Bệnh trĩ khi mang thai & sau sinh

Bệnh trĩ sau sinh: Sau sinh bị trĩ phải làm sao? cách điều trị

Sau sinh, sản phụ rất dễ bị trĩ với nhiều lý do. Bệnh lý này không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tác động tiêu cực đến tâm lý sản phụ. Vậy Trĩ sau sinh phải làm sao? Hãy cùng tìm hiểu 3 cách giảm triệu chứng và đối phó với tình trạng này trong bài viết sau! Mục lụcI. Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ sau sinhII. Dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ sau sinhIII. Bị bệnh trĩ sau sinh có nguy hiểm không?IV. Trĩ sau sinh có tự khỏi không?V. Khi nào cần đi gặp bác sĩVI. Sau sinh bị trĩ phải làm sao?6.1 Thay đổi chế độ ăn uống6.2 Thiết lập lối sống lành mạnh6.3 Dùng thuốc I. Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ sau sinh Để giải đáp thắc mắc “sau sinh bị trĩ phải làm sao”, trước tiên, bạn cần nắm được dấu hiệu và nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể, khi bị trĩ sau sinh, sản phụ thường xuất hiện các dấu hiệu như: đi đại tiện thấy máu, sa búi trĩ, ngứa hậu môn, xuất hiện khối sưng đau ở hậu môn, chảy dịch nhầy tại cửa hậu môn, viêm trực tràng, viêm da hậu môn,… Nguyên nhân khiến phụ nữ sau sinh bị trĩ chủ yếu do: Bị trĩ nhẹ trước hoặc trong lúc mang thai: Phần lớn phụ nữ đã bị trĩ mức độ nhẹ trước hoặc trong lúc mang thai, sau khi sinh con do không chú ý giữ gìn sức khỏe nên bệnh biến chuyển nặng hơn. Thai nhi chèn ép lên vùng trực tràng – hậu môn: Ở những tháng cuối thai kỳ, thai nhi có khả năng cao đã chèn ép lên vùng trực tràng hậu môn và cản trở đường về của các tĩnh mạch, làm cho các đám rối trĩ bị căng phồng và phát triển thành bệnh trĩ. Sự phát triển của thai nhi có thể khiến mẹ bầu bị trĩ Táo bón: Trong thời gian mang thai và sau sinh, mẹ bầu có xu hướng ngồi hoặc nằm nhiều khiến phân lưu lại ruột lâu hơn, tái hấp thụ nước khiến phân khô và gây táo bón. Mặt khác, chế độ ăn không phù hợp (ăn ít rau, uống không đủ nước, bổ sung nhiều canxi) cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu hoặc sản phụ thường bị táo bón sau sinh – yếu tố chính dẫn đến bệnh trĩ. Rặn trong quá trình sinh nở: Phụ nữ trong quá trình chuyển dạ thường cần thực hiện việc rặn đẻ. Nếu không làm đúng cách, điều này sẽ vô tình làm tăng thêm áp lực lên ổ bụng, đặc biệt là vùng tiêu khung khiến búi trĩ dễ hình thành và sa ra ngoài. Lưu ý, trên đây chỉ là những nguyên nhân phổ biến khiến phụ nữ thường bị trĩ sau sinh và có thể còn nhiều nguyên nhân khác chưa được liệt kê. Do đó, để biết được căn nguyên vấn đề của mình, các chị em cần chủ động thăm khám để được tư vấn sau sinh bị trĩ phải làm sao cho đúng và hiệu quả. ||Xem thêm: Phụ nữ sau sinh đi cầu ra máu có sao không? Cách điều trị II. Dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ sau sinh Tùy theo mức độ mà dấu hiệu  bệnh trĩ ở phụ nữ sau sinh ở mỗi người khác nhau, nhưng nhìn chung bao gồm các triệu chứng thường gặp như: Đại tiện ra máu: Đây là dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh trĩ. Máu thường có màu đỏ tươi, xuất hiện trên giấy vệ sinh hoặc trong phân. Sa búi trĩ: Búi trĩ là các khối u mềm, có thể nhìn thấy hoặc sờ thấy ở xung quanh hậu môn. Khi búi trĩ sa ra ngoài, người bệnh có thể cảm thấy đau, ngứa hoặc khó chịu. Ngứa hậu môn: Ngứa hậu môn là một triệu chứng phổ biến của bệnh trĩ, đặc biệt là khi búi trĩ bị sa ra ngoài. Sưng đau hậu môn: Búi trĩ có thể bị viêm hoặc sưng, gây đau đớn cho người bệnh. Nứt kẽ hậu môn: Nứt rát kẽ hậu môn có thể xảy ra do đi đại tiện khó khăn, khiến phân cọ xát vào niêm mạc hậu môn. Ngoài ra, một số phụ nữ sau sinh có thể gặp phải các triệu chứng khác như: Tiết dịch nhầy ở cửa hậu môn. Xuất hiện các cục u nhạy cảm gần hậu môn. Viêm da quanh hậu môn. Viêm trực tràng. Mệt mỏi, suy nhược do mất máu. ||Bạn có biết: Nứt kẽ hậu môn sau sinh ở phụ nữ phải làm sao? Cách chữa III. Bị bệnh trĩ sau sinh có nguy hiểm không? Trong hầu hết trường hợp, bị trĩ sau sinh thường không nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, việc chủ quan, phát hiện và điều trị trĩ muộn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, nguy hiểm đến tính mạng. Trong đó, một số biến chứng có thể xảy ra như: Sa nghẹt búi trĩ: Khi búi trĩ phát triển quá lớn, chèn ép lên cơ vòng hậu môn, gây tắc nghẽn và cản trở quá trình lưu thông máu. Lúc này, người bệnh luôn cảm thấy khó đi tiêu và đau đớn tột độ khi chạm vào búi trĩ. Tỷ lệ sa nghẹt búi trĩ ở phụ nữ sau sinh là rất cao Rối loạn chức năng hậu môn: Búi trĩ ngày càng lớn gây chèn ép các cơ quan xung quanh, từ đó ảnh hưởng đến việc co thắt hậu môn, gây khó khăn cho việc đẩy các chất thải ra khỏi cơ thể. Thiếu máu: Tình trạng này chỉ xảy ra khi trĩ đã ở giai đoạn nặng (thường là trĩ độ 4), ra máu nhiều và liên tục khiến cơ thể bị thiếu máu. Viêm nhiễm/hoại tử búi trĩ: Khi các búi trĩ liên tục tiết dịch ra bên ngoài, kết hợp với quá trình đào thải chất cặn bã ra khỏi cơ thể, búi trĩ có thể bị viêm, dẫn đến lở loét hoặc thậm chí hoại tử. Các bệnh phụ khoa: Do âm đạo và hậu môn ở nữ giới khá gần nhau nên vi khuẩn từ hậu môn dễ dàng lây lan sang âm đạo. Đó cũng là lý do vì sao phụ nữ bị trĩ thường bị kèm theo hàng loạt các vấn đề phụ khoa. Sau sinh, phụ nữ thường bị trĩ kèm nhiều vấn đề phụ khoa khác IV. Trĩ sau sinh có tự khỏi không? Trĩ sau sinh có thể tự khỏi trong một số trường hợp nhẹ, khi búi trĩ chưa bị sa ra ngoài và các triệu chứng chưa nghiêm trọng. Tùy thuộc vào kích thước, vị trí và mức độ nghiêm trọng của trĩ mà quá trình điều trị có thể mất vài ngày đến vài tuần. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, trĩ sau sinh cần phải được điều trị để ngăn ngừa các biến chứng. V. Khi nào cần đi gặp bác sĩ Bệnh trĩ sau sinh thường được can thiệp cải thiện bằng các biện pháp đơn giản tại nhà. Nhưng trong một số trường hợp cần được sự trợ giúp từ y tế: Bệnh trĩ sau sinh con không được cải thiện sau 7 ngày điều trị tại nhà Bệnh trĩ tái phát Chảy mủ từ búi trĩ Trĩ kèm theo các triệu chứng (sốt, ớn lạnh, khó chịu) Tình trạng bệnh trĩ ngày càng trầm trọng, ra máu nhiều hơn. VI. Sau sinh bị trĩ phải làm sao? Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị sau: Điều trị nội khoa: Các loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh trĩ bao gồm thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc nhuận tràng,… Phẫu thuật: Phẫu thuật được chỉ định cho các trường hợp trĩ nặng, gây đau đớn, khó chịu hoặc ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Để giải đáp câu hỏi sau sinh bị trĩ phải làm sao, dưới đây là một số gợi ý được nhiều chuyên gia khuyến nghị mà bạn có thể tham khảo: 6.1 Thay đổi chế độ ăn uống Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị và phòng ngừa bệnh trĩ sau sinh. Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp cải thiện nhu động ruột, giảm táo bón và giúp búi trĩ co lại. Bị trĩ sau sinh nên ăn gì: Rau xanh và trái cây: Đây là những thực phẩm giàu chất xơ, giúp làm mềm phân và giảm táo bón. Một số loại rau xanh và trái cây giàu chất xơ bao gồm: rau ngót, mồng tơi, rau khoai lang, rau dền, rau cải, chuối, táo, bưởi, cam,… Ngũ cốc nguyên hạt: Ngũ cốc nguyên hạt cũng là một nguồn chất xơ dồi dào. Một số loại ngũ cốc nguyên hạt bao gồm: gạo lứt, yến mạch, bánh mì đen,… Protein: Protein giúp xây dựng và sửa chữa các mô trong cơ thể, bao gồm cả các mô ở vùng hậu môn. Một số loại thực phẩm giàu protein bao gồm: thịt nạc, cá, trứng, sữa, các loại đậu,… Uống đủ nước: Nước giúp làm mềm phân và giảm táo bón. Phụ nữ sau sinh nên uống đủ 2-2,5 lít nước mỗi ngày. Uống đủ nước và xây dựng chế độ ăn khoa học rất quan trọng đối với người bị trĩ Bị trĩ sau sinh nên kiêng ăn gì: Thực phẩm cay nóng: Thực phẩm cay nóng có thể gây kích ứng búi trĩ và khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Thực phẩm nhiều dầu mỡ có thể khiến phân cứng và khó đi, làm tăng nguy cơ táo bón. Thực phẩm nhiều đường: Thực phẩm nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ táo bón. Rượu bia, cà phê: Rượu bia, cà phê có thể làm giảm nhu động ruột và khiến táo bón trở nên trầm trọng hơn. 6.2 Thiết lập lối sống lành mạnh Nhiều nghiên cứu cho thấy, phụ nữ bị trĩ sau sinh nên xây dựng những thói quen tốt, giúp búi trĩ nhanh chóng được cải thiện như: Tắm bồn nước ấm: Việc ngâm mình trong bồn tắm với nước ấm giúp tinh thần thư thái, sảng khoái và giảm cảm giác khó chịu do trĩ mang lại. Đồng thời, thực hiện tắm bồn nước ấm thường xuyên còn có tác dụng hỗ trợ co nhỏ búi trĩ. Người bệnh nên ngâm tối đa 15 phút/lần, tối đa từ 2 – 4 lần/ngày. Ngâm hậu môn trong nước muối loãng: Nếu không có bồn tắm, bạn có thể ngâm hậu môn với nước muối loãng ấm cũng đem lại hiệu quả tương tự. Mỗi ngày, hãy chuẩn bị 100g muối cùng 3 lít nước ấm, hòa tan và ngâm hậu môn 30 phút/lần, ngày 3 lần. Chườm nước đá muối: Sử dụng 20g muối trộn cùng 50ml nước rồi để trong ngăn đá tủ lạnh. Sau khi nước đông thành cục nước đá muối, người bệnh cần dùng khăn bao quanh cục nước đá muối đó rồi nhẹ nhàng chườm vào hậu môn, ngày 3 lần. Chăm sóc da vùng trĩ: Sử dụng các sản phẩm kem bôi hỗ trợ dịu nhẹ, dùng được cho vùng da nhạy cảm, như CotriPro Gel, có tác dụng giảm nhanh tình trạng đau rát, chảy máu do trĩ gây ra, đồng thời giúp dịu mát, săn se búi trĩ nhanh chóng. Sử dụng các sản phẩm lành tính giúp búi trĩ nhanh chóng được cải thiện Chườm lạnh: Để tối giản quy trình và giúp giảm sưng hiệu quả, bạn có thể sử dụng một vài viên đá (đã được bọc bằng khăn), sau đó chườm lên búi trĩ trong 15 phút mỗi ngày. Vệ sinh đúng cách: Lựa chọn các loại giấy mềm, ẩm, lành tính để tránh kích ứng. Ngoài ra, đừng quên lau nhẹ nhàng từ trước ra sau hậu môn! Vận động cơ thể: Hãy bắt đầu với những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, Kegels, tư thế tấm ván cao, nâng chân tại chỗ và tránh ngồi quá lâu trong 1 tư thế sẽ giúp tình trạng trĩ được cải thiện đáng kể. Không nhịn đi vệ sinh: Bất cứ ai khi bị trĩ đều nên tập thói quen đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu. ||Xem thêm: #5 Loại thuốc bôi trĩ cho phụ nữ sau sinh an toàn lành tính 6.3 Dùng thuốc Trong một vài trường hợp, bác sĩ có thể đề xuất sử dụng các loại thuốc trị trĩ để giảm tức thì các triệu chứng khó chịu. Tránh sử dụng các loại thuốc chưa được chỉ định hoặc không có hướng dẫn chi tiết từ chuyên gia. Phụ nữ bị trĩ sau sinh chỉ nên uống thuốc khi được chỉ định từ chuyên gia y tế Ngoài ra, việc theo dõi, ghi chép và thông báo với bác sĩ ngay khi nhận thấy những dấu hiệu lạ hoặc bệnh tình trở nên nặng nề cũng rất quan trọng, nhằm đảm bảo hiệu quả điều trị. Nhìn chung, bị trĩ sau sinh không phải vấn đề quá nghiêm trọng nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, do tâm lý e ngại hoặc chủ quan mà sản phụ sau sinh thường chịu đựng, đến khi khám đã ở trong tình trạng nặng, phải phẫu thuật cắt trĩ. Bài viết trên cũng đã cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích, giúp bạn dễ dàng hiểu rõ trĩ sau sinh phải làm sao. Đừng quên để lại bình luận hoặc gọi tới 1800 1293 nếu có bất kỳ câu hỏi cần giải đáp về trĩ và những phương pháp cải thiện trĩ an toàn, hiệu quả nhé! ||Tham khảo bài viết khác: Bị lòi dom ở phụ nữ sau sinh phải làm sao? 5 cách chữa trị Người bị trĩ có nên nằm nhiều không? Tư thế nằm phù hợp Bệnh trĩ có kiêng quan hệ không? Ảnh hưởng như thế nào? Chia sẻ

Bệnh trĩ khi mang thai: dấu hiệu, có sinh thường được không?

Bệnh trĩ khi mang thai thường khiến mẹ bầu khó chịu và căng thẳng. Cùng với đó, dưới sự phát triển của thai nhi và sự thay đổi hormone trong đã khiến niêm mạc và búi trĩ phải chịu trọng tải lớn, dẫn đến nhiều triệu chứng trĩ đáng ghét, gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý và thể chất. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp 5 thông tin quan trọng, giúp mẹ bầu tự tin và trang bị đầy đủ kiến thức cần thiết để chăm sóc sức khỏe trong giai đoạn đặc biệt này. Mục lụcI. Bệnh trĩ khi mang thai là gì?II. 5 Nguyên nhân gây bệnh trĩ khi mang thaiIII. Bà bầu thường bị trĩ vào lúc nào?IV. Biểu hiện của bệnh trĩ khi mang thaiV. Phân loại bệnh trĩ khi mang thaiVI. 9 cách điều trị bệnh trĩ ở bà bầuVII. Biện pháp phòng ngừa bị trĩ khi mang thaiVIII. Giải đáp các thắc mắc liên quan đến bệnh trĩ khi mang thai8.1 Bị trĩ khi mang thai nên ăn gì và kiêng gì?8.2 Bệnh trĩ khi mang thai có nguy hiểm không?8.3 Bị trĩ khi mang thai có cần phẫu thuật không?8.4 Bà bầu bị trĩ có sinh thường được hay không?8.5 Bệnh trĩ khi mang thai có ảnh hưởng gì đến thai nhi không?8.6 Cách làm co búi trĩ cho bà bầu I. Bệnh trĩ khi mang thai là gì? Bệnh trĩ khi mang thai là tình trạng thường gặp trong thai kỳ, đặc biệt là trong 3 tháng cuối – khi tử cung mở rộng và gây áp lực lớn lên tĩnh mạch. Lúc này, các tĩnh mạch hậu môn và trực tràng của mẹ bầu sẽ có hiện tượng sưng phồng, chảy máu, gây nhiều đau đớn trong sinh hoạt hàng ngày. Hầu hết các mẹ bầu thường bị trĩ trong 3 tháng cuối thai kỳ Đặc biệt, bệnh lý này có thể trở nên trầm trọng khi mẹ bầu phải dùng sức trong quá trình chuyển dạ, gây ra nhiều vấn đề đáng lo ngại, chẳng hạn như: rối loạn tiêu hóa, xuất huyết, thiếu máu, tăng nguy cơ viêm nhiễm,… Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu và thai nhi, việc phát hiện các triệu chứng cũng như nguyên nhân gây ra bệnh sẽ giúp quá trình điều trị trĩ trở nên đơn giản, hiệu quả hơn.  II. 5 Nguyên nhân gây bệnh trĩ khi mang thai Theo Ts, Bs Nguyễn Văn Hậu – Bác sĩ khám và điều trị trong lĩnh vực Ngoại hậu môn – trực tràng tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho biết, có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng trĩ khi mang thai, dưới đây là 5 nguyên nhân phổ biến: Áp lực từ tử cung: Khi thai nhi phát triển, tử cung mẹ bầu cũng sẽ giãn nở và lớn dần lên. Điều này vô tình tạo ra áp lực lên vùng xương chậu, trực tràng và các tĩnh mạch gần hậu môn; gây sưng, đau, khó chịu. Tăng hormone: Trong giai đoạn mang thai, nồng độ Progesterone trong cơ thể mẹ bầu tăng nhanh đột biến khiến các thành mạch dễ bị sưng, làm chậm quá trình nhu động ruột, tăng nguy cơ táo bón – một trong những triệu chứng điển hình của trĩ. Táo bón: Trung bình cứ khoảng 10 bà bầu sẽ có 4 người bị táo bón. Hơn nữa, mẹ bầu thường có xu hướng “rặn” khi đi đại tiện do táo bón kéo dài, dẫn đến nguy cơ bị trĩ. Lạm dụng thuốc hoặc TPCN: Một số sản phẩm được bổ sung trong giai đoạn thai kỳ có thể gây tác dụng phụ táo bón. Do đó, việc sử dụng những sản phẩm này có thể làm tăng khả năng bị trĩ ở bà bầu trong quá trình mang thai. Thể tích máu: Khi mang thai, cơ thể phụ nữ phải trải qua nhiều thay đổi để đáp ứng được nhu cầu của cả mẹ và thai nhi. Theo đó, sự tăng thể tích máu nhanh chóng là một trong những thay đổi đáng chú ý. Dù có vai trò rất tốt cho sự phát triển của thai nhi thông qua hệ tuần hoàn mẹ – thai, song quá trình này cũng gây ra tác động tiêu cực cho hệ tĩnh mạch, khiến giãn tĩnh mạch và tăng nguy cơ bị trĩ. Mẹ bầu bị trĩ trong quá trình mang thai thường do áp lực tử cung tăng đột ngột ⚠️Lưu ý: Trên đây chỉ là những nguyên nhân phổ biến và còn rất nhiều yếu tố khác có thể gây ra hiện tượng trĩ khi mang thai mà chúng tôi chưa đề cập như: tăng cân, ngồi/đứng quá lâu,… Do đó, để giúp việc phòng ngừa và điều trị trĩ trở nên hiệu quả hơn, việc nắm rõ nguyên nhân gây bệnh là chưa đủ, mẹ bầu cũng cần tìm hiểu thêm về các triệu chứng của bệnh để nhận biết kịp thời và có hướng giải quyết tốt nhất. III. Bà bầu thường bị trĩ vào lúc nào?  – Mang thai 3 tháng đầu: Trong 3 tháng đầu,  khả năng thai phụ mắc bệnh trĩ thấp hơn các giai đoạn sau. Vì thời gian này cơ thể chưa có nhiều thay đổi.  – Mang thái 3 tháng giữa: ở giai đoạn này, thai nhi có sự phát triển nhất định. Vì thế, thai có thể gây áp lực lên vùng xương chậu và hậu môn. Trong giai đoạn này, nếu thai phụ bị táo bón hoặc chế độ ăn uống bổ sung không đủ rau củ quả có thể dẫn tới bệnh trĩ.  – Mang thai 3 tháng cuối: Bà bầu mắc trĩ trong 3 tháng cuối của thai kỳ khá phổ biến. Lúc này tử cung đã mở, gây áp lực lên tĩnh mạch làm sưng tĩnh mạch ở vùng hậu môn và hình thành búi trĩ. IV. Biểu hiện của bệnh trĩ khi mang thai Nếu mắc bệnh trĩ khi mang thai, mẹ bầu thường có các biểu hiện như: đi ngoài ra máu, ngứa rát hậu môn, sa búi trĩ, ngứa/đau hậu môn hoặc có cảm giác đại tiện chưa hết. Cụ thể: Đi ngoài ra máu: Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh trĩ khi mang thai là hiện tượng chảy máu khi đi đại tiện (máu không lẫn vào phân và chảy ra cùng phân). Máu thường có màu đỏ sẫm hoặc đỏ tươi, tùy thuộc vào mức độ viêm nhiễm. Đi ngoài ra máu tươi – triệu chứng bệnh trĩ đầu tiên ở bà bầu Ngứa rát hậu môn: Vùng hậu môn của mẹ bầu có thể bị ngứa ngáy, kích ứng do các búi trĩ liên tục sưng to và gây áp lực lên niêm mạc hậu môn. Sa búi trĩ: Phần lớn mẹ bầu đều có thể cảm nhận được sự tồn tại của những búi trĩ đã bị sưng to và luôn có cảm giác chúng có thể rơi ra ngoài bất kỳ khi nào, nhất là khi đi đại tiện. Đau rát hậu môn: Bệnh trĩ khiến vùng hậu môn mẹ bầu trở nên nhạy cảm và dễ gây cảm giác đau, khó chịu khi di chuyển. Cảm giác đi đại tiện chưa hết: Do búi trĩ có thể tạo áp lực trong niêm mạc hậu môn nên mẹ bầu có thể cảm thấy chưa đào thải được hết phân ra ngoài. Các triệu chứng này có thể gây khó chịu và ảnh hưởng xấu đến tâm lý cũng như sức khỏe của mẹ bầu. Do đó, ngay khi nhận thấy cơ thể dần xuất hiện các biểu hiện lạ, mẹ bầu cần chủ động phòng ngừa và thăm khám bác sĩ chuyên khoa; nhằm tìm hướng giải quyết đúng đắn, hiệu quả nhất. Các cách nhận biết bệnh trĩ khi mang thai thường gặp Mặt khác, để giúp bạn hiểu rõ hơn về mức độ nghiêm trọng của bệnh, phần nội dung sau đây sẽ trình bày về 2 loại trĩ thường gặp nhất khi mang thai. Điều này rất quan trọng trong việc đưa ra các quyết định điều trị phù hợp; từ việc áp dụng các mẹo dân gian chữa trĩ cho bà bầu đến việc xử lý búi trĩ chuyên nghiệp thông qua sự hỗ trợ từ các bác sĩ chuyên khoa. V. Phân loại bệnh trĩ khi mang thai Dựa vào vị trí, bệnh trĩ khi mang thai có thể chia làm 2 loại, đó là: trĩ nội (búi trĩ được hình thành trong trực tràng) và trĩ ngoại (búi trĩ hình thành ở lớp da gần hậu môn). Trong đó: Phụ nữ dễ mắc trĩ trong quá trình mang bầu và sinh con Bệnh trĩ nội khi mang thai là sự giãn tĩnh mạch tại vùng hậu môn – trực tràng (trên đường lược), gây đau đớn và chảy máu. Tuy nhiên, do vị trí búi trĩ nằm sâu bên trong trực tràng nên thường khó nhìn thấy. Khi ở giai đoạn nặng, búi trĩ có thể sa ra ngoài, tự co lại hoặc phải dùng tay đẩy ngược vào trong sau mỗi lần đại tiện. Bệnh trĩ ngoại khi mang thai là tình trạng phì đại các tĩnh mạch khu vực hậu môn. Búi trĩ có thể nằm ngay dưới hậu môn, dễ quan sát và sờ thấy được ngay cả khi có kích thước nhỏ. Trĩ ngoại khi mang thai thường gây đau đớn, khó chịu cho mẹ bầu khi phải tiếp xúc với bề mặt quần áo, ghế ngồi,… Chưa hết, mức độ ngứa của mẹ bầu bị trĩ ngoại được đánh giá nghiêm trọng hơn mức độ ngứa của mẹ bầu bị trĩ nội.  Phụ thuộc vào nguyên nhân, triệu chứng và phân loại trĩ (trĩ nội, trĩ ngoại) mà mẹ bầu cần áp dụng các hướng khác phụ khác nhau. Dưới đây là 9 cách điều trị trĩ khi mang thai hiệu quả – thường được áp dụng bởi các bệnh viện lớn – mà bạn có thể tham khảo. VI. 9 cách điều trị bệnh trĩ ở bà bầu Bệnh trĩ khi mang thai ở mức độ nhẹ sẽ tự hết sau khi sinh em bé. Các trường hợp bị trĩ nặng hoặc đã tiến triển thành những biến chứng nguy hiểm, bác sĩ sẽ cân nhắc, lựa chọn các phương pháp an toàn nhất cho thai phụ. Theo đó, điển hình nhất là các phương pháp tập trung làm mềm phân, giảm sưng rát búi trĩ và khu vực hậu môn. Dùng thuốc: Các loại thuốc chống táo bón hoặc làm mềm phân như Docusate sodium, Polyethylene glycol, Psyllium husk,… sẽ là lựa chọn lý tưởng cho bà bầu trong giai đoạn này. Chúng giúp mềm phân và đã được kiểm chứng là an toàn cho mẹ bầu. Tuy nhiên, hãy luôn cân nhắc và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trong thời kỳ mang thai, nhằm tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra! Mẹ bầu có thể dùng thuốc làm mềm phân hoặc chống táo bón nhằm cải thiện tình trạng trĩ Chế độ ăn giàu chất xơ: Việc tăng cường tiêu thụ các thực phẩm giàu chất xơ như hoa quả, ngũ cốc và rau xanh có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, giảm áp lực lên các tĩnh mạch trĩ một cách nhanh chóng Luôn giữ cơ thể được hydrat hóa: Uống đủ nước khi mang thai đóng vai trò quan trọng trong việc làm mềm phân; từ đó giảm khả năng táo bón và ép lên trĩ. Tập luyện và vận động: Một số bài tập và hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ, yoga dành cho bà bầu hoặc bơi lội giúp tăng cường tuần hoàn máu, giảm nguy cơ bị trĩ. ☛ Xem chi tiết: Bệnh trĩ nên ăn gì, kiêng ăn gì? Chế độ dinh dưỡng cho trĩ Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên áp dụng một số phương pháp cải thiện, ngăn ngừa bệnh được khuyến nghị dưới đây để giảm nhẹ triệu chứng và giúp cơ thể thoải mái, dễ chịu hơn: Dùng giấy vệ sinh phù hợp: Khi bị trĩ, mẹ bầu nên ưu tiên chọn các loại giấy vệ sinh mềm mại, không chứa hóa chất để tránh làm tổn thương khu vực da hậu môn. Sử dụng sản phẩm bổ trợ: Các loại phẩm kem bôi chứa thảo dược lành tính như CotriPro Gel rất thích hợp giúp mẹ bầu giảm thiểu cảm giác ngứa ngáy và đau rát do trĩ gây ra. Giảm ngứa ngáy, đau rát do trĩ bằng các sản phẩm bôi được chiết xuất từ tự nhiên Ngâm hậu môn với nước muối pha loãng (ấm): Hòa tan 100gr muối và 3 lít nước ấm, sau đó ngâm hậu môn 30 phút, 3 lần/ngày. Chườm nước đá muối: Pha loãng 20gr muối với 50ml nước lọc, sau đó chia nước vào từng khay rồi cấp đông trong ngăn đá tủ lạnh. Tiếp đó, hãy chuẩn bị 1 chiếc khăn sạch, bao quanh cuộc nước đá muối rồi nhẹ nhàng chườm hậu môn sau khi ngâm nước muối, 3 lần/ngày. Không rặn khi đi đại tiện: Mẹ bầu cần tránh ngồi quá lâu hoặc rặn khi đi vệ sinh, bởi điều này có thể gây áp lực lên hậu môn, khiến bệnh trĩ ngày càng trở nên tồi tệ. Tóm lại, các phương pháp điều trị bệnh trĩ khi mang thai thường tập trung chủ yếu vào việc dùng thuốc, tăng hàm lượng chất xơ, tập luyện thói quen đi vệ sinh đúng đắn. VII. Biện pháp phòng ngừa bị trĩ khi mang thai Có nhiều cách phòng ngừa bệnh trĩ khi mang thai mà các mẹ bầu có thể tham khảo: Tránh bị táo bón: thường xuyên cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, vitamin từ rau xanh, củ quả tươi, trái mọng nước Cung cấp đủ nước cho cơ thể: phụ nữ mang thai cần cung cấp ít nhất 4 lít nước mỗi ngày mới đủ cho cả mẹ và em bé. Khuyến khích mẹ bầu nên uống nước ấm hơn là nước lạnh. Tập đi vệ sinh đúng giờ: mẹ bầu nên hạn chế nhịn đi ngoài tránh gây táo bón, tránh ngồi quá lâu hoặc đứng lâu trong thời gian dài. Nên vận động nhẹ, đi lại sau 30 phút để giảm áp lực lên vùng hậu môn. Tập thói quen tốt: tránh bưng bê các vật nặng, tránh tăng cân quá nhiều vì gây áp lực lên trực tràng dễ gây trĩ. VIII. Giải đáp các thắc mắc liên quan đến bệnh trĩ khi mang thai 8.1 Bị trĩ khi mang thai nên ăn gì và kiêng gì? – Thực phẩm bà bầu nên ăn: Khi bị trĩ, bà bầu được khuyến cáo nên uống nhiều nước và ăn những thực phẩm giúp nhuận tràng (rau đay, diếp cá, mồng tơi,…), đồ mát (củ sen, dưa chuột, mướp đắng,…), các loại trái cây tốt cho việc tiêu hóa (táo, bưởi, chuối,…) để giúp quá trình đại tiện diễn ra suôn sẻ và giúp búi trĩ bớt sưng, đau hoặc chảy máu. Mẹ bầu nên tập trung vào chế độ dinh dưỡng đa dạng, nhiều chất xơ và tránh các loại thực phẩm gây kích thích búi trĩ – Thực phẩm bà bầu nên hạn chế: Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên hạn chế những thực phẩm cay nóng, dầu mỡ, thức ăn nhanh, thức ăn nhiều chất béo và các loại đồ uống có cồn, ga, caffeine. Bởi, những thực phẩm này đều có nguy cơ gây áp lực lên trực tràng – hậu môn, làm tăng kích thước búi trĩ, từ đó khiến bệnh trĩ ngày càng nặng. 8.2 Bệnh trĩ khi mang thai có nguy hiểm không? Bị bệnh trĩ trong quá trình mang thai thường không gây nguy hiểm và ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của mẹ bầu. Tuy nhiên, các tác hại của bệnh trĩ khi mang thai có thể khiến mẹ bầu rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, tự ti, ảnh hưởng đến tâm trạng; từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến thai nhi.  Do đó, khi xuất hiện triệu chứng và nghi bị trĩ, mẹ bầu nên đi khám và điều trị sớm để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. 8.3 Bị trĩ khi mang thai có cần phẫu thuật không? Thực tế, bác sĩ thường không chỉ định phẫu thuật cho bà bầu bị trĩ do tiềm ẩn quá nhiều rủi ro, ví dụ: biến cố gây mê, nhiễm trùng, không cầm máu sau mổ, phản ứng thuốc sau phẫu thuật,… Hơn nữa, theo ghi nhận, có tới hơn 90% trường hợp bà bầu bị trĩ tự khỏi hoàn toàn sau sinh mà không cần đến phẫu thuật. Trừ trường hợp bắt buộc phải xử lý búi trĩ trước hoặc sau sinh, bác sĩ sẽ cân nhắc điều này kỹ lưỡng và tư vấn cho mẹ bầu. 8.4 Bà bầu bị trĩ có sinh thường được hay không? Nhìn chung, bệnh trĩ không ảnh hưởng quá nhiều đến quá trình sinh con. Vì vậy, thai phụ vẫn có thể sinh thường. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu bị trĩ từ cấp độ 3 trở nên (kích thước quá to) có thể cản trở việc sinh nở, khi đó bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật nếu cần thiết. Phần lớn bà bầu bị trĩ vẫn có thể sinh thường 8.5 Bệnh trĩ khi mang thai có ảnh hưởng gì đến thai nhi không? Bệnh trĩ trong giai đoạn thai kỳ gần như không ảnh hưởng đến thai nhi. Bởi đây là bệnh lý xảy ra ở vùng hậu môn và trực tràng, không tác động đến bộ phận sinh dục. Do đó, bệnh trĩ không tác động tiêu cực đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, tâm trạng của mẹ bầu trong giai đoạn mang thai, đặc biệt khi bị trĩ, có thể ảnh hưởng đến tinh thần, điều này cũng có thể không tốt đến thai nhi. 8.6 Cách làm co búi trĩ cho bà bầu Có thể làm co búi trĩ bằng cách ngâm hậu môn trong nước ấm hoặc đắp nước muối ưu trương lên búi trĩ. Trong trường hợp búi trĩ sưng đau, bà bầu có thể ngâm hậu môn trong nước ấm từ 15-20 phút, ngâm nước ấm trước hoặc sau khi đi đại tiện. Nước ấm không chỉ làm dịu cơn đau mà còn giúp búi trĩ bớt kích ứng, giảm sưng. Với những búi trĩ ngoại, người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để đắp các loại thảo dược làm dịu cơn đau do búi trĩ. Tóm lại, bệnh trĩ sẽ tự khỏi sau sinh và hầu như không ảnh hưởng đến thai nhi. Vì thế, mẹ bầu không nên quá lo lắng mà cần có những biện pháp điều trị phù hợp. Ngay khi cảm thấy ngứa, đau hoặc khó chịu vùng hậu môn, hãy chủ động thăm khám bác sĩ để được tư vấn và phòng tránh biến chứng có thể xảy ra.  Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào khác về bệnh trĩ khi mang thai, vui lòng để lại bình luận phía dưới, chúng tôi sẽ cố gắng giải đáp sớm nhất có thể! ||Tham khảo bài viết liên quan khác: Bà bầu bị trĩ nên ăn gì kiêng gì để chữa trị bệnh trĩ an toàn? #10 Loại thuốc bôi trĩ cho bà bầu hiệu quả, an toàn hiện nay Bà bầu bị trĩ có ảnh hưởng đến thai nhi không? chi tiết! Chia sẻ

#5 Loại thuốc bôi trĩ cho phụ nữ sau sinh an toàn lành tính

Sau sinh thời điểm dễ hình thành bệnh trĩ điều này vô tình làm chị em không biết nên dùng loại kem bôi nào cho phù hợp để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu tới bạn 5 loại thuốc bôi trĩ cho phụ nữ sau sinh an toàn và hiệu quả nhất. Mục lụcI. Sau sinh có nên dùng kem bôi trĩ không? II. Thuốc bôi trĩ cho phụ nữ sau sinh an toàn tốt nhất 2.1 Kem bôi trĩ Cotripro 2.2 Thuốc bôi trĩ cho phụ nữ sau sinh HemoClin 37g2.3 Kem bôi trĩ Pandora Sjk2.4 Thuốc bôi trĩ Hemorrhostop2.5 Thuốc bôi trĩ cho phụ nữ sau sinh RectostopIII. Hướng dẫn cách dùng thuốc bôi trĩ cho phụ nữ sau sinhIV. Một vài lưu ý khi sử dụng thuốc bôi trĩ cho phụ nữ sau sinh I. Sau sinh có nên dùng kem bôi trĩ không?  Sau sinh thời điểm nuôi con bằng sữa mẹ do đó các chị em không nên sử dụng các loại thuốc trị bệnh bởi trong thuốc có nhiều thành phần có thể làm chất lượng sữa mẹ giảm. Từ đó tác động trực tiếp tới sự phát triển của trẻ. Và một trong những bệnh lý thường gặp nhất sau khi vượt cạn thành công đó là trĩ. Bệnh trĩ chiếm tỷ lệ mắc cao nó không thể tự khỏi và thời gian điều trị nhanh chóng nếu ở mức độ nhẹ. Khi để bệnh càng nặng hơn thì không những làm sức khỏe mẹ sa sút mà còn gây ra đau đớn, khó chịu. Thuốc bôi trĩ cho phụ nữ sau sinh Một trong số nguyên nhân bị trĩ sau sinh được xác định như:  Ăn uống sai cách, kiêng khem quá nhiều làm cơ thể thiếu chất dẫn tới táo bón – nguyên nhân hàng đầu gây nên trĩ ở mẹ bỉm.  Đẻ thường cần lấy sức rặn đẻ và khi rặn quá mạnh khiến cho búi trĩ sa ra ngoài.  Nội tiết tố của cơ thể sau sinh chưa ổn định. Các chị em lười vận động, thường nằm nhiều hoặc ngồi nhiều một chỗ làm hình thành búi trĩ khiến bệnh thêm nặng hơn.  Và nếu không được điều trị kịp thời và đúng lúc thì người bệnh sẽ không thể chấm dứt những cơn đau đớn, ngứa ngáy khó chịu tại vùng hậu môn bị tổn thương. Chính vì thế cách tốt nhất, phù hợp nhất cho bạn đó là thuốc bôi trĩ. Có nên sử dụng thuốc bôi trĩ cho phụ nữ sau sinh? Thuốc bôi trĩ cho phụ nữ sau sinh sẽ hỗ trợ làm giảm triệu chứng, điều trị và ngăn chặn biến chứng nguy hiểm. Hiệu quả nhất đối với trường hợp trĩ mới chớm, chảy máu nhẹ và búi trĩ chưa sa ra ngoài. Vậy nên lựa chọn gel bôi trĩ là cách an toàn, hiệu quả và phù hợp nhất cho mẹ bỉm.  II. Thuốc bôi trĩ cho phụ nữ sau sinh an toàn tốt nhất  2.1 Kem bôi trĩ Cotripro  Cotripro gel bôi trĩ được tin dùng nhất hiện nay, đây cũng là kem bôi trĩ đầu tiên được ứng dụng thành công công nghệ chiết xuất dược liệu hiện đại. Được bào chế dưới dạng kem bôi không gây bất cứ tác dụng phụ hay ảnh hưởng tới chất lượng sữa do đó mẹ bỉm có thể yên tâm sử dụng tại nhà. Cotripro sản phẩm kem bôi hàng đầu dành cho mẹ bỉm với độ an toàn cao Thành phần: cao cúc tần, cao lá lốt, cao ngải cứu, lá sung, tinh chất nghệ và nhiều loại tá dược khác.  Công dụng: kem tác động trực tiếp lên búi trĩ làm giảm sưng phồng, giảm đau nhức khó chịu do bệnh gây ra từ đó xoa dịu vùng bị tổn thương, giúp săn se, co búi trĩ nhanh chóng.  Chỉ định: dùng cho người bị trĩ nội, trĩ ngoại, người có biểu hiện sa búi trĩ, đau rát và chảy máu hậu môn.  – Ưu điểm: Cải thiện tình trạng bệnh với hiệu quả cao.  Siêu tiện lợi: trong mỗi tuýp kem bôi người bệnh sẽ được tặng kèm túi + găng tay cao su phục vụ cho quá trình bôi thêm tiện lợi hơn.  Dùng được cho mọi lứa tuổi kể cả phụ nữ đang mang thai và cho con bú do được chiết xuất hoàn toàn từ tự nhiên mang tới độ an toàn cao.   – Cách sử dụng: Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ hậu môn bằng nước muối pha loãng.  Bước 2: Đeo găng tay tặng kèm vào ngón trỏ, lấy lượng kem vừa đủ ra ngón tay đã đeo găng tay rồi xoa đều lên vùng bị tổn thương hoặc có thể bôi vào trong tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người.  Đợi từ 5 – 10 phút cho lớp kem khô hẳn và đã thẩm thấu vào búi trĩ. Để đạt hiệu quả cao nhất bạn nên bôi gel 2 lần ngày vào sáng và tối.  Giá tham khảo: 290.000đ/ tuýp 25g 2.2 Thuốc bôi trĩ cho phụ nữ sau sinh HemoClin 37g HemoClin dạng tuýp 37g là loại thuốc bôi trĩ dành cho phụ nữ sau sinh có xuất xứ từ Hà Lan. Thuốc được chiết xuất hoàn toàn từ thành phần tự nhiên hoàn toàn không chứa chất độc hại hay gây tác dụng phụ cho mẹ bầu. thuốc bôi trĩ cho phụ nữ sau sinh hemoclin Thành phần: lô hội và các tá dược như Bio-active 2QR, Barbadensis, Ethylhexylglycerin Tác dụng: Giảm ngứa, giảm đau rát, tinh chất lô hội hỗ trợ làm lành vết thương Liều dùng: Nên bôi 2 lần/ngày bôi trong vòng 2 – 3 tuần bạn sẽ thấy tình trạng được cải thiện.  Chỉ định: Kem bôi trĩ dùng với cả đối tượng bị trĩ nội và trĩ ngoại. Giá tham khảo: 357,000 VNĐ/ Tuýp 37g 2.3 Kem bôi trĩ Pandora Sjk Pandora Sjk là thuốc bôi trĩ cho phụ nữ sau sinh với thành phần nổi bật Nano Curcumin giúp đem tới hiệu quả sử dụng vượt trội chỉ trong thời gian ngắn. thuốc bôi trĩ cho phụ nữ sau sinh Pandora Sjk Thành phần: Niacinamide, Ethylhexylglycerin, Isopropyl methylphenol, Nano Curcumin Công dụng: Giữ ẩm, ngăn ngừa vết thương, chống viêm, giúp thúc đẩy quá trình tái tạo da, giảm kích ứng….  Liều dùng: bôi 2 lần/ngày vào sáng và tối. Giá tham khảo: 790,000 VNĐ/Tuýp 30g 2.4 Thuốc bôi trĩ Hemorrhostop Hemorrhostop là thuốc bôi trĩ dành riêng cho bà bầu được sản xuất tại Mỹ, gel dạng kem được đóng thành tuýp 65ml hoặc 100ml. Hemorrhostop thuốc bôi trĩ xuất xứ Mỹ được chiết xuất hoàn toàn từ tự nhiên Sử dụng thuốc bôi sẽ giúp ngăn chặn chảy máu, xoa dịu vết thương, làm lành tổn thương hậu môn, giảm ngứa, búi trĩ teo lại nhanh hơn. Bên cạnh đó, thuốc bôi còn có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, bảo vệ làn da bị viêm, đẩy lùi cơn đau rát khó chịu.  Thành phần: bơ hạt mỡ, kẹo con ong, dầu hạt nho, tinh dầu bạc hà, hô hội, hạt dẻ ngựa….. Giá bán tham khảo: 375.000 đồng/ tuýp 65 ml và 690.000 đồng/ tuýp 100ml. 2.5 Thuốc bôi trĩ cho phụ nữ sau sinh Rectostop Rectostop được biết tới là loại thuốc bôi trĩ lành tính an toàn phù hợp với phụ nữ sau sinh có xuất xứ từ Phần Lan. thuốc bôi trĩ cho phụ nữ sau sinh Rectostop Thành phần: cây phỉ, cao hạt dẻ ngựa, hoạt chất Panthenol, oxit kẽm Công dụng: Giảm sưng, viêm, nhanh chóng kiểm soát triệu chứng của bệnh, kiểm soát cơn đau của bệnh và làm tăng sức bền của thành mạch.  Liều dùng: bôi vùng tổn thương 2 – 3 lần/ngày Giá tham khảo: Khoảng 210.000 VNĐ/ tuýp 50ml ||Xem thêm: #6 Cách chữa bệnh trĩ sau sinh an toàn tại nhà nhanh chóng III. Hướng dẫn cách dùng thuốc bôi trĩ cho phụ nữ sau sinh Để sử dụng thuốc bôi trĩ an toàn thì chị em sau sinh nên hỏi ý kiến bác sĩ và sử dụng đúng theo hướng dẫn. Chị em cần bôi thuốc dúng cách, lấy đủ liều lượng. Nếu trường hợp quên bôi thuốc, thì cần thực hiện ngay khi nhớ ra và tiếp tục dùng theo đúng liều được chỉ định. Nếu trong quá trình sử dụng thuốc bôi trĩ sau sinh có các triệu chứng bất thường nghi ngờ do tác dụng phụ của thuốc, chị em cần báo ngay cho bác sĩ để được hướng dẫn xử lý và có biện pháp ngăn ngừa. Hướng dẫn cách dùng thuốc bôi trĩ cho phụ nữ cho con bú hiệu quả Các bước dùng thuốc bôi trĩ cho chị em sau sinh gồm: Bước 1: vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn với nước ấm hoặc pha loãng với một ít muối để đảm bảo vùng bôi thuốc sạch khuẩn, tránh gây viêm nhiễm. Bước 2: Dùng khăn bông khô đã thấm nước để lau ráo trước khi lấy thuốc. Bước 3: Lấy ra lượng thuốc vừa đủ (nên sử dụng găng tay y tế để lấy thuốc). Bước 4: Thực hiện bôi thuốc nhẹ nhàng lên vùng hậu môn quanh búi trĩ. Lưu ý, chỉ bôi một lớp mỏng, không nên sử dụng quá nhiều có thể gây kích ứng – khó chịu ở vùng niêm mạc hậu môn. Bước 5: Sau khi bôi, chị em nên nằm yên trong ít nhất 15 – 20 phút để thuốc bôi thấm sâu. Sau đó mới được ngồi dậy vận động. Thuốc bôi trĩ cho phụ nữ sau sinh được dùng 2 lần/ngày vào sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ hoặc theo chỉ định của bác sĩ. IV. Một vài lưu ý khi sử dụng thuốc bôi trĩ cho phụ nữ sau sinh Bôi thuốc trĩ cần vệ sinh hậu môn sạch sẽ để chống viêm nhiễm ngược Sử dụng thuốc bôi trĩ bên cạnh dùng đúng liều lượng, bôi đúng cách bạn nên chú ý: Trước khi lựa chọn bất cứ loại thuốc bôi nào cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước khi dùng để chắc chắn về độ an toàn, hiệu quả mà không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé. Nếu trong thời gian dùng thuốc bôi thấy tình trạng ngày càng nặng thêm thì hãy đến kiểm tra bác sĩ ngay để được chữa trị kịp thời cũng như đổi sang loại thuốc phù hợp hơn. Cần bôi đúng liều, không tự tăng giảm liều lượng, không tự ý thay đổi thuốc bôi để tránh những hậu quả xấu làm bệnh thêm nghiêm trọng.  Để kết quả điều trị đạt hiệu quả cao nhất thì chị em nên kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học nên ưu tiên ăn nhiều rau xanh, chất xơ, ngũ cốc tránh ăn nhiều thức ăn đóng hộp, đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ để phòng ngừa táo bón và giảm áp lực lên hậu môn.  Khi bị trĩ trong lúc mang thai các chị em nên đi lại vận động nhẹ nhàng, tránh ngồi 1 chỗ bởi nó sẽ làm bệnh thêm nặng. Bên cạnh đó hoạt động mạnh, làm việc nặng nhọc cũng sẽ tạo áp lực lên hậu môn làm cho búi trĩ sa ra ngoài nhanh hơn.  Nên duy trì thói quen tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày đặc biệt là mỗi buổi sáng khi thức giấc để tăng cường chức năng tiêu hóa, tăng cường hoạt động tuần hoàn máu và ngăn chặn hình thành búi trĩ.  Vệ sinh hậu môn sạch sẽ mỗi ngày để ức chế sự hình thành và phát triển của vi khuẩn gây bệnh.  Có thể thực hiện song song các bài thuốc chữa trĩ như bài thuốc dân gian, rửa nước ấm, xông hơi….. để giảm tình trạng đau rát do trĩ gây ra.  Với các loại thuốc bôi trĩ cho phụ nữ sau sinh chỉ là kem bôi ngoài da không có tác dụng hấp thụ toàn thân giống với các loại thuốc uống nên không gây bất cứ ảnh hưởng nào tới cơ thể mẹ cũng như sữa mẹ. Hy vọng bài viết trên là hữu ích giúp bạn tham khảo loại kem bôi tốt nhất với tình trạng và mức độ bệnh hiện tại hoặc có thể nhờ sự tư vấn từ chuyên gia để lựa chọn loại thuốc bôi phù hợp. ||Tham khảo bài viết khác: Bị lòi dom ở phụ nữ sau sinh phải làm sao? 5 cách chữa trị #5 Cách chữa bệnh trĩ bằng dầu dừa đơn giản an toàn tại nhà Bà bầu bị trĩ nên ăn gì kiêng gì để chữa trị bệnh trĩ an toàn? Chia sẻ

Bệnh Trĩ Có Ảnh Hưởng Đến Sinh Sản Ở Phụ Nữ Không?

Bệnh trĩ có ảnh hưởng đến sinh sản không? Điều trị bệnh trĩ có ảnh hưởng đến sinh sản không?… là nỗi lo của nhiều người khi mắc căn bệnh “khó nói” Trĩ. Dưới đây, cotri.pro xin giải đáp chi tiết vấn đề này đến bạn đọc. Ở nữ giới, bệnh trĩ xảy ra thường xuyên hơn đặc biệt là phụ nữ mang thai. Bệnh trĩ khiến cho các mẹ khó chịu và stress lo lắng khi mắc bệnh trĩ có ảnh hưởng đến sinh sản không? có sinh thường được không? Mục lụcI. Bệnh trĩ có ảnh hưởng đến sinh sản không?1.1 Làm tăng nguy cơ bị thiếu máu1.2 Làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý phụ khoa1.3 Ảnh hưởng đến sinh hoạt của bà bầu trong suốt thai kỳII. Chữa trị bệnh trĩ có ảnh hưởng đến sinh sản không?2.1 Với người mắc trĩ thông thường2.2 Với bà bầu bị trĩ hoặc cho con bú bị trĩIII. CotriPro – giúp co nhỏ búi trĩ, giảm đau rát trĩ I. Bệnh trĩ có ảnh hưởng đến sinh sản không? Bệnh trĩ có ảnh hưởng đến sinh sản không? Cho đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu hay báo cáo đáng tin cậy nào cho thấy bệnh trĩ gây suy giảm khả năng sinh sản của con người. Thực tế cũng cho thấy cả nam giới và nữ giới bị mắc trĩ vẫn có thể sinh con, các yếu tố liên quan như: sức khỏe sinh lý, chất lượng tinh trùng, khả năng mang thai,… đều không bị ảnh hưởng. Bệnh trĩ có ảnh hưởng đến sinh sản không? Tuy nhiên, dù không gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản nhưng các triệu chứng bệnh trĩ, cảm giác đau đớn vùng hậu môn, sự bất tiện của búi trĩ cũng có tác động ít nhiều đến chất lượng cuộc sống ở người bệnh. Đặc biệt đối tượng phụ nữ khi mang thai, phụ nữ sau sinh vẫn cho con bú khi bị trĩ có thể chịu một số tác động như: 1.1 Làm tăng nguy cơ bị thiếu máu Đi ngoài ra máu tươi là dấu hiệu bệnh trĩ sớm nhất và có xu hướng phát triển mạnh mẽ qua từng giai đoạn. Thời điểm mang thai và sau sinh bị mắc trĩ, các bà bầu thường không thể dùng các thuốc chữa bệnh trĩ khiến tình trạng đi cầu ra máu càng tiến triển nhanh. Điều này làm tăng nguy cơ thiếu máu và có thể gây các hiện tượng người mệt mỏi; hoa mắt chóng mặt; suy nhược cơ thể; hay ốm vặt;… ở phụ nữ mang thai. 1.2 Làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý phụ khoa Người bệnh trĩ rất dễ bị viêm nhiễm búi trĩ, đau rát hậu môn do có vị trí nằm gần đường đi của phân – chất thải chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. Nếu không được chữa trị kịp thời, các vi khuẩn này có thể lan đến cơ quan sinh dục và đường tiết niệu, từ đó làm phát sinh các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa, viêm nhiễm đường tiết niệu,… Mắc trĩ có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa ở phụ nữ (ảnh minh họa) 1.3 Ảnh hưởng đến sinh hoạt của bà bầu trong suốt thai kỳ Đau rát khó chịu vùng hậu môn là cảm giác thường gặp khi bị trĩ. Điều này cộng với chứng táo bón khi mang thai có thể gây ra cảm giác rất khó chịu ở phụ nữ. Khi này mỗi lần đi đại tiện có thể trở thành “cơn ác mộng”, khiến nhiều chị em cảm thấy mệt mỏi, bức rức, thậm chí có tâm lý nổi cáu làm ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như sức khỏe của phụ nữ trong suốt thời gian thai kỳ. II. Chữa trị bệnh trĩ có ảnh hưởng đến sinh sản không? Bệnh trĩ là căn bệnh có thể chữa trị được, việc chữa trĩ cũng không quá khó khăn, thậm chí có thể mang lại hiệu quả nhanh chóng khi chữa trĩ ở giai đoạn sớm – thời điểm búi trĩ còn có kích thước nhỏ. 2.1 Với người mắc trĩ thông thường Đối với người bệnh bình thường (không mang thai hoặc sau sinh nở) thì có thể yên tâm áp dụng các cách chữa bệnh trĩ tại nhà. Bởi việc này không những không gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản mà còn giúp loại bỏ các triệu chứng trĩ, chấm dứt các cả giác khó chịu, đau đớn do trĩ gây ra để người bệnh sớm lấy lại cuộc sống bình thường, sức khỏe ổn định. Tùy thuộc vào mức độ bệnh trĩ nhẹ hoặc nặng mà bác sĩ điều trị có thể cân nhắc và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Dùng thuốc điều trị nội khoa với bệnh trĩ cấp độ nhẹ Với bệnh trĩ cấp độ nhẹ (trĩ nội độ 1, trĩ nội độ 2) có thể tiến hành điều trị nội khoa bằng thuốc uống, thuốc bôi hoặc kết hợp thêm các loại cây lá dân gian dùng ngâm rửa tại chỗ. Người bệnh trĩ chuyển sang đầu giai đoạn 3 cũng thường được chỉ định điều trị nội khoa. Tuy nhiên, do có kích thước búi trĩ lớn hơn nên người bệnh trĩ độ 3 thường lâu khỏi hơn người mắc trĩ cấp độ nhẹ. Với người bệnh trĩ cấp độ nặng (trĩ độ 4) búi trĩ đã phát triển đến kích thước cực đại và có nguy cơ bị biến chứng trĩ. Khi này, các phương pháp chữa trĩ nội khoa bằng thuốc không còn hiệu quả và các bác sĩ có thể phải tiến hành xử lý nhanh phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ để ngăn chặn các biến chứng trĩ. Các phương pháp cắt trĩ thường phổ biến hiện nay như: Phẫu thuật cắt trĩ bằng sóng cao tần HCPT; Cắt trĩ Longo; Phương pháp cắt trĩ PPH; Cắt trĩ bằng tia Laser;… Hình ảnh cắt trĩ bằng phương pháp Laser Tuy nhiên, các phương pháp điều trị ngoại khoa thường có chi phí cao và người bệnh vẫn có nguy cơ tái phát trĩ nếu không thay đổi lối sống sinh hoạt phù hợp. Bởi vậy, để phòng ngừa các biến chứng trĩ cũng như tiết kiệm thời gian, chi phí chữa trĩ thì người bệnh hãy chủ động chữa bệnh trĩ sớm ngay khi phát hiện bệnh. 2.2 Với bà bầu bị trĩ hoặc cho con bú bị trĩ Đối tượng là bà bầu, phụ nữ sau sinh đang cho con bú bị trĩ thường không thể áp dụng các phương pháp chữa trĩ thông thường vì đây là thời điểm “rất nhạy cảm”. Bởi vậy chữa trĩ trong giai đoạn này đòi hỏi tính cẩn thận, chính xác và an toàn để tránh các ảnh hưởng không mong muốn tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Theo lời khuyên của các bác sĩ sản khoa, khi nghi ngờ bị mắc trĩ, bà bầu và phụ nữ mới sinh cần nhanh chóng thăm khám tại các cơ sở Y tế uy tín. Tùy thuộc vào kết quả thăm khám, mức độ bệnh trĩ hiện tại cũng như sức khỏe bệnh nhân mà từ đó các bác sĩ sẽ cân nhắc để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp giúp đẩy lùi bệnh trĩ mà vẫn đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Trường hợp nếu chị em bị mắc trĩ và có ý định muốn sinh con thì nên thăm khám và chữa trĩ triệt để trước khi mang bầu để tránh các phiền phức không đáng có. III. CotriPro – giúp co nhỏ búi trĩ, giảm đau rát trĩ Kem bôi trĩ CotriPro Gel với thành phần từ các thảo dược Việt như cúc tần, ngải cứu, lá lốt, tinh nghệ có khả năng thẩm thấu trực tiếp vào búi trĩ, giảm đau rát chỉ sau 3 – 5 ngày sử dụng, đồng thời làm săn se và co lên hiệu quả. Với thành phần lành tính chiết xuất từ tự nhiên, Cotripro Gel có thể dùng được cho mẹ sau sinh và bà bầu bị trĩ. Sản phẩm Cotripro – Hỗ trợ điều trị bệnh trĩ cho bà bầu Dù đây là bệnh lý tế nhị nhưng bạn đừng ngại, hãy gọi về tổng đài tư vấn 18006293 hoặc kết nối Zalo 0384730724 để được các dược sỹ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn thoát khỏi những khó chịu đang hành hạ hàng ngày nhé. Tìm nhà thuốc gần nhất có bán COTRIPRO Gel Ở ĐÂY Hoặc đặt mua trực tiếp từ công ty TẠI ĐÂY (giao hàng thanh toán tại nhà) Tóm lại, bệnh trĩ dường như không ảnh hưởng nhiều đến sinh sản ở phụ nữ. Tuy nhiên nó sẽ gây phiền phức cho người bệnh. Phụ nữ mang thai không nên quá lo lắng, việc cần làm là có một chế độ dinh dưỡng phù hợp nhiều rau xanh, vận động nhiều, uống nhiều nước. Đặc biệt là nên đi khám định kỳ. Trên đây là câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc bệnh trĩ có ảnh hưởng đến sinh sản không? Mong rằng qua bài viết này, mẹ bầu sẽ chủ động thăm khám và được chữa trị kịp thời tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. ||Tham khảo bài viết khác: Bà bầu bị trĩ có ảnh hưởng đến thai nhi không? #6 Cách chữa bệnh trĩ sau sinh an toàn tại nhà nhanh chóng Bị trĩ khi mang thai có nguy hiểm không? Cần lưu ý điều gì? Chia sẻ

Bệnh trĩ ở nữ giới: Nguyên nhân và cách điều trị đặc hiệu

Trĩ là bệnh phổ biến không loại trừ bất cứ ai kể cả nam hay nữ. Và theo thống kê tỷ lệ mắc bệnh trĩ ở nữ giới cao gấp đôi so với nam giới. Vậy nguyên nhân mắc bệnh từ đâu? Dấu hiệu và cách phòng ngừa ra sao? Muốn tìm hiểu thì đừng bỏ qua những thông tin có trong bài viết dưới đây nhé! Mục lụcI. Bệnh trĩ ở nữ giới có nguy hiểm không?II. Dấu hiệu, triệu chứng bệnh trĩ ở nữ giới 2.1 Đại tiện ra máu 2.2 Đau hậu môn2.3 Búi trĩ sa ra ngoài2.4 Ngứa hậu môn III. Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ ở nữ giới 3.1 Do táo bón3.2 Ngồi một chỗ quá lâu 3.3 Do mang thai và sinh con3.4 Sinh hoạt không khoa học, hợp lý3.5 Một vài nguyên nhân khác IV. Phương pháp điều trị trĩ ở phụ nữ4.1 Điều trị bệnh trĩ ở nữ giới bằng thuốc 4.2 Điều trị bệnh trĩ ở nữ giới bằng cách phẫu thuậtV. Lưu ý trong quá trình điều trị trĩ I. Bệnh trĩ ở nữ giới có nguy hiểm không? Trĩ có thể diễn biến âm thầm nhưng hậu quả nó để lại thì không hề đơn giản nếu như bạn không phát hiện và tìm ra phương pháp điều trị kịp thời. Ngoài những cơn đau gây ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày thì bệnh trĩ còn đem lại nhiều biến chứng nguy hiểm như: Bệnh trĩ ở nữ giới Gây đau đớn, mất tập trung trong công việc: Trĩ gây ra cảm giác đau đớn, ngứa ngáy, vướng khiến người bệnh luôn trong trạng thái bất an, mệt mỏi, khó chịu. Từ đó làm giảm chất lượng cuộc sống và hiệu quả trong công việc. Gây mất máu mãn tính: Bên cạnh việc để lại những cơn đau khó chịu nó còn làm chảy máu hậu môn. Nếu không có phương pháp điều trị kịp thời người bệnh sẽ rơi vào trạng thái mất máu mạn tính, từ đó có thể làm suy giảm sức khỏe, sa sút trí nhớ nặng hơn là gây ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.  Bệnh viêm nhiễm phụ khoa: Sa búi trĩ dễ làm vi khuẩn xâm nhập vào hậu môn gây viêm nhiễm. Hiện tượng này kéo dài sẽ khiến hậu môn bị hoại tử vừa làm ảnh hưởng đến chức năng lại vừa tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công vào vùng kín.  Tác động xấu đến đời sống vợ chồng: Hoạt động sinh hoạt của vợ chồng cũng bị ảnh hưởng nếu bệnh trĩ ở nữ giới kéo dài không chấm dứt triệt để.  Ung thư trực tràng: Là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh trĩ nếu như không được chữa trị kịp thời. Ung thư có thể di căn và dẫn đến tử vong. ||Bạn có biết: #7 Biến chứng của bệnh trĩ, Tác hại nguy hiểm của bệnh trĩ II. Dấu hiệu, triệu chứng bệnh trĩ ở nữ giới  2.1 Đại tiện ra máu  Dấu hiệu đầu tiên để nhận biết bệnh trĩ ở nữ giới đó là tình trạng đại tiện ra máu, xảy ra nhiều hơn với người bị trĩ nội. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc tổn thương và viêm nhiễm ở ống hậu môn từ đó làm cho đại tiện ra máu hoặc có thể máu xuất hiện dạng tia máu nhỏ giọt. Đi ngoài ra máu là 1 triệu chứng phổ biến của trĩ Nhưng thông thường sẽ là hiện tượng máu kèm phân kèm theo cảm giác đau rát hậu môn khi đi ngoài khiến cho người bệnh luôn luôn thấy sợ khi đi đại tiện.  2.2 Đau hậu môn Đau hậu môn có thể gặp ở cả trĩ nội hay trĩ ngoại, với bất cứ tình trạng trĩ nào thì đều mang lại cảm giác đau rát. Đặc biệt là khi đi đại tiện, lúc đứng lên ngồi xuống hoặc khi hoạt động làm việc nặng. Đau hậu môn triệu chứng phổ biến nhất đối với phụ nữ khi bị bệnh trĩ Tùy thuộc vào tình trạng, mức độ bệnh sẽ xuất hiện cơn đau trong nhiều giờ, đau thành từng cơn thậm chí là đau liên tục trong nhiều ngày.  2.3 Búi trĩ sa ra ngoài Nếu như búi trĩ không thể tự co hoặc teo lại thì mặc định nó sẽ bị sa ra bên ngoài, lúc này bạn có thể sờ thấy hoặc soi gương sẽ thấy thịt thừa nằm ở kẽ hậu môn. Đối với phụ nữ thông thường sa búi trĩ sẽ xảy ra ở vị trí giữ cửa hậu môn và tầng sinh môn. Khi búi trĩ sa ra ngoài sẽ bị cọ sát với quần lót tạo cảm giác đau cho người bệnh, nặng hơn búi trĩ sa nhiều sẽ gây tổn thương, viêm nhiễm làm cho bệnh ngày càng nặng hơn. >>>Xem thêm: Bị trĩ lòi ra ngoài phải làm sao? Cách làm co búi trĩ nhanh 2.4 Ngứa hậu môn  Một trong những dấu hiệu thường gặp nhất ở phụ nữ khi mắc bệnh trĩ đó là ngứa ngáy xung quanh khu vực hậu môn. Trĩ gây nên tình trạng viêm nhiễm, bên cạnh đó việc tiết dịch nhầy thường xuyên làm cho vùng hậu môn luôn ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây ngứa hậu môn.  III. Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ ở nữ giới  3.1 Do táo bón Táo bón do ăn uống thiếu chất, thực đơn ăn uống hàng ngày không khoa học. Ăn quá ít trái cây, rau xanh, chất xơ thay vào đó bạn lại ăn quá nhiều đồ ăn cay nóng chính là nguyên nhân dẫn đến táo bón.  Và khi tình trạng táo bón kéo dài trong nhiều ngày khiến cho bệnh nhân khó đi đại tiện, rặn khi đi đại tiện làm cho hậu môn bị tổn thương và làm sa búi trĩ ra bên ngoài. Đây chính là yếu tố hàng đầu hình thành nên bệnh trĩ ở nữ giới.  3.2 Ngồi một chỗ quá lâu  Theo các chuyên gia, tính chất công việc cũng là yếu tố tác động rất nhiều đến nguy cơ mắc trĩ ở phụ nữ. Đặc biệt là với những công việc vận động ít, thường ngồi 1 chỗ như công nhân may, nhân viên văn phòng….. Khi tình trạng ngồi quá lâu trong 1 tư thế sẽ làm phần trọng lượng của cơ thể bị đè nén, từ đó tạo áp lực cho vùng cơ chậu. Ngồi quá lâu tạo áp lực lên cơ chậu khiến hậu môn bị tổn thương Đây chính là lý do khiến cho bộ phận tĩnh mạch của hậu môn bị phình to dần dần sẽ hình thành nên bệnh trĩ. Đồng thời ít vận động của làm hoạt động của nhu động ruột giảm làm việc đi đại tiện trở nên khó khăn cũng là tác nhân hàng đầu gây nên trĩ. ||Xem thêm: Ngồi nhiều bị trĩ: Tư thế ngồi tốt cho người bệnh trĩ giảm đau 3.3 Do mang thai và sinh con Thông thường thai nhi sẽ phát triển mạnh ở những tháng cuối của thai kỳ. Khi này phần trọng lượng kết hợp với những yếu tố khác của thai như bánh rau, nước ối đè nén gây áp lực lên vùng chậu. Việc này tưởng chừng đơn giản nhưng nó lại là nguyên nhân làm cản trở hoạt động lưu thông máu, làm cho phần tĩnh mạch giãn phình to ra. Mang thai ở 3 tháng cuối là thời điểm dễ mắc trĩ Ngoài ra, trong lúc sinh con thai phụ thường có xu hướng rặn mạnh để đưa em bé ra ngoài, điều này làm cho búi trĩ phình lên và sa ra ngoài. Trường hợp này thường xảy ra với trường hợp sinh thường. 3.4 Sinh hoạt không khoa học, hợp lý Duy trì thói quen sinh hoạt không khoa học cũng sẽ gây bệnh trĩ ở nữ giới. Điển hình như lười vận động, không luyện tập thể dục thể thao, ngồi trong nhà vệ sinh quá lâu, rặn mạnh trong quá trình đi đại tiện, quan hệ tình dục qua đường hậu môn……Đây đều là hành động gián tiếp làm tăng áp lực lên tĩnh mạch lâu ngày sẽ dẫn đến bệnh trĩ. 3.5 Một vài nguyên nhân khác  Ngoài những nguyên nhân trên còn có rất nhiều nguyên nhân khác dẫn đến bệnh trĩ ở nữ giới. Nhất là đối với những bệnh nhân có tiền sử mắc viêm phế quản mãn tính hoặc giãn phế quản bởi trong khi này người bệnh thường ho nhiều ho mạnh làm sa búi trĩ. Bên cạnh đó, đối với nhóm người lao động nặng hoặc nhóm người mắc bệnh tăng đông máu cũng thuộc nhóm có nguy cơ mắc trĩ cao hơn so với người bình thường. IV. Phương pháp điều trị trĩ ở phụ nữ Phương pháp điều trị trĩ phụ thuộc vào tình trạng và mức độ bệnh. Hiện nay có 2 phương pháp chữa trĩ phổ biến là điều trị bằng thuốc hoặc cắt trĩ.  4.1 Điều trị bệnh trĩ ở nữ giới bằng thuốc  Dựa vào dấu hiệu của bệnh sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc riêng. Thông thường đó là thuốc chống viêm, thuốc làm giãn cơ tĩnh mạch, thuốc nhuận tràng, thuốc kháng sinh… Tuy nhiên mỗi người sẽ có mức độ bệnh khác nhau nên cần thăm khám kiểm tra chứ không nên tự uống thuốc không kê đơn.  Điều trị bằng thuốc cũng chính là cách hiệu quả để điều trị trĩ ở giai đoạn đầu Đặc biệt đối với các loại thuốc bôi hậu môn thì người bệnh càng nên cẩn trọng hơn. Nếu dùng sai loại sẽ làm bệnh trở nên nặng hơn kèm theo đó là những biến chứng khó lường. 4.2 Điều trị bệnh trĩ ở nữ giới bằng cách phẫu thuật Điều trị bệnh trĩ ở phụ nữ bằng các phương pháp phẫu thuật Phương pháp này chỉ áp dụng đối với người đang bị trĩ ở mức độ nặng, nghẹt, tắc…..Với sự phát triển của y học, hiện nay ngoài cách mổ truyền thống thì cắt trĩ bằng Longo được xem là hiệu quả nhất. Với phương pháp này người bệnh sẽ bớt đau, nhanh chóng phục hồi và sớm trở về cuộc sống sinh hoạt trước đây. V. Lưu ý trong quá trình điều trị trĩ Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật thì người bệnh cần kết hợp với ăn uống, sinh hoạt để nhanh chóng đẩy lùi tình trạng bệnh:  Uống đủ nước: Hàng ngày cơ thể cần bổ sung từ 1,5 – 2 lít nước để thực hiện hoạt động trao đổi chất. Do đó đừng quên bổ sung nước đều đặn cho cơ thể hàng ngày và có thể uống thêm nước ép rau củ, trái cây tự nhiên để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể nhé. Nên uống đủ nước trong ngày đảm bảo cơ thể trao đổi chất Vệ sinh hậu môn sạch sẽ mỗi ngày: Với bất kể là nam hay nữ thì việc vệ sinh hậu môn sau khi đi đại tiện là rất quan trọng. Bệnh nhân nên rửa bằng nước ấm, điều này sẽ làm hạn chế sự lây lan vi khuẩn từ hậu môn sang vùng kín. Ngoài ra, nếu có nhiều thời gian bạn cũng có thể ngâm hậu môn mỗi ngày để xoa dịu cơn đau do trĩ gây ra.  Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể: Nên ăn đồ ăn dễ tiêu hóa như rau xanh, trái cây, sữa chua, hạn chế ăn đồ ăn cay nóng, chiên rán. Đặc biệt những thực phẩm giàu chất xơ luôn phải có mặt trong bữa ăn của người bệnh trĩ bởi điều này sẽ ngăn sự hình thành của táo bón và hạn chế sự phát triển của trĩ.  Rèn luyện sức khỏe mỗi ngày: Bệnh trĩ ở nữ giới có thể được cải thiện nếu người bệnh thường xuyên vận động và tập luyện bài tập nhẹ nhàng tại nhà. Tuy nhiên tránh các bài tập mạnh tác động trực tiếp lên vùng hậu môn. Một trong những bài tập được khuyên nên tập nhiều nhất đó là bài tập yoga kegel.  Ty lệ ca mắc bệnh trĩ ở nữ giới đang có xu hướng tăng nhưng đây là bệnh ở vùng nhạy cảm nên nhiều chị em thường e ngại khi đi điều trị. Việc này có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm và hậu quả đáng tiếc. Chính vì thế khi phát hiện bệnh đừng quá lo lắng hãy chủ động tìm đến cơ sở y tế để được điều trị sớm nhất có thể bởi bệnh trĩ càng điều trị sớm ở giai đoạn đầu thì hiệu quả càng cao. ||Tham khảo bài viết khác: #7 bài tập yoga chữa bệnh trĩ đơn giản cực hiệu quả tại nhà Bệnh trĩ có ảnh hưởng đến sinh sản không Bệnh trĩ có kiêng quan hệ không? Ảnh hưởng như thế nào? Chia sẻ

Loading...