Ăn gì - Kiêng gì

Bị trĩ có nên ăn khoai lang không? Có tác dụng gì?

Cả rau lang và củ khoai lang đều là những thực phẩm giàu vitamin tốt cho sức khỏe con người. Nhưng riêng với người bị trĩ có nên ăn khoai lang không? Việc ăn khoai lang thường xuyên khi mắc trĩ có lợi hay không có lợi? Cùng đi tìm lời giải đáp ngay dưới đây nhé. Mục lụcI. Khoai lang có lợi với người mắc bệnh trĩ không?II. Bị trĩ có nên ăn khoai lang không?III. Mẹo chế biến khoai lang tốt cho người mắc trĩ3.1 Củ khoai lang đem luộc, nướng, hấp chín3.2 Luộc ngọn rau khoai lang3.3 Rau lang xào tỏiCotripro – Bộ đôi từ thảo dược giúp co nhỏ búi trĩ, giảm đau rát trĩ I. Khoai lang có lợi với người mắc bệnh trĩ không? Khoai lang là một loại cây dễ trồng, lành tính, ăn được cả thân lá và củ. Cả rau lang và củ khoai lang đều là những thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất như Glucose; tinh bột; vitamin A, vitamin C, vitamin nhóm B, Canxi, Mangan, cùng các aixt amin carotin, adenin, betain… có lợi sức khỏe con người. Khoai lang có lợi với người mắc bệnh trĩ không? Câu trả lời là CÓ. Bị trĩ có nên ăn khoai lang không? Theo ghi chép từ các sách Y học Cổ truyền, khoai lang mang tính bình, đi vào 2 kinh Tỳ và Thận. Đối với người mắc bệnh trĩ, khoai lang có ưu điểm nổi bật là giúp nhuận tràng, cải thiện táo bón từ đó làm giảm áp lực tác động lên tĩnh mạch trĩ giúp người bệnh đỡ đau đớn khi đi đại tiện, làm giảm sưng đau búi trĩ và hỗ trợ cải thiện triệu chứng đi cầu ra máu tươi thường gặp ở người bệnh trĩ. Khoai lang đem lại nhiều lợi ích cho người mắc trĩ Ngoài ra, khoai lang còn nhiều công dụng khác như: bồi bổ cơ thể, ích khí lực, mạnh tỳ thận, tiêu viêm, lợi mật, thanh can, làm sáng khỏe mắt; cải thiện chứng máu xấu, làm đều kinh nguyệt ở phụ nữ… II. Bị trĩ có nên ăn khoai lang không? Bị trĩ có nên ăn khoai lang không? Cho tới ngày nay, chưa có tài liệu nào cho thấy khoai lang gây ảnh hưởng không tốt đến người bệnh trĩ. Mà ngược lại, thực tế hiện có rất nhiều minh chứng cho thấy người bị trĩ khi ăn khoai lang thường xuyên đã giảm chứng táo bón, việc đi đại tiện dễ dàng hơn, từ đó giảm tình trạng búi trĩ bị sưng đau, ngăn ngừa sa búi trĩ và giúp cải thiện đi cầu ra máu, hạn chế lượng máu bị mất sau mỗi lần đi đại tiện ở người mắc trĩ. Vì vậy, người mắc trĩ hoàn toàn có thể ăn khoai lang và việc làm này có mang lại những lợi ích nhất định cho người bị trĩ. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần hiểu rõ một điều là: khoai lang giúp hỗ trợ cải thiện chứng đi ngoài ra máu ở người bị trĩ nhờ tác dụng làm nhuận tràng, cải thiện táo bón. Và đây được xem như một tác dụng nổi bật nhất của khoai lang với người bị trĩ. Còn hiệu quả điều trị bệnh trĩ bằng khoai lang vẫn còn mờ nhạt do đây là thực phẩm tự nhiên không chứa các hoạt chất có khả năng làm co teo rụng búi trĩ. Vì vậy, người bệnh nên nắm rõ tác dụng của khoai lang để tránh hi vọng về những hiệu quả ngoài khả năng. III. Mẹo chế biến khoai lang tốt cho người mắc trĩ Tùy thuộc vào sở thích của từng người mà có thể lựa chọn rau lang nấu canh hoặc khoai lang luộc/hấp/nướng để ăn hàng ngày. Dưới đây là một số cách chế biến củ khoai lang, rau lang tốt cho người mắc trĩ. Hãy cùng tham khảo để tìm ra lựa chọn phù hợp nhé: 3.1 Củ khoai lang đem luộc, nướng, hấp chín Để cải thiện chứng năng tiêu hóa, giảm áp lực tại các vùng tĩnh mạch trĩ ở trực tràng giúp việc đi đại tiện dễ dàng hơn, chúng ta có thể dùng củ khoai lang chế biến thành cách dạng luộc, hấp, nướng để dùng ăn mỗi ngày. Củ khoai lang có thể chế biến thành nhiều món nướng, luộc, hấp để dùng thay đổi hàng ngày Chuẩn bị: 500g khoai lang nhật, rửa sạch lớp vỏ ngoài. Cách luộc khoai lang cho người mắc trĩ: Xếp khoai lang đã chuẩn bị vào nồi. Đổ nước bằng 2/3 lượng khoai trong nồi và đưa lên đun sôi. Hạ nhỏ lửa và tiếp tục đun khoảng 15 – 20 phút đến khi khoai chín thì vớt ra dùng ăn trực tiếp. Cách nướng/hấp khoai lang: Rửa sạch và gọt sạch lớp vỏ ngoài của khoai lang, cắt thành từng khúc (nếu không thích bạn có thể để nguyên củ khoai). Cho khoai lang vào nồi chiên không dầu, lựa chọn chế độ nướng chín hoặc hấp chín. Điều chỉnh giờ nướng/hấp khoai chín khoảng 20 phút. Sau đó có thể bỏ ra dùng trong các bữa ăn phụ hàng ngày. Trường hợp không có nồi chiên không dầu thì có thể tiến hành hấp/nướng khoai lang bằng phương pháp thủ công hấp khi cơm chín; nướng trên bếp than. ||Xem thêm: Bệnh trĩ nên ăn gì, kiêng ăn gì? Chế độ dinh dưỡng cho trĩ 3.2 Luộc ngọn rau khoai lang Bên cạnh củ khoai lang, rau lang cũng là một lựa chọn tốt để bạn có thể đổi món rau trong tuần. Rau lang có tác dụng làm nhuận tràng tương tự như củ khoai lang. Tuy nhiên, bởi có tính bình, vì ngọt chát nên rau lang thường được dùng làm món rau ăn cùng cơm. Ngọn rau lang luộc chấm tương cũng là món ăn ưa thích của nhiều người mắc trĩ Chuẩn bị: 500g ngọn rau khoai lang. Nhặt lấy phần rau lang còn non để không bị chát + nước tương và đường. Cách làm: Rửa sạch rau lang, để ráo nước. Cho 1,5 – 2 lit nước sạch vào nồi đun sôi rồi thả rau lang vào, luộc chín thì vớt ra. Cho đường vào nước tương khuấy đều. Sau đó tiến hành dùng rau lang luộc chấm tương ăn trực tiếp. 3.3 Rau lang xào tỏi Ngoài rau lang luộc, chúng ta có thể đổi món rau lang xào tỏi để làm mới hương vị cho bữa ăn. Tuy nhiên, người bệnh trĩ không nên ăn quá nhiều món này để hạn chế lượng dầu mỡ đi vào cơ thể gây không tốt tới hệ tiêu hóa nhé. Chuẩn bị: 500g rau lang và 3-4 nhánh tỏi. Cách làm: Rửa sạch rau lang. Tỏi bóc vỏ và giã nát. Cho tỏi, dầu ăn vào chảo phi thơm tỏi. Sau đó cho rau lang vào đảo đều, nêm gia vị vừa vặn. Đảo liền tay khoảng 3 – 5 phút thì cho thêm một ít nước để rau nhanh chín hơn. Đun tới khi rau lang chín thì ngừng. Có thể dùng ăn trực tiếp với cơm trong bữa ăn hàng ngày. ||Tin liên quan: Bệnh trĩ kiêng ăn rau muống không? Tóm lại, hiện nay chưa có cơ sở nào cho thấy người bệnh trĩ cần kiêng khoai lang. Bởi vậy, người bệnh trĩ có thể yên tâm ăn khoai lang để giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định, cải thiện táo bón và hỗ trợ làm giảm chứng đi đại tiện ra máu tươi do trĩ nhé. Cotripro – Bộ đôi từ thảo dược giúp co nhỏ búi trĩ, giảm đau rát trĩ Gel bôi CotriPro Gel có tác động trực tiếp lên búi trĩ. Các dược chất được tập trung trọn vẹn tạị trí tổn thương, từ đó giúp giảm nhanh tình trạng đau rát, chảy máu do trĩ gây ra, làm săn se và co hồi búi trĩ. Vì được chiết xuất từ thảo dược tự nhiên và có tác động tại chỗ nên CotriPro gel có thể dùng được cho cả đối tượng mẹ bầu bị trĩ và phụ nữ sau sinh. Gel bôi Cotripro thấm trực tiếp vào búi Trĩ làm giảm triệu chứng đau rát chỉ sau 3-5 ngày sử dụng. Trường hợp có búi trĩ nên dùng 3-5 tuýp để búi trĩ săn se và co dần lên. An toàn: CotriPro Gel được chiết xuất từ thảo dược tự nhiên như cúc tần, ngải cứu, lá lốt, lá sung, tinh nghệ, dạng gel bôi tại chỗ nên an toàn và không gây tác dụng toàn thân. Gel bôi Cotripro dùng được cho phụ nữ mang bầu và sau sinh. Tiện dụng: Trong mỗi hộp sản phẩm đều có túi găng tay cao su, giúp người bệnh dễ dàng bôi vào phía trong hậu môn trong các trường hợp trĩ nội, đảm bảo an toàn và vệ sinh. Ngày bôi 2 lần sau khi vệ sinh sạch sẽ. Tiết kiệm chi phí bằng hình thức nhắn tin tích điểm: Trên mỗi hộp Cotripro Gel 25gr đều có 1 tem tích được 3 điểm. Khi mua 2 tuýp Cotripro 25gr và tích đủ 6 điểm theo hướng dẫn trên tem, Quý khách sẽ được tặng 1 tuýp Cotripro Gel 10gr trị giá 125.000 VNĐ gửi tới tận nhà. Cotripro còn có dạng viên uống tiện dụng Viên uống Cotripro được bổ sung thêm thành phần Slippery Elm được nhập khẩu từ Hoa Kỳ và TumeroPine, tác động sâu vào bên trong, làm tăng sức bền thành mạch, co búi trĩ và ngăn ngừa  các nguy cơ tái phát. Ngoài ra, để giúp khách hàng sử dụng đúng liệu trình và tiết kiệm chi phí, trên mỗi hộp viên uống Cotripro đều có 1 tem tích được 1 điểm. Khi mua 6 hộp và tích đủ 6 điểm theo hướng dẫn trên tem, Quý khách sẽ được gửi tặng 1 hộp viên uống Cotripro cùng loại gửi tới tận nhà. Dù đây là bệnh lý tế nhị nhưng bạn đừng ngại, hãy gọi về tổng đài tư vấn 18006293 hoặc kết nối Zalo 0384730724 để được các dược sỹ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn thoát khỏi những khó chịu đang hành hạ hàng ngày nhé. Tìm nhà thuốc gần nhất có bán COTRIPRO Gel Ở ĐÂY Hoặc đặt mua trực tiếp từ công ty TẠI ĐÂY (giao hàng thanh toán tại nhà) ||Tham khảo bài viết khác: Bệnh trĩ có uống bia được không? Uống như nào hợp lý Người bị trĩ có nên uống cà phê không? Cần lưu ý những gì? Bệnh trĩ có nên ăn trứng không? Ăn thế nào cho đúng? Chia sẻ

Bệnh trĩ nên kiêng ăn gì, "cấm kị" làm gì?

Bạn có thể làm giảm tình trạng viêm sưng hậu môn, đau rát, chảy máu do bệnh trĩ gây ra bằng cách kiêng ăn các thực phẩm không có lợi. Hãy cùng cotri.pro tìm hiểu người bệnh trĩ nên kiêng ăn gì? kiêng làm gì để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ nhé. Mục lục1. Bị bệnh trĩ nên kiêng ăn gì?1.1. Bệnh trĩ nên kiêng ăn thực phẩm cay nóng1.2. Bệnh trĩ nên kiêng ăn thực phẩm ít chất xơ1.3. Bệnh trĩ nên kiêng đồ ăn nhiều dầu mỡ1.4. Bị bệnh trĩ nên kiêng ăn thực phẩm nhiều đạm1.5. Bệnh trĩ nên kiêng ăn thức ăn mặn1.6. Bị bệnh trĩ nên kiêng uống đồ uống rượu, bia1.7. Bệnh trĩ cần kiêng đồ ăn nhiều đường1.8. Bệnh trĩ nên kiêng ăn sản phẩm làm từ sữa (trừ sữa chua)2. Bệnh trĩ nên kiêng làm gì?2.1. Bệnh trĩ không nên đi vệ sinh quá lâu2.2. Đi đại tiện không rặn quá mạnh2.3. Không nhịn đại tiện khi bị trĩ2.4. Bệnh trĩ nên kiêng ngồi lâu2.5. Bị bệnh không nên lười uống nước2.6. Bệnh trĩ kiêng không lao động quá sức2.7. Bệnh trĩ không nên lười vận động2.8. Bệnh trĩ kiêng ăn uống vội vàng3. Chế độ ăn uống tốt cho người bệnh trĩ3.1. Chế độ ăn uống với nhiều hàm lượng chất xơ3.2. Bị trĩ nên ăn các loại thực phẩm nhuận tràng3.3. Người bệnh trĩ nên ăn thực phẩm nhiều sắt3.4. Uống nhiều nước3.5. CotriPro – Giúp co trĩ và giảm nhanh chảy máu, đau rát búi trĩ Bị bệnh trĩ nên kiêng ăn gì? Bệnh trĩ có quan hệ nhân – quả đặc biệt với hệ tiêu hóa. Khi hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả thì tỉ lệ người bệnh mắc trĩ thấp hơn và việc điều trị cũng nhanh chóng hơn. Tuy nhiên nếu hệ tiêu hóa bị rối loạn, cơ thể bị nóng trong, táo bón sẽ khiến việc đi đại tiện khó khăn, phân bị khô cứng, người bệnh phải rặn mạnh khiến các dấu hiệu đi ngoài ra máu và sa búi trĩ trầm trọng hơn. Vậy nên để phòng ngừa rối loạn tiêu hóa và táo bón – nguyên nhân gây bệnh trĩ từ bên ngoài thường gặp thì người bệnh trĩ nên kiêng ăn các thực phẩm không có lợi như: Bệnh trĩ nên kiêng ăn thực phẩm cay nóng Để hiệu quả điều trị bệnh tốt thì người bệnh trĩ nên kiêng ăn các thực phẩm cay nóng hoặc các món ăn chứa nhiều gia vị cay nóng như: lẩu chua cay; mỳ cay 7 cấp độ; kim chi; gà xào xả ớt; hải sản sốt cay;… các món gia vị chứa nhiều gia vị cay nóng tiêu; tỏi; ớt; hành khô… Bệnh trĩ nên kiêng ăn gia vị cay nóng Kiêng ăn các loại thực phẩm cay nóng trên giúp người bệnh trĩ ít bị rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, khó chịu, cơ thể mát và ít bị nóng trong, táo bón, nhờ đó giúp ngăn chặn không để phát triển lên các cấp độ trĩ nặng hơn. Bệnh trĩ nên kiêng ăn thực phẩm ít chất xơ Trong hệ tiêu hóa, chất xơ có khả năng kích thích nhu động ruột, làm cho thức ăn đi qua đường ruột nhanh hơn, hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Chất xơ cũng là chất không bị làm tan và có khả năng giữ nước tốt giúp ruột già đào thải cặn bã, tạo ra phân mềm, thành khuôn giúp con người dễ dàng đi đại tiện. Cơ thể thiếu chất xơ là nguyên nhân chính khiến người bệnh bị táo bón. Vậy nên, để phòng ngừa táo bón và hỗ trợ chữa trị bệnh trĩ thì người bệnh nên hạn chế ăn các thực phẩm ít chất xơ như: mỳ tôm, bánh mỳ, tinh bôt, ngũ cốc tinh chế… Thay vào đó người bệnh trĩ có thể tăng cường ăn các thực phẩm giàu chất xơ như các loại rau xanh, củ quả, trái cây tươi vào thực đơn ăn uống hàng ngày. Bệnh trĩ nên kiêng đồ ăn nhiều dầu mỡ Người bệnh trĩ không nên ăn các đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn chiên rán như: thịt rán, thịt áp chảo, thịt quay, đồ ăn xào nhiều dầu mỡ… bởi các loại thực phẩm này dễ làm rối loạn hệ tiêu hóa, gây đầy bụng, chướng bụng, khó tiêu; khiến cơ thể nóng trong và phát sinh táo bón (hoặc khiến mức độ táo bón hiện tại nặng hơn). Mặt khác, ăn quá nhiều đồ ăn dầu mỡ có thể gây viêm xung huyết tĩnh mạch làm khí huyết kém lưu thông, lượng máu bị lắng đọng trong búi trĩ nhiều hơn => từ đó búi trĩ có nhiều chất dinh dưỡng và phát triển to hơn. Bệnh trĩ nên kiêng đồ ăn nhiều dầu mỡ Ngoài thực phẩm nhiều dầu mỡ thì người bệnh trĩ cũng cần kiêng tránh các loại đồ ăn nhanh như: xúc xích, thịt nguội… tránh tình trạng rối loạn tiêu hóa, nóng trong, táo bón. Bị bệnh trĩ nên kiêng ăn thực phẩm nhiều đạm Người bệnh trĩ nên kiêng ăn các loại thực phẩm chứa nhiều đạm như: thịt dê, thịt trâu, thịt thỏ, thịt chó, thịt ngựa… bởi các thức ăn này chứa một lượng đạm lớn, ăn thường xuyên có thể làm người bệnh trĩ bị đầy bụng, khó tiêu; bị táo bón hoặc đi ngoài. Tình trạng này đều là biểu hiện của hệ tiêu hóa rối loạn và có thể khiến các dấu hiệu bệnh trĩ trầm trọng hơn. Cụ thể: Táo bón khiến người bệnh đi đại tiện khó khăn, phải rặn nhiều khi đại tiện khiến máu chảy nhiều, tình trạng đi đại tiện ra máu tươi và sa búi trĩ sẽ nặng hơn. Tiêu chảy, đi ngoài nhiều thường kèm theo phân lỏng, không thành khuôn và phải đi nhiều lần. Tiêu chảy khiến hậu môn sưng đau rát, khó chịu hơn; nó cũng làm tăng nguy cơ viêm nhiễm khuẩn búi trĩ và hậu môn. Bởi vậy người bệnh cần lưu ý ăn uống các thực phẩm đủ chất và lành mạnh để không gây ảnh hưởng tới hiệu quả chữa trị bệnh trĩ. Bệnh trĩ nên kiêng ăn thức ăn mặn Muối có đặc tính là hút nước. Thường xuyên tiêu thụ thức ăn mặn sẽ khiến cho đường ruột bị hút bớt nước. Điều này làm phân trở nên khô cứng và người bệnh trĩ gặp khó khăn khi đị đại tiện, phải rặn nhiều hơn, thời gian đi đại tiện lâu hơn, máu chảy nhiều hơn và bị đau đớn khó chịu hơn. Không chỉ vậy, các thức ăn mặn còn khiến mạch máu và tế bào cơ thể phải chịu áp lực nhiều hơn; tĩnh mạch trĩ cũng bị tác động khiến cho búi trĩ sưng to và có thể sa búi trĩ nặng hơn nên người bệnh trĩ lưu ý cần kiêng ăn các thực phẩm mặn trong bữa ăn hàng ngày. Bị bệnh trĩ nên kiêng uống đồ uống rượu, bia Nếu không muốn bệnh trĩ nặng hơn bắt buộc bạn cần kiêng các loại đồ uống chứa cồn, gas như: các loại rượu, bia; các loại nước ngọt nhân tạo, nước ngọt có gas… bởi các thức uống này làm gia tăng áp lực lên thành ruột, từ đó khiến cơ thể bị nóng trong, mất nước và táo bón; phân trong ruột già bị hút nước trở lên khô cứng làm đi đại tiện khó khăn, bị chảy máu trĩ nhiều hơn khi đi đại tiện. Nhiều bệnh nhân trĩ cho biết họ bị búi trĩ lòi ra ngoài nhiều hơn, đau rát hậu môn, khó chịu hơn nhiều sau khi kết thúc các cuộc nhậu. Bị bệnh trĩ nên kiêng uống rượu, bia, đồ uống có cồn Bệnh trĩ cần kiêng đồ ăn nhiều đường Đường tinh luyện và các loại bánh kẹo, đồ ngọt nhân tạo cũng là các đồ ăn người bệnh trĩ cần kiêng không nên ăn nhiều để tránh bị ngứa ngáy, khó chịu ở vùng hậu môn; tránh bị đi ngoài phân lỏng, đau rát hậu môn mỗi khi đi đại tiện. Các đồ ăn có nhiều đường tinh luyện người bệnh trĩ nên tránh như: các loại bánh ngọt; bánh gato; bánh bông lan; hoa quả khô sấy ướp đường; các loại kẹo… Bệnh trĩ nên kiêng ăn sản phẩm làm từ sữa (trừ sữa chua) Người bệnh trĩ nên kiêng ăn nhiều các sản phẩm làm từ sữa (ngoại trừ sữa chua) bởi các loại kem, bơ sữa là những thực phẩm không có lợi, có thể khiến người bệnh bị táo bón nặng hơn hoặc đi ngoài, đầy bụng, khó tiêu… Riêng sữa chua có chứa các loại men vi sinh có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh và phòng ngừa cải thiện chứng táo bón hiệu quả. Nên người bệnh trĩ nên ăn 1 hộp sữa chua/ngày để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt cũng như giảm bớt các biểu hiện của bệnh trĩ. Bệnh trĩ nên kiêng làm gì? Ngoài thay đổi chế độ ăn uống kiêng bia, rượu, đồ ăn cay nóng, thức ăn mặn, đồ ăn nhiều dầu mỡ, các loại thịt đỏ, đồ ngọt… người bệnh trĩ cũng nên kiêng làm những điều sau để giúp bệnh trĩ không phát triển nặng. Bệnh trĩ không nên đi vệ sinh quá lâu Khi đi đại tiện bạn hãy tập trung đại tiện để tránh không ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh. Bởi ngồi đại tiện quá lâu có thể làm giãn dây chằng trực tràng và dồn máu nhiều vào tĩnh mạch trĩ. Điều này sẽ khiến bệnh trĩ của bạn càng trở nên tồi tệ hơn. Người bệnh trĩ nên ngồi tư thế giúp đại tiện dễ dàng hơn Tư thế ngồi giúp đi đại tiện dễ dàng là tư thế “ngồi xổm”. Bạn có thể dùng một chiếc ghế kê dưới chân để sao cho phần đầu gối tạo một góc khoảng 30 độ so với hậu môn và lưng. Không mang bất kì vận dụng giải trí nào như điện thoại, sách, báo… khi đi vệ sinh. Đi đại tiện không rặn quá mạnh Việc rặn đại tiện quá mạnh sẽ làm tổn thương hậu môn và khiến tình trạng sa búi trĩ nặng nề hơn. Bởi vậy thay vì rặn đại tiện quá mạnh khiến cơ thể bị đau đớn và mất máu thì người bệnh trĩ hãy lựa chọn các phương pháp làm nhuận tràng khác như: Bổ sung ăn nhiều rau củ quả trong thực đơn hàng ngày; Xử lý trước mắt tình trạng táo bón bằng các loại thuốc nhuận tràng, tháo thụt… Không nhịn đại tiện khi bị trĩ Có nhiều lý do để bạn nhịn đi đại tiện như đang làm dở việc, sợ đi đại tiện; bị đau đớn do đại tiện táo bón… Thói quen này rất nguy hại vì nó càng khiến bạn quen với việc trì trệ đi đại tiện, càng khiến cho táo bón thêm nặng, tạo áp lực lớn lên hậu môn trực tràng; làm phân trở nên cứng và khô, tồn đọng nhiều trong hậu môn, từ đó khiến bạn càng khó đi cầu hơn, đi ngoài ra máu tươi nhiều hơn. Vậy nên khi bị trĩ không được nhịn đại tiện. Hãy đi vào nhà vệ sinh bất cứ khi nào bạn có cảm giác muốn đại tiện. Bên cạnh đó, mỗi buổi sáng thức dậy nên uống một cốc nước đầy để cơ thể được tiếp chất khoáng và thôi thúc việc đại tiện vào buổi sáng dễ dàng hơn. Bệnh trĩ nên kiêng ngồi lâu Việc ngồi quá lâu sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ ngoại lên tới 72,9%. Do đó, nếu đặc thù công việc bạn phải đứng nhiều, ngồi lâu, ít vận động như nhân viên bán hàng, lái xe, thợ may, nhân viên văn phòng,… thì nên đứng lên và vận động đi lại sau mỗi 45 – 60 phút. Nếu đang ngồi xổm thì cứ 30 phút nên đứng lên đi lại một lần. Người bệnh trĩ không nên ngồi quá lâu Bị bệnh không nên lười uống nước Nước là chìa khóa giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn. Nước như một liều thuốc tự nhiên hóa giải chứng táo bón. Ngoài chức năng cung cấp khoáng, hỗ trợ đường tiêu hóa hoạt động hiệu quả, kích thích sự trao đổi chất, nước còn giúp làm mềm phân, phòng ngừa táo bón. Bởi vậy người bệnh trĩ cần kiêng bỏ việc LƯỜI UỐNG NƯỚC. Hãy cấp nước đầy đủ cho cơ thể tối thiểu 2 lit/ngày để hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả và ngăn bệnh trĩ phát triển đến các cấp độ nặng. Bệnh trĩ kiêng không lao động quá sức Mang vác vật nặng, lao động quá sức khiến vùng hậu môn bị áp lực mạnh và có thể khiến tình trạng sa búi trĩ nặng hơn. Đối với người bệnh trĩ cấp độ 3, độ 4, lao quá sức có thể khiến búi trĩ lòi ra bên ngoài hậu môn một cách đột ngột – khi mà người bệnh không đi đại tiện. Điều này khiến bệnh nhận bị ảnh hưởng xấu đến tâm lý cũng như sức khỏe và tình trạng bệnh. Bởi vậy, hãy lưu ý làm việc nhẹ nhàng khi mắc trĩ bạn nhé. ☛ Xem thêm: 10 Cách giảm sưng đau búi trĩ tại nhà nhanh chóng hiệu quả Bệnh trĩ không nên lười vận động Hoạt động thể chất làm tăng hoạt động cơ bắp trong ruột của bạn. Vì vậy hãy cố gắng hòa hợp công việc với việc vận động. luyện tập thể dục các ngày trong tuần. Tập thể dục đặc biệt có thể hữu ích vào buổi sáng để làm cho hệ thống tiêu hóa được kích hoạt, làm dịu căng thẳng và giúp bạn có một suy nghĩ tích cực. Thể thao vận động nhẹ nhàng giúp vùng hậu môn lưu thông máu, làm giảm sự lắng đọng và tích tụ máu trong các búi trĩ, làm hạn chế sự mất máu, hỗ trợ việc điều trị bệnh trĩ. Bạn có thể duy trì các môn thể thao có cường độ vừa sức như cầu lông, bóng bàn, tennis… hoặc những môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, chạy chậm, yoga, bơi lội, hoặc khiêu vũ… Bệnh trĩ không nên lười vận động Tuy nhiên, tránh những hoạt động mạnh, không nên chơi các môn thể thao làm gia tăng áp lực cho vùng chậu, áp lực lên các búi tĩnh mạch trĩ như nâng tạ, gập bụng, chạy nước rút. Bệnh trĩ kiêng ăn uống vội vàng Nhai thức ăn chậm giúp giảm tải đáng kể sự hoạt động của hệ tiêu hóa đồng thời làm quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng nhanh hơn. Ăn uống từ tốn không vội vàng cũng là “bí quyết” đơn giản giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, phòng ngừa nhiều chứng rối loạn tiêu hóa trong đó có chứng táo bón. Người mắc bệnh trĩ hãy nhai kỹ, ăn chậm kết hợp bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi và chất xơ để phòng ngừa táo bón hiệu quả nhé. ☛ Xem thêm: 10+ Cách chữa bệnh trĩ tại nhà hiệu quả an toàn nhanh chóng Chế độ ăn uống tốt cho người bệnh trĩ Dưới đây là một số gợi ý về những thực phẩm tốt cho người bệnh trĩ. Cùng tham khảo để tự thiết lập một chế độ ăn uống tốt cho người bệnh trĩ nhé. Chế độ ăn uống với nhiều hàm lượng chất xơ Chất xơ đặc biệt là các loại rau xanh, các loại củ, hạt ngũ cốc, hoa quả không chỉ giúp bổ sung các loại vitamin, khoáng chất cho cơ thể mà chúng còn là thứ “vũ khí” lợi hại giúp hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh đồng thời điều trị và ngăn ngừa chứng táo bón – là một trong những yếu tố hàng đầu gây tác động hình thành bệnh trĩ. Bị trĩ nên ăn các loại thực phẩm nhuận tràng Khoai lang – thực phẩm nhuận tràng tốt cho người bệnh trĩ Các loại thực phẩm có tác dụng nhuận tràng cần được ưu tiên nhiều hơn trong thực đơn hàng ngày của người bệnh. Bởi lẽ chúng giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru và các chất thải sẽ mềm hơn, giúp việc đi đại tiện dễ dàng hơn. Các chất thải không gây ma sát, áp lực quá lớn lên vùng trĩ và hậu môn giúp làm giảm cảm giác đau đớn khi đi đại tiện và máu chảy ít hơn. Một số loại thực phẩm nhuận tràng phải kể đến như: khoai lang, khoai tây, rau đay, rau mùng tơi, rau sam, rau lang, hoặc các loại hoa quả như: đu đủ, chuối, lê… Người bệnh trĩ nên ăn thực phẩm nhiều sắt Người bệnh trĩ thường bị mất máu nhiều trong quá trình đi đại tiện, vì vậy khi nhắc tới chế độ ăn uống tốt cho người bệnh trĩ thì không thể không kể đến các thực phẩm có chứa sắt. Bổ sung sắt cũng đồng nghĩa với việc người bệnh tăng cường quá trình tạo máu giúp bù lại lượng máu bị mất đi do bệnh trĩ. Cá hồi – thực phẩm nhiều sắt tốt cho người bệnh trĩ Các thực phẩm chứa nhiều sắt người bệnh trĩ nên bổ sung như: Hải sản: Cá ngừ, cá thu, cá hồi, cua biển, tôm… Thịt: Thịt bò, thịt nạc, ức gà, gan gà, trứng gà, … Rau:Rau bina, cải xanh, cải xoăn, bí ngô, củ cải đỏ, bí ngô… Các loại hạt ngũ cốc: Hạt dẻ, hạnh nhân, hạt điều, hạt đậu nành, lạc, mè đen, quả óc chó, quả việt quất… Hoa quả: Chuối, nho, dưa hấu, lựu, táo, lê, quả chà là, thanh long… ☛ Xem thêm: Bệnh trĩ nên ăn gì, kiêng ăn gì? Chế độ dinh dưỡng cho trĩ Uống nhiều nước Mỗi ngày uống tối thiểu 1,5 – 2 lit nước không chỉ là phương pháp làm đẹp da, giúp làn da luôn căng mịn, sáng khỏe của phụ nữ mà đây cũng là cách làm rất hữu ích trong việc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ. Cơ thể được cung cấp đủ nước hàng ngày không chỉ giúp các cơ quan hoạt động tốt mà còn làm mềm phân, giúp việc đi đại tiện dễ dàng và làm hạn chế máu chảy. Ngoài uống nước lọc thường xuyên, người bệnh có thể bổ sung nhiều loại thức uống dạng lỏng khác tốt cho cơ thể như: sữa tươi không đường, các loại nước ép rau, củ, quả, nước ép hoa quả… Đây cũng là một cách giúp người bệnh bổ sung chất xơ bằng đường uống. ☛ Tìm đọc thêm: Sau mổ trĩ nên ăn gì? kiêng gì? để mau chóng lành vết mổ 7 Cách chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá đơn giản tại nhà CotriPro – Giúp co trĩ và giảm nhanh chảy máu, đau rát búi trĩ CotriPro là sự kết hợp sức mạnh từ 5 loại thảo dược quý cho người mắc trĩ như cúc tần, ngải cứu, lá lốt, tinh nghệ, lá sung. CotriPro có 2 dạng sử dụng là viên uống và gel bôi: Gel bôi CotriPro thấm trực tiếp vào búi trĩ, giúp giảm nhanh tình trạng đau rát khó chịu do trĩ gây ra chỉ sau 3-5 ngày, đồng thời làm săn se và co hồi búi trĩ hiệu quả. Do được chiết xuất từ các thảo dược tự nhiên an toàn lành tính, dạng gel bôi tác động tại chỗ nên CotriPro Gel dùng được cho cả cho mẹ bầu vào sau sinh. Viên uống CotriPro bổ sung thêm thành phần Slippery Elm được nhập khẩu từ Hoa Kỳ và Tumero Pine giúp tác động sâu vào bên trong, làm tăng sức bền thành mạch, co búi trĩ, giảm táo bón, từ đó ngăn ngừa các nguy cơ tái phát bệnh trĩ. Bộ đôi CotriPro kết hợp trong uống ngoài bôi, giúp co búi trĩ và giảm nhanh triệu chứng khó chịu, đau rát do trĩ gây ra. Đăng ký nhận ngay 1 tuýp CotriPro Gel 10gr trị giá 125.000đ cho đơn hàng đầu tiên Chỉ trong ngày hôm nay, chúng tôi có ưu đãi đặc biệt dành cho bạn như sau: Tặng 1 tuýp gel bôi CotriPro 10gr trị giá 125.000đ cho 50 khách hàng may mắn, lần đầu tiên đặt mua CotriPro. Để đăng ký nhận ưu đãi, bạn hãy gọi ngay đến tổng đài 1800.6293 (miễn phí gọi đến). Hoặc bạn hãy để lại thông tin vào form dưới đây để được tổng đài gọi lại hướng dẫn hưởng ưu đãi đặc biệt này. Email Đăng ký tại đây để nhận quà (Ưu đãi chỉ áp dụng cho đơn hàng lần đầu đặt mua CotriPro trong hôm nay) Một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, kiêng không ăn thực phẩm không có lợi; kiêng không làm các thói quen không tốt là phương pháp tự nhiên giúp bạn đẩy lùi và hạn chế những sự phát triển của bệnh trĩ hiệu quả. ||Tham khảo bài viết khác: Ngồi nhiều bị trĩ: Tư thế ngồi tốt cho người bệnh trĩ giảm đau 15 Cây Thuốc Nam Chữa Bệnh Trĩ Hiệu Quả an toàn dân gian #5 Cách chữa bệnh trĩ bằng mật ong dễ thực hiện, hiệu quả Chia sẻ

16 thực phẩm giàu chất xơ và cách ăn giúp cải thiện bệnh trĩ

Bổ sung chất xơ giúp bạn giảm táo bón, duy trì cân nặng hợp lý, làm giảm mức cholesterol, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và các bệnh tim mạch, và đặc biệt điều này còn rất tốt cho những người mắc bệnh trĩ. Các bác sĩ khuyến cáo về lượng chất xơ là 38 gram mỗi ngày cho nam và 25 gram cho nữ, tuy nhiên chế độ ăn uống theo nhịp sống hiện đại thường không đủ cung cấp lượng chất xơ cần thiết. Dưới đây là 16 thực phẩm giàu chất xơ và cách giúp bạn ăn được nhiều chất xơ hơn để từ đó hỗ trợ điều trị trĩ tại nhà một cách hiệu quả. Mục lục1. Ăn trực tiếp từ các loại thực phẩm Carbs2. Bổ sung các loại rau trong bữa ăn và dùng chúng trước3. Ăn bỏng ngô4. Chọn ngũ cốc nguyên hạt5. Ăn nhẹ với trái cây6. Ăn hạt Chia7. Dùng chất bổ sung chất xơ8. Ăn trực tiếp trái cây và rau quả, không thay thế bằng nước ép9. Ăn bơ10. Ăn nhẹ với các loại hạt, hoặc thêm vào các món ăn11. Nướng bánh với bột giàu chất xơ12. Ăn quả mọng13. Bổ sung nhiều loại đậu trong chế độ ăn uống của bạn14. Ăn cả vỏ quả táo, dưa chuột và khoai lang15. Đọc nhãn để chọn thực phẩm có nhiều chất xơ16. Ăn thực phẩm giàu chất xơ trong mỗi bữa ănCotripro – Bộ đôi từ thảo dược giúp co nhỏ búi trĩ, giảm đau rát trĩ 1. Ăn trực tiếp từ các loại thực phẩm Carbs Chất xơ là một loại Carbs (gồm đường, tinh bột và chất xơ) được tìm thấy trong các thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Trong khi hầu hết các carbs được chuyển đổi thành đường, chất xơ vẫn còn nguyên vẹn trong quá trình tiêu hóa của bạn. Ăn chất xơ cùng với các loại carbs giúp bạn cảm thấy no lâu hơn. Nó cũng làm chậm thời gian tiêu hóa carbs. Điều đó giúp điều chỉnh lượng đường trong máu của bạn. Các loại thực phẩm tự nhiên chứa nhiều carbs bao gồm trái cây và rau có tinh bột, các loại đậu và ngũ cốc. 2. Bổ sung các loại rau trong bữa ăn và dùng chúng trước Trong một nghiên cứu, phụ nữ được cho ăn salad trước bữa ăn đã ăn rau nhiều hơn 23% so với những người ăn salad trong bữa ăn. Ăn salad hoặc súp rau trước bữa ăn cũng giúp bạn ăn ít calo hơn trong bữa ăn, giúp bạn duy trì cân nặng hợp lý. Các loại rau có đặc điểm là không chứa tinh bột, đặc biệt ít calo, và nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm cả chất xơ. Vì vậy ăn rau trước bữa ăn là một cách tốt để ăn được nhiều rau hơn, giúp bạn cải thiện bệnh trĩ hiệu quả hơn. ||Xem thêm: Bệnh trĩ nên ăn gì, kiêng ăn gì? Chế độ dinh dưỡng cho trĩ 3. Ăn bỏng ngô Bỏng ngô là một trong các món ăn nhẹ rất tốt, vì nó là ngũ cốc nguyên hạt, cung cấp bốn gram chất xơ trên mỗi 28 gram bỏng ngô. Bỏng ngô có lợi cho sức khỏe nhất là loại nổ bằng chảo, không phải là loại quay trong lò vi sóng hoặc trong máy làm bỏng ngô. 4. Chọn ngũ cốc nguyên hạt Ngũ cốc nguyên hạt được chế biến tối thiểu sẽ có nhiều chất xơ hơn. Ngược lại, các loại ngũ cốc tinh chế đã bị tước đi mầm chứa vitamin và vỏ giàu chất xơ. Điều này giúp bảo quản hạt lâu hơn nhưng cũng lấy đi những phần dinh dưỡng nhất. Vì vậy, bạn nên để cải thiện sức khỏe và giảm thiểu chứng táo bón, hỗ trợ điều trị bệnh trĩ bạn nên thay thế các loại ngũ cốc tinh chế trong chế độ ăn uống bằng các loại ngũ cốc nguyên hạt như: Lúa mạch Kiều mạch Bột mì khô Lúa mì Farro Lúa mì Freekeh Kê Diên mạch Quả mọng lúa mì 5. Ăn nhẹ với trái cây Các loại trái cây chẳng hạn như táo hoặc lê sẽ là đồ ăn nhẹ tuyệt vời vì chúng tươi ngon và có thể mang đi khắp nơi. Tất cả trái cây đều cung cấp chất xơ, mặc dù một số loại có nhiều chất xơ đáng kể hơn so với các loại khác. Ví dụ, một quả lê nhỏ có 5 gram chất xơ, trong khi một cốc dưa hấu có 1 gram. Các loại quả mọng và táo là những loại trái cây rất giàu chất xơ. Người bệnh trĩ sau thực hiện phẫu thuật cắt trĩ cũng nên ăn thêm nhiêu trái cây tươi và rau xanh để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giúp người bệnh mau khỏe và rút ngắn thời gian hồi phục. ||Tham khảo: Bệnh trĩ ăn trái cây gì? 10 loại quả tốt nhất cho người bị trĩ 6. Ăn hạt Chia Hạt Chia là rất giàu giá trị dinh dưỡng, chúng cung cấp axit béo omega-3 , protein, vitamin và khoáng chất, cũng như 11 gram chất xơ trê mỗi 28 gram hạt. Những hạt này tạo gel trong nước và chứa 95% chất xơ không hòa tan. Chất xơ không hòa tan giúp cho thức ăn di chuyển trong đường tiêu hóa được dễ dàng. Nó cũng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. 7. Dùng chất bổ sung chất xơ Tốt nhất là lấy dinh dưỡng của bạn, bao gồm cả chất xơ, từ thực phẩm. Nhưng nếu lượng chất xơ của bạn thấp, bạn có thể cân nhắc dùng chất bổ sung chất xơ. Một vài loại chất bổ sung có nghiên cứu để sao lưu chúng. Chất xơ Guar Chất xơ Psyllium Chất xơ Glucomannan Beta-glucans Tuy nhiên, chất bổ sung chất xơ có 2 nhược điểm chính. Đầu tiên, chúng có thể gây khó chịu cho dạ dày và đầy hơi . Để giảm điều này, hãy dùng lượng chất bổ sung chất xơ dần dần và uống nhiều nước. Thứ hai, những chất bổ sung này có thể cản trở sự hấp thụ của một số loại thuốc, vì vậy hãy uống thuốc ít nhất một giờ trước hoặc 4 giờ sau khi bổ sung. Người bị bệnh trĩ có thể xin ý kiến bác sĩ về việc kết hợp dùng các chất bổ sung chất xơ để giúp việc đi đại tiện dễ dàng hơn, hạn chế tình trạng bị trĩ chảy máu nhiều, đau rát hậu môn, sa búi trĩ nặng… 8. Ăn trực tiếp trái cây và rau quả, không thay thế bằng nước ép Những người ủng hộ nước ép cho rằng đây là cách tốt để kết hợp nhiều loại rau vào chế độ ăn uống của họ. Mặc dù nước ép rau quả có ít đường hơn nước ép trái cây, nhưng chúng có ít chất xơ hơn nhiều so với việc bạn ăn trực tiếp. 9. Ăn bơ Bơ là loại trái cây vô cùng bổ dưỡng vì không chỉ giàu axit béo không bão hòa đơn lành mạnh, là một sự thay thế cho nhiều loại chất béo khác, nó còn chứa nhiều chất xơ. Một nửa quả bơ cung cấp 5 gram chất xơ. Bạn có thể ăn trực tiếp một quả bơ hằng ngày, hoặc sử dụng nó để làm món salad hay chế biến cùng các món ăn khác. 10. Ăn nhẹ với các loại hạt, hoặc thêm vào các món ăn Các loại hạt cung cấp protein, chất béo và chất xơ. 28 gram hạnh nhân có 3 gram chất xơ. Chúng cũng chứa nhiều chất béo không bão hòa, magiê và vitamin E. Hơn nữa, các loại hạt là thực phẩm đa năng. Chúng đậm đặc chất dinh dưỡng nên có thể trở thành đồ ăn nhẹ lý tưởng. Bạn cũng có thể sử dụng chúng trong các công thức nấu ăn để thêm dinh dưỡng và chất xơ vào bữa ăn của bạn. 11. Nướng bánh với bột giàu chất xơ Khi nướng bánh xốp, bánh mì hay các loại bánh nướng khác, hãy chọn một loại bột sẽ bổ sung thêm dinh dưỡng vào bánh. Bạn có thể dễ dàng thay thế bột mì trắng bằng bột mì làm từ lúa mì nguyên chất. Loại này sẽ có lượng chất xơ gấp ba lần so với bột mì trắng thông thường. 28 gram bột dừa có 11 gram chất xơ, trong khi cùng một lượng bột đậu nành chỉ có 5 gram. Một số loại bột gồm hạnh nhân, hạt phỉ, đậu xanh, kiều mạch và bột lúa mạch có 3 gram chất xơ trên mỗi 28 gram sẽ là thay thế tuyệt vời cho bột mì nguyên chất. Vì vậy, bạn nên thay thế bột mì đa dụng bằng các bột thay thế giàu chất xơ khác. 12. Ăn quả mọng Quả mọng với hạt là một trong những loại trái cây giàu chất xơ nhất, ví dụ quả mâm xôi, dâu tây hay quả việt quất. Các loại quả mọng cũng có xu hướng có ít đường hơn các loại trái cây khác. Bạn có thể thêm các loại quả mọng vào ngũ cốc và sa lát, hoặc kết hợp chúng với sữa chua để có một bữa ăn nhẹ lành mạnh khi mắc trĩ. Các loại quả mọng cũng giàu nước và các vitamin tự nhiên nên khi bổ sung thường xuyên sẽ giúp làm phân mềm hơn, người bệnh đi đại tiện dễ hơn, nhờ đó hạn chế sự phát triển các cấp độ bệnh trĩ. 13. Bổ sung nhiều loại đậu trong chế độ ăn uống của bạn Các loại đậu rất giàu chất xơ, cũng như protein, carbs, vitamin và khoáng chất. Một chén đậu nấu chín có thể cung cấp tới 75% nhu cầu chất xơ hàng ngày của bạn. Hãy thay thế thịt bằng các loại đậu trong một vài bữa ăn mỗi tuần, sẽ giúp bạn tăng tuổi thọ và giảm nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính. Chúng cũng có tác động tích cực lên hệ vi sinh vật đường ruột của bạn. 14. Ăn cả vỏ quả táo, dưa chuột và khoai lang Khi bạn gọt vỏ trái cây và rau quả, bạn thường loại bỏ một nửa chất xơ. Chẳng hạn, một quả táo nhỏ có 4 gram chất xơ, nhưng một quả táo gọt vỏ chỉ có 2 gram. Tương tự, một củ khoai nhỏ có 4 gram chất xơ, 2 gram trong số đó là từ vỏ. Dưa chuột không có nhiều chất xơ, một quả dưa chuột có 2 gram chất xơ và một nửa số này nằm ở vỏ. Các loại chất xơ được tìm thấy trong vỏ trái cây và rau quả nói chung là chất xơ không hòa tan. 15. Đọc nhãn để chọn thực phẩm có nhiều chất xơ Thực phẩm tự nhiên là cách lý tưởng để bổ sung chất xơ. Tuy nhiên, nếu bạn định ăn thực phẩm chế biến sẵn, bạn cũng có thể chọn các sản phẩm giàu chất xơ. Một số thực phẩm chế biến sẵn – bao gồm sữa chua, ngũ cốc và súp – thường được thêm vào chất xơ khi chế biến. Chúng được chiết xuất từ ​​các nguồn tự nhiên và sau đó thêm vào thực phẩm như một chất bổ sung. Tên chất xơ phổ biến bạn có thể tìm trên nhãn thực phẩm là Inulin và Polydextrose. Ngoài ra, hãy đọc nhãn dinh dưỡng để xem có bao nhiêu gram chất xơ trong một khẩu phần. Hơn 2,5 gram mỗi khẩu phần được coi là một nguồn tốt, và 5 gram trở lên là tuyệt vời. 16. Ăn thực phẩm giàu chất xơ trong mỗi bữa ăn Nên bổ sung chất xơ trong suốt cả ngày qua mỗi bữa ăn, bao gồm cả đồ ăn nhẹ. Ví dụ, bữa sáng hãy chọn một loại ngũ cốc giàu chất xơ hoặc bột yến mạch và thêm các loại quả mọng và hạt. Bữa trưa hãy dùng các món canh, rau xào, rau luộc, salad. Bữa xế là trái cây sống với bơ hạt. Bữa tối hãy thêm đậu và các loại rau khác vào món thịt hầm và món hầm. Hãy thử nhiều loại ngũ cốc nguyên hạt khi chế biến thức ăn. Bao gồm một loại thực phẩm nhiều chất xơ hơn trong mỗi bữa ăn là một cách đơn giản để tăng lượng chất xơ của bạn. Chất xơ vô cùng quan trọng đối với người bệnh trĩ. Bằng một số cách giúp ăn được nhiều chất xơ hơn được đề cập ở trên, hy vọng sẽ giúp bạn có thể tăng lượng chất xơ của mình lên mức tối ưu. ||Tin hữu ích: 7 Cách chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá đơn giản tại nhà Đi ngoài ra máu tươi là bệnh gì? Nguyên nhân, cách chữa trị Bệnh trĩ uống thuốc có hết không? Thuốc tây trị bệnh trĩ Cotripro – Bộ đôi từ thảo dược giúp co nhỏ búi trĩ, giảm đau rát trĩ Cotripro gel bôi trĩ chính hãng của Việt Nam với các thành phần dược liệu được chiết xuất bằng công nghệ tiên tiến, CotriPro sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng đau, rát, đi ngoài ra máu, giúp làm mềm và dịu mát chỉ sau 3-5 ngày. Bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt sau khi dùng đủ liệu trình (3-5 tuýp tùy trường hợp nặng nhẹ). Cotripro với các thành phần thảo dược: Cúc tần giúp chống viêm, bảo vệ búi trĩ khỏi vi khuẩn gây viêm Lá lốt tiêu diệt vi khuẩn, hết sưng đau Đặc biệt Sesquiterpen trong Ngải cứu giúp co mạch, cầm máu từ đó săn se búi trĩ, tăng sức bền trong thành mạch, ngăn chặn việc các tĩnh mạch giãn ra quá mức, từ đó ngăn bệnh trĩ tái phát Vì là dạng Gel bôi nên CotriPro tác động trực tiếp lên vùng hậu môn, an toàn không tác dụng phụ. Sử dụng đều đặn 2 lần/ngày để nhanh chóng thoát khỏi những phiền toái do bệnh trĩ gây ra. Ngoài ra, Cotripro hiện nay còn có dạng viên uống tiện dụng. Viên Cotripro bổ sung thêm thành phần Slippery Elm được nhập khẩu từ Hoa Kỳ và Tumero Pine giúp tác động sâu vào bên trong, làm tăng sức bền thành mạch, co búi trĩ , giảm táo bón, từ đó ngăn ngừa các nguy cơ tái phát bệnh trĩ Dù đây là bệnh lý tế nhị nhưng bạn đừng ngại, hãy gọi về tổng đài tư vấn 18006293 hoặc kết nối Zalo 0384730724 để được các dược sỹ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn thoát khỏi những khó chịu đang hành hạ hàng ngày nhé. Tìm nhà thuốc gần nhất có bán COTRIPRO Gel Ở ĐÂY Bấm VÀO ĐÂY để đặt giao tận nơi sản phẩm bôi Trĩ Chia sẻ

Bệnh trĩ ngoại nên ăn gì, uống gì?

Thông thường, chế độ ăn ít chất xơ hoặc ít chất lỏng, táo bón mạn tính và mang thai là nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh trĩ ngoại. Vậy người bệnh trĩ ngoại nên ăn gì, uống gì cho phù hợp? Một số loại thực phẩm có thể giúp giảm thiểu các biểu hiện của bệnh trĩ ngoại của bạn. Bệnh trĩ ngoại nên ăn gì, uống gì? Mục lục1. Bệnh trĩ ngoại nên ăn gì?1.1. Các loại đậu1.2. Các loại ngũ cốc1.3. Hoa quả và rau2. Bệnh trĩ ngoại nên uống gì?3. Các thói quen tốt giúp phòng tránh bệnh trĩ ngoại4. Cách dùng Gel bôi CotriPro để tiết kiệm chi phí tối đa Bệnh trĩ ngoại nên ăn gì? Thực phẩm nhiều chất xơ như trái cây, rau và ngũ cốc giúp làm mềm và xốp phân… là nhóm các thức ăn có lợi mà  người bệnh trĩ ngoại không nên bỏ qua. Các loại đậu Các loại đậu cung cấp một lượng lớn protein, vi chất dinh dưỡng như vitamin B và chất sắt, và chất xơ. Tăng lượng chất xơ của bạn có thể làm tăng độ mềm và dẻo của phân và giảm áp lực lên búi dom trong quá trình đi tiêu. Các loại ngũ cốc Ngũ cốc nguyên hạt chứa tất cả các phần dinh dưỡng của hạt. Nếu bạn đang dùng các sản phẩm ngũ cốc tinh chế như bánh mì, gạo ăn liền… hãy chuyển sang dùng ngũ cốc nguyên chất để tăng lượng chất xơ, giảm táo bón và các triệu chứng khác của bệnh trĩ ngoại. Các loại ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ bao gồm gạo lứt, bỏng ngô, yến mạch và ngũ cốc nguyên hạt. Hoa quả và rau Trái cây và rau quả là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa hàng đầu, chẳng hạn như vitamin C và beta-carotene, giúp thúc đẩy hệ miễn dịch khỏe mạnh. Đồng thời chứa nguồn chất lỏng và chất xơ cao, trái cây và rau quả cũng có thể giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh trĩ ngoại. Có rất nhiều loại rau và trái cây bạn có thể thay đổi cho ngon miệng, đồng thời cung cấp đa dạng hơn các dưỡng chất cho cơ thể như mâm xôi, xoài, bông cải xanh, rau lá xanh, cải bắp, cà rốt, trái cây họ cam quýt, cà chua, dưa chuột, dưa hấu… Tham khảo: Thực đơn hàng ngày tốt cho người bệnh trĩ Bệnh trĩ ngoại nên uống gì? Uống nhiều nước (không uống nước ngọt). Trung bình nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày, tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính, sức khỏe, mức độ hoạt động… Các chất lỏng khác cũng rất tốt cho sức khỏe như trà thảo mộc, sữa ít chất béo, sinh tố trái cây tươi… Hoa cúc la mã (Chamomile) đã được sử dụng trong y học hàng ngàn năm và được sử dụng rộng rãi ở châu Âu. Nhiều nghiên cứu sơ bộ báo cáo rằng thuốc mỡ hoa cúc có thể cải thiện bệnh trĩ ngoại. Ngoài ra hoa cúc còn được dùng để chế biến thành món trà giúp tiêu thủng, giảm sưng đau do bệnh trĩ gây ra. Hoa cúc và đường đỏ hấp cách thủy với nhau cùng với 2 chén nước sau đó chia ra để uống 2 lần trong ngày. Mã đề (Psyllium) chứa hàm lượng chất xơ hòa tan cao và là thành phần chính trong nhiều thuốc nhuận tràng, và làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ ngoại. Bệnh nhân trĩ ngoại thường dùng một lượng vỏ hạt mã đề vừa đủ rồi pha với sữa, nước lọc hoặc nước trái cây… và dùng thay nước uống hàng ngày. Rutin là một chất chống oxy hóa được tìm thấy chủ yếu trong hoa hòe, các loại trái cây họ cam quýt, hạt kiều mạch, trà xanh và trà đen. Các nghiên cứu sơ bộ cho thấy rutin có thể là phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả đối với bệnh trĩ ngoại do có tác dụng kích thích sự bài tiết của niêm mạc ruột, giúp nhuận tràng. Rutin còn được dùng để điều trị suy tĩnh mạch, giãn tĩnh mạch, bệnh trĩ, phân có máu…. Hòe hoa (có chứa rutin), trách bách diệp, kinh giới tuệ, chỉ xác, mỗi loại tỉ lệ đều nhau. Hòa từ 6-8 g hỗn hợp này với nước ấm trong một lần uống. Ngày uống 2 – 3 lần Các thói quen tốt giúp phòng tránh bệnh trĩ ngoại Chế độ ăn uống: bệnh nhân bị bệnh trĩ ngoại cần điều chỉnh chế độ ăn nhiều chất xơ để tránh táo bón. Bổ sung nhiều rau, trái cây trong chế độ ăn, cần ăn đồ ăn dễ tiêu, uống nhiều nước. Hạn chế các thức ăn cay, nóng; các chất kích thích như rượu, thuốc lá, trà, cà phê. Tập thể dục: Duy trì cơ thể hoạt động sẽ giúp giảm áp lực lên tĩnh mạch, điều hay xảy ra khi đứng hoặc ngồi trong thời gian, và giúp ngăn ngừa táo bón. Thể dục hàng ngày giúp tăng cường sức khỏe hỗ trợ cải thiện trĩ Tập thể dục cũng có thể giúp giảm cân, một trong nhiều nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ngoại. Nói chung, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khuyến cáo nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, năm ngày một tuần. Tránh đứng lâu hoặc ngồi lâu: Ngồi quá lâu, đặc biệt ngồi trên bồn cầu trong thời gian dài, có thể làm tăng áp lực lên búi tĩnh mạch trĩ ngoại ở hậu môn. Tập thói quen đi đại tiện đúng giờ Ngoài điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống hằng ngày, người bệnh cũng cần chú ý đến việc điều trị các bệnh mắc kèm nếu có để nâng cao thể trạng chung. Tham khảo thêm: Cách điều trị bệnh trĩ ngoại tại nhà hiệu quả Bị trĩ ngoại phải làm sao? Cải thiện chế độ ăn uống là cách hiệu quả để giảm thiểu các triệu chứng bệnh trĩ. Bạn nên áp dụng chế độ dinh dưỡng có nhiều xơ, uống nhiều nước. Các thói quen tốt trong sinh hoạt hằng ngày như tránh đứng hoặc ngồi lâu, đi đại tiện đúng giờ… cũng cần được thực hiện đều đặn. Song song đó bạn cần tiến hành điều trị bệnh trĩ sớm để tránh những hậu quả tốn kém về sau khi để bệnh nặng hơn. Cotripro là gel bôi trĩ chính hãng đầu tiên của Việt Nam với các thành phần dược liệu được chiết xuất bằng công nghệ tiên tiến, CotriPro sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng đau, rát, đi ngoài ra máu, giúp làm mềm và dịu mát chỉ sau 3-5 ngày. Bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt sau khi dùng đủ liệu trình (3-5 tuýp tùy trường hợp nặng nhẹ). Cotripro với các thành phần thảo dược: Cúc tần giúp chống viêm, bảo vệ búi trĩ khỏi vi khuẩn gây viêm Lá lốt tiêu diệt vi khuẩn, hết sưng đau Đặc biệt Sesquiterpen trong Ngải cứu giúp co mạch, cầm máu từ đó săn se búi trĩ, tăng sức bền trong thành mạch, ngăn chặn việc các tĩnh mạch giãn ra quá mức, từ đó ngăn ngừa các nguy cơ tái phát Ngoài ra, vì là Gel bôi nên CotriPro chỉ tác động trực tiếp lên vùng hậu môn, an toàn không tác dụng phụ. Sử dụng đều đặn 2 lần/ngày để nhanh chóng thoát khỏi những phiền toái do bệnh trĩ gây ra. Cách dùng Gel bôi CotriPro để tiết kiệm chi phí tối đa Để hỗ trợ người bệnh dùng đủ liệu trình nhưng vẫn tiết kiệm chi phí, CotriPro đã có chương trình tích điểm tặng quà cho khách hàng: Mua 2 tặng 1 bằng hình thức nhắn tin tích điểm: Trên mỗi hộp CotriPro gel 25gr đều có 1 tem tích được 3 điểm. Khi mua 2 tuýp CotriPro và tích đủ 6 điểm, sẽ được tặng 1 tuýp CotriPro gel 10gr tiết kiệm lên đến 125.000 VNĐ Hình minh hoạ tem tích điểm CotriPro Để tiết kiệm chi phí mà vẫn dùng đủ liệu trình, bạn nên tích điểm ngay khi mở hộp sản phẩm. Số điểm được tích luỹ dần dần qua từng lần, mà không cần phải mua liền 1 lúc. Khi bạn đã tích đủ 6 điểm, tổng đài sẽ liên hệ và gửi tặng sản phẩm cho bạn theo như chương trình tích điểm, mà không mất thêm bất cứ một chi phí nào. Tìm nhà thuốc gần nhất có bán CotriPro TẠI ĐÂY Hoặc đặt mua trực tiếp TẠI ĐÂY (giao hàng thanh toán tại nhà)  Dù đây là bệnh lý tế nhị nhưng bạn đừng ngại, hãy gọi về tổng đài tư vấn 18006293 hoặc kết nối Zalo 0384730724 để được các dược sỹ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn thoát khỏi những khó chịu đang hành hạ hàng ngày nhé. Cotripro là sản phẩm cao cấp của Công ty dược Thái Minh – đơn vị có nhiều sản phẩm uy tín trên thị trường như Khương Thảo Đan, Vương Bảo, Tràng Phục Linh… CotriPro được sản xuất tại Nhà máy Công nghệ cao Thái Minh Hitech. Toàn bộ dây chuyền, công nghệ, trang thiết bị đều tự động trên cơ sở trí tuệ nhân tạo hiện đại vào bậc nhất hiện nay. Để đảm bảo toàn bộ sản phẩm đầu ra đạt chất lượng tốt nhất, phòng kiểm nghiệm của Thái Minh Hi-tech đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025. Chia sẻ

Ăn cay có gây ra bệnh trĩ không?

Nhiều người quan niệm rằng ăn đồ cay là rất nguy hiểm. Đặc biệt với những bệnh nhân trĩ, họ chọn từ bỏ các thực phẩm cay để có được sức khỏe tốt hơn. Bài viết này sẽ làm sáng tỏ các tranh cãi về việc ăn cay là tốt hay hại cho bệnh trĩ, dựa trên các nghiên cứu khoa học mới nhất. Mục lụcĂn thức ăn cay có thể giúp bạn sống lâu hơnThực phẩm cay không gây loét mà còn có thể giúp giảm loétThực phẩm cay không gây ra bệnh trĩ, nhưng chúng có thể gây kích ứng các vết nứt hậu mônThực phẩm cay có thể giúp giảm cânThực phẩm cay có nguy hiểm không? Nó phụ thuộc vào độ cay. Bạn đã nghe nói về bình xịt hơi cay phải không?Một trường hợp thủng thực quản sau khi ăn ớt “ma”Điểm mấu chốt là gì? Thực phẩm cay có tốt cho sức khỏe? Tất nhiên có! Capsaicinoids, bao gồm hợp chất capsaicin, là thành phần hóa học tạo ra vị cay của ớt. Nghiên cứu trong vài thập kỷ qua đã chứng minh rằng capsaicinoids – cũng mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Ăn thức ăn cay có thể giúp bạn sống lâu hơn Theo một nghiên cứu rộng rãi trên dân số được công bố trên BMJ năm 2015, so với những người ăn cay ít hơn một lần một tuần, những người ăn cay từ 6 đến 7 ngày một tuần cho thấy giảm 14% nguy cơ tương đối trên tổng tỷ lệ tử vong. Mối liên quan này còn mạnh hơn ở những người ăn cay và không uống rượu so với những người bình thường. Thực phẩm cay không gây loét mà còn có thể giúp giảm loét Là một bác sĩ tiêu hóa, tôi thường xuyên gặp và chẩn đoán cho những người bị loét. Khi tôi nói với ai đó rằng họ bị loét sau khi làm thủ thuật, hầu như mọi người đều nhanh chóng đổ lỗi cho thực phẩm cay. Mọi người thường bỏ qua thực tế họ đang dùng ibuprofen ‘suốt ngày đêm’ hoặc họ có thể có một loại vi khuẩn có tên H. Pylori (một trong những nguyên nhân gây loét phổ biến nhất trên thế giới). Trái với niềm tin phổ biến, nhiều nghiên cứu cho thấy capsaicin thực sự ức chế sản xuất axit trong dạ dày. Vì thực tế, capsaicin đã được dùng để sản xuất thuốc ngăn ngừa sự phát triển loét ở những người dùng thuốc chống viêm không chứa steroid. Thực phẩm cay không gây ra bệnh trĩ, nhưng chúng có thể gây kích ứng các vết nứt hậu môn Năm 2006, trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Diseases of the Colon and Rectum, các nhà nghiên cứu đã chỉ định ngẫu nhiên những người mắc bệnh trĩ nặng uống một viên thuốc giả dược hoặc một viên bột ớt đỏ nóng. Những người tham gia đã phải đánh giá tác dụng của thuốc đối với các triệu chứng bệnh trĩ của họ. Nghiên cứu cho thấy các viên nang cay không có tác dụng đối với các triệu chứng bệnh trĩ. Câu chuyện có một chút khác biệt đối với những người có vết nứt hậu môn. Vết nứt hậu môn gây ra sự đau đớn vô cùng – ‘làm cho một người trưởng thành cũng phải khóc đau đớn’. Một nghiên cứu vào năm 2008 đã chứng minh rằng thực phẩm cay làm nặng thêm các triệu chứng liên quan đến bệnh rò hậu môn. Trong nghiên cứu này, bệnh nhân được dùng ngẫu nhiên một tuần giả dược và một tuần viên nang ớt. Họ đã phải theo dõi các triệu chứng nứt hậu môn trong thời gian nghiên cứu. Tám mươi mốt phần trăm những người tham gia cảm thấy tốt hơn trên giả dược. Thực phẩm cay có thể giúp giảm cân Nước sốt cay có thể giúp bạn giảm cân? Nó có thể, theo một phân tích tổng hợp của 90 nghiên cứu khác nhau đã xem xét vai trò của capsaicin trong việc giảm cân. Các phân tích cho thấy thực phẩm cay làm giảm sự thèm ăn và chúng làm tăng tiêu hao năng lượng. Thực phẩm cay có nguy hiểm không? Nó phụ thuộc vào độ cay. Bạn đã nghe nói về bình xịt hơi cay phải không? Cách đây không lâu, tôi đã xem một chương trình trên YouTube có tên Hot Ones. Sự đơn giản của chương trình là những gì làm cho nó đẹp – nó chỉ là một người dẫn chương trình phỏng vấn những người nổi tiếng trong khi ăn nước sốt siêu cay. Một số loại sốt nóng nóng hơn 100 lần so với sốt Tabasco. Tôi đoán tôi là nạn nhân của ‘tính nam độc hại’ (toxic masculinity) vì nồng độ testosterone trong tôi khiến tôi đã thử một trong những loại nước sốt nóng nhất trong chương trình. Đó là một trong những loại nước sốt đi kèm với nhãn cảnh báo. Trong chương trình, họ cho một giọt nước sốt lên một chiếc cánh gà. Tôi dại dột đổ quá tay nước sốt vào bánh snack tortilla hữu cơ (nó còn hơn cả một miếng nhỏ). Vết cắn đầu tiên thật tuyệt. Tôi cảm thấy hơi nóng rần rần lên với vết cắn thứ hai. Lưỡi tôi chết cứng với vết cắn thứ ba. Cảm giác như tôi là một con ma cà rồng vừa cắn vào một con quỷ. Cảm giác như tôi đang súc miệng với dung nham. Sau 10 giây đau đớn và chiếc lưỡi như tan chảy, tôi thực sự nghĩ rằng mình đã bất tỉnh và bắt đầu ảo giác. Sau khi đã chữa cay bằng vô số sữa, bánh mì và cầu nguyện, tôi quyết định tìm kiếm thêm sự nguy hiểm của thực phẩm cay như thế nào. Một trường hợp thủng thực quản sau khi ăn ớt “ma” Nước sốt cay nóng tôi đã ăn có thành phần là ớt “ma” (ghost peppers). Khi tôi bắt đầu tìm kiếm sự nguy hiểm của thực phẩm siêu cay, bài báo đầu tiên tôi tìm thấy là từ Tạp chí The Journal of Emergency Medicine. Đó là về một anh chàng ăn ớt “ma” khi tham gia một cuộc thi. Anh ta bắt đầu nôn dữ dội, rất nhiều đến nỗi anh ta bị vỡ thực quản. Hiển nhiên, vỡ thực quản là do nôn, không phải do tác động trực tiếp của ớt cay. Nhưng, ớt nóng điên người chắc chắn là nguyên nhân gây ra nôn mửa. Bạn vừa đọc về thông tin thực phẩm cay không gây loét dạ dày, nhưng tôi thề tôi vẫn bị đau bụng mỗi khi ăn cay. Vậy chuyện gì đang xảy ra? Mặc dù thực phẩm cay không gây ra loét, nhưng chúng có thể gây đau bụng ở một số người. Một nghiên cứu đặc biệt nhấn mạnh rằng tiêu thụ thường xuyên thực phẩm cay có thể gây ra các triệu chứng tiêu hóa trên ở một số người mắc chứng khó tiêu. Đối với những người mắc hội chứng ruột kích thích (IBS), thực phẩm cay cũng có thể gây ra các triệu chứng. Một nghiên cứu khác cho thấy, những người tiêu thụ thực phẩm cay lớn hơn hoặc bằng 10 lần mỗi tuần có khả năng mắc hội chứng ruột kích thích cao hơn 92% so với những người không bao giờ tiêu thụ thực phẩm cay. Khi các nhà nghiên cứu cố gắng phân tích phát hiện này dựa trên giới tính, họ phát hiện ra rằng thực phẩm cay không liên quan đến các triệu chứng ruột kích thích ở nam giới. Ở những người bị bệnh viêm ruột, bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng, thực phẩm cay cũng có thể gây ra một số triệu chứng. Điểm mấu chốt là gì? Thực phẩm cay cũng có vai trò tốt cho sức khỏe. Thực phẩm cay không gây loét, nhưng hãy cẩn thận nếu bạn mắc hội chứng ruột kích thích, khó tiêu hoặc bệnh viêm ruột. Về cơ bản, nếu thực phẩm cay làm bạn đau bụng, hãy suy nghĩ trước khi ăn. Thực phẩm cay không gây ra bệnh trĩ, nhưng bạn có thể cảm thấy bỏng rát nếu bạn bị nứt hậu môn. Đừng để thức ăn cay dính vào mắt bạn. Sử dụng găng tay nếu bạn chạm vào ớt siêu nóng. Về những thực phẩm siêu cay có nhãn cảnh báo, hết sức cẩn trọng khi dùng. Thứ nước sốt “ma quái” đó gần như đã thiêu rụi những sợi lông ngực của tôi từ bên trong, hãy cân nhắc kĩ khi dùng. Theo Edwin McDonald IV, MD Chia sẻ

Loading...