Trĩ là căn bệnh phổ biến, thường gặp ở phụ nữ trong giai đoạn mang thai. Nếu không được chữa trị kịp thời, trĩ có thể gây ra nhiều biến chứng như hoại tử búi trĩ, ung thư trực tràng,… Một số trường hợp đặc biệt còn khiến sản phụ sinh non, sảy thai. Do đó, việc tìm hiểu và áp dụng ngay 10 mẹo dân gian chữa trĩ cho bà bầu trong bài viết sau sẽ giúp mẹ bầu giải quyết những bất tiện đang gặp phải. Mục lụcI. 10 Mẹo dân gian chữa trĩ cho bà bầu1.1 Đậu đen1.2 Bí đỏ1.3 Rau diếp cá1.4 Lá trầu không1.5 Sung1.6 Lá hẹ1.7 Dầu dừa1.8 Cây phỉ1.9 Cồn1.10 Khăn lau của em béII. Bà bầu nên làm gì khi bị trĩ? I. 10 Mẹo dân gian chữa trĩ cho bà bầu Lưu ý: Trước khi áp dụng bất kỳ mẹo dân gian chữa trĩ cho bà bầu nào, người bệnh nên tham khảo ý kiến của chuyên gia. Đồng thời, khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường, bạn cần tới ngay các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, chẩn đoán và tìm ra giải pháp điều trị phù hợp! Dưới đây là 10 mẹo dân gian chữa trĩ cho bà bầu an toàn, hiệu quả và dễ thực hiện tại nhà. 1.1 Đậu đen Đậu đen được đánh giá cao vì chứa hàm lượng lớn protein, chất xơ, vitamin và một số khoáng chất quan trọng khác. Do đó, chúng có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe con người, đặc biệt là mẹ bầu và thai nhi. Ngoài những tác dụng kiểm soát cân nặng, đẹp da, thanh lọc cơ thể, lợi tiểu,… nước đậu đen cũng được ông cha ta sử dụng để hỗ trợ chữa trĩ cho các mẹ bầu. Mẹo dân gian chữa bệnh trĩ cho bà bầu từ đậu đen – Nguyên liệu: 3 – 4 nhánh tỏi và 100g đậu đen – Cách thực hiện: Bước 1: Rang chín đậu đen, bóc vỏ và đập dập tỏi. Bước 2: Ninh nhừ đậu đen với tỏi, chắt lấy nước uống vào mỗi sáng sớm, liên tục trong nửa tháng để thấy hiệu quả. Bước 3: Ăn bã đậu đen và tỏi trong ngày (nếu có thể). 1.2 Bí đỏ Bí đỏ là một trong những mẹo dân gian chữa trĩ cho bà bầu được ưa chuộng và phổ biến nhất hiện nay. Mặc dù chưa có nghiên cứu cụ thể về hiệu quả của bí đỏ trong việc cải thiện, điều trị trĩ. Tuy nhiên, nhờ hàm lượng chất xơ dồi dào, mẹ bầu sẽ được nhuận tràng hơn; từ đó giảm giảm hẳn các triệu chứng của trĩ. Bí đỏ có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ cải thiện búi trĩ Bên cạnh đó, do hàm lượng calo và chất béo trong bí đỏ cực thấp nên mẹ bầu có thể sử dụng bí đỏ để cải thiện tình trạng trĩ mà không sợ tăng cân quá đà trong thời kỳ mang thai. Dưới đây là các bước sử dụng bí đỏ để giảm triệu chứng trĩ được ông cha ta để lại, mời bạn tham khảo: Bước 1: Rửa sạch và cắt 1 quả bí đỏ tươi thành từng lát mỏng Bước 2: Vệ sinh kỹ vùng hậu môn bị trĩ bằng nước ấm và xà phòng nhẹ Bước 3: Đặt một lát bí đỏ lên vùng trĩ và giữ nguyên trong khoảng 20 phút. Thực hiện điều đặn 2 – 3 lần/ngày cho đến khi thấy triệu chứng của trĩ giảm hẳn. Lưu ý, với phương pháp chữa trĩ này, bà bầu cần đảm bảo bí đỏ luôn tiếp xúc với khu vực hậu môn bị trĩ trong suốt thời gian ủ. Khi thực hiện xong, hãy vệ sinh nhẹ nhàng vùng trĩ bằng nước ấm và xạ phòng thêm một lần nữa. 1.3 Rau diếp cá Trong Đông y, rau diếp cá (ngư tinh thảo) có vị chua, tính mát, vừa được sử dụng như một loại gia vị, vừa được sử dụng như một phương thuốc chữa bách bệnh mà trong đó nổi bật nhất phải kể đến sưng trĩ. Theo “Ngư tinh thảo là gì? Tác dụng và vị thuốc từ cây Ngư tinh thảo” – Bài đăng trên website Medigo do Ds. Quách Thị Hậu – Cửa hàng trưởng tại Nhà Thuốc 24H Medigo biên tập, rau diếp cá chủ yếu bao gồm các nhóm aldehyd và các dẫn xuất ceton như 1-decanal, 1-dodecanal và methyl-n-nonyl ceton; có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn. Ngoài ra, khi vào cơ thể, hoạt chất quercetin của diếp cá còn có công dụng lợi tiểu, nhuận tràng, trị táo bón và hỗ trợ điều trị các biến chứng mà bệnh trĩ gây ra. Với mẹo dân gian chữa trĩ cho bà bầu từ rau diếp cá, mẹ bầu có thể ăn sống, trộn diếp cá cùng các loại rau khác để làm salad. Hoặc, nếu không thể ăn trực tiếp, mẹ bầu nên say khoảng 300g rau diếp cá, lọc bỏ cặn và thưởng thức trước bữa ăn. Mẹ bầu nên ăn tối đa 25g rau diếp cá mỗi ngày nhằm giảm các triệu chứng của trĩ *Lưu ý: Vì nơi sinh sống và phát triển của rau diếp cá là những nơi ẩm ướt nên rất dễ nhiễm khuẩn. Do đó, trước khi ăn hoặc uống sinh tố diếp cá, người dùng nên rửa thật sạch; tránh nhiễm khuẩn Ecoli gây phá hủy hồng cầu, làm tổn thương các tế bào máu, suy thận,… 1.4 Lá trầu không Trong 100g lá trầu không chứa 2,4% (≈ 2.4g) tinh dầu. Các thành phần trong lá trầu không được công nhận có thể cải thiện quá trình tiêu hóa, ức chế nhiều vi khuẩn (liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn) và thúc đẩy quá trình lưu thông đường ruột. Chính vì thế, để chữa trĩ cho bà bầu hiệu quả bằng lá trầu không, bạn cần rửa sạch, thái nhỏ, đun sôi và uống trước bữa ăn. 1.5 Sung Khi nhắc đến các mẹo dân gian chữa trĩ cho bà bầu, không thể không nhắc đến sung. Trong sung chứa rất nhiều chất xơ, vitamin, glucose và fructose. Vì thế, sung là loại quả lý tưởng mà bà bầu cần ưu tiên bổ sung khi bị táo bón. Mẹo chữa trĩ cho bà bầu từ sung siêu hiệu quả Về cách chữa trĩ, bà bầu nên ăn từ 3 – 5 quả sung nấu chín hoặc 9g sung tươi mỗi ngày. *Chú ý: nếu ăn sung tươi, mẹ bầu nên chọn những loại quả có mùi thơm, sậm màu và chỉ nên bảo quản từ 1 – 2 ngày. 1.6 Lá hẹ Hẹ là một nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời, có tác dụng hỗ trợ cải thiện quá trình tiêu hóa cho đường ruột và giúp mẹ bầu mau chóng loại bỏ chứng táo bón. Để lá hẹ phát huy tối đa công dụng trong việc điều trị trĩ, mẹ bầu cần đun một năm to lá hẹ bằng nồi đất cùng 2 lít nước (dùng lá chuối bịt kín nồi). Khi sôi, chọc một lỗ thủng trên lá chuối để hơi bay lên xông trĩ. Khi hơi đã bay hết, mẹ bầu cần đổ nước hẹ ra ngậu rồi ngâm rửa hậu môn khoảng 10 phút. 1.7 Dầu dừa Sử dụng dầu dừa cũng là một trong những mẹo dân gian chữa trĩ cho bà bầu khá phổ biến. Trong dầu dừa có chứa các acid béo – loại acid có tác dụng rất tốt trong việc giảm ngứa rát hậu môn do trĩ. Hơn nữa, tinh dầu tự nhiên từ dừa còn có công dụng giảm áp lực lên búi trĩ, giúp quá trình đi đại tiện của mẹ bầu trở nên dễ dàng hơn. Sử dụng dầu dừa mỗi ngày giúp giảm triệu chứng của trĩ nhanh chóng Phương pháp dùng dầu dừa chữa trĩ không hề phức tạp, bà bầu chỉ cần thực hiện theo 3 bước sau: Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ và thấm khô khu vực hậu môn bị trĩ Bước 2: Lấy một lượng dầu dừa vừa đủ, thoa lên vùng trĩ khoảng 15 phút Bước 3: Dùng giấy thấm sạch 1.8 Cây phỉ Cây phỉ là một trong những loại thảo dược có tác dụng rất tốt đến sức khỏe da liễu con người. Do đó, chúng được ứng dụng triệt trong việc hỗ trợ săn se búi trĩ, giảm nhanh các triệu chứng khó chịu mà bệnh trĩ mang lại. Phỉ là loại thảo dược có tác dụng rất tốt đến sức khỏe da liễu con người, được ứng dụng triệt để trong việc chữa trĩ cho bà bầu Cách thực hiện: Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ và thấm khô khu vực hậu môn bị trĩ. Bước 2: Dùng bông đã tiệt trùng thấm nước cây phỉ. Bước 3: Nhẹ nhàng đắp bông vào vùng hậu môn bị trĩ vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ. 1.9 Cồn Chữa trĩ cho bà bầu bằng cồn cũng là một mẹo dân gian khá hiệu quả, dễ thực hiện tại nhà. Theo đó, mẹ bầu cần: Bước 1: Pha 1 thìa cồn vào 1 lít nước sạch Bước 2: Đổ hỗn hợp vào một chai nhỏ để bảo quản Bước 3: Vệ sinh sạch sẽ và thấm khô khu vực hậu môn bị trĩ. Bước 4: Dùng bông thấm đẫm dung dịch cồn Bước 5: Đắp bông vào hậu môn khoảng 10 phút, 2 lần/ngày Bước 6: Rửa sạch hậu môn 1.10 Khăn lau của em bé Bà bầu nên sử dụng khăn của em bé khi làm sạch hậu môn Theo dân gian, bà bầu bị trĩ nên tránh sử dụng những loại khăn giấy/giấy vệ sinh khô. Bởi, khăn giấy khô có thể gây nhiều đau đớn, khó chịu không chỉ trong thai kỳ mà còn ảnh hưởng đến giai đoạn sau sinh. Vì thế, khi bị trĩ, mẹ bầu nên sử dụng khăn lau của em bé – loại khăn có bề mặt mịn, ẩm, giúp mẹ giảm được nhiều tổn thương do ma sát; từ đó giảm nhanh chóng các dấu hiệu của bệnh trĩ. II. Bà bầu nên làm gì khi bị trĩ? Ngoài việc áp dụng những mẹo dân gian chữa trĩ cho bà bầu được đề cập phía trên, điều tốt nhất để giảm tình trạng trĩ đó là: Uống thật nhiều nước: Nếu cơ thể không đủ nước, cơ thể sẽ tái hấp thu nước từ phân qua ruột kết, khiến phân trở nên khô và khó đào thải. Do đó, mẹ bầu cần đảm bảo luôn cung cấp ít nhất 2 – 2.3 lít nước/ngày để tránh tạo áp lực cho hậu môn. Vận động thích hợp: Tập thể dục đều đặn không chỉ giúp khí huyết được lưu thông mà còn giúp hệ thống tiêu hóa được vận động trơn tru. Mẹ bầu bị trĩ nên dành từ 20 – 30 phút mỗi ngày để tập những bài tập nhẹ nhàng như: yoga, đi bộ, bơi lội,… >>>Xem thêm: #7 bài tập yoga chữa bệnh trĩ đơn giản cực hiệu quả tại nhà Tắm nước ấm: Thay đổi thói quen tắm đóng vai trò quan trọng trong việc tăng lưu lượng máu, từ đó giảm tình trạng giãn căng tĩnh mạch ở búi trĩ. Dùng gel bôi trơn: Sau khi đi đại tiện, mẹ bầu có thể dùng các loại gel chuyên dụng cho bệnh trĩ như CotriPro Gel để bôi vào thành ống hậu môn. Điều này vừa giúp mẹ bầu tăng độ bền thành mạch, vừa hạn chế tối đa tình trạng giãn tĩnh mạch, giảm cảm giác khó chịu, ngứa ngáy hoặc đau rát một cách nhanh chóng. CotriPro Gel – Sản phẩm giúp giảm nhanh chóng cảm giác khó chịu, ngứa ngáy do trĩ mang lại Bổ sung nhiều chất xơ: Chất xơ là thành phần quan trọng giúp bôi trơn đường ruột, hỗ trợ đào thải phân dễ dàng. Thế nên, ngoài sử dụng các mẹo dân gian chữa trĩ cho bà bầu, các mẹ cũng nên chủ động bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ từ trái cây, rau củ quả. Không nhịn đi đại tiện: Khi nhịn đi đại tiện, phân dần trở nên cứng lại do bị hấp thụ nước ngược vào cơ thể; khiến hậu môn đau rát, chảy máu và hình thành búi trĩ. Vì vậy, mẹ bầu cần được “giải quyết” ngay khi cơ thể phát tín hiệu. Mẹ bầu bị trĩ tuyệt đối không được nhịn đi đại tiện nếu không muốn bệnh tình ngày càng nặng Ngồi xổm khi đại tiện: Việc ngồi xổm đã được chứng minh giúp quá trình đại tiện diễn ra nhanh chóng, dễ dàng, giảm áp lực cho vùng đáy chậu. Không ăn quá no trong một bữa: Khi mang thai, phụ nữ thường có xu hướng thèm ăn, ăn liên tục khi bị đói nên rất dễ bị mất kiểm soát lượng thức ăn nạp vào trong một bữa. Điều này vừa không tốt cho đường tiêu hóa, vừa tạo áp lực lên đại tràng, khiến bệnh trĩ ngày một trầm trọng. Khi mang thai, mẹ bầu nên chia nhỏ nhiều bữa ăn trong ngày, mỗi bữa nên tăng cường chất xơ và chỉ ăn với mức vừa đủ Bổ sung sữa chua: Trong sữa chua chứa rất nhiều acid lactic và vi khuẩn probiotic – các chất giúp kích thích tiêu hóa, hỗ trợ thúc đẩy quá trình chuyển hóa thức ăn. Ngoài ra, sữa chua dễ ăn, có tác dụng kích thích vị giác bà bầu, đồng thời giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn. Thăm khám định kỳ: Tương tự các bệnh lý khác, trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu bị trĩ nên đi thăm khám định kỳ để được theo dõi sát sao các triệu chứng bệnh cũng như các phương pháp điều trị kịp thời để đảm bảo an toàn cho cả mẹ lẫn thai nhi. Bà bầu cần chủ động thăm khám thường xuyên nếu bị trĩ trong quá trình mang thai Nhìn chung, trĩ là căn bệnh không quá nguy hiểm nhưng cần điều trị từ sớm; tránh gây ra những biến chứng khôn lường. Vì thế, trước và trong khi bị trĩ, mẹ bầu cần chuẩn bị sẵn tinh thần cũng những cách phòng ngừa, chữa trị đúng đắn. * Lưu ý: các mẹo dân gian chữa trĩ cho bà bầu được chia sẻ trong bài viết trên chỉ mang tính tham khảo! Mẹ bầu nên tham vấn các liệu pháp phù hợp từ bác sĩ hoặc những người có chuyên môn tương đương. Nếu còn bất kỳ câu hỏi, băn khoăn nào khác về các mẹo gian gian chữa trĩ cho bà bầu hoặc những giải pháp chữa trĩ an toàn, hiệu quả tại nhà, vui lòng liên hệ đến 1800 6293 để được hỗ trợ, tư vấn chi tiết. Hoặc, truy cập ngay https://cotri.pro/ để tham khảo những bài viết có nội dung liên quan! Chia sẻ
Bệnh trĩ khi mang thai & sau sinh
Bà bầu đi ngoài ra máu có sao không? Cách chữa trị nhanh
Bà bầu đi ngoài ra máu là do đâu? Nguyên nhân của tình trạng này là gì, có nguy hiểm không và cách điều trị như thế nào cho an toàn? Tất cả những băn khoăn này sẽ được bật mí cụ thể trong bài viết dưới đây. Mục lụcI. Dấu hiệu nhận biết bà bầu đi ngoài ra máuII. Nguyên nhân bà bầu đi ngoài ra máu do đâu?2.1 Do màu sắc của một số loại thức ăn2.2 Táo bón gây đi ngoài ra máu2.3 Bệnh trĩ2.4 Nứt kẽ hậu môn2.5 Viêm loét đại tràng2.6 Polyp đại trực tràngIII. Bà bầu đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?IV. Bà bầu đi ngoài ra máu tươi khi nào cần đến gặp bác sĩ?V. Điều trị đi ngoài ra máu cho bà bầu5.1 Cotripro giúp co nhỏ búi trĩ, giảm đau rát trĩ cho bà bầu hiệu quả5.2 Thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học5.3 Tạo thói quen đi ngoài đúng giờ5.4 Vận động, rèn luyện đều đặn5.5 Vệ sinh hậu môn I. Dấu hiệu nhận biết bà bầu đi ngoài ra máu Bà bầu đi ngoài ra máu là hiện tượng phân có màu máu, lẫn máu trên bề mặt phân. Tùy thuộc vào lượng máu, nguồn chảy máu và thời gian máu tồn tại trong ống tiêu hóa mà màu sắc phân có thể từ đỏ tươi, đỏ thẫm tới màu đen. Mẹ bầu đau bụng Bà bầu đi ngoài ra máu có thể gặp phải những triệu chứng khác như: Đau bụng Phân lỏng Phân bé II. Nguyên nhân bà bầu đi ngoài ra máu do đâu? Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đi ngoài ra máu ở bà bầu. Đặc biệt là ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu rất dễ bị đi ngoài kèm theo máu tươi. Đi ngoài có kèm máu là biểu hiện do ảnh hưởng từ hậu môn, trực tràng. Bà bầu đi ngoài ra máu có sao không? Nguyên nhân khi mang thai, kích thước của thai nhi to dần và nặng hơn khiến cơ thể mẹ phải gồng gánh. Từ đó, các cơ quan vùng chậu sẽ chịu áp lực lớn. Nếu mẹ bầu ăn uống không khoa học, thiếu chất xơ, không đủ nước, ít rau xanh,… khiến cho tình trạng chảy máu tươi khi đi vệ sinh. Cụ thể, các nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng chảy máu khi đi vệ sinh ở phụ nữ mang thai: 2.1 Do màu sắc của một số loại thức ăn Trong một số trường hợp, màu đỏ trong phân không phải do máu mà do màu sắc của một số loại thức ăn mà mẹ bầu nạp vào cơ thể: Đi ngoài ra máu có thể do thực phẩm có màu đỏ Củ cải đường Rau dền Thanh long Trong trường hợp này thì bà bầu không cần lo lắng. Màu sắc phân sẽ trở lại bình thường khi loại thực phẩm này được tiêu hóa hết. 2.2 Táo bón gây đi ngoài ra máu Bà bầu bị táo bón ra máu không phải là hiện tượng hiếm gặp. Nguyên nhân mẹ bầu bị táo bón là do ăn ít chất xơ, lười vận động, gia tăng hormone progesterone làm chậm quá trình co bóp của ruột. Phân cứng, khô cùng với việc cố gắng rặn sẽ làm trầy xước chảy máu hậu môn. Chính vì vậy mà gây hiện tượng bà bầu đi ngoài ra máu. 2.3 Bệnh trĩ Trĩ là một nguyên nhân khiến Bà bầu đi ngoài ra máu tươi Bệnh trĩ là một tác nhân gây ra hiện tượng đi vệ sinh kèm máu tươi ở bà bầu. Đây là chứng giãn tĩnh mạch trong và xung quanh trực tràng, ống hậu môn. Thường xảy ra ở cuối thai kỳ. Bệnh xảy ra do sức ép của thai nhi, sự suy giảm lưu lượng tới vùng chậu, chế độ ăn thiếu chất xơ. Không nhưng cảm thấy khó chịu, gây đau đớn khi đi ngoài ra máu, mẹ bầu có thể gặp các vấn đề khác. Nhất là hiện tượng căng tức hậu môn, sa búi trĩ, hậu môn bị ngứa rát khó chịu. >>>Xem thêm: Bà Bầu Bị Trĩ Có Sinh Thường Được Không? 2.4 Nứt kẽ hậu môn Là hiện tượng do táo bón, trĩ kéo dài. Nó có thể gây đi ngoài ra máu tươi khi mang thai, thường có màu hồng hoặc đỏ tươi. Đi kèm với đó là vùng niêm mạc hậu môn bị đau rát. Vết nứt càng lớn sẽ càng tăn thêm nguy cơ vị viêm nhiễm. 2.5 Viêm loét đại tràng Hình ảnh đại tràng khỏe mạnh và đại tràng bị viêm Đi ngoài ra máu khi mang bầu có thể là do bà bầu bị viêm loét đại tràng. Những vết loét trên thành đại tràng chảy máu, lượng máu này theo ống tiêu hóa được đào thải cùng với phân. 2.6 Polyp đại trực tràng Sự xuất hiện của các polyp trong thành đại trực tràng khiến mẹ bầu đi ngoài ra máu tươi. Tuy không phải tất cả polyp đều có thể chuyển thành u ác tính nhưng cần điều trị sớm tránh biến chứng nguy hiểm. III. Bà bầu đi ngoài ra máu có nguy hiểm không? Nếu bà bầu đi ngoài ra máu kèo dài quá 2 ngày sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Những tác hại có thể xảy ra: Tăng nguy cơ thiếu máu thai kỳ Không đủ lượng máu cần thiết cung cấp cho thai nhi khiến thai nhi chậm phát triển Gây viêm nhiễm phụ khoa, hậu môn Mẹ bầu mệt mỏi, suy nhược, stress Nguy hiểm hơn có thể dẫn tới sảy thai. IV. Bà bầu đi ngoài ra máu tươi khi nào cần đến gặp bác sĩ? Bà bầu cần đến gặp bác sĩ khi tình trạng kéo dài Hãy tới bác sĩ khi bạn có các dấu hiệu sau: Đi ngoài ra máu kéo dài hơn 2 hoặc 3 tuần. Phân đẫm máu hoặc chảy máu trực tràng. Đi ngoài ra máu kèm đau bụng dữ dội. Sốt và đau bụng kèm theo. Phân lỏng hơn, dài hơn hoặc mềm hơn bình thường trong 3 tuần hay nhiều hơn. Kèm theo buồn nôn hoặc nôn. Kèm theo táo bón dài hạn hoặc thay đổi thói quen đại tiện. Có sự rò rỉ không kiểm soát từ hậu môn. V. Điều trị đi ngoài ra máu cho bà bầu Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp trên nguyên tắc đảm bảo an toàn cho bà bầu và thai nhi. Nếu nguyên nhân là do bệnh lý, bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp chữa trị cho loại bệnh này thì tình trạng đi ngoài ra máu lúc mang thai cũng sẽ biến mất. Ngoài ra, có một số biện pháp an toàn mà mẹ bầu có thể tham khảo để hỗ trợ điều trị đi ngoài ra máu. 5.1 Cotripro giúp co nhỏ búi trĩ, giảm đau rát trĩ cho bà bầu hiệu quả Gel bôi CotriPro với thành phần từ các thảo dược Việt như cúc tần, ngải cứu, lá lốt, tinh nghệ có khả năng thẩm thấu trực tiếp vào búi trĩ, giảm đau rát chỉ sau 3-5 ngày sử dụng, đồng thời làm săn se và co lên hiệu quả. Với thành phần lành tính chiết xuất từ tự nhiên, Cotripro Gel có thể dùng được cho mẹ sau sinh và bà bầu bị trĩ. >>>Xem thêm: Cotripro Gel dùng cho bà bầu được không? Dù đây là bệnh lý tế nhị nhưng bạn đừng ngại, hãy gọi về tổng đài tư vấn 18006293 hoặc kết nối Zalo 0384730724 để được các dược sỹ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn thoát khỏi những khó chịu đang hành hạ hàng ngày nhé. Tìm nhà thuốc gần nhất có bán COTRIPRO Gel Ở ĐÂY 5.2 Thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học Sữa chua là thực phẩm giàu probiotic Chế độ dinh dưỡng khoa học là biện pháp giúp cải thiện tình trạng táo bón, bệnh trĩ và tạo nền tảng sức khỏe tốt cho mẹ bầu. Đa dạng các chất dinh dưỡng, bổ sung rau xanh, trái cây tươi,… Uống đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày (1,5 – 2 lít/ ngày, uống trải đều trong ngày) Mẹ bầu cũng nên bổ sung sữa chua vào thực đơn giúp quá trình tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Kiêng ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, rượu bia. 5.3 Tạo thói quen đi ngoài đúng giờ Tạo phản xạ có điều kiện cho cơ thể, giúp đại tiện dễ dàng hơn. Mẹ bầu nên lựa chọn một thời điểm thích hợp nhất trong ngày để đi đại tiện (thời điểm ngủ dậy buổi sáng). Bà bầu không nên cố rặn, nhịn đại tiện. 5.4 Vận động, rèn luyện đều đặn Mẹ bầu cần vận động, tập thể dục phù hợp Vận động tập thể dục thể thao đều đặn – nhẹ nhàng phù hợp với thể trạng là yếu tố giúp cơ thể khỏe mạnh. Ngoài ra giúp thúc đẩy nhu động ruột, tạo tinh thần thoải mái cho phụ nữ khi mang thai. 5.5 Vệ sinh hậu môn Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn giúp mẹ bầu tránh khỏi nhiễm trùng, hình thành các ổ áp xe vùng hậu môn. Mẹ bầu nên dùng nước ấm để rửa vùng hậu môn sau khi đại tiện thay vì dùng giấy để lau. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần lưu ý sử dụng đồ lót thoải mái, thông thoáng, thấm hút tốt. *Lưu ý: mẹ bầu tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc, biện pháp chữa trị khác mà không có sự chỉ định của bác sĩ. Tình trạng bà bầu đi ngoài ra máu cần được xử lý đúng cách. Ngoài ra, mẹ bầu cần được theo dõi sức khỏe định kỳ để đảm bảo hạn chế tình trạng này xảy ra. Chăm sóc sức khỏe bà bầu đúng cách sẽ giúp mẹ bầu có thể hạn chế tối đa đi ngoài ra máu và giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Chia sẻ
Cách chữa Ngứa hậu môn khi mang thai ảnh hưởng thai nhi
Ngứa hậu môn khi mang thai là tình trạng vùng da quanh hậu môn của mẹ bầu có biểu hiện ngứa, rát hoặc tấy đỏ. Dù là tình trạng phổ biến, thế nhưng cơn ngứa sẽ ngày càng nghiêm trọng và kéo dài dai dẳng nếu không được chữa trị kịp thời. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tâm sinh lý mẹ bầu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Bài viết sau đây sẽ cung cấp 3 thông tin quan trọng, giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này. Mục lụcI. Ngứa hậu môn khi mang thai là gì?II. 9+ Nguyên nhân gây ngứa hậu môn khi mang thai2.1 Bệnh trĩ 2.2 Rò hậu môn2.3 Thay đổi hormone estrogen2.4 Viêm nang lông2.5 Viêm nhiễm, ký sinh trùng 2.6 Da bị rối loạn2.7 Tiêu chảy2.8 Ứ mật trong gan2.9. Viêm da bọng nước2.10 Các nguyên nhân khácIII. Ảnh hưởng của ngứa hậu môn khi mang thaiIV. Ngứa hậu môn khi mang bầu có chữa trị được không? V. Cách phòng ngừa tình trạng ngứa hậu môn khi mang thai I. Ngứa hậu môn khi mang thai là gì? Ngứa hậu môn khi mang thai Ngứa hậu môn khi mang thai là tình trạng vùng da xung quanh hậu môn có biểu hiện đỏ ngứa rát. Trong thời kỳ đầu mang thai, mẹ bầu có thể cảm thấy ngứa nhẹ, rân ran càng về lâu không được điều trị kịp thời thì cơn ngứa sẽ càng nghiêm trọng, kéo dài đến khi mẹ bầu cảm thấy vô cùng khó chịu, bứt rứt trong người. Tình trạng ngứa hậu môn khi mang thai không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý mẹ bầu mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, có nguy cơ lây nhiễm do II. 9+ Nguyên nhân gây ngứa hậu môn khi mang thai Trong suốt quá trình mang thai, tùy vào thể trạng và nguyên nhân gây bệnh mà nhiều phụ nữ bị ngứa hậu môn với cường độ và tần suất khác nhau. Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây ngứa hậu môn khi mang thai rất đa dạng, trong đó phổ biến và thường gặp nhất phải kể tới: 2.1 Bệnh trĩ Khi bị bệnh trĩ trong quá trình mang thai, mẹ bầu thường có cảm giác ngứa ngáy/đau rát khu vực hậu môn Trĩ là một bệnh lý liên quan đến tĩnh mạch ở hậu môn. Trong thời gian thai nhi phát triển, lượng máu trong cơ thể mẹ cũng cần tăng theo để cung cấp cho cả mẹ và bé. Điều này có thể dẫn đến sự bất thường về lưu thông máu, khiến các tĩnh mạch hậu môn phình to và dễ tổn thương hơn; tạo điều kiện thuận lợi cho búi trĩ phát triển và gây ra các triệu chứng như: ngứa hậu môn, chảy máu hậu môn,… 2.2 Rò hậu môn Rò hậu môn cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ngứa hậu môn khi mang thai. Bởi, khi thai nhi phát triển, áp lực lên cơ thể sẽ tăng cao, dẫn đến việc tăng mức độ ẩm ướt và kích thích sự phát triển của nấm, vi khuẩn; gây ra tình trạng ngứa vùng da xung quanh hậu môn khi mang thai. 2.3 Thay đổi hormone estrogen Trong quá trình mang thai, cơ thể phụ nữ sẽ gặp nhiều thay đổi về nồng độ hormone; gây ra một số vấn đề nhất định về sức khỏe, trong đó bao gồm ngứa hậu môn. Biểu đồ thể hiện sự thay đổi của hormone estrogen qua các thời kỳ 2.4 Viêm nang lông Bệnh viêm nang lông thường khởi phát vào 3 tháng cuối của thai kỳ, gây ngứa ngáy, khó chịu tại bề mặt da hậu môn và toàn thân của thai phụ. 2.5 Viêm nhiễm, ký sinh trùng Nếu hậu môn không được vệ sinh sạch sẽ, thai phụ có nguy cơ cao bị nhiễm vi nấm, vi khuẩn và ký sinh trùng; gây cảm giác ngứa ngáy cho vùng hậu môn. 2.6 Da bị rối loạn Thai phụ mắc các bệnh ngoài da như Eczema, vẩy nến, tăng tiết bã nhờn,… đều có thể gây ngứa vùng da hậu môn nói riêng và da toàn thân nói chung. 2.7 Tiêu chảy Tiêu chảy kéo dài khiến vùng da hậu môn luôn ẩm ướt, gây ngứa ngáy, khó chịu. Nếu không xử lý kịp thời, tiêu chảy còn có thể khiến thai phụ suy kiệt cơ thể; ảnh hưởng đến cả mẹ lẫn con. Tiêu chảy khi mang thai có thể khiến mẹ bầu gặp tình trạng ngứa hậu môn 2.8 Ứ mật trong gan Ứ mật trong gan là do mật lưu thông kém chính là nguyên nhân khiến thai phụ phải đối mặt với những cơn ngứa khắp cơ thể, đặc biệt ngứa vùng hậu môn. Đôi khi, tình trạng này có thể xuất hiện kèm theo các triệu chứng khác như: ăn không ngon miệng, da khô, hay buồn nôn, vàng da, dễ chóng mặt,… 2.9. Viêm da bọng nước Ban dầu, viêm da bọng nước chỉ là những mảng mề đay hoặc mụn nước mọc quanh rốn. Sau đó, những mảng mề đay hoặc mụn nước này bắt đầu lan sang bụng, lưng, rốn, chân tay và hậu môn; gây cảm giác ngứa ngáy vô cùng khó chịu. 2.10 Các nguyên nhân khác Một số nguyên nhân gây ngứa hậu môn khi mang thai khác, ít phổ biến hơn gồm: nứt kẽ hậu môn, ung thư hậu môn, viêm gan, béo phì, tiểu đường,… III. Ảnh hưởng của ngứa hậu môn khi mang thai Ngứa hậu môn ở mức độ nhẹ hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe của sản phụ và sự phát triển của thai nhi. Nếu tình trạng ngứa kéo dài, bà bầu dễ rơi vào những tình trạng dưới đây. Mệt mỏi, suy nhược cơ thể: ngứa hậu môn khi mang thai gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, cơ thể mệt mỏi, mất sức, suy nhược cơ thể nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời. Khó ngủ, mất ngủ: mức độ ngứa hậu môn tăng mạnh vào ban đêm khiến cho mẹ bầu giấc ngủ chập chờn, ngủ không sâu giấc, mệt mỏi, ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần, sự phát triển của thai nhi. Mắc bệnh phụ khoa: Ngứa hậu môn kéo dài nếu không được điều trị dứt điểm sẽ dễ lây lan sang bộ phận sinh dục dẫn đến các bệnh phụ khoa: nấm, viêm âm đạo,… thai nhi có nguy cơ bị viêm nhiễm, khuyết tật bẩm sinh. Viêm nhiễm, chảy máu: mang thai bị ngứa hậu môn khiến cho cơ thể khó chịu, thường xuyên dùng tay gãi ngứa, làm trầy xước da, chảy máu, vi khuẩn xâm nhập, sưng, viêm nhiễm. IV. Ngứa hậu môn khi mang bầu có chữa trị được không? Chữa bệnh ngứa hậu môn khi mang thai là quan tâm của rất nhiều người, đặc biệt là những thai phụ đang gặp phải tình trạng khó chịu này. Ngứa hậu môn khi mang thai có thể chữa trị triệt để nếu được điều trị sớm Trên thực tế, ngứa hậu môn khi mang thai hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, để việc chữa trị đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan không thăm khám, tự ý mua thuốc về dùng,… mà nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín để được tầm soát và tư vấn điều trị sớm. V. Cách phòng ngừa tình trạng ngứa hậu môn khi mang thai Khi mang thai, ai cũng mong muốn thai nhi khỏe mạnh, phát triển toàn diện. Do đó, để tránh tình trạng ngứa hậu môn khi mang thai, mẹ bầu có thể áp dụng một vài mẹo sau: Luôn giữ gìn vệ sinh hậu môn và vùng kín sạch sẽ, khô thoáng Không mặc đồ lót hoặc quần quá chật, khó thấm mồ hôi Khi bị ngứa hậu môn, thai phụ tuyệt đối không được gãi, gây loét khiến tình trạng ngứa ngày càng trở nên trầm trọng Ngâm hậu môn bằng nước muối sinh lý ấm 2 – 3 lần/tuần Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, tránh xa các đồ ăn cay nóng hoặc những thực phẩm gây dị ứng Ăn chậm, nhai kỹ và chia thành nhiều bữa ăn trong ngày Hạn chế tắm bồn Tập luyện thể dục nhẹ nhàng (ví dụ: yoga, pilates,…) giúp giảm nguy cơ bị trĩ, táo bón và ngứa hậu môn Sử dụng trực tiếp hoặc dùng các chế phẩm từ thảo dược tự nhiên như CotriPro để cải thiện và đẩy lùi nguy cơ bị trĩ, táo bón; giảm ngứa hậu môn an toàn và hiệu quả cho phụ nữ mang thai, không gây tác dụng phụ như khi sử dụng thuốc. CotriPro – Giải pháp giảm ngứa hậu môn tại nhà cho mẹ bầu Bài viết trên đã tổng hợp một vài thông tin quan trọng đến tình trạng ngứa hậu môn khi mang thai mà mẹ bầu cần biết. Mong rằng, các mẹ bầu có thể ngăn ngừa và dễ dàng xử lý tình trạng khó chịu do bị ngứa hậu môn. Ngoài ra, để tìm hiểu chi tiết hơn về bộ đôi CotriPro, hãy liên hệ đến hotline: 1800 6293 (miễn cước trong giờ hành chính). Hoặc, bạn cũng có thể truy cập trang web https://cotri.pro/ để cập nhật, tham khảo thêm nhiều thông tin liên quan khác đến sản phẩm cũng như tình trạng ngứa hậu môn khi mang thai. Chia sẻ
10 Loại thuốc bôi trĩ cho bà bầu hiệu quả, an toàn hiện nay
Bà bầu là đối tượng dễ gặp phải bệnh trĩ, đặc biệt là trong 3 tháng cuối thai kỳ. Căn bệnh này gây ảnh hưởng rất lớn đến tâm sinh lý – sinh hoạt hàng ngày và sức khỏe của các mẹ bầu. Thuốc bôi trĩ cho bà bầu là giải pháp được nhiều bà bầu lựa chọn khi gặp căn bệnh này. Dưới đây là 10 loại thuốc bôi trĩ cho bà bầu an toàn được Cotripro.vn tổng hợp, mời bạn cùng tham khảo qua. Mục lụcI. Các loại thuốc bôi trĩ cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng1.1 Gel bôi trĩ cho bà bầu CotriPro Gel1.2 Thuốc trị trĩ cho bà bầu Rectostop của Phần Lan1.3 Thuốc bôi trĩ cho bà bầu Hemorrhostop của mỹ1.4 Kem bôi trĩ cho bà bầu Germoloids của Anh1.5 Thuốc bôi trĩ cho bà bầu Titanoreine của pháp1.6 Kem bôi trĩ cho bà bầu Hemo Cure của Nhật Bản1.7 Kem bôi trĩ chữ M Borraginol của Nhật1.8 Mỡ sinh cơ từ thảo dược để chữa trĩ cho bà bầu1.9 Thuốc bôi trĩ cho bà bầu Hemopropin của CroatiaII. Cách sử dụng thuốc bôi trĩ cho bà bầuIII. Lưu ý khi sử dụng thuốc bôi trĩ cho bà bầu I. Các loại thuốc bôi trĩ cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng Bệnh trĩ khi mang thai là vấn đề mà hầu hết các mẹ bầu đều phải trải qua, nhất là ở những tháng cuối thai kỳ. Sử dụng thuốc trong thai kỳ là điều kiêng kỵ tối đa. Vì vậy trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc gì cần phải được chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, các mẹ bầu có thể tham khảo và hỏi ý kiến của bác sĩ để sử dụng một số loại thuốc bôi trĩ sau: 1.1 Gel bôi trĩ cho bà bầu CotriPro Gel Gel bôi trĩ cho bà bầu CotriPro Gel CotriPro Gel là sản phẩm gel bôi nằm trong bộ sản phẩm CotriPro – một loại thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ làm giảm nhanh các triệu chứng đau rát, khó chịu do trĩ gây ra; làm săn se vùng da hậu môn đồng thời hỗ trợ co nhỏ búi trĩ một cách tự nhiên cho các mẹ bầu, mẹ sau sinh bị mắc trĩ. Đối tượng sử dụng: Cotriro Gel dùng cho bà bầu bị trĩ; phụ nữ bị trĩ sau sinh; trẻ em bị trĩ; người bị nứt kẽ hậu môn, chảy máu, đau rát hậu môn khi đi vệ sinh. 1.2 Thuốc trị trĩ cho bà bầu Rectostop của Phần Lan Thuốc trị trĩ cho bà bầu Rectostop Thuốc bôi trĩ cho bà bầu Rectostop với thành phần chiết xuất từ nhiều thảo dược tự nhiên như cây phỉ, hạt dẻ ngựa nên có hiệu quả tốt trong việc hỗ trợ làm co búi trĩ, giảm các triệu chứng và ngăn ngừa trĩ phát triển mạnh ở phụ nữ đang mang thai bị trĩ. Thành phần: Benzyl cinnamate, Benzyl benzoate, Zinc Oxide, Provitamin B5 (chuyển hoá từ Panthenol), chiết xuất cây phỉ, chiết xuất hạt dẻ ngựa và một số tá dược khác. Công dụng: Kháng viêm, kháng khuẩn vết thương tại vùng hậu môn và búi trĩ. Giảm đau rát, giảm kích ứng trĩ, hỗ trợ làm nhỏ kích thước búi trĩ. 1.3 Thuốc bôi trĩ cho bà bầu Hemorrhostop của mỹ Thuốc bôi trĩ cho bà bầu Hemorrhostop Là loại thuốc có thành phần từ tự nhiên, an toàn và lành tính được nhiều người tin tưởng và sử dụng. Sản phẩm bôi trĩ Hemorrhostop được sản xuất tại mỹ với tác dụng hỗ trợ làm bền thành mạch, chống co thắt, tăng khả năng chịu đựng của thành mạch, chống khó chịu do bệnh trĩ gây ra (đau rát, ngứa ngáy, đi ngoài ra máu,…) Sử dụng sản phẩm cần vệ sinh sạch sẽ hậu môn bằng nước ấm và lau khô. 1.4 Kem bôi trĩ cho bà bầu Germoloids của Anh Kem bôi trĩ cho bà bầu Germoloids Germoloids® là nhãn hiệu thuốc gây tê, thuốc bôi trĩ cho bà bầu bán chạy hàng đầu tại Vương quốc Anh. Kem bôi trĩ cho bà bầu Germoloids® được sản xuất với mục tiêu chính làm giảm các triệu chứng đau rát, sưng hậu môn do bệnh trĩ gây ra. – Thành phần: Lidocaine hydrochloride 0,7%; kẽm oxit 6,6%, methyl salicylate, methyl hydroxybenzoate, polawax, parafin, butyl hydroxybenzoate, nước tinh khiết. – Công dụng: Hoạt chất lidocaine hydrochloride có khả năng gây tê cục bộ và hỗ trợ làm giảm các cơn đau ngứa rát khó chịu liên quan tới bệnh trĩ. Giúp thu nhỏ các búi trĩ, phòng ngừa viêm sưng búi trĩ rất tốt nhờ Oxit kẽm. Dưỡng ẩm và làm dịu vùng da hậu môn, giúp việc đi đại tiện dễ dàng hơn. – Cách dùng: Bôi 1 – 4 lần mỗi ngày tại vùng da bên ngoài hoặc bên trong hậu môn. Không sử dụng quá 4 lần thuốc bôi trĩ cho bà bầu một ngày. 1.5 Thuốc bôi trĩ cho bà bầu Titanoreine của pháp Thuốc bôi trĩ cho bà bầu Titanoreine Titanoreine là một dạng kem bôi được sản xuất từ pháp. Đây là sản phẩm được nhiều người lựa chọn và sử dụng vì độ an toàn cao. Loại kem này giúp giảm đau đớn, bỏng rát vùng hậu môn, kháng viêm, ngăn chặn loét hậu môn,… Sản phẩm Titanoreine thường được chỉ định sử dụng với những người mắc bệnh trĩ giai đoạn đầu, các bà bầu, mẹ cho con bú, người mắc táo bón kinh niên,… 1.6 Kem bôi trĩ cho bà bầu Hemo Cure của Nhật Bản Kem bôi trĩ cho bà bầu Hemo Cure – Thành phần: Kem bôi trĩ cho bà bầu Hemo Cure gồm 3 thành phần chính là Hydrocortisone, Allantoin và Capocain. – Công dụng: Làm lành các thương tổn vùng hậu môn, phòng ngừa viêm sưng đau búi trĩ. Hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng bệnh trĩ, giúp giảm chảy máu khi đi đại tiện. Hỗ trợ tăng sức bền thành mạch trĩ và làm co nhỏ búi trĩ tự nhiên. – Cách dùng: Vệ sinh sạch vùng hậu môn rồi bôi kem trĩ cho bà bầu Hemo Cure 2 – 3 lần/ngày. Không bôi thuốc nhiều hơn 3 lần mỗi ngày. 1.7 Kem bôi trĩ chữ M Borraginol của Nhật Kem bôi trĩ chữ M có 2 loại chính (màu vàng cho người bình thường, màu xanh dành riêng cho bà bầu, phụ nữ cho con bú). Kem bôi trĩ chữ M Borraginol dành riêng cho bà bầu Với tuýp màu xanh sẽ mang lại hiệu quả trị bệnh trĩ nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho mẹ bầu. Sản phẩm có chứa các thành phần như: hoạt chất Lidocain, Glycyrrhetinic acid, Vitamin E Acetate, Allantoin,… Các thành phần này mang lại tác dụng đẩy lùi cảm giác đau rát, ngứa ngáy, khó chịu cho người mắc trĩ. 1.8 Mỡ sinh cơ từ thảo dược để chữa trĩ cho bà bầu Mỡ sinh cơ bôi trĩ cho bà bầu Mỡ sinh cơ là loại kem bôi trĩ được sản xuất bởi viện y học cổ truyền Quân Đội. Có hình dạng ống Tuýp. Mỡ sinh cơ giúp giảm viêm đỏ, sưng tấy hậu môn khi bị trĩ. Bên cạnh đó, còn chống ngứa và làm lành các tổn thương vùng hậu môn. Sản phẩm đã được chứng minh an toàn cho bà bầu tuy nhiên vẫn nên liên hệ với bác trĩ hỏi ý kiến trước khi sử dụng. Mỗi lần sử dụng cần vệ sinh sạch sẽ hậu môn sau đó thoa một lượng vừa đủ, sử dụng 2 – 3 lần/ngày. 1.9 Thuốc bôi trĩ cho bà bầu Hemopropin của Croatia – Thành phần: Keo ong nguyên chất, chiết xuất mỡ, Lanolin cera , Anthemis Nobilis cùng các tá dược vừa đủ 20g. Thuốc bôi trĩ cho bà bầu Hemopropin – Công dụng: Thuốc bôi trĩ cho bà bầu Hemopropin là loại kem bôi trĩ được ra đời bởi Công ty Dược phẩm Apipharma – một hãng dược phẩm lớn của đất nước Croatia. Kem bôi trĩ Hemopropin đem lại các lợi ích chính như: Cải thiện tình trạng viêm sưng đỏ, giảm đau rát tại vùng hậu môn và quanh búi trĩ. Hỗ trợ thu nhỏ kích thước búi trĩ. Hỗ trợ giảm chảy máu, cải thiện tình trạng bà bầu bị trĩ ra máu khi đại tiện. – Cách dùng: Dùng kem bôi trĩ cho bà bầu Hemopropin 2 lần vào buổi sáng – tối hoặc sau khi đi đại tiện. Người bệnh hãy vệ sinh sạch búi trĩ trước khi bôi thuốc để đạt hiệu quả tốt nhất. – Giá tham khảo: 280.000 VNĐ/tuýp bôi có khối lượng 20g. II. Cách sử dụng thuốc bôi trĩ cho bà bầu Các sản phẩm thuốc bôi trĩ coh bà bầu trên đều lành tính và an toàn khi sử dụng. Tuy nhiên, các mẹ bầu nên biết cách sử dụng để mang lại hiệu quả tuyệt đối. Cụ thể cách dùng như sau: Bước 1: Cần rửa sạch tay bằng xà phòng kháng khuẩn hoặc sử dụng găng tay y tế. Bước 2: Sử dụng nước ấm hoặc nước muối pha loãng để vệ sinh vùng hậu môn. Sau đó dùng khăn mềm lau khô. Bước 3: Bóp nhẹ và lấy một lượng kem vừa đủ bôi lên vùng hậu môn nhẹ nhàng. Nằm yên (nằm sấp hoặc nghiêng 1 bên) thư giãn khoảng 15 phút để giúp thuốc thẩm thấu vào sâu bên trong. III. Lưu ý khi sử dụng thuốc bôi trĩ cho bà bầu Thuốc bôi trĩ cho bà bầu thường được chỉ định sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định Thuốc bôi trĩ cho bà bầu chỉ có tác dụng hỗ trợ làm giảm các triệu chứng chứ không điều trị dứt điểm bệnh Bà bầu không tự ý mua thuốc bôi trĩ về dùng mà cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn sử dụng đúng loại, đúng liều lượng và thời gian. Cần mua đúng sản phẩm của nhà sản xuất, tránh mua hàng nhái – hàng giả – hàng kém chất lượng. Khi nhận thấy được những dấu hiệu bất thường, cần ngưng sử dụng và trao đổi với bác sĩ để có hướng dẫn cụ thể. Kết hợp điều trị với xây dựng chế độ ăn uống khoa học – lành mạnh giúp cải thiện bệnh trĩ tại nhà tốt hơn. Ngoài việc sử dụng thuốc bôi trĩ cho bà bầu trên, có thể sử dụng những cách sau để làm giảm triệu chứng ngứa nhanh: Ngâm hậu môn và trực tràng trong nước ấm Chườm lạnh khu vực hậu môn và trực tràng để làm giảm sưng, giảm đau Sử dụng thuốc bôi trĩ là một trong những cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu. Với 10 loại thuốc bôi trĩ cho bà bầu mà Cotripro.vn chia sẻ trên sẽ là những kiến thức tham khảo hữu ích cho các mẹ bầu. Tuy nhiên thai phụ nên đi khám để biết tình trạng cụ thể và bác sĩ chỉ định dùng thuốc phù hợp với liều lượng. Không nên tự ý mua thuốc về dùng tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Nếu có bất kỳ các vấn đề nào liên quan tới bệnh trĩ, mời bạn gọi về tổng đài tư vấn 18006293 hoặc kết nối Zalo 0384730724 để được các dược sỹ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn thoát khỏi những khó chịu đang hành hạ hàng ngày nhé. ||Tham khảo một số bài viết khác: Bà bầu bị trĩ nên ăn gì kiêng gì để chữa trị bệnh trĩ an toàn? Bà Bầu Bị Trĩ Có Sinh Thường Được Không? Bị trĩ khi mang thai có nguy hiểm không? Cần lưu ý điều gì? Chia sẻ
Bà bầu bị trĩ nên ăn gì kiêng gì để chữa trị bệnh trĩ an toàn?
Chế độ dinh dưỡng cực kì quan trọng với sức khỏe của mỗi bà bầu, bởi không phải phụ nữ nào cũng có kinh nghiệm bồi bổ các chất để không mắc phải táo bón và bệnh trĩ. Chính điều này đã tạo ra nhiều tâm lý bất ổn đối với phụ nữ trong thai kỳ. Vào thời điểm này bà bầu bị trĩ nên ăn gì kiêng gì để phòng và điều trị trĩ một cách hiệu quả, an toàn đóng vai trò rất quan trọng. Mời bạn tham khảo cùng cotri.pro để lựa chọn thực phẩm đúng cách cho mình nhé. Mục lụcI. Bà bầu bị trĩ nên ăn gì giúp chữa trị bệnh trĩ?– Quả chuối– Quả lê– Quả táo– Quả cam– Quả đu đủ chín– Quả bí đỏ– Quả bơ– Quả cherry– Quả lựu– Các loại rau– Các loại đậu– Sữa chua – Củ khoai lang– Thực phẩm giàu chất sắt tốt cho bà bầu bị trĩII. Bà bầu bị trĩ nên kiêng ăn gì?– Đồ ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ– Quá nhiều chất đạm (protein)– Ngũ cốc đã qua tinh chế– Hạn chế đồ ngọt– Không dùng các chất kích thích– Thực phẩm chứa gia vị cay nóng– Tránh ăn đồ quá mặnIII. Những thói quen sinh hoạt tốt cho bà bầu bị trĩ– Vệ sinh hậu môn đúng cách– Thời gian ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý– Thay đổi tư thế ngồi xổm khi vệ sinh– Ngâm hậu môn bởi nước ấm– Tạo thói quen đi đại tiện hàng ngày– Cần cung cấp đủ lượng nước– Cotripro – Gel bôi co trĩ an toàn cho bà bầu I. Bà bầu bị trĩ nên ăn gì giúp chữa trị bệnh trĩ? Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, chất xơ đóng vai trò quan trọng giúp làm lành tổn thương trong cơ thể, đặc biệt là tế bào ruột, giúp dự trữ lượng nước hỗ trợ đường tiêu hóa di chuyển linh hoạt hơn để phòng ngừa táo bón và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ tại nhà hiệu quả. Vì vậy, bà bầu bị trĩ nên bổ sung nhóm thực phẩm có nhiều chất xơ như: – Quả chuối Chuối là trái cây cung cấp dồi dào kali, axit folic, và vitamin B6 rất tốt cho sự phát triển của thai nhi và trẻ em sau sinh. Một quả chuối có khoảng 3gram chất xơ, trong đó có chứa pectin (một loại chất xơ tan trong nước) giúp cải thiện đường tiêu hóa trơn tru ngăn ngừa táo bón, tăng sức bền thành mạch tốt cho bà bầu hoặc người đang bị trĩ. – Quả lê Quả lê là loại trái cây rất giàu chất xơ, tốt cho bà bầu bị trĩ cải thiện về đường ruột Một quả lê, trung bình có chứa 4,3gram chất xơ không chỉ giúp bà bầu giảm bớt các triệu chứng của trĩ, mà trong quả lê còn chứa một số hoạt chất vitamin C, kali, và folate giúp kiểm soát lượng đường trong máu, rất tốt cho bà bầu bị trĩ. – Quả táo Quả táo chứa nhiều chất xơ, bà bầu cần ăn luôn cả vỏ 1-2 quả mỗi ngày, giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn. Nhiều nghiên cứu cho thấy một quả táo có chứa nhiều loại khoáng chất tốt cho cơ thể như kali, magie, sắt, … giúp cân bằng cholesterol, ngăn ngừa tình trạng táo bón và giảm triệu chứng trĩ gây ra. – Quả cam Theo các nghiên cứu, quả cam hoặc quýt khá giàu các vitamin A-C, canxi có lợi cho sức khỏe. Lượng chất xơ có chứa trong cam, quýt cũng giúp các mẹ bầu bị trĩ phòng ngừa táo bón và hạn chế sự phát triển bệnh trĩ hiệu quả. – Quả đu đủ chín Ăn đu đủ thường xuyên là cách giúp bà bầu bị trĩ chống táo bón Quả đu đủ chín có chứa hàm lượng chất xơ và các vitamin (A, B1, B2, C) rất tốt cho cơ thể, giúp kích thích đường tiêu hóa, giảm chứng khó tiêu, táo bón, hỗ trợ làm giảm tình trạng bị trĩ chảy máu hay gặp ở các mẹ bầu khi đại tiện. Trong quả đu đủ chín có chứa hoạt chất papain giúp chống oxy hóa cơ thể rất tốt. Đối với bà bầu bị trĩ cần ăn 2-3 lần/tuần để nâng cao sức đề kháng, cải thiện tình trạng táo bón và bệnh trĩ thật tốt. – Quả bí đỏ Quả bí đỏ là nguồn cung cấp nhiều chất xơ và chất dinh dưỡng cần kể đến như sắt, vitamin B6, vitamin E, folate, magie, beta-carotene, … giúp bà bầu giảm căng thẳng, lo âu. Đặc biệt, chất xơ có trong bí đỏ giúp nhuận tràng, ngăn ngừa táo bón, sản sinh ra lượng máu cho cơ thể, cải thiện bệnh trĩ hiệu quả. – Quả bơ Quả bơ Là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, trung bình mỗi quả có chứa 10-12gram chất xơ bởi hàm lượng carbohydrate cao nên kích thích hệ tiêu hóa và dễ dàng hấp thụ. Đồng thời, quả bơ còn có nhiều vitamin (B5, B6, C, E, K, kali) giúp tăng sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch, ngăn chặn tình trạng táo bón và trĩ gây ra. – Quả cherry Quả cherry chứa nhiều chất polyphenol có tác dụng giảm viêm mạnh Quả cherry mang lại cho bạn lượng calo thấp và đầy đủ chất xơ, các khoáng chất bao gồm vitamin (A, C, K) dồi dào. Giúp tăng sức đề kháng và chất polyphenol có trong cherry có tác dụng chống viêm nhiễm mạnh, từ đó chức năng hệ tiêu hóa hoạt động ổn định hơn, giảm tình trạng táo bón, ngăn ngừa trĩ hiệu quả. – Quả lựu Trong quả lựu có chứa các khoáng chất, cung cấp chất dinh dưỡng và chất xơ tốt cho cơ thể bà bầu làm giảm viêm nhiễm, chống lại nhiễm trùng, giảm mức độ tổn thương ở hậu môn, giảm sưng tại búi trĩ và cải thiện tình trạng xung huyết dựa vào hàm lượng chất oxy hóa cao. – Các loại rau Các loại rau xanh cung cấp nhiều chất xơ cần thiết mà bà bầu bị trĩ nên thêm vào thực đơn hàng ngày như rau dền, rau đay, ngải cứu, mồng tơi, củ cải, cà rốt, xà lách, súp lơ, cải xoong, rau muống, rau bina, bí xanh, rau cần, bông cải xanh-trắng, … giúp đào thải phân ra ngoài dễ dàng, làm giảm tình trạng đại tiện ra máu do mắc trĩ ở bà bầu. ||Xem thêm: Bệnh trĩ nên ăn gì, kiêng ăn gì? Chế độ dinh dưỡng cho trĩ – Các loại đậu Các loại đậu đen-đỏ-xanh, đậu lăng-tương-bắp-hà lan được xếp vào nguồn cung cấp chất xơ hòa tan và không hòa tan tự nhiên tốt cho bà bầu bị trĩ. Bởi chúng giúp làm phân mềm ra, tăng chuyển động của nhu động ruột ngăn chứng táo bón hiệu quả và ngừa bệnh trĩ phát triển. – Sữa chua Mỗi ngày cần ăn 1 hộp sữa chua có chứa men vi sinh probiotic giúp tạo nhiều vi khuẩn tốt cho cơ thể. Bị trĩ có nên ăn sữa chua? Câu trả lời là Có. Trong các sản phẩm từ sữa, đặc biệt là sữa chua mà bà bầu bị trĩ có thể ăn hàng ngày lại không lo bị táo bón, chướng bụng, khó tiêu. Trong sữa chua có chứa men vi sinh probiotic giúp tạo nhiều vi khuẩn tốt cho cơ thể, tăng cường kích thích đường ruột khỏe mạnh đồng thời hỗ trợ nhuận tràng giúp cải thiện bệnh trĩ cho phụ nữ khi mang thai. – Củ khoai lang Khoai lang chín nếu ăn điều độ 100gram mỗi ngày sẽ thu được kết quả lý tưởng cho bà bầu bị trĩ, bởi các thành phần trong khoai lang rất giàu chất xơ có lợi cho tiêu hóa, giúp nhuận tràng và ngăn ngừa táo bón hiệu quả (không nên ăn khi đói dễ bị hạ đường huyết hoặc ăn quá nhiều có thể gây ợ hơi, béo phì). – Thực phẩm giàu chất sắt tốt cho bà bầu bị trĩ Việc bổ sung các loại thực phẩm để sản sinh hồng cầu và chứa nhiều sắt sẽ rất tốt để bù lại sức khỏe và lượng máu đã mất cho bà bầu bị trĩ. Dưới đây là các thực phẩm giàu chất sắt mà bà bầu nên áp dụng bổ sung như: Cần thêm vào khẩu phần ăn mỗi ngày cho bà bầu thực phẩm giàu chất sắt. – Các loại rau củ quả bao gồm hạnh nhân sấy, chà là sấy, quả sung, bắp cải, cải xoan, rau bina, củ lạc, hạt bí ngô, socola đen, hạt sen, rau dền trắng-đỏ, cà rốt, su hào… – Chất sắt từ nguồn gốc động vật: chủ yếu có trong thịt đỏ và nội tạng (dê, cừu, heo, bò) chất béo omega 3 có trong các loại (cá ngừ, cá trích, cá thu), trứng cá, hải sản (cua, hàu, tôm, trai, sò, ốc), … II. Bà bầu bị trĩ nên kiêng ăn gì? Quá trình tẩm bổ sai cách ở bà bầu khi bị trĩ sẽ khiến các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Nhất là các bà bầu bị táo bón mãn tính, càng hạn chế ăn càng ít các thực phẩm sau sẽ càng tốt cho việc hỗ trợ phòng ngừa bệnh trĩ phát triển thời gian mẹ bầu đang mang thai. Cụ thể: – Đồ ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ Các loại thực phẩm chế biến nhanh hầu hết là món ăn đông lạnh, sử dụng dầu mỡ chiên lại nhiều lần, không chỉ ít chất xơ mà còn không đảm bảo về độ an toàn thực phẩm (ATTP) dễ gây khó tiêu, ợ hơi, làm suy yếu đường ruột gây ra các tình trạng liên quan đến táo bón. Nên bà bầu chỉ cần hạn chế hoặc tránh không ăn phải những thực phẩm này. – Quá nhiều chất đạm (protein) Bà bầu không nhất thiết là phải kiêng ăn hoàn toàn thịt đỏ nhưng nếu dung nạp quá nhiều thịt mà không có chất xơ sẽ gây khó tiêu, đầy bụng, dẫn tới thường xuyên bị táo bón. Để kiểm soát được vấn đề này, bà bầu chỉ cần bổ sung thêm chất xơ bằng các loại rau xanh nấu cùng các món thịt, hay việc uống nước ép trái cây hàng ngày hoặc dùng các chất béo tự nhiên để tránh bị táo bón. – Ngũ cốc đã qua tinh chế Ngũ cốc đã qua tinh chế khi dung nạp vào cơ thể bà bầu dễ bị táo bón vì hầu hết đã được loại bỏ các lớp cám, mầm vỏ bên ngoài và chất xơ để tạo ra bánh mì, bánh gạo trắng, bánh quy hay các loại bánh ngọt ngoài thị trường. Để có thể tác động tích cực, làm giảm nguy cơ bị táo bón và trĩ, bà bầu nên ăn các sản phẩm từ ngũ cốc còn nguyên hạt như bột yến mạch, gạo lứt và bánh mì nguyên cám. Đồng thời ăn nhiều rau xanh và uống thêm nước ép trái cây để tăng thêm lượng chất xơ cho cơ thể. – Hạn chế đồ ngọt Ăn quá nhiều đồ ngọt trong thai kì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ sau sinh. Tất cả các thực phẩm có chứa ngọt dễ gây ra các bệnh lý liên quan hệ tiêu hóa như chứng khó tiêu, béo phì, lượng đường trong máu tăng, tạo áp lực lên thành ruột khiến bà bầu luôn có cảm giác ngứa rát búi trĩ, gây táo bón kéo dài. – Không dùng các chất kích thích Theo các nghiên cứu, việc sử dụng các chất kích thích như bia rượu, cà phê, nước uống có gas, hay thuốc lá ở người bị trĩ cũng làm cơ thể bị mất nước, khiến phân khô cứng dễ gây tổn thương và chảy máu búi trĩ sau quá trình đại tiện vì phải dùng lực rặn nhiều. Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai bị trĩ nên kiêng tuyệt đối các chất kích thích. Bởi vì, hầu hết chúng không mang lại lợi ích cho bà bầu mà còn gây hại cho sức khỏe của thai nhi, thậm chí còn làm tăng nguy cơ sảy thai, lưu thai, hoặc sinh ra thai nhi chậm phát triển về thể chất và tư duy. – Thực phẩm chứa gia vị cay nóng Nếu không muốn tình trạng bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng hơn ở bà bầu, cần loại bỏ ngay các thực phẩm có chứa gia vị cay, nóng như hạt tiêu, ớt, gừng, riềng, quế, mù tạt, … sẽ gây nóng trong người, khó khăn cho quá trình đào thải phân ra ngoài, dẫn tới bị táo bón, đau rát hậu môn hoặc chảy máu. – Tránh ăn đồ quá mặn Nếu cho quá nhiều muối vào món ăn sẽ khiến lượng nước trong cơ thể bị hấp thụ, bởi muối có đặc tính hút nước dễ gây rối loạn tiêu hóa khiến phân trở nên khô cứng, khó khăn đào thải phân ra ngoài. Vì thế, bà bầu bị trĩ nên chọn những thực phẩm nhạt hơn cùng kết hợp với chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý để giảm tình trạng trĩ gây ra. III. Những thói quen sinh hoạt tốt cho bà bầu bị trĩ Các biểu hiện của bệnh trĩ không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe bà bầu mà còn gây ra sự bất tiện trong sinh hoạt, nhất là thời điểm những tháng cuối của thai kỳ. Vì vậy, mà việc áp dụng thói quen dưới đây sẽ giúp cải thiện phần nào khó chịu do trĩ gây ra như: – Vệ sinh hậu môn đúng cách Bà bầu cần xịt nước nhẹ nhàng, tránh xịt thẳng mạnh gây tổn thương cho búi trĩ. Bà bầu bị trĩ thay vì phải dùng giấy khô lau chùi, dễ gây tổn thương cho vùng hậu môn thì nên sử dụng nguồn nước sạch và dùng vòi xịt nhẹ nhàng, hoặc dùng nước ấm pha muối loãng để rửa sạch khi đại tiện rồi thấm lại bằng khăn khô mềm. Tuyệt đối không tự ý dùng xà phòng để rửa, vì có thể gây ra tình trạng kích ứng làm tổn thương tới búi trĩ. – Thời gian ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý Để nâng cao sức khỏe, tránh bị táo bón ở thời điểm bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối nên chia nhỏ bữa ăn thành 5-7 lần/ngày để hệ tiêu hóa hoạt động vừa phải, không bị dồn quá nhiều lực hoạt động khi ăn ngày 3 bữa. Bà bầu bị trĩ nên ăn chậm và nhai kĩ để tốt cho quá trình tiêu hóa giúp cho dạ dày hoạt động nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Việc duy trì sự cân bằng giữa ăn uống và nghỉ ngơi sớm mỗi ngày, sẽ rất tốt cho bà bầu và thai nhi, bởi độ dài lý tưởng cho giấc ngủ đủ là từ 7 – 9 tiếng/ngày. Đây là cách tốt nhất để giúp bà bầu cảm thấy thoải mái và tăng cường hệ miễn dịch ngăn ngừa tình trạng táo bón do quá lo lắng hoặc stress lâu ngày gây ra. – Thay đổi tư thế ngồi xổm khi vệ sinh Bà bầu nên ngồi toilet với tư thế khoảng 35 độ (ảnh minh họa) Các bà bầu thường có thói quen ngồi lâu trong nhà vệ sinh, hoặc ngồi thẳng vuông góc 90 độ khiến những áp lực bị dồn lên trực tràng và ống hậu môn. Điều này dễ gây ra tình trạng táo bón mãn tính. Tư thế chuẩn nhất cho các bà bầu là ngồi bằng cách kê chân lên chiếc ghế nhỏ để tạo ra tư thế giống như ngồi xổm ở một góc khoảng 35 độ, giúp cho việc đại tiện dễ dàng hơn mà không dùng lực rặn quá mạnh để giảm tình trạng chảy máu búi trĩ. Tư thế này có thể áp dụng với tất cả mọi người (tuyệt đối không dùng toilet bệt). – Ngâm hậu môn bởi nước ấm Trước và sau khi thực hiện cách này, bà bầu bị trĩ cần vệ sinh sạch hậu môn rồi thấm lại bằng khăn khô mềm. Sau đó, pha một lượng ít hạt muối tinh hoặc nước muối sinh lý vào một chậu nước ấm nhỏ để ngâm hậu môn trong khoảng 15 phút đến khi nước nguội dần, kiên trì thực hiện 2 lần/ngày sẽ mang lại cảm giác dễ chịu, giảm tình trạng đau rát, sưng viêm mà bà bầu bị trĩ đang mắc phải. ||Xem thêm: #18 cách chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian đơn giản – Tạo thói quen đi đại tiện hàng ngày Nhằm giảm tải các triệu chứng khó chịu do trĩ gây ra, bà bầu cần tập đi đại tiện theo khung giờ nhất định, tốt nhất là từ 7-9h sáng có thể làm giảm áp lực lên đường tiêu hóa, giúp đào thải phân một cách dễ dàng. Từ đó giúp bà bầu bị trĩ cảm thấy thoải mái khi đi đại tiện và phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả. – Cần cung cấp đủ lượng nước Bằng cách uống đủ lượng nước từ 2-3 lít mỗi ngày, cả kể lúc không khát. Việc bổ sung nước không những cần thiết cho cơ thể bà bầu, mà còn giúp khôi phục sức khỏe nhanh chóng, nhằm giúp hệ tiêu hóa được bôi trơn. Đồng thời ngăn chặn táo bón hay các bệnh liên quan tới hệ tiêu hóa. – Cotripro – Gel bôi co trĩ an toàn cho bà bầu Bên cạnh việc tạo các thói quen tốt như thay đổi chế độ dinh dưỡng và thiết lập chế độ sinh hoạt hàng ngày, bà bầu có thể sử dụng thêm sản phẩm gel bôi trĩ chiết xuất từ các thảo dược tự nhiên, mang lại hiệu quả cao, an toàn và có tác dụng khi sử dụng tại chỗ như Cotripro Gel. Cotripro Gel – sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh trĩ cho mẹ bầu Cotripro gel với các thành phần chiết xuất từ tự nhiên cúc tần, ngải cứu, lá lốt, tinh nghệ được các chuyên gia khuyến cáo dùng khi bị trĩ, các trường hợp mắc trĩ cấp, đau rát, chảy máu nhiều.. Cotripro thấm trực tiếp vào búi trĩ làm giảm nhanh các triệu chứng đau rát, chảy máu, sưng viêm sau 3-5 ngày sử dụng. Kiên trì dùng Cotripro Gel giúp săn se và co búi trĩ hiệu quả. Để tìm nhà thuốc gần nhất có bán Cotripro gel, hoặc đặt hàng mua Online xem TẠI ĐÂY Ngoài ra, nếu bạn còn bất kì câu hỏi hay thắc mắc nào khác, hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn phí 18006293 hoặc kết nối Zalo 0384730724 để được các dược sỹ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn sớm thoát khỏi các khó chịu mà bệnh trĩ gây ra. Hy vọng, với những thông tin hữu ích trên đây đã phần nào giải đáp những lo lắng về việc bà bầu bị trĩ nên ăn gì và kiêng gì để vừa tốt cho bà bầu bị trĩ, vừa không ảnh hưởng gì cho thai nhi. Bạn có thể thử các phương pháp đơn giản tại nhà, nhưng cũng cần hỏi thêm ý kiến của bác sĩ chăm sóc riêng cho bạn và đưa ra lời khuyên tốt nhất để ngăn ngừa bệnh trĩ an toàn. ★★ Tin liên quan: 10 Cách chữa trị bệnh trĩ cho bà bầu tại nhà an toàn hiệu quả Bà Bầu Bị Trĩ Có Sinh Thường Được Không? Chia sẻ