Cẩm nang bệnh trĩ

Bị trĩ có nên đi xe đạp không? #3 điều ai cũng nên biết

Trĩ là một vấn đề sức khỏe phổ biến, ảnh hưởng nhiều đến đời sống, đặc biệt là đối với hoạt động đạp xe. Một vài quan điểm cho rằng, đạp xe có thể khiến tình trạng búi trĩ sẽ trở nên nghiêm trọng, và ngược lại. Vậy bị trĩ có nên đi xe đạp hay không? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có góc nhìn đúng về vấn đề này. I. Bị trĩ có nên đi xe đạp không? Có rất nhiều nguyên nhân hình thành bệnh trĩ, chủ yếu đến từ áp lực mà hậu môn và vùng xung quanh phải gánh chịu. Theo đó, việc ngồi trên yên xe đạp có thể tạo ra áp lực đáng kể lên khu vực có búi trĩ. Như vậy, nếu đạp xe không phù hợp hoặc không đúng cách có thể dẫn đến sưng tĩnh mạch hậu môn và nhiều biến chứng khác. Tuy nhiên, một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng đi xe đạp không trực tiếp gây ra hoặc làm tăng tình trạng trĩ. Việc đạp xe mỗi ngày với cường độ vừa phải (dưới 2 giờ), kết hợp hít thở và co thóp đều ở bụng sẽ giúp kích thích nhu động ruột, từ đó hạn chế tình trạng táo bón, hỗ trợ cải thiện búi trĩ hiệu quả. Vậy bị trĩ có nên đi xe đạp không? Có, nhưng cần đảm bảo cường độ hợp lý, lựa chọn yên xe êm ái với có độ rộng thoải mái và tìm một số giải pháp hỗ trợ để giảm bớt áp lực của yên xe đến hậu môn.  Bị trĩ vẫn có thể đạp xe nhưng với cường độ thích hợp và có giải pháp giảm áp lực từ yên xe Mặt khác, mức độ nghiêm trọng của bệnh trĩ cũng ảnh hưởng đáng kể đến việc đạp xe. Cụ thể, trong giai đoạn cấp tính, đạp xe chưa phải bài tập tốt nhất mà còn có thể kích thích búi trĩ, khiến chúng khó kiểm soát hơn. Chính vì vậy, khi bị trĩ cấp tính, tốt nhất bạn nên tạm ngừng việc đi xe đạp đến khi bệnh được điều trị và khỏi hoàn toàn. II. Một số gợi ý giúp giảm tác động tiêu cực khi đạp xe với bệnh trĩ Để giảm bớt tác động tiêu cực của đạp xe với búi trĩ, người bệnh nên: Lựa chọn yên xe phù hợp: Loại yên xe có thiết kế rộng, êm ái và hỗ trợ tốt cho hậu môn rất thích hợp với những người bị trĩ nhẹ. Điều này vừa giúp giảm áp lực tác động lên khu vực đang bị ảnh hưởng bởi trĩ, vừa hỗ trợ cải thiện tuần hoàn máu đến búi trĩ một cách đáng kể. Điều chỉnh vị trí ngồi: Hãy đảm bảo rằng bạn luôn ngồi ở vị trí thoải mái và hợp lý trên yên xe. Điều này giúp phân bổ áp lực đều đến hậu môn, từ đó giảm căng thẳng lên vùng bị trĩ. Tư thế ngồi đúng: Theo các chuyên gia, tư thế đạp xe đúng là ngồi hướng lên phía trước, cơ thể nhấp nhổm chuyển động nhịp nhàng cùng bàn đạp và không thường xuyên ngồi yên một vị trí. Tư thế đạp xe ảnh hưởng lớn đến búi trĩ Tăng dần cường độ và thời gian đạp xe: Nếu bạn đang bắt đầu rèn luyện lại thói quen đạp xe sau khi bị trĩ, hãy khởi động bằng những chuyến đi ngắn và tăng dần thời gian và cường độ tập luyện. Điều này sẽ giúp cơ thể thích nghi dần với hoạt động này. Ưu tiên thực hiện các bài tập tăng cường cơ bụng và hông: Plank, xoay người, nâng cao đùi sẽ giúp tăng cường các nhóm cơ quanh hậu môn, từ đó giảm áp lực lên khu vực hậu môn và búi trĩ. Hạn chế ngồi đạp xe liên tục: Ngồi hoặc đứng quá lâu cũng có thể gây nhiều ảnh hưởng xấu đến búi trĩ. Do đó, khoảng thời gian đạp xe lý tưởng, thường được khuyến cáo là dưới 2 giờ đồng hồ. Sử dụng gel đệm yên xe: Để gia tăng sự thoải mái khi ngồi và giảm áp lực lên hậu môn, bạn có thể cân nhắc sử dụng gel đệm yên xe đến từ các hãng nổi tiếng. Uống nước và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: Dù không trực tiếp giảm tác động xấu của việc đạp xe khi bị trĩ, thế nhưng điều này lại duy trì sự mềm ẩm của phân, ngăn ngừa và hạn chế tối đa tình trạng táo bón. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp búi trĩ giảm thiểu các triệu chứng III. Mách bạn 6 bài tập chữa trĩ tại nhà hiệu quả Bên cạnh câu hỏi “bị trĩ có nên đi xe đạp?” thì “bị trĩ nên tập môn thể thao nào?” cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Theo đó, người bệnh trĩ có thể áp dụng song song các bài tập sau để gia tăng hiệu quả chữa trĩ tại nhà: Bơi: Bơi lội được coi là môn thể thao tuyệt vời cho người bệnh trĩ. Bởi, trong quá trình bơi, nước sẽ giúp giảm áp lực lên khu vực hậu môn, đồng thời tăng cường sự linh hoạt và mềm mại của cơ bắp. Đi bộ: Đi bộ chậm rãi cùng là hoạt động tốt cho sức khỏe tổng thế, cải thiện cơ bắp, tuần hoàn máu và không gây áp lực lớn lên các búi trĩ. Thiền/Yoga: Các bài tập thiên về tĩnh lặng như thiền và yogga có thể giúp người bệnh giảm căng thẳng, cải thiện tư thế ngồi đúng, ngăn ngừa biến chứng bệnh trĩ. Các bài tập thiền và yoga đem lại tác dụng rất tốt với những người đang bị trĩ hoặc đang trong quá trình sau điều trị Tập thể dục nhẹ: Các bài tập nhẹ nhàng, không quá căng thẳng như Zumba hoặc Aerobic rất tốt cho sức khỏe tim mạch và không gây áp lực lớn lên hậu môn. Tập gym với sự hướng dẫn của chuyên gia: Nếu vừa muốn cải thiện búi trĩ, vừa muốn sở hữu thân hình săn chắc, nóng bỏng, hãy tìm kiếm sự hướng dẫn của chuyên gia về các bài tập phù hợp với tình trạng bệnh. Giãn cơ: Ngoài tập gym, một lựa chọn khác về vóc dáng mà bạn có thể thử đó là Pilates – giải pháp giúp cải thiện sự linh hoạt và mềm mại của cơ bắp. Lưu ý, trước khi bắt đầu tập bất kỳ bài tập nào, người bệnh nên thảo luận với chuyên gia hoặc bác sĩ để đảm bảo rằng những hoạt động đó phù hợp với thể trạng và mức độ búi trĩ. Ngoài ra, người bệnh trĩ cũng nên tìm hiểu và áp dụng các biện pháp bổ trợ từ thiên nhiên, như CotriPro Gel, giúp dịu vùng da khô rát, sưng tấy bởi trĩ, hỗ trợ săn se, thu nhỏ búi trĩ và giảm ma sát da với quần áo và nhiều vật thể khác khi vận động. Sử dụng các sản phẩm lành tính giúp săn se búi trĩ là điều quan trọng, cần được lưu tâm Tóm lại, việc bị trĩ có nên đi xe đạp hay không còn tùy thuộc vào mức độ bệnh, thời gian tập luyện,… Đừng quên thảo luận với chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn và thoải mái khi đạp xe! Chia sẻ

Top 12 địa chỉ khám chữa bệnh trĩ tại Đà Nẵng uy tín, hiện đại

Trĩ là bệnh lý gây phiền toái trong cuộc sống nếu không được điều trị dứt điểm. Dưới đây là 12 địa chỉ khám chữa bệnh trĩ tại Đà Nẵng uy tín, hiện đại, được nhiều người đánh giá cao. Hy vọng bạn sẽ chọn lựa được cơ sở phù hợp để giải quyết vấn đề sức khỏe của mình. Mục lục1. Bệnh viện Đà Nẵng – Khoa Y học cổ truyền khám trĩ uy tín2. Bệnh viện Đa Khoa Gia Đình3. Bệnh Viện Đa Khoa Tâm Trí – Nơi khám trĩ uy tín tại Đà Nẵng4. Bệnh Viện Hoàn Mỹ – Phòng khám điều trị bệnh trĩ tại Đà Nẵng5. Phòng Khám Đa Khoa Pasteur – Địa chỉ khám trĩ uy tín tại Đà Nẵng6. PKDK Miền Trung – Phòng khám trĩ uy tín tại  Đà Nẵng7. Bệnh viện Bình Dân – Bệnh viện uy tín khám và điều trị bệnh trĩ tại Đà Nẵng8. Phòng khám đa khoa Hồng Phước – Nơi khám trĩ đáng tin cậy tại Đà Nẵng9. Phòng khám đa khoa Hòa Khánh – Địa chỉ điều trị bệnh trĩ tại Đà Nẵng10. Phòng khám Bs Ngô Chút – Địa chỉ chuyên trị trĩ tại Đà Nẵng11. Phòng khám Nguyễn Thị Hiền12. Trung tâm ngoại khoa Đại Tâm – Cơ sở khám trĩ uy tín tại Đà Nẵng7 Lưu ý quan trọng khi chữa bệnh trĩ tại Đà Nẵng 1. Bệnh viện Đà Nẵng – Khoa Y học cổ truyền khám trĩ uy tín Được hình thành từ trước năm 1945 cùng các tiêu chí chuẩn Bộ Y tế, Khoa Y học cổ truyền tại Bệnh Viện Đà Nẵng xứng đáng là địa chỉ chữa bệnh trĩ tại Đà Nẵng đáng tin cậy của nhiều người. Bệnh viện Đà Nẵng là nơi khám và chữa trĩ lý tưởng cho người dân Đà Nẵng Đây không chỉ là nơi quy tụ đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp mà còn cung cấp rất nhiều dịch vụ thăm khám, điều trị và chăm sóc sức khỏe, bao gồm chữa bệnh trĩ, với các phương pháp và kỹ thuật tiên tiến.  ||Thông tin liên hệ: Địa chỉ: 124, Hải Phòng, P. Thạch Thang, TP. Đà Nẵng Thời gian làm việc: Từ 7h00 – 16h00 hàng ngày Hotline: 1900 9095 2. Bệnh viện Đa Khoa Gia Đình Phòng khám trĩ tại Bệnh viện Đa Khoa Gia Đình luôn là một trong những cái tên nhận được nhiều phản hồi tích cực từ khách hàng. Được biết, khi khám trĩ tại bệnh viện này, người bệnh sẽ được áp dụng các trang thiết bị hiện đại, chất lượng cao cùng các bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên phụ trách những ca bệnh khó và phức tạp. Bệnh viện Đa Khoa Gia Đình là nơi khám và chữa trĩ tại Đà Nẵng đáng tin cậy ||Thông tin liên hệ: Địa chỉ: 73, Đ. Nguyễn Hữu Thọ, TP. Đà Nẵng Thời gian làm việc: Từ 6h – 17h hàng ngày Hotline: 1900 2250 3. Bệnh Viện Đa Khoa Tâm Trí – Nơi khám trĩ uy tín tại Đà Nẵng Tọa lạc tại đường Cách Mạng Tháng 8, Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí đang dần trở thành địa chỉ khám trĩ được nhiều người lựa chọn tại Đà Nẵng. Mỗi ngày, bệnh viện đón nhận khoảng 700 lượt khám mỗi ngày với sức chứa lên đến 200 giường bệnh. Bệnh Viện Đa Khoa Tâm Trí tự tin là nơi gửi gắm sức khỏe của người bị trĩ Khi điều trị trĩ tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Đà Nẵng, người bệnh sẽ được tiếp xúc với đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, nhiệt tình, tận tâm, cùng hệ thống máy móc y tế hiện đại. Nhờ đó, tình trạng bệnh được cải thiện một cách nhanh chóng. ||Thông tin liên hệ: Địa chỉ: 64 CMT8, Khuê Trung, Cẩm Lệ‎, TP. Đà Nẵng Thời gian làm việc: Từ 7h00 – 19h00 (Thứ 2 – Thứ 7) Hotline: 0903 595 593 ||Xem thêm: Viên đặt trĩ, #7 Thuốc đặt hậu môn trị bệnh trĩ tốt nhất >>>Bạn có biết: Bệnh trĩ ở nữ giới: Nguyên nhân và cách điều trị đặc hiệu 4. Bệnh Viện Hoàn Mỹ – Phòng khám điều trị bệnh trĩ tại Đà Nẵng Trải qua hơn 20 năm hoạt động, Bệnh viện Hoàn Mỹ nói chung và phòng khám trĩ tại Hoàn Mỹ nói riêng đã tạo dựng được uy tín vững chắc trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, đặt bệnh nhân làm trung tâm với chi phí hợp lý và chất lượng cao. Bệnh Viện Hoàn Mỹ là mạng lưới chăm sóc sức khỏe hàng đầu tại Việt Nam Khi khám trĩ tại bệnh viện Hoàn Mỹ, bạn sẽ được phụ trách tư vấn bởi các tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ được đào tạo bài bản, có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong và ngoài nước. Vì thế, đừng ngại ngần chia sẻ tất thảy vấn đề mà bạn đang gặp phải liên quan đến vùng hậu môn đến đội ngũ y bác sĩ tại Bệnh Viện Hoàn Mỹ! ||Thông tin liên hệ: Địa chỉ: 291, Đ. Nguyễn Văn Linh, P. Thạc Gián, Q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng Thời gian làm việc: 24/24 Hotline: 0236 3650 676 5. Phòng Khám Đa Khoa Pasteur – Địa chỉ khám trĩ uy tín tại Đà Nẵng Pasteur là phòng khám được xây dựng trên nền tảng đội ngũ Y Bác sĩ Nội trú chất lượng cao. Hơn nữa, Pasteur vẫn tổ chức khám và điều trị Ngoại trú với mức chi phí tốt nhất cho tất cả người dân tại Đà Nẵng và các tỉnh lân cận. Vì thế, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi lựa chọn phòng khám đa khoa Pasteur là nơi khám và chữa bệnh trĩ tại Đà Nẵng. Phòng Khám Đa Khoa Pasteur nâng cao sức khỏe và hạnh phúc của người dân Việt ||Thông tin liên hệ: Địa chỉ: 39, Đ. Nguyễn Tường Phổ, P. Hòa Minh, Liên Chiểu, Đà Nẵng Thời gian làm việc: Từ 7h00 – 19h00 (Thứ 2 – Thứ 7) Hotline: 0236 9999 868 6. PKDK Miền Trung – Phòng khám trĩ uy tín tại  Đà Nẵng Phòng khám đa khoa Miền Trung nổi tiếng là phòng khám có nhiều bác sĩ trình độ cao, cơ sở vật chất hiện đại và dịch vụ chăm sóc tận tình. Do đó, khi khám và điều trị trĩ tại PKDK Miền Trung, chỉ sau một thời gian ngắn, người bệnh sẽ không còn lo lắng về tình trạng sa búi trĩ, chảy máu hay đau rát, ngứa ngáy do búi trĩ gây ra. Phòng khám Đa khoa Miền Trung là nơi khám và chữa trĩ tại Đà Nẵng được nhiều người tin tưởng ||Thông tin liên hệ: Địa chỉ: số 280 – 282, Đ. Nguyễn Hữu Thọ, P. Khuê Trung, Q. Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng Thời gian làm việc: 7h00 – 20h00 (hàng ngày) Hotline: 0236 36 11111 7. Bệnh viện Bình Dân – Bệnh viện uy tín khám và điều trị bệnh trĩ tại Đà Nẵng Bệnh Viện Đa Khoa Bình Dân có địa chỉ tại số 376 Trần Cao Vân, Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Đây là một trong những cơ sở hàng đầu trong chất lượng khám – chữa bệnh uy tín tại Đà Nẵng. Bệnh viện Bình Dân Đà Nẵng là địa chỉ khám trĩ phù hợp với những người đang gặp vấn đề về bệnh Đặc biệt, bệnh viện còn là nơi tập trung đông đội ngũ y bác sĩ chữa bệnh trĩ nổi tiếng cả nước. Tất cả y tá, điều dưỡng đều có kỹ năng, chuyên nghiệp và tận tâm với bệnh nhân. Bên cạnh đó cơ sở hạ tầng máy móc cũng được bệnh viện chú trọng đầu tư và phối hợp tốt với các chuyên khoa khác nhằm đảm bảo chẩn đoán chính xác. ||Thông tin liên hệ: Địa chỉ: 376 Trần Cao Vân, Q. Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng Thời gian làm việc: Từ 7h30 – 17h (Thứ 2 – 7) Hotline: 0236 3714 030 – 0236 371 4552 8. Phòng khám đa khoa Hồng Phước – Nơi khám trĩ đáng tin cậy tại Đà Nẵng Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phước là một trong những địa chỉ uy tín trong việc khám và chữa bệnh trĩ tại Đà Nẵng. Được thành lập từ năm 2011, với mục tiêu cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao, phòng khám Hồng Phước đã xây dựng uy tín, trở thành một trong những bệnh viện đa khoa hàng đầu tại khu vực. Phòng khám đa khoa Hồng Phước đã chữa trị thành công cho nhiều bệnh nhân bị trĩ ||Thông tin liên hệ: Địa chỉ: 96 Triệu Nữ Vương, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng Thời gian làm việc: 7h00 – 20h00 (hàng ngày) Hotline: 023 6352 5286 9. Phòng khám đa khoa Hòa Khánh – Địa chỉ điều trị bệnh trĩ tại Đà Nẵng Phòng Khám Đa Khoa Hòa Khánh là địa chỉ uy tín, được cấp phép sử dụng BHYT với đầy đủ các chuyên khoa Sản – phụ khoa, Nội, Ngoại, Nhi,… Khi khám trĩ tại đây, người bệnh sẽ được trải nghiệm các thiết bị máy móc hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia tay nghề cao, có nhiều kinh nghiệm trong việc giải quyết các tình trạng khó chịu do bệnh trĩ gây nên như: chảy máu, sa búi trĩ,… Phòng Khám Đa Khoa Hòa Khánh là địa chỉ chữa bệnh trĩ uy tín tại Đà thành được người dân hết mực tin tưởng ||Thông tin liên hệ: Địa chỉ: 471 Tôn Đức Thắng, P. Hòa Khánh Nam, Q. Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng Thời gian làm việc: Từ 7h00 hàng ngày Hotline: 0918435409 10. Phòng khám Bs Ngô Chút – Địa chỉ chuyên trị trĩ tại Đà Nẵng Tuy chỉ là phòng khám tư nhân, nhưng với hơn 30 năm kinh nghiệm, phòng khám Bs Ngô Chút đã khám và điều trị các bệnh hậu môn cho hàng nghìn bệnh nhân trên cả nước. Bên cạnh đó, do là phòng khám tư nhân nên quy trình thăm khám và điều trị bệnh cũng được tối giản, nhanh chóng, giúp tiết kiệm đáng kể thời gian của người bệnh so với các bệnh viện lớn. Ngoài ra, người bệnh tại phòng khám, bác sĩ Ngô Chút sẽ trực tiếp đánh giá, chẩn đoán tình trạng bệnh sau đó đưa ra phác đồ điều trị riêng với từng trường hợp cụ thể. Do đó, nếu có bất cứ vấn đề quan ngại nào về trĩ, hãy liên hệ ngay với phòng khám Bs Ngô Chút theo thông tin sau: ||Thông tin liên hệ: Địa chỉ: QL1a, Nam Cầu Đỏ, Đà Nẵng/91B, đường Ngô Gia Tự, P. Hải Châu 1, Q. Hải Châu, Đà Nẵng Thời gian làm việc: 8h00 – 17h00 (Thứ 2 – 7) Hotline: 0984646377 11. Phòng khám Nguyễn Thị Hiền Phòng khám lương y Nguyễn Thị Hiền cũng là một trong những nơi chữa bệnh trĩ có tiếng tại Đà nẵng. Tọa lạc trên đường Giáp Văn Cương, quận Liên Chiểu, phòng khám mang đến không gian yên bình, thoáng đãng cho những bệnh nhân đến khám và điều trị bệnh tại nơi đây. Phòng khám Nguyễn Thị Hiền nổi danh là “Kho báu thuốc nam cho người Việt” Lương y Nguyễn Thị Hiền được biết với những phương pháp chữa trĩ bằng thuốc nam, hoàn toàn không cần phẫu thuật. Ngoài ra, phòng khám còn tận tâm tư vấn cho các bệnh nhân về cách phòng ngừa cũng như duy trì sức khỏe sau điều trị; giúp hàng ngàn người cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống hiệu quả. ||Thông tin liên hệ: Địa chỉ: P. Hòa Xuân, Q. Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng Thời gian làm việc: 7h00 – 20h00 (hàng ngày) Hotline: 0982239977 12. Trung tâm ngoại khoa Đại Tâm – Cơ sở khám trĩ uy tín tại Đà Nẵng Nếu bạn vẫn đang phân vân, không biết địa chỉ nào khám và điều trị bệnh trĩ ở đâu tốt tại Đà Nẵng, hãy đến ngay trung tâm ngoại khoa Đại Tâm. Đây là cơ sở y tế quen thuộc của người dân bản địa, quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm cùng các nhân viên điều dưỡng được đào tạo chuyên nghiệp, phục vụ tận tình bà con trước, trong và sau khi đến khám. Trung tâm ngoại khoa Đại Tâm luôn sẵn sàng lắng nghe ý kiến, đóng góp của người bệnh để ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ Bên cạnh đó, trung tâm rất chăm chỉ cập nhật các kỹ thuật y khoa tiên tiến, đem đến giải pháp điều trị an toàn – tiết kiệm cho người bệnh.  ||Thông tin liên hệ: Địa chỉ: 93 Nguyễn Hữu Đạt, Hải Châu, Đà Nẵng Thời gian làm việc: 7h00 – 20h00 (hàng ngày) Hotline: 0906 139 317 7 Lưu ý quan trọng khi chữa bệnh trĩ tại Đà Nẵng Bên cạnh việc thăm khám và điều trị tại các phòng khám, bệnh viện trên, người bệnh nên chú ý một số điều sau đây để rút ngắn thời gian và nâng cao hiệu quả điều trị. Nên chủ động thăm khám bệnh trĩ từ sớm để giảm nguy cơ biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống nhanh chóng. Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, tránh ngồi hoặc đứng quá lâu. Chỉ dùng thuốc khi có sự cho phép và hướng dẫn từ bác sĩ, đồng thời tuân thủ liều lượng và thời gian sử dụng thuốc một cách chính xác. Kết hợp thêm viên uống bảo vệ sức khỏe hoặc các sản phẩm gel bôi, như CotriPro viên và CotriPro Gel, để hỗ trợ điều trị các triệu chứng trĩ một cách an toàn, hiệu quả. Kiểm tra định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ để phát hiện và kịp thời ngăn chặn trĩ tái phát. Giữ vệ sinh vùng hậu môn bằng nước ấm hoặc xà phòng dịu nhẹ. Không cố rặn hoặc nhịn đi cầu trong thời gian dài. Hãy ghi nhớ và áp dụng 7 lời khuyên trên đây để đảm bảo quá trình khám chữa bệnh trĩ tại Đà Nẵng diễn ra hiệu quả và an toàn! Ngoài ra, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, đừng quên để lại bình luận phía dưới hoặc liên hệ ngay 1800 6293 để được giải đáp miễn phí. ||Tham khảo bài viết khác: #5 Địa điểm Khám trĩ ở đâu Hà Nội uy tín, an toàn chất lượng #9 Địa chỉ khám bệnh trĩ ở bệnh viện nào tốt nhất TPHCM Bệnh trĩ khi mang thai có sinh thường được không? Cách trị Chia sẻ

Ngứa hậu môn sau khi đi đại tiện là sao? Nguy hiểm không?

Ngứa hậu môn sau khi đi đại tiện thường bị người bệnh coi nhẹ, chủ quan và không có phương án điều trị kịp thời. Lâu dần, hiện tượng này có thể tiến triển thành nhiều bệnh lý phức tạp, khó điều trị như trĩ nội, viêm đại tràng, nứt kẽ hậu môn,… khiến đời sống tinh thần và sinh hoạt của người bệnh bị đảo lộn đáng kể. Ngứa hậu môn sau khi đi vệ sinh là tình trạng phổ biến, không được nhiều người xem trọng nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh lý phức tạp. Mục lụcI. 7 nguyên nhân gây ngứa hậu môn sau khi đi đại tiệnII. Chẩn đoán và điều trị ngứa hậu môn sau đi đại tiện2.1 Chẩn đoán2.2 Điều trịIII. Cách ngăn ngừa chứng ngứa hậu môn sau khi đi vệ sinh I. 7 nguyên nhân gây ngứa hậu môn sau khi đi đại tiện Ngứa hậu môn sau khi đi vệ sinh là tình trạng ngứa ngáy, khó chịu hoặc đỏ rát tại hậu môn sau khi đi vệ sinh. Tình trạng này thường xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, dưới đây là một số nguyên nhân điển hình: 7 Bệnh lý phổ biến gây ngứa hậu môn sau khi đi vệ sinh Nguyên nhân Giải thích chi tiết Bệnh trĩ  – Khi bị trĩ nội hoặc trĩ ngoại, các tĩnh mạch búi trĩ tại vùng hậu môn sẽ bị phình to. Đồng thời, trong quá trình đại tiện, phân và búi trĩ sẽ ma sát trực tiếp với nhau, gây khó chịu và ngứa. Viêm hậu môn  – Viêm hoặc nhiễm khuẩn tại hậu môn cũng có thể gây ra triệu chứng rát và ngứa. Táo bón  – Con người thường có xu hướng dùng lực ép phân ra ngoài khi phân khô, khó đi tiêu. Tuy nhiên, điều này có thể gây tổn thương khu vực hậu môn và gây ra ngứa Vệ sinh không đúng cách  – Việc sử dụng giấy vệ sinh, xà phòng hoặc chất tẩy rửa không phù hợp có thể khiến vùng da tại hậu môn bị kích ứng, ngứa, mẩn đỏ,… Ngoài ra, cảm giác bị ngứa sau khi đi đại tiện cũng có thể được hình thành do thói quen không vệ sinh hậu môn sạch sẽ hoặc chà xát quá mạnh. Bệnh nội tiết  – Tiểu đường, rối loạn tuyến giáp và một số bệnh nội tiết khác có thể khiến da bị khô, dễ bị kích ứng; từ đó dẫn đến triệu chứng ngứa hậu môn. Eczema, chàm  – Tình trạng ngứa hậu môn sau khi đi vệ sinh cũng có thể bị gây nên bởi bệnh eczema và bệnh chàm do các cơ quan dưới niêm mạc bị rối loạn, làm tăng tiết bã nhờn. Giun kim  – Sau khi đi đại tiện (nhất là ban đêm), giun kim sẽ bò ra để đẻ trứng, gây cảm giác khó chịu, ngứa ngáy hậu môn dữ dội. Chú ý: Trên đây chỉ là những nguyên nhân phổ biến gây ngứa hậu môn sau khi đi vệ sinh và còn rất nhiều nguyên nhân khác. Vì thế, để có được phác đồ điều trị đúng và hiệu quả, người bệnh cần xác định rõ căn nguyên gây bệnh bằng cách chẩn đoán tại các cơ sở y khoa uy tín. ||Xem thêm: Ngứa hậu môn khám ở đâu? Mách bạn 10 địa chỉ uy tín, đáng tin cậy II. Chẩn đoán và điều trị ngứa hậu môn sau đi đại tiện 2.1 Chẩn đoán Để chẩn đoán chính xác căn nguyên gây ngứa hậu môn sau khi đi đại tiện, người bệnh cần thực hiện theo 2 bước sau: Bước 1: Tự kiểm tra và quan sát triệu chứng tại nhà: Nhằm giúp bác sĩ có góc nhìn trực quan, đưa ra phác đồ điều trị chính xác hơn, người bệnh nên ghi chép lại các triệu chứng nếu có (nứt, chảy mủ, sưng, ngứa, nổi mẩn hoặc phồng rộp hậu môn), theo dõi tần suất và cường độ của các triệu chứng này. Bước 2: Thăm khám & chẩn đoán từ bác sĩ: Ban đầu, bác sĩ sẽ lắng nghe mô tả chi tiết về các triệu chứng người bệnh đang gặp phải, khám sức khỏe tổng thể và đưa ra những câu hỏi cần thiết (triệu chứng, tần suất xuất hiện, tiền sử bệnh,…). Tiếp đó, một số phương pháp có thể được thực hiện bao gồm: xét nghiệm phân, siêu âm hậu môn hoặc nội soi hậu môn. 2.2 Điều trị Để cải thiện tình trạng ngứa hậu môn sau mỗi lần đi đại tiện, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng các biện pháp sau: Điều chỉnh thói quen ăn uống: Uống đủ nước, tăng cường chế độ ăn giàu chất xơ và các thực phẩm giúp nhuận tràng có thể giúp hậu môn hạn chế kích ứng hoặc tác động tiêu cực khác. Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh, giàu chất xơ giúp hậu môn giảm thiểu tình trạng ngứa ngáy, khó chịu Thay đổi thói quen vệ sinh: Việc sử dụng giấy/khăn hoặc hóa chất để tẩy rửa không phù hợp có thể khiến hậu môn bị ngứa ngáy, khó chịu. Do đó, hãy sử dụng các loại giấy/khăn hoặc hóa chất được làm từ thành phần tự nhiên dịu nhẹ, hạn chế chà sát quá mạnh cũng như rửa tay thật sạch trước và sau khi vệ sinh hậu môn. Sử dụng các loại thuốc đặc trị, giảm ngứa chuyên dụng như: Hydrocortisone cream, Calamine lotion, Loratadine,…. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần phải tuân thủ theo chỉ định và hướng dẫn sử dụng của bác sĩ. ||Xem thêm: Ngứa hậu môn bôi thuốc gì? TOP 4 loại thuốc hiệu quả III. Cách ngăn ngừa chứng ngứa hậu môn sau khi đi vệ sinh Ngứa hậu môn sau khi đi vệ sinh, nhất là khi đi đại tiện có thể gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Do đó, để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra, bạn nên thực hiện các biện pháp sau: Luôn duy trì vệ sinh vùng hậu môn: Hãy rửa sạch hậu môn bằng nước ấm sau mỗi lần đi đại tiện và tránh sử dụng các loại giấy vệ sinh chứa hóa chất. Điều chỉnh chế độ ăn uống: Chế độ ăn đủ chất xơ và uống đủ nước mỗi ngày có vai trò to lớn trong việc giữ hệ tiêu hóa luôn êm đẹp, giảm nguy cơ táo bón/tiêu chảy gây tổn thương và ngứa hậu môn. Chăm sóc vùng da hậu môn: Các sản phẩm chăm sóc da nhẹ nhàng, làm dịu và cấp ẩm cho da như CotriPro Gel sẽ giúp vùng da xung quanh hậu môn luôn ẩm mượt, không bị khô hay nứt nẻ; từ đó hạn chế tối đa hiện tượng ngứa hậu môn sau khi đi đại tiện. Ưu tiên sử dụng các sản phẩm dịu nhẹ, lành tính như CotriPro Gel để chăm sóc vùng da hậu môn Hạn chế tiếp xúc với chất kích: Các loại xà phòng, kem hoặc nước rửa chứa hóa chất (có thể gây kích ứng) là những sản phẩm bạn không nên sử dụng trong thời gian bị ngứa hậu môn hoặc nên hạn chế nếu không muốn tình trạng ngứa hậu môn trở thành nỗi ám ảnh. Duy trì vận động: Các nhà khoa học đã chứng minh stress và ngứa hậu môn có mối liên hệ mật thiết với nhau. Theo đó, khi càng bị stress, các triệu chứng sẽ càng trở nên khó chịu hơn, nhất là sau khi đi đại tiện. Vì vậy, hãy dành tối thiểu 30 phút mỗi ngày để đi bộ, yoga hoặc các bài tập thư giãn khác nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến vùng hậu môn. Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến ngứa hậu môn sau khi đi đại tiện và các tác động tiêu cực nếu không được xử lý kịp thời. Mong rằng qua bài viết này, bạn sẽ chủ động hơn trong việc lắng nghe bản thân, chăm sóc cơ thể, đồng thời thăm khám bác sĩ chuyên khoa ngay khi có những triệu chứng của bệnh. Ngoài ra, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến tình trạng ngứa hậu môn sau khi đi đại tiện và giải pháp cải thiện an toàn, lành tính, vui lòng liên hệ 1800 6293 ngay hôm nay để được tư vấn, hỗ trợ miễn phí trong giờ hành chính! ||Tham khảo bài viết khác: Ngứa hậu môn do trĩ phải làm sao? cách chữa trị như thế nào? Ngứa hậu môn vào ban đêm là bệnh gì? Điều trị như thế nào? Trẻ bị ngứa hậu môn phải làm sao? có nguy hiểm không? Chia sẻ

Phân biệt trĩ và sa trực tràng giống, khác nhau cực chuẩn

Trĩ và sa trực tràng là hai bệnh lý riêng biệt nhưng có nhiều dấu hiệu tương đối giống nhau. Điều này khiến nhiều người gặp khó khăn trong việc phân biệt, dẫn đến lựa chọn sai phương pháp điều trị và gây ra những hậu quả nặng nề. Dưới đây là một số cách phân biệt phổ biến giữa sa trực tràng và trĩ, mời bạn tham khảo! Mục lụcI. Phân biệt trĩ và sa trực tràng qua 5 yếu tố1.1 Trĩ, sa trực tràng là gì?1.2 Nguyên nhân1.3 Triệu chứng1.4 Thời gian kéo dài triệu chứng1.5 Búi saII. Trĩ và sa trực tràng có nguy hiểm không?III. Cách điều trị trĩ và sa trực tràng3.1 Thay đổi chế độ ăn uống, xây dựng lối sống lành mạnh3.2 Dùng thuốc điều trị3.3 Phẫu thuật I. Phân biệt trĩ và sa trực tràng qua 5 yếu tố Trĩ và sa trực tràng đều là những vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa, thường gặp ở những người cao tuổi, phụ nữ có thai và người phải bê vác nặng thường xuyên. Tuy nhiên, nếu xét theo hệ quy chiếu định nghĩa, nguyên nhân, triệu chứng, biểu hiện,…. thì chúng lại có đôi phần khác biệt. Cụ thể: 1.1 Trĩ, sa trực tràng là gì? Trĩ (Hemorrhoids) là bệnh mãn tính nằm bên trong hoặc ngoài hậu môn; được hình thành do sự phình đầy và sưng tĩnh mạch tại hậu môn hoặc xung quanh hậu môn. Trong khi, sa trực tràng (Anal Fissure) là những vết thương, vết rạn nứt trong niêm mạc hậu môn. Điểm khác biệt giữa sa trực tràng và trĩ 1.2 Nguyên nhân Nguyên nhân gây trĩ rất đa dạng, bao gồm táo bón, căng thẳng, thai kỳ, tăng áp lực trong hậu môn, v.v. Còn sa trực tràng là bệnh lý có thể được hình thành do căng thẳng trong hậu môn, tiêu chảy, táo bón,… 1.3 Triệu chứng Khi bị trĩ, người bệnh thường có những dấu hiệu sau: Sưng đau, ngứa ngáy vùng hậu môn Chảy máu sau khi đi đại tiện hoặc vệ sinh hậu môn Có cảm giác khó chịu, đầy (cộm) hậu môn Nổi các khối u nhỏ trên và xung quanh hậu môn (đối với trĩ ngoại) Di chuyển khó khăn Người bị trĩ thường cảm thấy sưng, đau và ngứa ngáy vùng hậu môn, trong khi người bị sa trực tràng có xu hướng đi ngoài ra máu tươi Khi bị sa trực tràng, người bệnh thường nhận thấy: Đau, ngứa và dễ kích ứng quanh hậu môn Có máu màu đỏ tươi lẫn trong phân sau khi đi đại tiện Chán ăn, mệt mỏi 1.4 Thời gian kéo dài triệu chứng Bệnh trĩ thường kéo dài trong thời gian dài, dễ tái phát và có thể trở thành tình trạng mãn tính. Sa trực tràng là bệnh lý thường xuất hiện với các triệu chứng tương đối ngắn hạn (trong vài tuần). Tuy nhiên, bệnh cũng rất dễ tái phát nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách. 1.5 Búi sa Một yếu tố khác thường xuyên được áp dụng để phân biệt trĩ và sa trực tràng đó là búi sa. Theo đó, bề mặt khối sa của người bệnh trĩ chính là lớp niêm mạc, khá ngắn và được tạo từ một hay nhiều búi không đều. Đối với bệnh sa trực tràng, khối sa là một phần hoặc toàn bộ trực tràng, dài và trong đều theo hình tròn đồng tâm. Đôi khi, khối sa có thể tiết rất nhiều dịch nhầy ẩm ướt. Búi sa của bệnh nhân trĩ khác hoàn toàn so với búi sa của người bị sa trực tràng ⚠️Lưu ý: 5 yếu tố được sử dụng để phân biệt trĩ và bệnh sa trực tràng phía trên chỉ mang tính tham khảo. Nếu bạn đang đối mặt với bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến hậu môn – trực hàng, hãy tham khảo ngay ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và điều trị một cách chính xác. II. Trĩ và sa trực tràng có nguy hiểm không? Trên thực tế, cả trĩ và sa trực tràng đều không quá nguy hiểm nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu không được quan tâm và điều trị đúng cách, chúng có thể dẫn đến một số vấn đề nghiêm trọng. Dưới đây là một số biến chứng của trĩ và sa trực tràng cần lưu ý: Biến chứng bệnh trĩ Biến chứng bệnh sa trực tràng  – Viêm loét búi trĩ, hoại tử  – Trĩ tắc mạch  – Thiếu máu  – Sa nghẹt búi trĩ  – Viêm đại tràng  – Hư tổn niêm mạc đại tràng  – Rối loạn tiêu hóa  – Viêm hạ môn  – Hình thành túi trực tràng  – Ung thư đại tràng III. Cách điều trị trĩ và sa trực tràng Các phương pháp điều trị trĩ và sa trực tràng có thể khác nhau tùy vào mức độ và triệu chứng cụ thể. Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến, được áp dụng cho cả trĩ và bệnh sa trực tràng: 3.1 Thay đổi chế độ ăn uống, xây dựng lối sống lành mạnh Để cải thiện tình trạng sa trực tràng và trĩ, việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học và áp dụng lối sống lành mạnh được giới chuyên môn đánh giá rất cao. Do đó, trong giai đoạn này, người bệnh nên ưu tiên tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu chất xơ (ví dụ: hạt lanh, khoai lang, cải brussels, ngũ cốc,…), đảm bảo uống đủ lượng nước cần thiết và duy trì việc tập thể dục đều đặn. Cải thiện sa trực tràng và trĩ bằng lối sống lành mạnh là phương pháp tiết kiệm, hiệu quả Bởi, chất xơ và nước là yếu tố quan trọng, giúp duy trì sự cân bằng của hệ tiêu hóa, giảm nguy cơ mắc mắc bệnh trĩ và sa trực tràng, cũng như các vấn đề khác liên quan đến tiêu hóa. Hơn nữa, vận động thường xuyên vừa giúp kích thích hoạt động ruột, cải thiện lưu thông máu, vừa có tác dụng giảm căng thẳng – một trong những nguyên nhân gây gia tăng triệu chứng trĩ và sa trực tràng. 3.2 Dùng thuốc điều trị Nếu bạn đang gặp vấn đề về sa trực tràng và trĩ, đây có thể là tình trạng nghiêm trọng và cần được điều trị dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa. Một số loại thuốc phổ biến, thường được bác sĩ chỉ định sử dụng là thuốc kích thích ruột nhẹ, chẳng hạn như: docusate sodium, natri picosulfate. Những loại thuốc này có thể được sử dụng để giúp làm mềm phân và giảm táo bón, đồng thời hỗ trợ sự co bóp cơ trực tràng. ||Lưu ý, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc mà không có hướng dẫn từ bác sĩ, để tránh gặp phải tác dụng phụ không mong muốn! 3.3 Phẫu thuật Trong trường hợp nghiêm trọng hoặc khi áp dụng các phương pháp trên không đem lại hiệu quả tích cực, phẫu thuật có thể được xem là lựa chọn cuối cùng. Quá trình phẫu thuật này đòi hỏi được tiến hành ở cơ sở đáng tin cậy, bác sĩ thực hiện có chuyên môn cao, kỹ năng tốt và sử dụng trang thiết bị hiện đại. Phẫu thuật chỉ được tiến hành khi mức độ bệnh đã quá nghiêm trọng Như vậy, việc lựa chọn phương pháp điều trị trĩ và sa trực tràng nào phù hợp còn phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng cụ thể. Hơn nữa, các phương pháp điều trị tại nhà thường chỉ có khả năng hỗ trợ cải thiện, không thể thay thế lộ trình điều trị của bác sĩ. Thế nên, việc tự điều trị không phải lúc nào cũng là lựa chọn tốt.  Do đó, nếu được chẩn đoán hoặc nghi ngờ bản thân đang mắc bệnh trĩ hoặc sa trực tràng, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để được tư vấn và điều trị đúng cách. Tóm lại, sa trực tràng và trĩ là hai bệnh lý khác nhau, và không quá nguy hiểm trong hầu hết trường hợp. Tuy nhiên, nếu bị bỏ qua và không điều trị, chúng có thể gây nên các vấn đề nghiêm trọng hơn. Do đó, để giảm nguy cơ mắc bệnh và duy trì sức khỏe bản thân, bạn nên tìm kiếm sự tư vấn và điều trị từ bác sĩ! Ngoài ra, nếu còn bất kỳ câu hỏi nào khác về trĩ và sa trực tràng, đừng quên để lại bình luận phía dưới hoặc liên hệ 1800 6293 để được giải đáp sớm nhất!  Chia sẻ

Thuốc bôi trĩ của Nhật có tốt không? Loại nào tốt nhất

Thuốc bôi trĩ của Nhật được nhiều người tin dùng nhờ sự uy tín về chất lượng và tiên tiến trong nghiên cứu Y học. Tuy nhiên, khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào vào cơ thể, việc tìm hiểu kỹ ưu – nhược điểm và tham khảo ý kiến của bác sĩ là rất quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ bật mí đến bạn 8 sản phẩm bôi trĩ của Nhật nổi tiếng, được nhiều người sử dụng. Mục lụcI. 7 Lưu ý quan trọng khi dùng thuốc bôi trĩ của NhậtII. Mách bạn 8 thuốc bôi trĩ của Nhật được ưa chuộng2.1 Kem bôi trĩ chữ A của Nhật2.2 Thuốc bôi trị trĩ của Nhật – Hemo Cure2.3 Thuốc bôi trĩ Borraginol M2.4 Kem bôi trĩ nội địa Nhật Posterisan Forte 2.5 Thuốc mỡ Kobayashi Oshiria trị trĩ2.6 Gel bôi trị trĩ ZASSLE-AX của Nhật2.7 Thuốc bôi trĩ ngoại của Nhật – Taisho2.8 Thuốc mỡ G4 LIII. Hướng dẫn sử dụng thuốc bôi trị trĩ của Nhật I. 7 Lưu ý quan trọng khi dùng thuốc bôi trĩ của Nhật Trước khi tìm hiểu sâu về các loại thuốc bôi trĩ của Nhật, bạn cần để tâm tới một số vấn đề sau trong quá trình sử dụng: Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng nhằm đảm bảo an toàn, tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Kiểm tra tình trạng sức khỏe để chắc chắn rằng thuốc phù hợp với tình trạng sức khỏe hiện tại. Bảo quản thuốc ở nơi khô thoáng, xa tầm tay trẻ em. Ngưng sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cơ thể xuất hiện bất kỳ dấu hiệu dị ứng nào sau khi uống thuốc Ngừng sử dụng thuốc nếu cơ thể xuất hiện bất kỳ dấu hiệu dị ứng nào sau khi sử dụng Kiểm tra hạn sử dụng Không tự ý dùng cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú Cân nhắc dùng thêm các sản phẩm gel bôi bổ trợ như CotriPro Gel để tăng cao hiệu quả điều trị. II. Mách bạn 8 thuốc bôi trĩ của Nhật được ưa chuộng Trong danh sách các sản phẩm trị trĩ trên thị trường, dưới đây là 8 loại thuốc bôi trĩ của Nhật Bản được đánh giá cao về hiệu quả thực tế. 2.1 Kem bôi trĩ chữ A của Nhật Kem bôi trĩ chữ A là sản phẩm được bào chế dưới dạng gel trắng trong suốt, dễ thẩm thấu vào trong ống hậu môn và tác động lên búi trĩ. Được biết, mỗi tuýp kem chữ A đều chứa các thành phần tốt như: Allantoin, Vitamin E acetate, Lidocaine, Prednisolone acetate và các thành phần tá dược vừa đủ khác. Nhờ đó, tình trạng đau rát, ngứa ngáy được cải thiện một cách nhanh chóng chỉ sau khoảng 5 ngày sử dụng. Kem chữ A của Nhật là sản phẩm bôi trĩ hiệu quả, ai cũng nên biết ||Chú ý: Thuốc bôi trĩ chữ A của Nhật chống chỉ định với người bị xung huyết búi trĩ và trẻ nhỏ dưới 15 tuổi. 2.2 Thuốc bôi trị trĩ của Nhật – Hemo Cure Hemo Cure là sản phẩm nổi tiếng với công dụng vượt trội trong việc giảm ngứa, hỗ trợ cầm máu và phục hồi vết thương ở niêm mạc trực tràng. Được phát triển dựa trên các thành phần Allantoin, Herbal extract, Hydrocortisone và Lidocaine, Hemo Cure là sự lựa chọn đáng tin cậy cho những ai đang tìm kiếm giải pháp hiệu quả và an toàn cho vấn đề này. Nên bôi Hemo Cure 2 lần/ngày vào sáng và tối sẽ giúp tình trạng búi trĩ cải thiện rõ rệt. ||Xem thêm: Viên đặt trĩ, #7 Thuốc đặt hậu môn trị bệnh trĩ tốt nhất 2.3 Thuốc bôi trĩ Borraginol M Borraginol M là một trong số ít thuốc bôi trĩ của Nhật dùng được cho bà bầu và phụ nữ sau sinh. Sản phẩm này có 2 loại, bao gồm Borraginol M màu vàng và Borraginol M xanh. Thuốc bôi trĩ Borraginol M Sản phẩm màu xanh được thiết kế với tác dụng kháng khuẩn, giảm đau và sát trùng, trong khi sản phẩm màu vàng được bổ sung thêm tác dụng giảm sưng, cầm máu và làm dịu búi trĩ trong thời gian ngắn. 2.4 Kem bôi trĩ nội địa Nhật Posterisan Forte  Posterisan Forte là loại kem bôi trĩ của Nhật nổi tiếng, được ưa chuộng tại thị trường nội địa. Nhờ có đa công dụng như: giảm viêm, tiêu sưng, hạn chế đỏ sát, loại bỏ ngứa ngáy, giảm đau, chống xuất huyết và hỗ trợ thu nhỏ búi trĩ, sản phẩm này đã nhanh chóng được thị trường Việt đón nhận và tin dùng. Hãy thử dùng Posterisan Forte nếu muốn tình trạng trĩ ngoại được cải thiện rõ rệt Tuy nhiên, phần lớn kem bôi trĩ Posterisan Forte đang được bày bán trên thị trường đều là hàng xách tay nên khó xác định nguồn gốc. Đó cũng là lý do vì sao nhiều người bôi Posterisan Forte liên tục trong thời gian dài nhưng không mấy cải thiện. 2.5 Thuốc mỡ Kobayashi Oshiria trị trĩ Thuốc mỡ Kobayashi Oshiria trị trĩ Tương tự Posterisan Forte, thuốc mỡ Kobayashi Oshiria cũng là sản phẩm trị trĩ được ưa chuộng tại Nhật và được nhập về Việt Nam chủ yếu qua đường xách tay. Được biết, sản phẩm vừa có công dụng giảm ngứa, tiêu sưng, vừa có khả năng kháng khuẩn, ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm ở khu vực hậu môn dành cho người bị trĩ nhẹ. 2.6 Gel bôi trị trĩ ZASSLE-AX của Nhật Gel bôi trị trĩ ZASSLE-AX của Nhật giúp dịu da, giảm ngứa và hỗ trợ co búi trĩ cấp tốc Gel bôi trĩ ZASSLE không chỉ nổi tiếng ở Nhật mà còn khuấy đảo thị trường quốc tế trong thời gian dài. Có thể nói, đây là giải pháp hiệu quả, đẩy lùi tình trạng đau đớn, nóng rát, ngứa ngáy và hạn chế triệu chứng chảy máu khi đi vệ sinh trong thời gian ngắn. Nhờ đó, chỉ sau vài lần sử dụng Gel ZASSLE-AX, bạn đã có thể sinh hoạt hàng ngày một cách thoải mái hơn. 2.7 Thuốc bôi trĩ ngoại của Nhật – Taisho Taisho là thuốc bôi trị trĩ ngoại của Nhật dựa trên nguyên tắc bảo tồn các mô, các tổ chức xung quanh khu vực trực tràng và hậu môn. Bên cạnh đó, nhờ được chiết xuất từ nhiều thành phần tốt như: tinh dầu bạc hà, Chlorhexidine hydrochloride, Hydrocortisone acetate, Lidocaine, Vitamin E acetate, Allantoin,… sản phẩm còn có tác dụng teo nhỏ búi trĩ, cải thiện lưu thông máu và tăng độ đàn hồi tĩnh mạch. 2.8 Thuốc mỡ G4 L Thuốc mỡ G4 L – Kem bôi trĩ quốc dân của Nhật Cuối cùng, không thể không nhắc đến G4 L – loại thuốc bôi của Nhật – có tác dụng làm dịu cơn đau, khắc phục tình trạng viêm cấp tốc, ngăn ngừa chảy máu và sa búi trĩ. Chính vì những công dụng tuyệt vời đó mà G4 L được đánh giá là loại thuốc xứng đáng là cái tên quan trọng trong tủ thuốc mỗi gia đình. ||Bạn có biết: #7 Loại thuốc trị bệnh trĩ của Mỹ (Bôi, Uống) tốt nhất hiện nay III. Hướng dẫn sử dụng thuốc bôi trị trĩ của Nhật Để phát huy tối đa công dụng của thuốc trị trĩ, bạn có thể áp dụng 7 bước sau: Bước 1: Dùng nước muối sinh lý hoặc nước ấm vệ sinh sạch sẽ hậu môn và vùng da lân cận. Bước 2: Lấy khăn bông sạch, mềm để thấm khô vùng da vừa vệ sinh. Bước 3: Rửa sạch tay bằng xà bông. Bước 4: Mở nắp, bóp nhẹ tuýp thuốc để lấy một lượng vừa đủ như hạt đậu Bước 5: Nếu là trĩ ngoại, hãy thoa nhẹ nhàng phần thuốc vừa lấy lên hậu môn. Nếu là trĩ nội, bạn có thể thụt ngón tay sâu vào bên trong hoặc sử dụng dụng cụ có đi kèm để bôi thuốc vào phần búi trĩ bên trong. Bước 6: Đậy nắp tuýp thuốc và nằm thư giãn khoảng 10 phút để các dưỡng chất được thấm đều. Bước 7: Kiên trì sử dụng với tần suất được khuyến nghị đến khi bệnh tình thuyên giảm hoàn toàn. Cách sử dụng thuốc bôi trĩ của nhật Tóm lại, trĩ là căn bệnh gây nhiều phiền toái, khó chịu cho người bệnh. Vì thế hãy nhanh chóng loại trừ chúng bằng 1 trong 8 loại thuốc bôi trĩ nổi tiếng của Nhật được đề cập qua bài viết trên. Lưu ý, toàn bộ thông tin trong bài viết này chỉ mang tính tham khảo, không thể thay thế phác đồ điều trị của bác sĩ. Do đó, đừng quên thảo luận kỹ lưỡng với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi sử dụng thuốc bôi trĩ của Nhật hay bất kỳ phương pháp trị trĩ nào khác! ||Tham khảo bài viết khác: #8 Thực Phẩm Chức Năng Chữa Bệnh Trĩ Tốt Nhất 10 Loại thuốc bôi trĩ cho bà bầu hiệu quả, an toàn hiện nay Bị trĩ lòi ra ngoài phải làm sao? Cách làm co búi trĩ nhanh Chia sẻ

Loading...