và có thể nhìn thấy dễ dàng bằng mắt thường. Các búi trĩ ngoại phát triển kích thước lớn dần qua các giai đoạn. Ban đầu, các búi trĩ ngoại chỉ nhỏ bằng hạt đậu, nhưng khi phát triển lên trĩ ngoại độ 3, trĩ ngoại độ 4, các búi trĩ phát triển to dần làm hậu môn mất các nếp nhăn tự nhiên, căng tròn, sưng tấy đỏ. Trong trường hợp nặng có thể làm bít lỗ hậu môn gây ra các biến chứng như: tắc mạch, sa nghẹt búi trĩ… gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh trĩ. VI. Hình ảnh sa búi trĩ 6.1 Hình ảnh sa búi trĩ nội Ở trĩ nội độ 1, đám rối tĩnh mạch trĩ trong bắt đầu giãn nở và hình thành búi trĩ. Tuy nhiên, đây là giai đoạn khởi phát nên người bệnh rất khó để nhận biết bệnh trĩ.  – Hình ảnh sa búi trĩ nội độ 1 Sa búi trĩ nội độ 1, kích thước búi trĩ còn nhỏ nên chỉ nhìn thấy khi nội soi. Sa búi trĩ nội độ 1  – Hình ảnh sa búi trĩ nội độ 2 Sa búi trĩ bắt đầu xuất hiện ở giai đoạn trĩ nội độ 2 trên đường lược trong khu vực hậu môn – trực tràng. Khi rặn đại tiện, các búi trĩ sa ra ngoài hậu môn theo sau phân và tự co lại ngay sau đó. Người bệnh có thể tự quan sát bằng mắt thường. Hình ảnh sa búi trĩ nội độ 2 khi nội soi hậu môn  – Hình ảnh sa búi trĩ nội độ 3 Khi không được điều trị kịp thời, sa búi trĩ sẽ phát triển sang giai đoạn 3 (trĩ nội độ 3). Búi trĩ phình to với trọng lượng lớn và lòi ra ngoài hậu môn và không thể tự co lại được khi người bệnh đi đại tiện. Nhưng khi người bệnh có tác động trực tiếp và các búi trĩ như: ấn, nhét, đẩy vào thì búi trĩ sẽ co lại vào bên trong ống hậu môn. Ở giai đoạn này, tình trạng sa búi trĩ xảy ra một cách ngẫu nhiên không tự chủ được. Nó có thể xuất hiện khi người bệnh lao động nặng, vận động quá sức hoặc ngay cả khi đứng, ngồi trong thời gian lâu. Nó gây ra cảm giác khó chịu, bất tiện, vướng víu, mất tự tin khi trong công việc và sinh hoạt hàng ngày. Sa búi trĩ nội độ 3  – Hình ảnh sa búi trĩ nội độ 4 Đây là tình trạng sa búi trĩ nặng nhất và có thể gây biến chứng bất cứ lúc nào. Khi đi đại tiện, các búi trĩ sa ra khỏi hậu môn và không thể tự co lại được kể cả khi người bệnh có tác động ấn, nhét, đẩy vào (nguyên nhân là do đám rối tĩnh mạch trĩ trong bị giãn nở một cách mất kiểm soát khiến kích thước các búi trĩ phình to một cách mất kiểm soát). Nó khiến người bệnh luôn có cảm giác đau đớn, sưng tấy khó chịu và rất dễ biến chứng gây nguy hiểm tới sức khỏe người bệnh. 6.2 Hình ảnh sa búi trĩ ngoại Búi trĩ ngoại hình thành ở bên ngoài quanh vùng rìa hậu môn dưới lớp da mỏng do đám rối tĩnh mạch trĩ ngoài gây ra. Người bệnh có thể nhìn hoặc sờ được bằng tay. Khi mới hình thành, kích thước của chúng chỉ nhỏ bằng hạt đậu. Nếu không điều trị, chúng có thể phát triển nhanh chóng qua giai đoạn 3, 4 khiến các búi trĩ ngoại phình to, căng mọng làm mất các nếp nhăn tự nhiên quanh vùng da hậu môn gây đau rát, sưng tấy rất khó chịu, trường hợp nặng có thể gây tắc lỗ hậu môn. ||Xem thêm: Hình ảnh bệnh trĩ (trĩ nội, trĩ ngoại) thay đổi theo từng cấp độ VII. Cách điều trị sa búi trĩ Việc đầu tiên người bệnh nên làm là đến thăm khám bác sĩ để biết tình trạng bệnh hiện tại và được tư vấn về cách dùng thuốc điều trị bệnh phù hợp. Tùy thuộc vào từng mức độ bệnh trĩ nặng hay nhẹ mà từ đó người bệnh có thể lựa chọn các phương pháp điều trị bệnh khác nhau như: 7.1 Chữa sa búi trĩ bằng phương pháp dân gian Để chữa sa búi trĩ bằng phương pháp dân gian, người bệnh có thể dùng một số loại sau đây: Chữa sa búi trĩ ằng rau diếp cá: với rau diếp cá, người bệnh có thể dùng làm rau sống hàng ngày trong các bữa ăn. Bên cạnh đó, giã nát rau diếp cá để đắp vào vùng búi trĩ và khu vực hậu môn. Thời gian đắp mỗi lần khoảng 30 phút, thực hiện 2 lần/ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất. Rau diếp  cá – “khắc tinh” của bệnh trĩ Chữa sa búi trĩ bằng lá bỏng: với lá cây bỏng, người bệnh có thể đun lá từ 20 – 30 phút và dùng nước để uống trực tiếp mỗi ngày. Lưu ý, người bệnh không được để nước lá bỏng qua đêm, vì lúc này nước sẽ không còn tác dụng trị bệnh. Chữa sa búi trĩ bằng cây hoa thiên lý: với hoa thiên lý, người bệnh có thể giã nát cùng với muối tinh thể để lấy nước cốt chấm vào vùng búi trĩ hàng ngày. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể lấy lá non của cây hoa thiên lý đã giã nát để đắp trực tiếp vào khu vực búi trĩ và vùng hậu môn. Hình ảnh cây hoa thiên lý ||Xem thêm: #4 Cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không hiệu quả tại nhà 7.2 Điều trị bằng thuốc Phương pháp điều trị sa búi trĩ bằng thuốc, người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định dùng thuốc bôi hoặc thuốc uống để cải thiện tình trạng sa búi trĩ. Các loại thuốc người bệnh có thể sử dụng gồm: kháng sinh, thuốc giảm ngứa, chống viêm, thuốc giảm đau, thuốc tăng cường sức bền thành mạch, thuốc nhuận tràng. Lưu ý: khi sử dụng thuốc lá với các loại thuốc trên, người bệnh cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. 7.3 Điều trị sa búi trĩ bằng phẫu thuật Với những trường hợp bị trĩ nặng, người bệnh không đáp ứng với các biện pháp trên thì các bác sĩ sẽ phải chỉ định điều trị sa búi trĩ bằng phương pháp phẫu thuật. Hiện nay có một số phương pháp phẫu thuật trĩ thường được áp dụng như: Phẫu thuật khâu treo triệt mạch trĩ theo phương pháp longo Phẫu thuật khâu triệt mạnh trĩ dưới hướng dẫn của siêu âm Doppler Cắt trĩ dưới niêm mạc Cắt trĩ truyền thống theo phương pháp mổ mở sử dụng dao Plasma Bốc hơi búi trĩ bằng Laser Diode Phẫu thuật cắt trĩ bằng sóng cao tần HCPT Mỗi phương pháp phẫu thuật đều có ưu – nhược điểm khác nhau. Do đó, để biết phương pháp nào phù hợp với thể trạng của mình, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn chính xác. VIII. Mách bạn cách chăm sóc khi bị sa búi trĩ Bên cạnh việc chữa trị bằng thuốc, cách chăm sóc khi bị sa búi trĩ đúng cũng hỗ trợ rất nhiều trong việc điều trị sa búi trĩ. Cùng cotri.pro tham khảo cách chăm sóc khi bị sa búi trĩ dưới đây nhé: Trường hợp khi đi đại tiện xong, không dùng giấy vệ sinh để lau. Việc cọ sát giấy vệ sinh vào trĩ có thể gây chảy máu ở người bệnh. Dùng vòi xịt xịt nhẹ nhàng quanh vùng búi trĩ và hậu môn. Sau đó dùng nước ấm pha muối loãng vệ sinh búi trĩ và hậu môn. Lưu ý khi vệ sinh cần nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương, đau đớn, chảy máu búi trĩ. Trường hợp điều trị bệnh: trước khi áp dụng các phương pháp dân gian ngâm rửa hoặc đắp, xông búi trĩ, người bệnh cần vệ sinh sạch sẽ búi trĩ với nước ấm pha muối loãng. Việc này giúp sát trùng búi trĩ và vùng hậu môn, đồng thời làm tăng hiệu quả điều trị bệnh. Vận động nhẹ nhàng, không ngồi làm việc liên tục nhiều giờ đồng hồ, không lao động nặng, làm việc quá sức để tránh búi trĩ sa ra ngoài một cách mất kiểm soát. Vận động nhẹ nhàng giúp hỗ trợ điều trị bệnh và nâng cao sức khỏe Tăng cường bổ sung chất xơ và các loại rau xanh trong thực đơn hàng ngày nhằm ngăn ngừa chứng táo bón – “thủ phạm” hàng đầu “mở đường” cho dấu hiệu bệnh trĩ mà đặc biệt là dấu hiệu trĩ nội phát triển nhanh chóng. Uống nhiều nước: thói quen uống nước (ít nhất khoảng 2 lit nước/ngày) không chỉ cung cấp lượng nước cần thiết cho cơ thể mà còn giúp hỗ trợ điều trị chứng lòi dom. Người bệnh có thể bổ sung nước lọc hoặc các thức uống có lợi khác như: nước ép trái cây, nước ép rau, củ, quả, sữa chua, sữa tươi không đường… Không sử dụng các loại thức uống có gas, thức uống chứa cồn như: bia, rượu, các chất kích thích như: cafe, thuốc lá… Khi người bệnh sử dụng các loại đồ uống này, các búi trĩ sẽ “thò” ra ngoài nhiều hơn, chúng làm tình trạng bệnh nặng hơn và dễ gây biến chứng. Hiện tượng sa búi trĩ xuất hiện đồng nghĩa với việc bệnh trĩ không thể “làm ngơ” được nữa. Đây cũng là thời điểm bệnh trĩ bắt đầu phát triển nhanh và gây nhiều phiền toái đến sức khỏe con người. Vì vậy, người bệnh cần chủ động thăm khám và điều trị bệnh ngay khi phát hiện sa búi trĩ để việc điều trị bệnh nhanh chóng, không mất thời gian, tiền bạc, công sức và đảm bảo sức khỏe. CotriPro – Giải pháp co búi trĩ an toàn từ thảo dược CotriPro dùng cho người bị trĩ nội, trĩ ngoại, người bị táo bón có nguy cơ bị trĩ với các biểu hiện chảy máu, sa búi trĩ, đau rát hậu môn, người bị táo bón có nguy cơ bị trĩ. CotriPro có 2 dạng sử dụng tiện dụng là gel bôi và viên uống: Cotripro Gel là gel bôi trĩ chính hãng của Việt Nam, với các thành phần thảo dược tự nhiên như cúc tần, ngải cứu, lá sung, lá lốt, tinh chất nghệ. CotriPro giúp chấm dứt đau đớn, nóng rát, sưng viêm ở vùng hậu môn chỉ sau 3-5 ngày sử dụng. Trường hợp Trĩ sa, Trĩ lâu năm thì nên kiên trì dùng đều đặn từ 1-2 tháng (3-5 tuýp) để cảm nhận hiệu quả săn se và co hồi búi trĩ. Tìm nhà thuốc gần nhất có bán CotriPro TẠI ĐÂY Hoặc đặt mua trực tiếp TẠI ĐÂY (giao hàng thanh toán tại nhà)  Viên uống Cotripro được bổ sung thêm thành phần Slippery Elm được nhập khẩu từ Hoa Kỳ và TumeroPine, tác động sâu vào bên trong, làm tăng sức bền thành mạch, co búi trĩ, giảm táo bón, từ đó ngăn ngừa các nguy cơ tái phát. Dù đây là bệnh lý tế nhị nhưng bạn đừng ngại, hãy gọi về tổng đài tư vấn 18006293 hoặc kết nối Zalo 0384730724 để được các dược sỹ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn thoát khỏi những khó chịu đang hành hạ hàng ngày nhé. Tìm nhà thuốc gần nhất có bán CotriPro TẠI ĐÂY Hoặc đặt mua trực tiếp TẠI ĐÂY (giao hàng thanh toán tại nhà)  Khi phát hiện có dấu hiệu của sa búi trĩ thì đồng nghĩa người bệnh cần được nhanh chóng điều trị để không gây những phiền toái trong cuộc sống hàng ngày. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tìm đến các cơ sở ý tế chuyên khoa uy tín để được tư vấn và điều trị hiệu quả. ||Tham khảo bài viết khác: Bị trĩ lòi ra ngoài phải làm sao? Cách làm co búi trĩ nhanh Người bị trĩ có nên nằm nhiều không? Tư thế nằm phù hợp #8 bài tập co búi trĩ hiệu quả tại nhà không cần phẫu thuật Chia sẻ

Bệnh trĩ ngoại nên ăn gì, uống gì?

Thông thường, chế độ ăn ít chất xơ hoặc ít chất lỏng, táo bón mạn tính và mang thai là nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh trĩ ngoại. Vậy người bệnh trĩ ngoại nên ăn gì, uống gì cho phù hợp? Một số loại thực phẩm có thể giúp giảm thiểu các biểu hiện của bệnh trĩ ngoại của bạn. Bệnh trĩ ngoại nên ăn gì, uống gì? Mục lục1. Bệnh trĩ ngoại nên ăn gì?1.1. Các loại đậu1.2. Các loại ngũ cốc1.3. Hoa quả và rau2. Bệnh trĩ ngoại nên uống gì?3. Các thói quen tốt giúp phòng tránh bệnh trĩ ngoại4. Cách dùng Gel bôi CotriPro để tiết kiệm chi phí tối đa Bệnh trĩ ngoại nên ăn gì? Thực phẩm nhiều chất xơ như trái cây, rau và ngũ cốc giúp làm mềm và xốp phân… là nhóm các thức ăn có lợi mà  người bệnh trĩ ngoại không nên bỏ qua. Các loại đậu Các loại đậu cung cấp một lượng lớn protein, vi chất dinh dưỡng như vitamin B và chất sắt, và chất xơ. Tăng lượng chất xơ của bạn có thể làm tăng độ mềm và dẻo của phân và giảm áp lực lên búi dom trong quá trình đi tiêu. Các loại ngũ cốc Ngũ cốc nguyên hạt chứa tất cả các phần dinh dưỡng của hạt. Nếu bạn đang dùng các sản phẩm ngũ cốc tinh chế như bánh mì, gạo ăn liền… hãy chuyển sang dùng ngũ cốc nguyên chất để tăng lượng chất xơ, giảm táo bón và các triệu chứng khác của bệnh trĩ ngoại. Các loại ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ bao gồm gạo lứt, bỏng ngô, yến mạch và ngũ cốc nguyên hạt. Hoa quả và rau Trái cây và rau quả là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa hàng đầu, chẳng hạn như vitamin C và beta-carotene, giúp thúc đẩy hệ miễn dịch khỏe mạnh. Đồng thời chứa nguồn chất lỏng và chất xơ cao, trái cây và rau quả cũng có thể giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh trĩ ngoại. Có rất nhiều loại rau và trái cây bạn có thể thay đổi cho ngon miệng, đồng thời cung cấp đa dạng hơn các dưỡng chất cho cơ thể như mâm xôi, xoài, bông cải xanh, rau lá xanh, cải bắp, cà rốt, trái cây họ cam quýt, cà chua, dưa chuột, dưa hấu… Tham khảo: Thực đơn hàng ngày tốt cho người bệnh trĩ Bệnh trĩ ngoại nên uống gì? Uống nhiều nước (không uống nước ngọt). Trung bình nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày, tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính, sức khỏe, mức độ hoạt động… Các chất lỏng khác cũng rất tốt cho sức khỏe như trà thảo mộc, sữa ít chất béo, sinh tố trái cây tươi… Hoa cúc la mã (Chamomile) đã được sử dụng trong y học hàng ngàn năm và được sử dụng rộng rãi ở châu Âu. Nhiều nghiên cứu sơ bộ báo cáo rằng thuốc mỡ hoa cúc có thể cải thiện bệnh trĩ ngoại. Ngoài ra hoa cúc còn được dùng để chế biến thành món trà giúp tiêu thủng, giảm sưng đau do bệnh trĩ gây ra. Hoa cúc và đường đỏ hấp cách thủy với nhau cùng với 2 chén nước sau đó chia ra để uống 2 lần trong ngày. Mã đề (Psyllium) chứa hàm lượng chất xơ hòa tan cao và là thành phần chính trong nhiều thuốc nhuận tràng, và làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ ngoại. Bệnh nhân trĩ ngoại thường dùng một lượng vỏ hạt mã đề vừa đủ rồi pha với sữa, nước lọc hoặc nước trái cây… và dùng thay nước uống hàng ngày. Rutin là một chất chống oxy hóa được tìm thấy chủ yếu trong hoa hòe, các loại trái cây họ cam quýt, hạt kiều mạch, trà xanh và trà đen. Các nghiên cứu sơ bộ cho thấy rutin có thể là phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả đối với bệnh trĩ ngoại do có tác dụng kích thích sự bài tiết của niêm mạc ruột, giúp nhuận tràng. Rutin còn được dùng để điều trị suy tĩnh mạch, giãn tĩnh mạch, bệnh trĩ, phân có máu…. Hòe hoa (có chứa rutin), trách bách diệp, kinh giới tuệ, chỉ xác, mỗi loại tỉ lệ đều nhau. Hòa từ 6-8 g hỗn hợp này với nước ấm trong một lần uống. Ngày uống 2 – 3 lần Các thói quen tốt giúp phòng tránh bệnh trĩ ngoại Chế độ ăn uống: bệnh nhân bị bệnh trĩ ngoại cần điều chỉnh chế độ ăn nhiều chất xơ để tránh táo bón. Bổ sung nhiều rau, trái cây trong chế độ ăn, cần ăn đồ ăn dễ tiêu, uống nhiều nước. Hạn chế các thức ăn cay, nóng; các chất kích thích như rượu, thuốc lá, trà, cà phê. Tập thể dục: Duy trì cơ thể hoạt động sẽ giúp giảm áp lực lên tĩnh mạch, điều hay xảy ra khi đứng hoặc ngồi trong thời gian, và giúp ngăn ngừa táo bón. Thể dục hàng ngày giúp tăng cường sức khỏe hỗ trợ cải thiện trĩ Tập thể dục cũng có thể giúp giảm cân, một trong nhiều nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ngoại. Nói chung, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khuyến cáo nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, năm ngày một tuần. Tránh đứng lâu hoặc ngồi lâu: Ngồi quá lâu, đặc biệt ngồi trên bồn cầu trong thời gian dài, có thể làm tăng áp lực lên búi tĩnh mạch trĩ ngoại ở hậu môn. Tập thói quen đi đại tiện đúng giờ Ngoài điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống hằng ngày, người bệnh cũng cần chú ý đến việc điều trị các bệnh mắc kèm nếu có để nâng cao thể trạng chung. Tham khảo thêm: Cách điều trị bệnh trĩ ngoại tại nhà hiệu quả Bị trĩ ngoại phải làm sao? Cải thiện chế độ ăn uống là cách hiệu quả để giảm thiểu các triệu chứng bệnh trĩ. Bạn nên áp dụng chế độ dinh dưỡng có nhiều xơ, uống nhiều nước. Các thói quen tốt trong sinh hoạt hằng ngày như tránh đứng hoặc ngồi lâu, đi đại tiện đúng giờ… cũng cần được thực hiện đều đặn. Song song đó bạn cần tiến hành điều trị bệnh trĩ sớm để tránh những hậu quả tốn kém về sau khi để bệnh nặng hơn. Cotripro là gel bôi trĩ chính hãng đầu tiên của Việt Nam với các thành phần dược liệu được chiết xuất bằng công nghệ tiên tiến, CotriPro sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng đau, rát, đi ngoài ra máu, giúp làm mềm và dịu mát chỉ sau 3-5 ngày. Bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt sau khi dùng đủ liệu trình (3-5 tuýp tùy trường hợp nặng nhẹ). Cotripro với các thành phần thảo dược: Cúc tần giúp chống viêm, bảo vệ búi trĩ khỏi vi khuẩn gây viêm Lá lốt tiêu diệt vi khuẩn, hết sưng đau Đặc biệt Sesquiterpen trong Ngải cứu giúp co mạch, cầm máu từ đó săn se búi trĩ, tăng sức bền trong thành mạch, ngăn chặn việc các tĩnh mạch giãn ra quá mức, từ đó ngăn ngừa các nguy cơ tái phát Ngoài ra, vì là Gel bôi nên CotriPro chỉ tác động trực tiếp lên vùng hậu môn, an toàn không tác dụng phụ. Sử dụng đều đặn 2 lần/ngày để nhanh chóng thoát khỏi những phiền toái do bệnh trĩ gây ra. Cách dùng Gel bôi CotriPro để tiết kiệm chi phí tối đa Để hỗ trợ người bệnh dùng đủ liệu trình nhưng vẫn tiết kiệm chi phí, CotriPro đã có chương trình tích điểm tặng quà cho khách hàng: Mua 2 tặng 1 bằng hình thức nhắn tin tích điểm: Trên mỗi hộp CotriPro gel 25gr đều có 1 tem tích được 3 điểm. Khi mua 2 tuýp CotriPro và tích đủ 6 điểm, sẽ được tặng 1 tuýp CotriPro gel 10gr tiết kiệm lên đến 125.000 VNĐ Hình minh hoạ tem tích điểm CotriPro Để tiết kiệm chi phí mà vẫn dùng đủ liệu trình, bạn nên tích điểm ngay khi mở hộp sản phẩm. Số điểm được tích luỹ dần dần qua từng lần, mà không cần phải mua liền 1 lúc. Khi bạn đã tích đủ 6 điểm, tổng đài sẽ liên hệ và gửi tặng sản phẩm cho bạn theo như chương trình tích điểm, mà không mất thêm bất cứ một chi phí nào. Tìm nhà thuốc gần nhất có bán CotriPro TẠI ĐÂY Hoặc đặt mua trực tiếp TẠI ĐÂY (giao hàng thanh toán tại nhà)  Dù đây là bệnh lý tế nhị nhưng bạn đừng ngại, hãy gọi về tổng đài tư vấn 18006293 hoặc kết nối Zalo 0384730724 để được các dược sỹ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn thoát khỏi những khó chịu đang hành hạ hàng ngày nhé. Cotripro là sản phẩm cao cấp của Công ty dược Thái Minh – đơn vị có nhiều sản phẩm uy tín trên thị trường như Khương Thảo Đan, Vương Bảo, Tràng Phục Linh… CotriPro được sản xuất tại Nhà máy Công nghệ cao Thái Minh Hitech. Toàn bộ dây chuyền, công nghệ, trang thiết bị đều tự động trên cơ sở trí tuệ nhân tạo hiện đại vào bậc nhất hiện nay. Để đảm bảo toàn bộ sản phẩm đầu ra đạt chất lượng tốt nhất, phòng kiểm nghiệm của Thái Minh Hi-tech đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025. Chia sẻ

Loading...