Bệnh trĩ nội

# 5 Địa chỉ khám chữa bệnh trĩ ở Nghệ An uy tín, chất lượng

Hiện nay có tới 60% dân số Việt Nam mắc phải bệnh trĩ và tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc trong đó có Nghệ An. Với tâm lý ngại đi khám và không rõ cơ sở khám trĩ nào chất lượng đã khiến nhiều người bệnh trì trệ việc điều trị và làm triệu chứng nặng hơn. Hiểu được nỗi lo đó, chúng tôi đã tìm hiểu những địa chỉ khám chữa bệnh trĩ ở Nghệ An uy tín, chất lượng nhất và được tổng hợp dưới bài này. Cùng tham khảo ngay nhé. Mục lục1. Bệnh viện Hữu Nghị Đa Khoa Nghệ An2. Bệnh viện Đa khoa Thành Phố Vinh 3. Bệnh viện đa khoa 1154. Bệnh viện Quốc tế Vinh5. Bệnh viện Y học cổ truyềnLưu ý khi tới các cơ sở để khám chữa bệnh trĩ ở Nghệ An 1. Bệnh viện Hữu Nghị Đa Khoa Nghệ An Bệnh viện Hữu Nghị Đa Khoa Nghệ An hay còn được nhiều người dân gọi với cái tên là Bệnh viện Ba Lan Vinh, có tiền thân là Nhà thương Vinh, thành lập vào năm 1910. Sau khi trải qua 2 cuộc kháng chiến, bệnh viện đã đổi tên là Bệnh viện Nghệ Tĩnh năm 1976 và Bệnh Viện Hữu Nghị Đa Khoa Nghệ An năm 1997. Hình ảnh bệnh viện Hữu Nghị Đa Khoa Nghệ An Đây là một trong những cơ sở khám chữa bệnh trĩ có quy mô lớn, uy tín trong toàn tỉnh và khu vực Bắc Trung Bộ. Khoa Tiêu hóa của Bệnh viện có đội ngũ Bác sĩ với kinh nghiệm lâu năm trong nghề, kiến thức vững chắc và hết lòng vì người bệnh.  Với số giường điều trị nội trú lên tới 1300 giường và khoảng hơn 1000 nhân viên y tế, bệnh viện luôn đáp ứng được những nhu cầu của tất cả bệnh nhân. Đặc biệt không chỉ giới hạn của khu vực Bắc Trung Bộ mà một số bệnh nhân nước làng xóm Lào cũng tới đây điều trị. Khi bệnh nhân khám trĩ tại đây, bác sĩ sẽ hỏi thăm về tiền sử bệnh, thăm khám hậu môn trực tràng bằng tay hoặc bằng nội soi ống mềm. Nhờ đó, người bệnh sẽ được chẩn đoán chính xác về loại trĩ, mức độ và nguyên nhân gây nên. Căn cứ vào kết quả thăm khám, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị bằng nội khoa hoặc phẫu thuật.  Đối với nhiều ca bệnh phức tạp và vượt quá khả năng của bác sĩ tại đây, thì bệnh viện sẽ cấp giấy chuyển viện lên tuyến trên ở Hà Nội điều trị. ||Thông tin liên hệ: Địa chỉ:  Km5, Đại lộ V.I Lê Nin, Nghi Phú, Thành phố Vinh, Nghệ An Số điện thoại: 0886.234.222 Giờ làm việc: Từ 7:00 đến 17:30. Mở cửa T2 – CN Website: bvnghean.vn Email: cskh@bvnghean.vn ||Xem thêm: #5 Địa điểm Khám trĩ ở đâu Hà Nội uy tín, an toàn chất lượng 2. Bệnh viện Đa khoa Thành Phố Vinh  Bệnh viện Đa khoa Thành Phố Vinh trực thuộc Sở Y Tế Nghệ An, nằm trên đường Trần Phú. Bệnh viện được thành lập vào năm 1965, là bệnh viện hạng II tuyến huyện, tiếp nhận điều trị nhiều bệnh lý khác nhau xương khớp, tim mạch, thần kinh, viêm loét dạ dày, bệnh trĩ, tai mũi họng,… Hiện tại, đây là một trong các cơ sở khám chữa bệnh trĩ ở Nghệ An có độ uy tín cao. Với đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế có trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm trong nghề và luôn dốc hết sức mình vì người bệnh. Bệnh viện Đa khoa Thành phố Vinh là địa chỉ chữa trị uy tín Bệnh viện Đa khoa Thành Phố Vinh được trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại, tiên tiến, phục vụ các hoạt động khám chữa bệnh trĩ hiệu quả. Trong tương lai, bệnh viện sẽ phấn đấu cải thiện toàn diện khu vực nhà chờ và không gian khám bệnh. Đồng thời chú trọng đào tạo để nâng cao tay nghề trình độ của bác sĩ, y tá và dược sĩ hơn nữa.  ||Thông tin liên hệ: Địa chỉ: Số 178, Trần Phú, Hồng Sơn, Thành Phố Vinh, Nghệ An Số điện thoại: 02383.844.626 3. Bệnh viện đa khoa 115 Bệnh viện Đa Khoa 115 ở Nghệ An là một trong những bệnh viện uy tín nhất ở Xứ Nghệ, cung cấp nhiều dịch vụ khám chữa bệnh, đáp ứng mọi nhu cầu của người bệnh. Bệnh viện có nhiều chuyên khoa khác nhau như  Răng – hàm – mặt, Tim mạch – Nội tiết, Phụ Sản, Tai – mũi – họng, Nhi, Trĩ nội ngoại,… Hình ảnh bệnh viện Đa khoa 115 Nghệ An Bệnh viện có cơ sở vật chất hiện đại, thiết bị y khoa được nhập khẩu từ các quốc gia có nền y học tiên tiến nhất. Tại đây người bệnh được khám và chữa bệnh trĩ ở các cấp độ khác nhau, theo phương pháp ngoại khoa hoặc nội khoa. Các quy trình khám bệnh tại đây mà người bệnh có thể tham khảo:  Bước 1: Người bệnh tới bàn tiếp đón, sau đó đăng ký và cung cấp các thông tin cá nhân để nhân viên bệnh viện nhập vào máy tính. Số thứ tự khám của bệnh nhân sẽ được tự động cập nhật vào màn hình lớn và trong máy tính của bác sĩ tại phòng khám chuyên khoa. Bước 2: Tới phòng khám chuyên khoa trĩ rồi ngồi ghế chờ trước cửa. Lúc nào tới lượt thì bác sĩ sẽ gọi vào khám  Bước 3: Bác sĩ chuyên khoa sẽ trao đổi những thông tin liên quan đến bệnh, dấu hiệu, tiền sử hay thói quen ăn uống,…Sau đó sẽ được chỉ đi khám trực tràng và làm nội soi đại tràng cùng xét nghiệm máu và phân.  Bước 4: Tiếp đến với những bệnh nhân có bảo hiểm sẽ tới làm thủ tục và đóng khoản chênh lệch. Bước 5: Thực hiện các xét nghiệm theo hướng dẫn của nhân viên y tế Bước 6: Kết quả xét nghiệm sẽ được chuyển về phòng khám của bác sĩ. Bệnh nhân sẽ được bác sĩ đọc kết quả và đưa ra phác đồ điều trị. ||Thông tin liên hệ: Địa chỉ: Số 40, Đại lô Xô Viết Nghệ Tĩnh, Thành Phố Vinh, Nghệ An Lịch làm việc: Từ 6h30 tới 17h, tất cả các ngày trong tuần. Điện thoại: 0238.3 518.618 4. Bệnh viện Quốc tế Vinh Bệnh viện Quốc Tế Vinh thuộc tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ, chính thức hoạt động và ngày 10/8/2015 với quy mô 7 tầng, cùng 500 giường bệnh phục vụ mọi công tác điều trị. Bệnh viện được xây dựng theo mô hình quốc tế, với đội ngũ bác sĩ quy tụ nhiều bậc vị giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng có tay nghề lâu năm và luôn hết mình vì người bệnh.  Hình ảnh bệnh viện Quốc Tế Vinh Không gian bệnh viện rộng rãi, được đảm bảo điều kiện vô khuẩn. Khu ngồi chờ có trang bị tivi, sách và kết nối wifi free giúp người bệnh được thư giãn trong thời gian chờ đợi. Bệnh viện Quốc tế Vinh cung cấp nhiều dịch vụ khám, chữa bệnh, trong đó khám điều trị bệnh trĩ rất là chất lượng. Một số phương pháp khám và điều trị bệnh trĩ đang được Bệnh viện đưa vào áp dụng: cắt trĩ bằng Longo, công nghệ PPH, HCPT, điều trị nội khoa (dùng thuốc). ||Thông tin liên hệ: Địa chỉ: Số 99, Phạm Đình Toái, xã Nghi Phú, Thành phố Vinh, Tỉnh nghệ An. Số điện thoại: 0931.353.585. 5. Bệnh viện Y học cổ truyền Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An được thành lập vào năm 1964, là bệnh viện hạng II, thiên về điều trị trĩ bằng y học cổ truyền. Hiện nay bệnh viện đang chữa trĩ bằng việc kết hợp giữa y học hiện đại và y học cổ truyền. Sử dụng kỹ thuật tiêm xơ búi trĩ bằng PG60 mà không cần phẫu thuật. Bệnh viện đã tiêm xơ búi trĩ thành công cho rất nhiều người bệnh thoát khỏi nỗi ám ảnh của trĩ. Hình ảnh bệnh viện Y học Cổ truyền Nghệ An Bệnh viện luôn lấy y đức là nền tảng xây dựng và phát triển, luôn chú trọng trong công tác nâng cao chất lượng dịch vụ và đội ngũ cán bộ thêm vững vàng chuyên môn. Hiện tại bệnh viện đang có tất cả 290 giường bệnh điều trị ngoại trú và nội trú. Trải qua hơn 55 hình thành và phát triển, bệnh viện đã đạt được nhiều thành tựu nhất định.  Lưu ý khi tới các cơ sở để khám chữa bệnh trĩ ở Nghệ An Để việc thăm khám và điều trị được diễn ra thuận lợi hơn, người bệnh trước khi tới khám cần lưu ý một số vấn đề sau: Trước khi tới khám, hãy ghi ra giấy những biểu hiện và vấn đề sức khỏe đang gặp phải rồi đưa cho bác sĩ Nên uống nhiều nước trước khi tới khám để loại bỏ chất độc ra cơ thể Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh phải hạn chế một số loại thực phẩm trước khi khám và ngừng thuốc đang dùng. Vì vậy cần phải chú ý làm theo chỉ định của bác sĩ Có thể khi đi khám trĩ, bác sĩ sẽ chỉ định việc dùng thuốc hạ sốt hoặc loại thuốc khác trước khi khám. Do đó hãy nói chuyện với bác sĩ để biết cách sử dụng sao cho an toàn nhé Để thuận tiện cho việc theo dõi bệnh, hãy mang theo giấy tờ liên quan, sổ khám sức khỏe và toa thuốc cũ. Trên đây là tổng hợp 5 địa chỉ khám chữa bệnh trĩ ở Nghệ An tốt nhất mà người bệnh có thể tham khảo. Đây là những cơ sở đáng tin cậy đã giúp nhiều người bệnh giải thoát khỏi căn bệnh trĩ nhạy cảm này. Bệnh trĩ không quá nguy hiểm nhưng nếu để trì trệ không chịu đi khám và chữa thì sẽ khiến bệnh khó điều trị hơn. Do đó hãy lựa chọn một địa điểm phù hợp và thuận tiện trong việc đi lại để được bác sĩ tư vấn kịp thời nhé. ||Tham khảo bài viết khác: Cách Ngâm nước muối chữa bệnh trĩ đúng cách và hiệu quả Viên đặt trĩ, #7 Thuốc đặt hậu môn trị bệnh trĩ tốt nhất Bệnh trĩ nên ăn gì, kiêng ăn gì? Chế độ dinh dưỡng cho trĩ Chia sẻ

#9 Địa chỉ khám bệnh trĩ ở bệnh viện nào tốt nhất TPHCM

Trĩ bệnh nhạy cảm, bệnh thường gây ra cơn đau khó chịu là ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Chính vì thế chữa trị trĩ càng sớm càng tốt sẽ tránh những biến chứng xấu đáng tiếc xảy ra. Vậy đâu là địa điểm khám trĩ ở tphcm tốt nhất? Hãy cùng tham khảo top 8 địa chỉ khám trĩ được liệt kê trong bài viết sau nhé! Mục lục1. Bệnh viện nhân dân 115 2. Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn3. Bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh4. Bệnh viện nhân dân Gia Định 5. Bệnh viện Chợ Rẫy6. Bệnh viện Bình Dân7. Phòng khám Đa Khoa Chợ Rẫy MC8. Phòng khám Đa khoa Saigon Healthcare 1. Bệnh viện nhân dân 115  Địa chỉ: Số 527 Sư Vạn Hạnh, Quận 10, TPHCM Viện 115 bệnh viện tuyến trung ương chữa trĩ hàng đầu của nhân dân tỉnh phía Nam Trực thuộc bộ y tế 115 được thành lập và phát triển từ 1989 cho tới hiện nay bệnh viện nhân dân 115 là bệnh viện hạng I tuyến trung ương tại Sài Gòn với nhiều chuyên khoa mũi nhọn khác nhau như tim mạch, thần kinh, ung thư, thận niệu…. được nhiều người dân tin tưởng và lựa chọn.  Viện cũng có tiếp nhận điều trị trĩ với người bệnh đang gặp vấn đề liên quan đến trĩ. Bên cạnh đó, nơi đây còn nổi tiếng trong việc chữa bệnh trực tràng điển hình: áp xe hậu môn, rò hậu môn, nứt kẽ hậu môn. Với công nghệ chữa trị hiện đại, áp dụng biện pháp cắt trĩ tiên tiến bằng laser, áp lạnh bằng nitơ lỏng, phẫu thuật longo đây là lựa chọn khám trĩ ở thành phố Hồ Chí Minh tốt nhất hiện tại. 2. Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn Địa chỉ: 60 – 60A Phan Xích Long, Phường 1, Quận Phú Nhuận Khám trĩ tại Hoàn Mỹ Sài Gòn sẽ giúp người bệnh mau chóng cải thiện cơn đau khó chịu Bệnh viện hoàn mỹ là địa chỉ khám trĩ quen thuộc với nhân dân phía Nam, tại khoa hậu môn trực tràng chuyên hỗ trợ thăm khám chuyên sâu và điều trị các bệnh liên quan đến trĩ, trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp và các bệnh trực tràng phổ biến khác như rò hậu môn, hẹp hậu môn…..  Và cũng bởi trình độ chuyên môn cũng như trang thiết bị hiện đại mỗi năm khoa tiếp nhận và điều trị khỏi bệnh cho hàng triệu ca bệnh trĩ. ||Xem thêm: 4 Cách chữa bệnh trĩ bằng lá ổi và những điều cần biết >>>Bạn có biết: #8 bài tập co búi trĩ hiệu quả tại nhà không cần phẫu thuật 3. Bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh Địa chỉ:  Khoa Hậu môn trực tràng: lầu 12, khu A, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM – 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, TP. Hồ Chí Minh. Phòng khám Hậu môn trực tràng: Phòng khám 59, tầng trệt, Khu B, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Bệnh viện y dược là bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam có chuyên khoa hậu môn – trực tràng Khoa hậu môn trực tràng tại bệnh viện đại học y dược Hồ Chí Minh là nơi chữa trĩ uy tín, chất lượng số 1 tại Sài Gòn. Không những thế nó còn là khoa hậu môn – trực tràng được mở đầu tiên tại Việt Nam.  Để phục vụ nhu cầu và mục đích khám chữa bệnh của người dân khoa luôn cố gắng phát triển, nỗ lực không ngừng để kịp thời chẩn đoán và đưa ra kết luận bệnh hậu môn chính xác nhất cho bệnh nhân. Song song với đó là sự hỗ trợ từ các trang thiết bị tiến tiến hàng đầu trong y học như:  Máy đo áp lực cơ thắt trực tràng, hậu môn  Nội soi đại trực tràng kỹ thuật số.  EMG – đo điện cơ mu trực tràng với điện cực St Mark  Chụp X quang kiểm tra hoạt động lưu thông trực tràng  MRI defecography – Chụp cộng hưởng từ động học cơ sàn chậu, theo dõi đường rò hậu môn, theo dõi thần kinh thẹn.  Kích điện giao thao, kích điện EST, máy BFT.  Qua nhiều năm phát triển khoa đã đạt được nhiều thành công nhất định. Trong đó nổi bật với hơn 800 ca thắt trĩ bằng vòng cao su, làm đông trĩ thông qua tia hồng ngoại không gây đau đớn, không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh mà vẫn đem lại kết quả chữa trị cao. 4. Bệnh viện nhân dân Gia Định  Địa chỉ: Số 1 Nơ Trang Long, Phường 7, Quận Bình Thạnh, TP.HCM Bệnh viện nhân dân Gia Định tuyến khám bệnh trung ương tại Sài Gòn nhất là bệnh hậu môn – trực tràng Bệnh viện nhân dân Gia Định là tuyến khám chữa bệnh hạng I tại TP. Hồ Chí Minh với quy mô lớn hàng ngày tại đây đón tiếp hàng triệu bệnh nhân. Quy tụ đội ngũ cán bộ y bác sĩ với chuyên môn cao cũng như nhiều năm kinh nghiệm vì thế người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm khi đến chữa trĩ tại đây.   Đặc biệt khoa hậu môn trực tràng là nơi khám trĩ ở thành phố Hồ Chí Minh được nhiều người dân lựa chọn bởi độ uy tín không chỉ về tay nghề y bác sĩ mà còn bởi trang thiết bị phục vụ việc khám chữa bệnh ở nơi đây. 5. Bệnh viện Chợ Rẫy Địa chỉ: số 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, TP.HCM Bệnh viện chợ rẫy là địa điểm khám chữa bệnh mũi nhọn tại Sài Gòn Khoa tiêu hóa là khoa khám bệnh mũi nhọn tại bệnh viện chợ rẫy, đến đây bệnh nhân có thể lựa chọn khám tại nội khoa tiêu hóa hoặc ngoại khoa tiêu hóa tùy theo tình trạng và bệnh đang gặp phải. Để đáp ứng mọi nhu cầu của người dân, gần đây bệnh viện đã mở rộng và phát triển thêm phòng khám trực tràng – hậu môn chuyên điều trị các bệnh liên quan đến trĩ.  Do đó, nếu đang cân nhắc và tìm kiếm địa chỉ khám trĩ ở thành phố Hồ Chí Minh thì đây là gợi ý không tồi không chỉ bởi tay nghề của y bác sĩ mà còn vì trang thiết bị hiện đại hỗ trợ cho việc chẩn đoán kết quả thêm chính xác hơn, điển hình như máy Proctor Station chuyên thăm khám – nội soi – siêu âm – đo áp lực hậu môn, máy nội soi hoạt động tiêu hóa….. ||Lưu ý: Giá từng khu khám bệnh ở bệnh viện sẽ có phần hơi chênh lệch, bạn có thể lựa chọn khám chuyên gia, khám thường, khám theo yêu cầu tùy vào điều kiện và mong muốn riêng của bản thân. 6. Bệnh viện Bình Dân Địa chỉ: Trụ sở chính: 371 Điện Biên Phủ, Phường 4, Quận 3, TP.HCM Khu Kỹ thuật cao: 326 Điện Biên Phủ, Phường 11, Quận 10, TP.HCM Bệnh viện Bình Dân cơ sở chữa trĩ hàng đầu của nhân dân phía Nam Hình thành và phát triển từ 1945 bệnh viện Bình Dân luôn là cơ sở khám chữa bệnh lớn mạnh nhất tại các tỉnh phía Nam đặc biệt chuyên khoa ngoại tại đây. Tính tới thời điểm hiện tại bệnh viện là tuyến trung ương chuyên phẫu thuật tổng quát và niệu khoa.  Với bề dày kinh nghiệm trong việc khám bệnh của tiến sĩ, thạc sĩ, giáo sư, bác sĩ chuyên khoa kết hợp với hệ thống cơ sở vật chất hiện đại chắc chắn sẽ là nơi an toàn cùng đồng hành với bạn trên chặng đường điều trị và chấm dứt bệnh trĩ. 7. Phòng khám Đa Khoa Chợ Rẫy MC Địa chỉ: Số 3, Tăng Bạt Hổ, phường 12, quận 5, TP. Hồ Chí Minh Thời gian: Thứ 2 – Chủ nhật: 8h00 – 20h00 Phòng khám đa khoa chợ rẫy MC phòng khám xây dựng theo quy chuẩn quốc tế Là phòng khám uy tín của hàng ngàn nhân dân khu vực phía nam, phòng khám đa khoa chợ rẫy MC cũng là địa điểm khám trĩ ở thành phố Hồ Chí Minh mà người bệnh có thể tham khảo. Với hệ thống phòng tiểu phẫu, phòng chẩn đoán hình ảnh, phòng xét nghiệm được đầu tư và xây dựng theo mô hình quốc tế. Cùng với đó là phương châm hoạt động đặt bệnh nhân lên hàng đầu khám chữa bệnh theo kiểu “một bác sĩ – một bệnh nhân” đảm bảo sẽ giúp bệnh nhân mau chóng cải thiện tình hình bệnh mà vẫn tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc. 8. Phòng khám Đa khoa Saigon Healthcare Địa chỉ: 45 Thành Thái, P.4, Q.10, TP.HCM Thời gian làm việc: Thứ 2 – Thứ 7, 7h – 18h Saigon Healthcare địa chỉ khám bệnh uy tín, chất lượng đặc biệt là bệnh hậu môn – trực tràng Không chỉ nổi tiếng bổi đội ngũ y bác sĩ mà phòng khám đa khoa saigon healthcare được nhiều người lựa chọn bởi cơ sở vật chất và trang thiết bị khám chữa bệnh hiện đại phục vụ tốt cho công việc khám chữa bệnh hàng ngày. Đây cũng là lý do Saigon Healthcare luôn là điểm dừng chân cuối cùng của bệnh nhân có nhu cầu điều trị trĩ. Bài viết trên chúng tôi đã chia sẻ đến bạn top những địa chỉ khám trĩ ở tphcm tốt nhất, uy tín, chất lượng nhất. Hy vọng thông qua đó bạn có thể lựa chọn được địa điểm thuận tiện, phù hợp nhất với bản thân và gia đình. ||Tham khảo bài viết khác: #5 Địa chỉ khám trĩ ở Đà nẵng uy tín và chất lượng nhất Top 5 địa chỉ khám trĩ ở Huế uy tín, an toàn và chất lượng #5 Cách chữa bệnh trĩ bằng mật ong dễ thực hiện, hiệu quả Chia sẻ

Sau mổ trĩ kiêng quan hệ bao lâu? Những điều cần lưu ý

Bệnh trĩ có ảnh hưởng đến quan hệ tình dục, vậy sau mổ trĩ nên kiêng quan hệ bao lâu? Nếu vẫn quan hệ trong thời gian kiêng cữ thì có sao không? Làm cách nào để nhanh lành vết mổ? Những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. Mục lụcI. Sau mổ trĩ kiêng quan hệ bao lâu?1.1 Phương pháp phẫu thuật cắt trĩ1.2 Tay nghề bác sĩ phẫu thuật1.3 Sức khỏe người bệnh1.4 Chăm sóc sau phẫu thuật cắt trĩII. Sau mổ trĩ nếu không kiêng quan hệ thì có sao không?III. Sau mổ trĩ bao lâu thì quan hệ được qua đường hậu môn?IV. Chăm sóc bệnh nhân sau mổ trĩ4.1 Theo dõi vết mổ4.2 Những điều nên làm để tránh các biến chứng sau mổ4.3 Những điều không nên làmV. Làm sao để nhanh lành sau mổ trĩ? I. Sau mổ trĩ kiêng quan hệ bao lâu? Với người trưởng thành, quan hệ tình dục sẽ bị ảnh hưởng khi tiến hành mổ trĩ. Sau mổ trĩ kiêng quan hệ bao lâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: 1.1 Phương pháp phẫu thuật cắt trĩ Mỗi phương pháp phẫu thuật cắt trĩ lại được thực hiện khác nhau do đó thời gian hồi phục cũng sẽ khác nhau. Chính vì vậy, thời gian kiêng quan hệ tình dục của mỗi phương pháp sẽ khác nhau. Đối với các phương pháp phẫu thuật truyền thống, cần gây mê, chảy nhiều máu và đau đớn sau mổ trĩ, thời gian nằm viện dài, vết thương phục hồi chậm khoảng từ 30 – 50 ngày. Do đó, thời gian kiêng quan hệ tình dục để vết thương lành hoàn toàn là 50 – 80 ngày. Với các phương pháp cắt trĩ hiện đại, quá trình tiểu phẫu diễn ra nhanh, ít chảy máu và đau đớn, thời gian hồi phục nhanh. Thông thường, một người bệnh trĩ có sức khỏe tốt sẽ phục hồi tổn thương và sinh hoạt bình thường từ 15 – 25 ngày. 1.2 Tay nghề bác sĩ phẫu thuật Tay nghề của bác sĩ cũng ảnh hưởng đến thời gian hồi phục Tay nghề phẫu thuật sẽ quyết định ca phẫu thuật tốt hay kém, nếu người bệnh thực hiện phẫu thuật với các bác sĩ có chuyên môn và tay nghề cao có thể hồi phục trong thời gian ngắn hơn. Vì vậy mà có thể quay trở lại cuộc sống nhanh chóng hơn. 1.3 Sức khỏe người bệnh Một người bệnh có sức khỏe tốt, sức đề kháng cao sẽ phục hồi sau phẫu thuật nhanh hơn những người có thể trạng yếu. Lúc này, có thể rút ngắn thời gian quan hệ tình dục trở lại sau phẫu thuật. 1.4 Chăm sóc sau phẫu thuật cắt trĩ Cách chăm sóc bệnh nhân và những thói quen tốt giúp vết thương mau lành hơn. Ví dụ như: Giữ vệ sinh sạch sẽ vết thương và vùng hậu môn Sau 3 – 4 ngày sau phẫu thuật, nên vận động đi lại nhẹ nhàng giúp máu lưu thông tốt hơn, cơ bắp được vận động, giúp cơ thể đỡ mệt mỏi và nhanh phục hồi vết thương. Chăm sóc chế độ ăn uống cho bệnh nhân: Những ngày đầu sau khi kết thúc cuộc phẫu thuật, nên để bệnh nhân ăn các thức ăn dạng lỏng, mềm như cháo, súp. Cháo trắng tốt cho người bệnh sau phẫu thuật cắt trĩ Tăng cường chất xơ, rau xanh vào thức ăn hàng ngày cho bệnh nhân bằng cách xay nhỏ, băm nhỏ để nấu cùng cháo. Uống nhiều nước: bệnh nhân nên uống tối thiểu 1,5 – 2 lit nước/ngày. Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ Tập đi đại tiện mỗi ngày. Lưu ý không đi đại tiện quá lâu (không quá 20 phút) tránh tạo áp lực làm tổn thường trực tràng và vết mổ. Không tự ý thay đổi thuốc điều trị hoặc liều lượng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ điều trị. Không đi xe máy, xe đạp trong 2 – 3 tuần đầu sau phẫu thuật. Kiêng quan hệ vợ chồng tránh làm tổn thương vết thương. Tóm lại, sau mổ trĩ kiêng quan hệ bao lâu còn phụ thuộc nhiều yếu tố. Vì vậy, thời gian này sẽ rất khác nhau ở mỗi người. Thời gian trung bình được bác sĩ khuyên có thể quan hệ tình dục là sau hơn 1 tháng. Thời gian an toàn tuyệt đối cho tất cả trường hợp là 3 – 6 tháng. ||Xem thêm: Cách chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật cắt trĩ an toàn II. Sau mổ trĩ nếu không kiêng quan hệ thì có sao không? Do phẫu thuật trĩ ở hậu môn, nhiều người vẫn nghĩ không ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục nên vẫn cố quan hệ. Tuy nhiên, việc không có chế độ kiêng cữ sau mổ trĩ có thể gây ra những kích thích, va chạm trong khi quan hệ, dẫn đến chảy máu, gây đau đớn cho bệnh nhân. Nhiều trường hợp bệnh nhân vẫn cố quan hệ tình dục, các chất dịch sinh dục chảy ra ngoài, lan xuống vùng hậu môn và gây ra tình trạng viêm nhiễm tại vết thương vừa mới mổ. Vì vậy cần kiêng khem theo chỉ dẫn của bác sĩ, hoặc trong đúng thời gian cho phép để vết thương được lành hoàn toàn. Khi bệnh khỏi việc quan hệ tình dục cũng trở lại bình thường, không còn ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của bệnh nhân. III. Sau mổ trĩ bao lâu thì quan hệ được qua đường hậu môn? Sau phẫu thuật 2 tuần, các tổn thương ở hậu môn bắt đầu liền lại, bao gồm tổn thương gây ra ở các búi trĩ để lại và tổn thương do sự can thiệp của thủ thuật. Cảm giác của bạn bây giờ không còn đau đớn và khó chịu, nhưng hậu môn của bạn chưa đủ để chịu những tác động lớn khi quan hệ qua hậu môn. Quan hệ vào thời điểm này có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, bạn không nên vội vàng quan hệ qua đường hậu môn trong thời điểm này. Sau cắt trĩ bao lâu có thể quan hệ bằng đường hậu môn Vậy sau mổ trĩ bao lâu thì có thể quan hệ qua đường hậu môn? Không thể trả lời được một con số chắc chắn, vì nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương pháp phẫu thuật, tay nghề của bác sĩ, tình trạng sức khỏe và cách chăm sóc sau phẫu thuật… Để biết chính xác thì bạn nên đến các bác sĩ chuyên khoa tái khám để có được kết luận về thời điểm chính xác nhất. Thông thường, một bệnh nhân sau khi phẫu thuật trĩ muốn quan hệ qua hậu môn cần đợi các tổn thương không những lành mà phải hoàn toàn hồi phục, thông thường là rơi vào từ 3 đến 6 tháng. IV. Chăm sóc bệnh nhân sau mổ trĩ Chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật cắt trĩ là khâu rất quan trọng quyết định vết mổ có bị nhiễm trùng hay không, vết thương có mau lành hay không, bao lâu thì quan hệ tình dục được. 4.1 Theo dõi vết mổ Theo dõi vết mổ cắt trĩ là việc làm quan trọng hàng đầu giúp bệnh nhân nhận ra những biểu hiện bất thường. Khi có những dấu hiệu dưới đây, cần liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. Vết mổ cắt trĩ chảy nhiều máu: Sau mổ cắt trĩ, vết mổ xuất hiện dịch màu hồng giống như máu là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu thấy vết mổ ra nhiều máu đỏ cục, cần sơ cứu bằng việc dùng oxy già tẩm vào bông gạc y tế ép vào vết thương, sau đó đến ngay cơ sở y tế gần nhất được xử lý. Vết mổ rỉ nhiều dịch: Rỉ dịch cũng là biểu hiện bình thường sau mổ cắt trĩ. Hiện tượng này thường chấm dứt sau 8 tuần kể từ khi tiến hành tiểu phẫu. Nếu tình trạng rỉ dịch tại vết mổ  kéo dài sau thời gian 8 tuần, bệnh nhân cần tới cơ sở y tế để thăm khám. Đau sau cắt trĩ: Đây là một trong những biểu hiện bất thường cần phải nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ. Để giảm đau, bệnh nhân nên vệ sinh hậu môn sạch sẽ bằng việc ngâm nước ấm, sau mỗi lần đi đại tiện nên rửa sạch bằng nước ấm rồi dùng giấy mềm thấm khô. ||Xem thêm: Cắt trĩ bao lâu thì lành vết mổ 4.2 Những điều nên làm để tránh các biến chứng sau mổ Việc giữ vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ rất quan trọng, tránh vết mổ bị vi khuẩn tấn công gây nên các bệnh viêm nhiễm. Giữ vết mổ khô thoáng bằng việc lót giấy, băng. Ăn những thức ăn dễ hấp thụ như cháo, súp, … trong ngày đầu sau khi mổ. Tăng cường những thực phẩm giàu chất xơ trong chế độ ăn cho người bệnh trĩ để cải thiện chức năng đường ruột, giảm táo bón. Uống nhiều nước (dao động từ 2 – 2,5 lít/ ngày). Vận động nhẹ nhàng. Khám lại dù có hay không sự xuất hiện của những triệu chứng bất thường. 4.3 Những điều không nên làm Không nên tự ý bôi thuốc, ngâm hậu môn khi không có chỉ định của bác sĩ. Không nên hoạt động ở cường độ cao, chơi những môn thể thao mạnh như đá bóng, bơi lội, … Không nên ăn các đồ ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ,… để không gây kích ứng dẫn đến tiêu chảy. Không nên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá. Không nên ngồi, đứng quá lâu trong một tư thế . Không nên quan hệ tình dục khi vết thương chưa lành hẳn. Không nên đi đại tiện quá nhiều lần và ngồi đại tiện quá lâu vì sẽ gây áp lực cho hậu môn V. Làm sao để nhanh lành sau mổ trĩ? Sau khi mổ trĩ, bệnh nhân không chỉ quan tâm đến vấn đề mổ trĩ kiêng quan hệ trong bao lâu mà cần xem xét yếu tố cần thiết giúp bệnh mau lành: Sau khi phẫu thuật cắt trĩ, nên sử dụng dạng thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa (súp, cháo, canh) – nhất là ngày đâu tiên. Nên bổ sung nhiều trái cây và rau xanh bởi đây là nguồn cung cấp chất xơ cho cơ thể. Cần uống ít nhất 2 lít nước/ngày để giúp thanh lọc cơ thể và khiến đi đại tiện nhanh chóng hơn. Nên bổ sung nghệ tươi vào các món ăn để giúp các vết thương mau hồi phục. Tuyệt đối không ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, không sử dụng các đồ uống chứa chất kích thích (rượu, bia, cà phê, nước có ga). Không được nhịn đại tiện. Nên tạo thói quen đi vệ sinh đúng giờ, cố định mỗi ngày. Tránh làm việc quá sức, căng thẳng sau khi phẫu thuật. Hạn chế sử dụng xe máy để tránh sự cọ xát với hậu môn. Kiêng quan hệ tình dục cho đến khi cảm thấy ổn. Cần tái khám theo đúng chỉ định của bác sĩ hay thấy các dấu hiệu lạ, bất thường. Vệ sinh hậu môn sạch sẽ, thường xuyên bằng nước ấm, tránh cọ xát mạnh sẽ khiến vết mổ bị chảy máu, nhiễm trùng nguy hiểm. Giữ vết mổ luôn khô thoáng bằng việc lót giấy, băng. Sử dụng thuốc bôi và thuốc đặt theo đúng chỉ định của bác sĩ. Khi xảy ra những dấu hiệu bất thường như ra máu cục hay đau nặng vùng hậu môn, hoặc phẫu thuật sau 8 tuần mà vết thương chưa có dấu hiệu lành, thậm chí có những dấu hiệu bất thường như rỉ dịch kéo dài, bạn cần nhanh chóng đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để xử lý kịp thời. Tóm lại, bệnh nhân sau mổ trĩ muốn quan hệ tình dục cần tìm hiểu trước những thông tin an toàn. Bạn cần kiêng quan hệ trong thời gian nhất định cho đến khi hậu môn bình phục hoàn toàn, chính xác nhất vẫn là nên đến tái khám để có được lời khuyên chính xác từ bác sĩ. Qua những thông tin trên có lẽ bạn đã biết được câu trả lời sau mổ trĩ kiêng quan hệ bao lâu? Bị trĩ có quan hệ đường hậu môn được không? Bệnh trĩ ngày càng trở nên phổ biến và ảnh hưởng đến cuộc sống Vì vậy, ngay khi nhận thấy những dấu hiệu bạn đầu của bệnh nên đến bệnh viện để được kiểm tra và khám chữa kịp thời. ||Tham khảo bài viết khác: Sau mổ trĩ nên ăn gì? kiêng gì? để mau chóng lành vết mổ Cách chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật cắt trĩ an toàn Bệnh trĩ có nên ăn trứng không? Ăn thế nào cho đúng? Chia sẻ

Bệnh trĩ tái phát sau phẫu thuật? Cách ngừa trĩ tái phát

Tâm lý thông thường của các bệnh nhân đều nghĩ rằng: sau phẫu thuật cắt búi trĩ, bệnh sẽ khỏi hẳn. Tuy nhiên chỉ sau một thời gian, bệnh trĩ lại tái phát trở lại. Vậy chúng ta cần làm gì khi bệnh trĩ tái phát sau phẫu thuật? Mục lụcI. Khốn khổ vì trĩ tái phátII. Vì sao bệnh trĩ hay tái phát sau phẫu thuật?2,1 Nguyên nhân trực tiếp2.2 Nguyên nhân gián tiếpIII. Các dấu hiệu tái phát của bệnh trĩ sau phẫu thuậtIV. Cắt trĩ xong vẫn lòi trĩ phải làm sao?4.1 Thiết lập chế độ ăn uống hợp lý4.2 Bổ sung nhóm thực phẩm giàu sắt4.3 Bổ sung nhóm thực phẩm giàu chất xơ4.4 Ăn nhóm thực phẩm có tính nhuận tràng4.5 Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày4.6 Thường xuyên vận động nhẹ nhàng4.7 Đi đại tiện mỗi ngày4.8 Hạn chế làm việc quá sứcCotripro – Bộ đôi từ thảo dược giúp co nhỏ búi trĩ, giảm đau rát trĩ I. Khốn khổ vì trĩ tái phát Chị M. thường hay bị táo bón và đi ngoài ra máu. Dù đã được chẩn đoán là bị trĩ ở mức độ nhẹ nhưng một phần do tâm lý chủ quan, một phần do việc ngại điều trị bệnh ở nơi nhạy cảm như vậy, chị từ chối điều trị. Chỉ đến khi búi trĩ sa xuống nhiều hơn, luôn cảm thấy đau đớn ngay cả khi ăn rồi ngủ, chị mới hoảng hốt tìm gặp bác sĩ. Để nhanh chóng thoát khỏi nỗi ám ảnh mang tên “bệnh trĩ”, chị nghĩ đi cắt là xong. Sau khi phẫu thuật, chị đã vô cùng thoải mái và nghĩ rằng mình hoàn toàn không còn nguy cơ mắc bệnh nên ăn uống vô tư. Không ngờ chỉ 2 năm sau phẫu thuật, bệnh trĩ của chị lại tái phát trở lại. Lần này tình trạng bệnh của chị nặng nề hơn khi búi trĩ sa hẳn ra ngoài, khó thụt vào và chảy máu hậu môn rất nhiều. Mỗi khi vận động búi trĩ viêm sưng phồng cọ sát khiến chị vô cùng đau đớn. Anh T. mắc bệnh trĩ do đặc thù công việc là kế toán, công việc bận rộn khiến anh phải ngồi liên tục từ sáng đến chiều với chiếc máy tính và giấy tờ, ít vận động. Anh chia sẻ đã đến một phòng khám tư để cắt trĩ nhưng chẳng hiểu vì sao mà chỉ sau hơn một năm, bệnh lại tái phát. II. Vì sao bệnh trĩ hay tái phát sau phẫu thuật? Bệnh trĩ hay dân gian còn gọi là bệnh lòi dom là một bệnh được tạo thành do giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trực tràng – hậu môn. Bệnh dễ dàng xảy ra với cả nam và nữ, ở các lứa tuổi khác nhau. Thực tế có rất nhiều trường hợp sau khi đã phẫu thuật cắt trĩ thì chỉ một thời gian sau bệnh lại tái phát. 2,1 Nguyên nhân trực tiếp Là do hệ tĩnh mạch ở hậu môn, trực tràng đã bị giãn, suy yếu gây ra, đặc biệt có sự phình tĩnh mạch các đám rối tĩnh mạch trĩ ở mô xung quanh hậu môn đưa đến hình thành búi trĩ. Một khi hệ tĩnh mạch hậu môn trực tràng đã giãn rồi sẽ không hồi phục được như ban đầu. Nếu bệnh nhân trĩ không chú ý đến lối sống và cách sinh hoạt hàng ngày thì các đám rối tĩnh mạch trĩ sẽ có xu hướng căng giãn tiếp tục sau khi chữa trị. Do đó, bệnh trĩ đã chữa khỏi nhưng hoàn toàn có thể tái phát lại dễ dàng. Nguy hiểm hơn, càng những lần tái lại về sau lại càng căng giãn nhiều thêm khiến bệnh trĩ nặng hơn Trên thực tế đã có rất nhiều bệnh nhân lầm tưởng sau khi chữa khỏi bệnh trĩ thì sẽ không tái phát lại. Nên từ đó chủ quan có lối sống sinh hoạt vô độ giúp “mở đường” cho bệnh trĩ tái phát thêm lần nữa (thường là sau 3 – 5 năm bệnh trĩ sẽ tái phát lại do người bệnh không có thói quen sinh hoạt tốt). 2.2 Nguyên nhân gián tiếp Một số tác động hàng ngày của người là nguyên nhân gián tiếp “dọn lối” cho bệnh trĩ tái phát lần 2 như: Do thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ sau phẫu thuật. Phẫu thuật chỉ mang tính chất giải quyết “phần ngọn” là cắt phần búi trĩ thò ra bên ngoài còn hệ tĩnh mạch suy yếu bên trong hoàn toàn không can thiệp được nên chỉ cần yếu tố thuận lợi gây táo bón sẽ dễ tái phát, ví dụ như: chế độ ăn nghèo nàn chất xơ, rau xanh và, quả tươi. hay ăn các đồ ăn có tính nóng, đồ ăn nhanh, đồ ăn có chứa nhiều gia vị cay nóng như tiêu, tỏi, ớt… uống nhiều các loại đồ uống có cồn, dùng các chất kích thích như: rượu, bia, cafe, thuốc lá… ngồi nhiều giờ trong ngày không di chuyển gây áp lực lên các đám rối tĩnh mạch trĩ. ngồi các loại ghế cứng, ghế không lót đệm. làm việc quá sức trong thời gian dài. thói quen đi đại tiện quá lâu; hay lướt web, xem fb, chat… khi đi đại tiện Do mang thai, khi thai phát triển to đè lên vùng bụng làm chèn ép các mạch máu, các tĩnh mạch ở tầng sinh môn và đáy chậu khó lưu thông dẫn đến cương lên, dễ gây ra trĩ. Ngoài ra, chứng táo bón khi mang thai khiến bà bầu phải rặn nhiều, càng làm cho bệnh trĩ thêm trầm trọng hơn. Bệnh xơ gan tắc tĩnh mạch cửa có thể làm tăng áp lực bên trong tĩnh mạch cửa, từ đó làm áp lực ở các búi tĩnh mạch của trĩ tăng cao, gây ra trĩ nội và trĩ hỗn hợp. >>>||Xem thêm: Mổ trĩ có nguy hiểm không? 10+ Biến chứng sau mổ trĩ III. Các dấu hiệu tái phát của bệnh trĩ sau phẫu thuật Nếu không thay đổi những thói quen xấu trong ăn uống và sinh hoạt thì bệnh trĩ rất dễ tái phát sau phẫu thuật. Các dấu hiệu của bệnh trĩ khi đã tái phát thì không quá khó để nhận Sau mổ trĩ kiêng quan hệ bao lâu? Những điều cần lưu ý biết, như đại tiện ra máu, sa búi trĩ ra ngoài hậu môn, đau rát vùng hậu môn, ngứa, tiết dịch vùng hậu môn…. Đi ngoài ra máu – dấu hiệu sớm nhất cuả bệnh trĩ  – Đi cầu ra máu: Đây là dấu hiệu thường gặp và phổ biến của bệnh trĩ, xuất hiện ngay từ những giai đoạn đầu của bệnh và tăng dần mức độ nghiêm trọng khi bệnh phát triển. Ban đầu người bệnh thấy máu trên giấy vệ sinh. Khi bệnh tái phát nặng sẽ thấy máu chảy ra nhiều hơn, thành tia máu. Trong những trường hợp nặng, máu còn chảy ra khi không đi đại tiện mà chỉ cần ngồi xổm hoặc bất cứ tác động nhỏ nào gây áp lực vùng hậu môn cũng có thể chảy máu.  – Sa búi trĩ: Đây là tình trạng búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn. Người bệnh thường nhận thấy từ cảm thấy khó chịu, vướng ở hậu môn kèm theo đau rát. Ở mức độ tái phát nhẹ, búi trĩ lòi ra ngoài có thể co lại được, hoặc bệnh nhân tự đẩy lên được. Ở mức độ tái phát nặng, búi trĩ lòi ra ngoài nhưng không tự co lại được, luôn nằm ngoài hậu môn nên dễ dàng bị cọ xát, gây viêm nhiễm, chảy máu … Sa búi trĩ – Triệu chứng điển hình của bệnh trĩ  – Đau rát vùng hậu môn: Cảm giác đau xuất hiện trong và sau khi đi đại tiện. Cơn đau có thể kéo dài sau đó vài giờ. Nếu bệnh trĩ tái phát nặng sau phẫu thuật thì bệnh nhân thường chịu đựng cơn đau trong thời gian dài, thậm chí kéo dài dai dẳng.  – Xuất hiện dịch nhầy vùng hậu môn: ngứa, hậu môn có dịch nhầy ẩm ướt, khó chịu hoặc luôn có búi trĩ thò ra ngoài. Đặc biệt nếu để bệnh trĩ tái đi tái lại nhiều lần thì những lần tái phát sau, bệnh sẽ ngày càng nặng và nguy hiểm hơn lần trước. Các triệu chứng như chảy máu sẽ rầm rộ hơn, nhiều trường hợp người bệnh chảy máu thành tia như cắt tiết gà, búi trĩ viêm sưng phồng cọ sát khi vận động khiến người bệnh vô cùng đau đớn. Khi bệnh trĩ tái phát ở mức độ nặng, các búi trĩ sẽ phát triển to gây sung huyết, sa búi trĩ gây tắc nghẽn mạch và buộc phải phẫu thuật lại. Phẫu thuật cắt trĩ thường gây đau đớn và người bệnh cần thời gian dài để phục hồi sức khỏe, cùng với việc có thể gặp phải những rủi ro như hư hỏng cơ vòng hậu môn, hẹp hậu môn, rò hậu môn… IV. Cắt trĩ xong vẫn lòi trĩ phải làm sao? Thăm khám xác định bệnh trĩ có tái phát lại hay không là việc cần làm đầu tiên để người bệnh có các hướng xử lý đúng tiếp sau đó. Nếu đúng là bệnh trĩ mới tái phát lại sau phẫu thuật thì bạn cần tiến hành điều trị trĩ sớm bằng thuốc uống, thuốc bôi nhằm ngăn chặn sự phát triển nhanh của bệnh trĩ. Do có nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ tùy thuộc vào từng mức độ khác nhau, nên để xem chi tiết từng cách điều trị bạn tìm đọc dưới đây: Cách chữa bệnh trĩ nội độ 1 Cách chữa bệnh trĩ nội cấp độ 2 Cách chữa bệnh trĩ nội độ 3 Cách điều trị trĩ nội cấp độ 4 4.1 Thiết lập chế độ ăn uống hợp lý Bạn cần thay đổi và thiết lập các chế độ sinh hoạt lành mạnh giúp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ giống như khi chữa bệnh trĩ lần đầu. Một số nhóm thực phẩm tốt cho người bệnh trĩ có thể tham khảo: 4.2 Bổ sung nhóm thực phẩm giàu sắt Sắt giúp cơ thể tổng hợp và tạo ra hồng cầu bù lại lượng máu cơ thể mất đi do bị đi ngoài ra máu. Nhờ đó giúp cơ thể phục hồi sức khỏe, khắc phục chứng mệt mỏi, thiếu máu thường xuyên xảy ra. Một số nhóm thực phẩm giàu sắt như: Cải xoăn – Loại rau xanh rất giàu sắt Rau: Rau bina, cải xanh, cải xoăn, bí ngô, củ cải đỏ, bí ngô… Hoa quả: Chuối, nho, dưa hấu, lựu, táo, lê, quả chà là, thanh long… Thịt: Thịt bò, thịt nạc, ức gà, gan gà, trứng gà,… Các loại hạt ngũ cốc: Hạt dẻ, hạt đậu nành, hạnh nhân, hạt điều, lạc, mè đen, quả óc chó, quả việt quất… Hải sản: Cá ngừ, cá thu, cá hồi, cua biển, tôm… 4.3 Bổ sung nhóm thực phẩm giàu chất xơ Nhóm thực phẩm chứa nhiều chất xơ, đặc biệt là các loại rau xanh ngoài tác dụng giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tăng cường các loại vitamin A, C, B, D… chất xơ còn có tác dụng làm mềm phân làm việc đi đại tiện dễ dàng hơn. Từ đó giúp cải thiện tình trạng đi ngoài ra máu, làm giảm lượng máu bị mất ở người bệnh trĩ sau mỗi lần đi đại tiện. Quả việt quất – loại hoa quả chứa nhiều chất xơ Ngoài rau xanh, chất xơ còn chứa nhiều trong các thực phẩm khác như: các loại củ, quả, các loại hoa quả: củ rền, xu hào,củ cải, quả việt quất, nho, dứa, xoài… 4.4 Ăn nhóm thực phẩm có tính nhuận tràng Các loại thực phẩm nhuận tràng ngoài việc cung cấp nhiều vitamin, chất xơ cho cơ thể, đồng thời đây còn là những đồ ăn giúp nhuận tràng, giúp người bệnh cải thiện chứng táo bón – một trong những yếu tố bên ngoài hàng đầu gây ra bệnh trĩ. Ăn thực phẩm giúp nhuận tràng để phòng ngừa bệnh trĩ Thực phẩm nhuận tràng có thể kể đến như: rau chận vịt, rau lang, rau mùng tơi, rau đay, rau diếp cá, khoai lang, lê, táo, đu đủ, chuối…Đặc biệt, chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá là mẹo dân gian trị trĩ được khá nhiều người biết tới và áp dụng trong điều trị trĩ tại nhà. Bên cạnh đó, người bệnh cũng phải lưu ý không dùng hoặc hạn chế tối đa dùng các sản phẩm không có lợi. >>>||Bạn có biết: Sau mổ trĩ nên ăn gì? kiêng gì? để mau chóng lành vết mổ 4.5 Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để phòng chống táo bón tốt. Nước giúp làm mềm phân giúp bạn dễ đi cầu hơn. Bạn có thể bổ sung nước dưới nhiều dạng như nước lọc, nước trái cây, canh… 4.6 Thường xuyên vận động nhẹ nhàng Nên tập những bài tập nhẹ nhàng Không ngồi quá lâu vì sẽ gây tăng áp lực lên tĩnh mạch hậu môn, đồng thời gây ứ trệ máu, căng phồng tĩnh mạch nguy cơ gây trĩ. Mỗi 1 tiếng ngồi thì bạn nên đứng dậy đi lại vận động. Người bệnh nên thường xuyên đi lại, vận động nhẹ nhàng như: đi cầu thang bộ tại nơi làm việc thay vì đi thang máy; tập thể dục đều đặn hàng ngày…giúp nhu động ruột hoạt động tốt. Tránh tập các môn thể thao vận động mạnh. ||Xem thêm: #7 bài tập yoga chữa bệnh trĩ đơn giản cực hiệu quả tại nhà 4.7 Đi đại tiện mỗi ngày Hãy tập đi đại tiện mỗi ngày vào một khung giờ nhất định (tốt nhất là vào buổi sáng). Điều này sẽ tập cho hệ đường ruột hoạt động hoạt động hiệu quả, quá trình nhu động đẩy phân ra bên ngoài tốt hơn giúp người bệnh đi đại tiện dễ dàng, thời gian đại tiện ngắn hơn, tình trạng đi ngoài ra máu nhẹ nhàng hơn. 4.8 Hạn chế làm việc quá sức Làm việc quá sức khiến búi dom có thể bị lòi ra ngoài một cách mất kiểm soát. Bởi vậy, người bệnh nên hạn chế làm việc nặng nhằm hạn chế sự phát triển sa búi trĩ, giúp việc điều trị bệnh trĩ tái phát hiệu quả hơn. Cotripro – Bộ đôi từ thảo dược giúp co nhỏ búi trĩ, giảm đau rát trĩ Gel bôi Cotripro với thành phần thảo dược tự nhiên như cúc tần, ngải cứu, lá lốt, lá sung, tinh nghệ dựa trên dây chuyền sản xuất hiện đại đạt chuẩn GMP, có khả năng thẩm thấu trực tiếp vào búi trĩ giúp giảm đau rát khó chịu chỉ sau 3-5 ngày sử dụng, đồng thời làm săn se và co lên hiệu quả. Viên uống Cotripro được bổ sung thêm thành phần Slippery Elm được nhập khẩu từ Hoa Kỳ và TumeroPine, tác động sâu vào bên trong, làm tăng sức bền thành mạch, co búi trĩ và ngăn ngừa các nguy cơ tái phát. Dù đây là bệnh lý tế nhị nhưng bạn đừng ngại, hãy gọi về tổng đài tư vấn 18006293 hoặc kết nối Zalo 0384730724 để được các dược sỹ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn thoát khỏi những khó chịu đang hành hạ hàng ngày nhé. Tìm nhà thuốc gần nhất có bán COTRIPRO Gel Ở ĐÂY Như vậy đối với người mắc bệnh trĩ Hy vọng với những chia sẻ trên về bệnh trĩ tái phát sau phẫu thuật, người bệnh đã biết cách duy trì chế độ ăn hợp lý. Đồng thời biết cách điều chỉnh lối sống sinh hoạt để bệnh trĩ hạn chế tối đa nguy cơ tái phát. Nếu có vấn đề gì sau quá trình cắt trĩ, bệnh nhân nên tới gặp bác sĩ được được khám và có những chỉ định phù hợp. ||Tham khảo bài viết khác: Sau mổ trĩ kiêng quan hệ bao lâu? Những điều cần lưu ý Sau Mổ trĩ xong vẫn đi ngoài ra máu khắc phục như thế nào? Cách chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật cắt trĩ an toàn Chia sẻ

Bệnh trĩ có gây đau lưng không? đau bụng không?

Ngoài những triệu chứng táo bón kéo dài, đau rát, chảy máu hậu môn thì người bị trĩ còn xuất hiện tình trạng đau bụng, đau lưng. Vậy thực tế bệnh trĩ có gây đau lưng không? Mục lụcI. Bệnh trĩ có gây đau lưng không?II. Dấu hiệu, triệu chứng khi bị trĩ là gì?III. Đau lưng là dấu hiệu của bệnh gì?3.1 Bệnh lý về thận3.2 Bệnh lý phụ khoa3.3 Viêm đường tiết niệu3.4 Dấu hiệu đến kỳ kinh nguyệt3.5 Viêm ruột thừa3.6 Bệnh xương khớp3.7 Viêm vùng chậu3.8 Bệnh nam khoa, viêm tuyến tiền liệtIV. Mắc bệnh trĩ gây nên những nguy hiểm gì?4.1 Đau rát hậu môn4.2 Viêm ngứa hậu môn4.3 Nhiễm khuẩn4.4 Sa trực tràng4.5 Gây thiếu máu4.6 Rối loạn chức năng hậu môn4.7 Ung thư hậu môn – trực tràngV. Làm thế nào để điều trị bệnh trĩ hiệu quả?5.1 Trường hợp trĩ nhẹ5.2 Trường hợp bệnh trĩ nặng I. Bệnh trĩ có gây đau lưng không? Đau lưng thường xuất hiện ở những người thường làm công việc tài xế, văn phòng. Đây cũng là đối tượng dễ bị trĩ nhất. Tuy nhiên, lại có khá nhiều người thắc mắc rằng “Bệnh trĩ có gây đau lưng không?” Bệnh trĩ có gây đau lưng không? Ngồi lâu cũng là một trong những yếu tố có thể gây nên bệnh trĩ. Bởi khi ngồi quá lâu các mạch máu ở hậu môn thường bị áp lực quá nhiều và dẫn đến tình trạng hình thành búi trĩ. Những búi trĩ này chỉ gây ngứa hậu môn mà không ảnh hưởng đến vùng lưng. Do vậy, nếu cảm thấy đau lưng thì rất có thể do ngồi quá lâu, ngồi sai tư thế trong thời gian dài. Mặt khác, có thể người bị trĩ, búi trĩ ở hậu môn khiến người bệnh đau rát, khó chịu khi ngồi. Khi ngồi cũng không được thoải mái, có thể gây đau lưng và chính điều này khiến nhiều người lầm tưởng bệnh trĩ có thể gây đau lưng. II. Dấu hiệu, triệu chứng khi bị trĩ là gì? Vì vậy câu trả lời cho câu hỏi “Bệnh trĩ có gây đau lưng không” là KHÔNG. Thay vào đó, khi có triệu chứng sau thì rất có thể bạn đang có nguy cơ mắc trĩ. Cụ thể: Dấu hiệu triệu chứng khi bị trĩ Chảy máu khi đi đại tiện: Khi đi đại tiện và có thấy lẫn máu thì đây chính là dấu hiệu của bệnh trĩ. Bởi đây là sự chèn ép và gây ra tổn thương ở thành tĩnh mạch. Ngoài ra, do người bệnh rặn đại tiện không đúng cách, rặn quá mạnh khi táo bón sẽ gây ra sự cọ xát và làm thành mạch bị tổn thương và dẫn đến chảy máu. Sa búi trĩ: Trong giai đoạn đầu của bệnh, búi trĩ thường bị lòi ra bên ngoài. Nhưng sau đó chúng lại co vào bên trong, nhưng đến khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng hơn thì búi trĩ có thể sa hẳn ra bên ngoài, không thể tự co lại bình thường sau mỗi lần đi đại tiện.  Gây cảm giác đau đớn: Việc hình thành tĩnh mạch bị tổn thương nghiêm trọng sẽ gây ra chảy máu kèm cảm giác đau đớn dữ dội, đau rát. Triệu chứng khác: Người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng khác như khó đi đại tiện, ngứa ngáy hậu môn, dịch hậu môn có mùi hôi gây lở loét,… Có thể thấy, với những dấu hiệu vừa kể trên hoàn toàn không có sự xuất hiện của triệu chứng đau lưng. Do vậy, không thể nhận biết trĩ qua dấu hiệu này và trong quá trình bị trĩ có gây ra tình trạng đau lưng thì chắc đó là do bệnh lý nào khác tác động đến. III. Đau lưng là dấu hiệu của bệnh gì? Đau lưng có thể là dấu hiệu xuất phát từ một số bệnh lý điển hình như: 3.1 Bệnh lý về thận Sỏi thận và viêm cầu thận là bệnh lý với triệu chứng điển hình là đau dọc niệu quản, lan dần ra hông và lưng kèm theo cảm giác khó chịu, buồn nôn. Khi đi tiểu thường bị đau rát và nước tiểu có màu đỏ hoặc hồng do có lẫn máu. Bệnh về thận cũng gây ra tình trạng đau lưng 3.2 Bệnh lý phụ khoa Đối với căn bệnh phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, lạc viêm đường sinh dục trên, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, tắc nghẽn buồng trứng,…. Thậm chí, nguy hiểm hơn là ung thư cơ quan sinh dục và cũng là nguyên nhân gây ra các cơn đau bụng dưới, đau lưng dữ dội. 3.3 Viêm đường tiết niệu Đau vùng bụng dưới, đau lưng, tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu có màu đục hoặc lẫn máu,… Đây chính là triệu chứng điển hình của người có nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. 3.4 Dấu hiệu đến kỳ kinh nguyệt Đau lưng là một trong những dấu hiệu điển hình của thời kỳ kinh nguyệt sắp tới. Nguyên nhân chủ yếu là do sự mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể và lạc nội mạc tử cung. Thông thường, cơn đau lưng cùng các triệu chứng khác sẽ kéo dài từ 1 – 2 ngày.  Đau lưng cũng có thể là dấu hiệu của kỳ kinh nguyệt sắp tới 3.5 Viêm ruột thừa Bệnh lý này có thể gây ra những triệu chứng đau lưng thấp, đau dữ dội vùng bụng phải, kèm theo triệu chứng khác như sốt, mệt mỏi. 3.6 Bệnh xương khớp Xuất hiện triệu chứng đau nhức lưng mỗi khi mang vác vật nặng, hoạt động sinh hoạt. Triệu chứng ngày càng nặng nề và lan xuống nhiều bộ phận khác như cẳng chân, mông, bàn chân,… Đây rất có thể là dấu hiệu của bệnh thoái hóa cột sống lưng, thoát vị đĩa đệm. 3.7 Viêm vùng chậu Bệnh viêm vùng chậu thường xảy ra với những người sau khi sinh con, đặc biệt là những người từng đặt vòng tránh thai. Triệu chứng điển hình của bệnh là xuất hiện cơn đau âm ỉ ở vùng thắt lưng, bụng dưới, 2 bên hông, mông, háng,…  Viêm khớp vùng chậu cũng gây ra chứng đau lưng 3.8 Bệnh nam khoa, viêm tuyến tiền liệt Nam giới có các triệu chứng như tiểu rát, tiểu nhiều về đêm, đau nhức khi tiểu, nước tiểu có màu sẫm lẫn máu, tiểu nhiều về đêm kèm theo đau bụng, đau lưng,…  IV. Mắc bệnh trĩ gây nên những nguy hiểm gì? Như vậy, câu trả lời cho câu hỏi “Bệnh trĩ có gây đau lưng không?” là KHÔNG. Tuy nhiên, nếu không điều trị bệnh sớm nó có thể gây ra những khó chịu và phiền phức cho người bệnh. Cụ thể: 4.1 Đau rát hậu môn Đau rát hậu môn Khi bị trĩ, người bệnh thường có cảm giác đau rát, khó chịu ở vùng hậu môn. Điều này không chỉ làm cho người bệnh thấy bất tiện trong sinh hoạt, mà mỗi lần đi đại tiện đều như cực hình.  ||Bạn có biết: Làm thế nào để hết đau rát hậu môn tại nhà? 4.2 Viêm ngứa hậu môn Bị trĩ sẽ kéo theo những chất dịch nhầy và nó làm cho hậu môn lúc nào cũng trong tình trạng ẩm ướt. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây ra tình trạng viêm nhiễm vùng hậu môn. 4.3 Nhiễm khuẩn Khi bị trĩ, việc vệ sinh vùng hậu môn sẽ gặp bất tiện và khó khăn. Nếu vệ sinh không sạch và đúng cách thì vi khuẩn phát triển ở vùng hậu môn và lan sang các cơ quan khác như bộ phận sinh dục. Điều này có thể gây viêm nhiễm phụ khoa ở nữ, viêm tuyến tiền liệt ở nam. 4.4 Sa trực tràng Khi bị trĩ ở cấp độ nặng sẽ gặp phải tình trạng sa trực tràng. Lúc này, búi trĩ không thể tự co lên được mà chúng ta phải dùng tay đẩy lên. Khi bị sa hậu môn sẽ làm cho người bệnh đau đớn và đứng ngồi không yên. Sa trực tràng là tình trạng thường gặp phải khi bị trĩ cấp độ nặng 4.5 Gây thiếu máu Người bị trĩ đều có dấu hiệu đi đại tiện ra máu với cấp độ nặng hơn chảy dịch và chảy máu nhiều hơn. Đặc biệt, khi lượng máu mất quá nhiều sẽ khiến cơ thể người bệnh chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi, thậm chí là ngất xỉu. 4.6 Rối loạn chức năng hậu môn Khi bị trĩ, các búi trĩ gây cản trở cho các cơ quan bên trong hậu môn và khiến cho việc đi đại tiện khó khăn, mất tự chủ. Nếu không kiểm soát được sự rối loạn chức năng hậu môn sẽ ngày càng nặng hơn. Rối loạn chức năng hậu môn 4.7 Ung thư hậu môn – trực tràng Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh trĩ đó chính là ung thư hậu môn và trực tràng. Chất dịch nhầy ở hậu môn thường ra nhiều hơn, búi trĩ cọ xát gây chảy máu mỗi lần đi đại tiện càng làm cho người bệnh bị nhiễm trùng hậu môn, trực tràng, áp xe hậu môn,… ||Xem thêm: #7 Biến chứng của bệnh trĩ, Tác hại nguy hiểm của bệnh trĩ V. Làm thế nào để điều trị bệnh trĩ hiệu quả? Muốn điều trị được bệnh trĩ, trước tiên bạn cần xác định được tình trạng bệnh ở mức độ nào, nhẹ hay nặng để từ đó đưa ra được phương pháp điều trị hợp lý. 5.1 Trường hợp trĩ nhẹ Đối với trường hợp trĩ nhẹ thì người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp sau: Sử dụng các bài thuốc dân gian điều trị trĩ Bài thuốc dân gian: Dân gian có rất nhiều bài thuốc điều trị bệnh trĩ hiệu quả như rau má, diếp cá, quả sung, lá thiên lý, lá bỏng,…. Thuốc tây: Dùng thuốc tây để điều trị bệnh trĩ có 3 loại gồm thuốc dạng bôi, dạng uống và dạng đặt. Mỗi loại lại có tác dụng khác nhau, có thể dùng một hoặc hai hoặc kết hợp cả 3 loại thuốc trị trĩ. Tuy nhiên, cần tuân theo chỉ định của bác sĩ và không được tự ý sử dụng. Dùng thảo dược: Việc sử dụng thuốc tây có thể gây ra tác dụng phụ thì mọi người có thể cân nhắc sử dụng các sản phẩm thảo dược như COTRIPRO (dạng viên uống và dạng gel bôi) với thành phần từ cúc tần, ngải cứu, tinh nghệ, lá lốt,… giúp ngăn ngừa viêm nhiễm, chảy máu, phục hồi tế bào tổn thương, làm lành vết thương và tăng bền thành hậu môn, trực tràng. ||Xem thêm: #7 Cách chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá đơn giản tại nhà >>>Bạn có biết: #4 Cách Chữa Bệnh Trĩ Bằng Nghệ Tươi Đơn Giản Hiệu Quả 5.2 Trường hợp bệnh trĩ nặng Trường hợp trĩ nặng ở cấp độ 3, 4 thì việc sử dụng thuốc không còn quá nhiều tác dụng. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định dùng các biện pháp ngoại khoa để chữa bệnh trĩ như phương pháp HCPT, PPH, Laser, Longo,… Phương pháp điều trị trĩ bằng sóng cao tần >>>Xem thêm: Mổ trĩ có nguy hiểm không? 10+ Biến chứng sau mổ trĩ Song song với việc điều trị bệnh, để bệnh nhanh khỏi và ngừa tái phát trở lại thì người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, chế độ vận động và thói quen sinh hoạt khoa học.  Qua những thông tin chia sẻ trên chắc hẳn mọi người đã có câu trả lời cho câu hỏi “Bệnh trĩ có gây đau lưng không?”. Do vậy, nếu thấy đau lưng kèm các triệu chứng khác thì bạn nên đi thăm khám để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nghiêm trọng của bệnh. ||Tham khảo bài viết khác: Bệnh Trĩ Có Lây Không? Bệnh Trĩ Lây Qua Đường Nào? 10 Cách giảm sưng đau búi trĩ tại nhà nhanh chóng hiệu quả Bệnh trĩ có kiêng quan hệ không? Ảnh hưởng như thế nào? Chia sẻ

Loading...