Bệnh trĩ huyết khối là gì? Nguy hiểm không, điều trị thế nào?

Trĩ huyết khối là bệnh lý thường xuất hiện ở những người bị trĩ, gây đau đớn, bất tiện trong cuộc sống hàng ngày. Thông thường, các triệu chứng của trĩ huyết khối sẽ tự động biến mất. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, chúng có thể kéo dài và gây nên nhiều biến chứng nghiêm trọng.

I. Trĩ huyết khối là gì?

Trĩ huyết khối (trĩ tắc mạch hoặc huyết khối hậu môn) là tình trạng máu đông hình thành bên trong búi trĩ, ngăn chặn dòng chảy của máu và gây ra các triệu chứng đau, viêm, chảy máu,…

Trĩ huyết khối là gì
Trĩ huyết khối là gì?

Khác với các bệnh trĩ khác, búi trĩ chứa huyết khối thường xuất hiện dưới dạng một cục đơn lẻ hoặc nhiều khối tròn. Trong hầu hết trường hợp, cục máu đông đó sẽ được cơ thể tái hấp thu và xóa bỏ các dấu hiệu của bệnh. 

Có 3 loại trĩ huyết khối, bao gồm: 

  • Trĩ hỗn hợp huyết khối
  • Trĩ ngoại huyết khối
  • Trĩ nội huyết khối (chiếm phần lớn)
Hình ảnh trĩ huyết khối
Hình ảnh trĩ huyết khối

II. Biến chứng trĩ huyết khối

Nếu không được can thiệp điều trị kịp thời, bệnh trĩ huyết khối (trĩ tắc mạch) có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm như: áp xe, nhiễm khuẩn huyết, rò hậu môn hoặc thậm chí là hoại tử. Trong đó:

Biến chứng trĩ huyết khối
Huyết khối trong búi trĩ có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng
  • Áp xe là tình trạng viêm nhiễm của 1 khu tổ chức và khu trú tạo thành 1 khối mềm chứa đầy mủ – được cấu thành từ vi khuẩn, các mảnh vụn và xác bạch cầu.
  • Nhiễm khuẩn huyết là hội chứng lâm sàng của rối loạn chức năng cơ quan, đe dọa trực tiếp đến tính mạng.
  • Rò hậu môn là tình trạng có “đường hầm” bất thường giữa ống hậu môn và vùng da xung quanh hậu môn.
  • Hoại tử là sự chết đi của các tế bào hoặc mô do bệnh tật, chấn thương.

III. Triệu chứng của trĩ huyết khối

Trĩ huyết khối (huyết khối hậu môn) thường xuất hiện dưới dạng một cục tròn nhỏ quanh hậu môn. Đa phần những cục trĩ này thường có màu sẫm, hơi xanh (do chứa máu đông bên trong). Tùy vào phân loại và mức độ mà trĩ chứa huyết khối sẽ hình thành những triệu chứng khác nhau, trong đó phổ biến nhất phải kể đến:

Triệu chứng trĩ huyết khối
Triệu chứng của trĩ nội huyết khối, trĩ ngoại huyết khối và trĩ hỗn hợp huyết khối khá tương đồng với nhau
  • Đau: Hầu hết người bị trĩ huyết khối đều đau xung quanh hậu môn, cơn đau gia tăng khi ngồi, đi vệ sinh hoặc tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị ảnh hưởng.
  • Sưng: Huyết khối hậu môn thường gây sưng xung quanh hậu môn, khiến vùng da này trở nên nhức, rát và không thoải mái.
  • Khó khăn khi ngồi: Sưng và đau là các tác nhân chính khiến người bệnh gặp khó khăn khi ngồi trong thời gian dài hoặc khi tăng áp lực lên hậu môn.
  • Chảy máu: Dấu hiệu đặc trưng nhất của trĩ huyết khối là đau rát hậu môn kèm chảy máu khi đi ngoài. Máu có thể xuất hiện trên giấy vệ sinh hoặc đồ lót sau khi đi đại tiện.
  • Ngứa: Khi búi trĩ có huyết khối, nhiều người thường có xu hướng bị ngứa hoặc kích ứng khu vực bị bệnh.
  • Rối loạn vận động ruột: Nếu không được điều trị sớm và đúng cách, bệnh nhân có thể bị rối loạn vận động ruột, gây táo bón/tiền đình và làm mất linh hoạt trong việc kiểm soát nhu cầu vệ sinh.

IV. Nguyên nhân gây trĩ huyết khối

Các nguyên nhân phổ biến gây nên trĩ huyết khối bao gồm:

  • Táo bón/tiêu chảy: Khi táo bón/tiêu chảy, người bệnh thường phải dùng lực ép phân khi đi ngoài. Điều này vô tình gây áp lực lên các tĩnh mạch trĩ, gây chảy máu và gia tăng nguy cơ hình thành huyết khối.
  • Lười vận động: Việc ngồi lâu một chỗ cũng khiến hậu môn – trực tràng bị đè nén, tạo điều kiện cho máu ứ đọng lại trong tĩnh mạch trĩ – góp phần gây ra trĩ huyết khối.
  • Ăn uống không hợp lý: Chế độ ăn thiếu chất xơ, nhiều gia vị, dầu mỡ, cay, nóng có thể gây ra táo bón, làm giảm nhu động ruột khiến việc đi vệ sinh trở nên khó khăn; từ đó làm tăng nguy cơ mắc trĩ và hình thành huyết khối.
  • Tuổi tác: Cơ tử cung (hoặc các nhóm cơ liên quan) thường suy giảm chức năng theo thời gian. Đó cũng là lý do vì sao bệnh trĩ và trĩ huyết khối thường xuất hiện ở người cao tuổi.
Nguyên nhân gây trĩ huyết khối
Tuổi tác là một trong những nguyên nhân chính hình thành huyết khối ở các búi trĩ
  • Mang thai: Sự phát triển của thai nhi vô tình gây tổn thương và tăng áp lực lên vùng trực tràng – hậu môn ở mẹ bầu; tăng nguy cơ mắc trĩ và hình thành huyết khối, cản trở quá trình đại tiện.
  • Bệnh lý: Một số bệnh lý về đường tiêu hóa như nứt kẽ hậu môn, viêm đại tràng, béo phì,… cũng có thể làm tăng áp tĩnh mạch và ứ đọng máu, dẫn đến tình trạng huyết khối xuất hiện trong búi trĩ.
  • Sinh con: Áp lực từ việc rặn có thể ảnh hưởng đến hậu môn và trực tràng; từ đó gia tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ và hình thành huyết khối.
  • Trì hoãn đi đại tiện: Thói quen nhìn đi đại tiện gây áp lực không nhỏ lên hậu môn – trực tràng, tăng áp lực lên các tĩnh mạch trĩ; từ đó dần hình thành lên huyết khối trong các búi trĩ.

*Lưu ý: Trên đây là những nguyên nhân có thể góp phần gia tăng nguy cơ xuất hiện huyết khối trong búi trĩ, song không phải tất cả. Vì thế, nếu phát hiện bất kỳ triệu chứng nghi ngờ mắc trĩ huyết khối, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được đánh giá, điều trị phù hợp.

V. Cách chữa trĩ huyết khối

Tuy không phải căn bệnh ác tính, nhưng trĩ huyết khối lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống người bệnh. Do đó, phụ thuộc vào kích thước búi trĩ và mức độ tổn thương, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh phẫu thuật hoặc dùng thuốc đặc trị.

5.1 Cách chữa trĩ huyết khối giai đoạn đầu

Ở giai đoạn đầu (nhẹ), bệnh tình chưa có dấu hiệu rõ rệt nên người bệnh chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ. Chẳng hạn như:

chữa trĩ huyết khối
Ở giai đoạn nhẹ, người bệnh chỉ cần xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, điều độ
  • Ưu tiên bổ sung nhiều chất xơ từ rau, củ, quả tươi
  • Uống đủ nước mỗi ngày
  • Tập thể dục tối thiểu 30 phút/ngày, từ 5 – 7 ngày/tuần
  • Vệ sinh sạch sẽ khu vực hậu môn, nhất là sau khi đi đại tiện
  • Sử dụng các loại quần cotton rộng rãi giúp khu vực búi trĩ được thông thoáng, khô ráo

||Xem thêm: Bệnh trĩ nên ăn gì, kiêng ăn gì? Chế độ dinh dưỡng cho trĩ

Một số trường hợp đặc biệt sẽ được bác sĩ chỉ định người bệnh dùng thuốc kết hợp. Các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm: thuốc giảm đau, thuốc gây tê, thuốc tiêm búi trĩ, thuốc mỡ chứa Hydrocortisone,… Tuy nhiên, quá trình này cần được giám sát chặt chẽ bởi bác sĩ, tránh tác dụng phụ không mong muốn.

Ngoài ra, người bệnh có thể kết hợp các phương pháp hỗ trợ giảm đau, giảm cảm giác khó chịu do trĩ huyết khối gây ra như:

  • Tắm ngồi: Khi vệ sinh cơ thể, người bệnh nên dành thời gian ngâm hậu môn với nước ấm rồi nhẹ nhàng lau khô để giúp các triệu chứng của búi trĩ chứa huyết khối.
  • Chườm túi nước đá hoặc một miếng gạc lạnh vào khu vực hậu môn cũng là giải pháp hữu hiệu khi bị ngứa, nóng rát,…
  • Ngồi đệm khoét lỗ khi cần làm việc lâu nhằm giảm áp lực lên hậu môn – trực tràng.
  • Khăn lau: Thay vì sử dụng giấy vệ sinh để làm sạch hậu môn mỗi lần đi đại tiện/tiểu tiện, người bệnh có thể sử dụng các loại khăn có bề mặt mềm mịn để làm giảm ma sát, ít gây kích ứng vùng da hậu môn.
  • Các loại kem, sản phẩm bôi trĩ không kê đơn giúp giảm nhanh các triệu chứng bệnh. Theo đó, một trong những sản phẩm nổi bật, được Bộ Y tế công nhận trong việc làm dịu, giảm nhanh các cơn đau rát do trĩ huyết khối phải kể đến CotriPro Gel – sản phẩm hứa hẹn giảm nhanh các triệu chứng đau rát, chảy máu chỉ sau 5 đến 7 ngày sử dụng, được sản xuất tại Thái Minh Hitech – nhà máy đạt chuẩn GMP với công nghệ, trang thiết bị hiện đại bậc nhất hiện nay.
Cotripro gel giảm trĩ huyết khối
CotriPro Gel – Giải pháp làm dịu, săn se và giảm nhanh chóng các triệu chứng đau rát liên quan đến búi trĩ

||Xem thêm: 10 Cách giảm sưng đau búi trĩ tại nhà nhanh chóng hiệu quả

5.2 Cách chữa trĩ huyết khối giai đoạn nặng

Đối với việc điều trị huyết khối ở giai đoạn nặng, bác sĩ thường sẽ xem xét và yêu cầu bệnh nhân phẫu thuật nhằm phòng ngừa biến chứng, giảm các triệu chứng liên quan đến búi trĩ (nếu việc dùng thuốc không đem lại hiệu quả).

Mỗi loại trĩ huyết khối sẽ có từng phương pháp phẫu thuật phù hợp. Chẳng hạn:

  • Phương pháp chữa trĩ ngoại chứa huyết khối

Trong trường hợp được chẩn đoán mắc trĩ ngoại huyết khối, người bệnh sẽ được tiêm thuốc gây tê cục bộ chứa Epinephrine nhằm cầm máu, giảm sưng tấy. Phương pháp này có thể gây đau trong vài tuần và chỉ được thực hiện với những bệnh nhân đang có hiện tượng phù nề, hoại tử hoặc khó đóng niêm mạc.

  • Phương pháp chữa trĩ hỗn hợp huyết khối

Phương pháp phẫu thuật Plasma và Longo sẽ được kết hợp với nhau nhằm lấy huyết khối hoặc cắt bỏ hoàn toàn búi trĩ chưa huyết khối.

Phẫu thuật trĩ huyết khối
Người mắc trĩ hỗn hợp huyết khối thường được chỉ định phẫu thuật bằng phương pháp Plasma và Logo
  • Phương pháp chữa trĩ nội huyết khối

Trĩ nội huyết khối là bệnh lý khá phức tạp để điều trị bằng cách phẫu thuật. Thông thường, các bác sĩ sẽ dựa vào kích cỡ, độ sa búi trĩ để lựa chọn kết hợp các phương pháp phẫu thuật với nhau. Ví dụ:

    • Lấy huyết khối và tiêm xơ: Ưu điểm của phương pháp này là chỉ cần tiêm một lần, ít đau, thời gian phục hồi nhanh và chi phí điều trị thấp. Tuy nhiên, chúng chỉ có hiệu quả tốt với các trường hợp trĩ không quá to hoặc không sa nhiều. 
    • Lấy huyết khối và đốt trĩ Laser Diode: Phương pháp này sử dụng lượng lớn Carbon Dioxide hoặc Nd Yag Laser để cắt bỏ hoặc đốt teo búi trĩ một cách chính xác, nhanh chóng mà không gây đau đớn sau phẫu thuật.
    • Lấy huyết khối và THD: Đây là một trong những phương pháp phẫu thuật kết hợp ít gây đau, chảy máu và sa mô nhất. Bởi khi xác định động mạch nuôi chính trong ống hậu môn thông qua đầu dò Doppler, bác sĩ sẽ thắt chính xác các động mạch này bằng chỉ khâu và dùng ống soi chuyên dụng để cắt các động mạch thừa tại niêm mạc trĩ. 
    • Lấy huyết khối và Longo: Mặc dù thủ thuật này ít gây đau, rút ngắn thời gian phục hồi và giảm nguy cơ tái phát, tuy nhiên đây là kỹ thuật khó, dễ xảy ra nhiều biến chứng như chảy máu từ dây ghim, xuất hiện lỗ rò âm đạo, chấn thương cơ thắt,… Vì thế, khi điều trị trĩ nội huyết khối bằng phương pháp phẫu thuật Longo và lấy huyết khối, bác sĩ thực hiện phải là người có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm.
Cách chữa trĩ huyết khối
Chữa trĩ nội huyết khối ở giai đoạn nặng rất phức tạp, đòi hỏi chuyên môn lẫn trình độ cao của bác sĩ thực hiện

Nhìn chung, việc lựa chọn đúng phương pháp điều trị sẽ giúp người bệnh tiết kiệm thời gian, rút ngắn thời gian nằm viện, từ đó nhanh chóng tái hòa nhập cuộc sống. Mặt khác, người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc tây, thuốc dân gian hoặc bất kỳ sản phẩm nào chưa được chứng minh, công nhận bởi Bộ Y tế để điều trị trĩ huyết khối tại nhà; tránh bệnh ngày càng tiến triển xấu, gây nguy hiểm cho bản thân.

VI. 3 biện pháp phòng ngừa trĩ huyết khối

Để phòng ngừa mắc trĩ huyết khối, bạn nên chú ý những yếu tố sau:

6.1 Thăm khám kịp thời

Ngay khi khu vực hậu môn – trực tràng xuất hiện các triệu chứng như đau, rát, ngứa, chảy máu,… người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, phát hiện và điều trị kịp thời các mầm mống gây bệnh. 

Mặt khác, việc điều trị trĩ có huyết khối từ giai đoạn đầu (nhẹ) sẽ dễ dàng và đem lại hiệu quả cao hơn cho người bệnh.

6.2 Điều chỉnh chế độ ăn

Ngoài việc uống đủ nước, bổ sung nhiều chất xơ (bao gồm chất xơ tan và không tan), bạn có thể sử dụng kết hợp một số thực phẩm chức năng bổ sung chất xơ nhằm làm mềm phân, giảm tác động của việc thải phân cứng.

Ngoài ra, các thực phẩm giàu Collagen như cá hồi, cá ngừ,… cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sự đàn hồi của da và bôi trơn các mô.

6.3 Tập các bài tập yoga hậu môn

Các bài tập yoga có thể hạn chế cảm giác đau rát hậu môn, hỗ trợ co búi trĩ hiệu quả. Dưới đây là một số bài tập yoga hậu môn mà bạn có thể tham khảo:

  • Bài tập co cơ sàn chậu
    • Bước 1: Ngồi thẳng lưng/ nằm ngửa
    • Bước 2: Co cơ hậu môn tương tự như khi bạn đang ngăn mình thải khí, giữ trong 5 giây
    • Bước 3: Thư giãn 10 giây rồi lặp lại bước 2 khoảng 5 lần

*Lưu ý: Khi tập, người tập cần siết (co) và thư giãn các cơ sàn chậu nhanh nhất có thể, đồng thời giữ nguyên tư thế co càng lâu càng tốt. Thực hiện bài tập này từ 2 – 4 lần/ngày.

Bài tập giảm trĩ huyết khối
Co cơ sàn chậu giúp giảm các triệu chứng của trĩ
  • Tư thế em bé (Balasana)
    • Bước 1: Quỳ trên mặt sàn
    • Bước 2: Gập người, duỗi thẳng tay về phía trước sao cho tay và trán đều chạm sạn
    • Bước 3: Giữ nguyên tư thế này tối đa 5 phút
Trĩ huyết khối
Tư thế em bé giúp giải tỏa căng thẳng, giảm thiểu tối đa sự hình thành búi trĩ
  • Tư thế chống gió (Pawanmuktasana)
    • Bước 1: Nằm ngửa
    • Bước 2: Gập 1 hoặc 2 đầu gối và hướng chúng về phía ngực
    • Bước 3: Vòng tay quanh ống chân, siết chặt hoặc chống khuỷu tay đối diệm
    • Bước 4: Giữ tư tế tối đa 1 phút
Bài tập thể dục giảm trĩ huyết khối
Pawanmuktasana có tác dụng rất tốt trong việc lưu thông máu khắp cơ thể

*Lưu ý: Khi tập bất kỳ động tác thể dục thể thao nào, người tập nên có sự tham vấn từ các chuyên gia. Điều này vừa giúp tránh tập sai tư thế, gây hậu quả nặng nề lâu dài, vừa giúp tình trạng huyết khối trong búi trĩ được cải thiện nhanh chóng.

||Xem thêm: #7 bài tập yoga chữa bệnh trĩ đơn giản cực hiệu quả tại nhà

Tóm lại, trĩ có huyết khối là bệnh lý gây nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt và đời sống người bệnh. Do đó, người bệnh nên chủ động thăm khám để được đưa ra các chẩn đoán chính xác, phác đồ điều trị tối ưu cũng như tư vấn kế hoạch chăm sóc, ngăn ngừa bệnh tái phát cho từng trường hợp cụ thể.

Để biết thêm thông tin về trĩ huyết khối và các giải pháp hỗ trợ cải thiện an toàn, lành tính, bạn vui lòng liên hệ đến hotline 1800 6293 để được tư vấn miễn phí, chi tiết nhất.

||Tham khảo bài viết khác:

Cập nhật lúc: 11/06/2024

Bệnh trĩ huyết khối là gì? Nguy hiểm không, điều trị thế nào?

Trĩ huyết khối là bệnh lý thường xuất hiện ở những người bị trĩ, gây đau đớn, bất tiện trong cuộc sống hàng ngày. Thông thường, các triệu chứng của trĩ huyết khối sẽ tự động biến mất. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, chúng có thể kéo dài và gây nên nhiều biến chứng nghiêm trọng.

I. Trĩ huyết khối là gì?

Trĩ huyết khối (trĩ tắc mạch hoặc huyết khối hậu môn) là tình trạng máu đông hình thành bên trong búi trĩ, ngăn chặn dòng chảy của máu và gây ra các triệu chứng đau, viêm, chảy máu,…

Trĩ huyết khối là gì
Trĩ huyết khối là gì?

Khác với các bệnh trĩ khác, búi trĩ chứa huyết khối thường xuất hiện dưới dạng một cục đơn lẻ hoặc nhiều khối tròn. Trong hầu hết trường hợp, cục máu đông đó sẽ được cơ thể tái hấp thu và xóa bỏ các dấu hiệu của bệnh. 

Có 3 loại trĩ huyết khối, bao gồm: 

  • Trĩ hỗn hợp huyết khối
  • Trĩ ngoại huyết khối
  • Trĩ nội huyết khối (chiếm phần lớn)
Hình ảnh trĩ huyết khối
Hình ảnh trĩ huyết khối

II. Biến chứng trĩ huyết khối

Nếu không được can thiệp điều trị kịp thời, bệnh trĩ huyết khối (trĩ tắc mạch) có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm như: áp xe, nhiễm khuẩn huyết, rò hậu môn hoặc thậm chí là hoại tử. Trong đó:

Biến chứng trĩ huyết khối
Huyết khối trong búi trĩ có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng
  • Áp xe là tình trạng viêm nhiễm của 1 khu tổ chức và khu trú tạo thành 1 khối mềm chứa đầy mủ – được cấu thành từ vi khuẩn, các mảnh vụn và xác bạch cầu.
  • Nhiễm khuẩn huyết là hội chứng lâm sàng của rối loạn chức năng cơ quan, đe dọa trực tiếp đến tính mạng.
  • Rò hậu môn là tình trạng có “đường hầm” bất thường giữa ống hậu môn và vùng da xung quanh hậu môn.
  • Hoại tử là sự chết đi của các tế bào hoặc mô do bệnh tật, chấn thương.

III. Triệu chứng của trĩ huyết khối

Trĩ huyết khối (huyết khối hậu môn) thường xuất hiện dưới dạng một cục tròn nhỏ quanh hậu môn. Đa phần những cục trĩ này thường có màu sẫm, hơi xanh (do chứa máu đông bên trong). Tùy vào phân loại và mức độ mà trĩ chứa huyết khối sẽ hình thành những triệu chứng khác nhau, trong đó phổ biến nhất phải kể đến:

Triệu chứng trĩ huyết khối
Triệu chứng của trĩ nội huyết khối, trĩ ngoại huyết khối và trĩ hỗn hợp huyết khối khá tương đồng với nhau
  • Đau: Hầu hết người bị trĩ huyết khối đều đau xung quanh hậu môn, cơn đau gia tăng khi ngồi, đi vệ sinh hoặc tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị ảnh hưởng.
  • Sưng: Huyết khối hậu môn thường gây sưng xung quanh hậu môn, khiến vùng da này trở nên nhức, rát và không thoải mái.
  • Khó khăn khi ngồi: Sưng và đau là các tác nhân chính khiến người bệnh gặp khó khăn khi ngồi trong thời gian dài hoặc khi tăng áp lực lên hậu môn.
  • Chảy máu: Dấu hiệu đặc trưng nhất của trĩ huyết khối là đau rát hậu môn kèm chảy máu khi đi ngoài. Máu có thể xuất hiện trên giấy vệ sinh hoặc đồ lót sau khi đi đại tiện.
  • Ngứa: Khi búi trĩ có huyết khối, nhiều người thường có xu hướng bị ngứa hoặc kích ứng khu vực bị bệnh.
  • Rối loạn vận động ruột: Nếu không được điều trị sớm và đúng cách, bệnh nhân có thể bị rối loạn vận động ruột, gây táo bón/tiền đình và làm mất linh hoạt trong việc kiểm soát nhu cầu vệ sinh.

IV. Nguyên nhân gây trĩ huyết khối

Các nguyên nhân phổ biến gây nên trĩ huyết khối bao gồm:

  • Táo bón/tiêu chảy: Khi táo bón/tiêu chảy, người bệnh thường phải dùng lực ép phân khi đi ngoài. Điều này vô tình gây áp lực lên các tĩnh mạch trĩ, gây chảy máu và gia tăng nguy cơ hình thành huyết khối.
  • Lười vận động: Việc ngồi lâu một chỗ cũng khiến hậu môn – trực tràng bị đè nén, tạo điều kiện cho máu ứ đọng lại trong tĩnh mạch trĩ – góp phần gây ra trĩ huyết khối.
  • Ăn uống không hợp lý: Chế độ ăn thiếu chất xơ, nhiều gia vị, dầu mỡ, cay, nóng có thể gây ra táo bón, làm giảm nhu động ruột khiến việc đi vệ sinh trở nên khó khăn; từ đó làm tăng nguy cơ mắc trĩ và hình thành huyết khối.
  • Tuổi tác: Cơ tử cung (hoặc các nhóm cơ liên quan) thường suy giảm chức năng theo thời gian. Đó cũng là lý do vì sao bệnh trĩ và trĩ huyết khối thường xuất hiện ở người cao tuổi.
Nguyên nhân gây trĩ huyết khối
Tuổi tác là một trong những nguyên nhân chính hình thành huyết khối ở các búi trĩ
  • Mang thai: Sự phát triển của thai nhi vô tình gây tổn thương và tăng áp lực lên vùng trực tràng – hậu môn ở mẹ bầu; tăng nguy cơ mắc trĩ và hình thành huyết khối, cản trở quá trình đại tiện.
  • Bệnh lý: Một số bệnh lý về đường tiêu hóa như nứt kẽ hậu môn, viêm đại tràng, béo phì,… cũng có thể làm tăng áp tĩnh mạch và ứ đọng máu, dẫn đến tình trạng huyết khối xuất hiện trong búi trĩ.
  • Sinh con: Áp lực từ việc rặn có thể ảnh hưởng đến hậu môn và trực tràng; từ đó gia tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ và hình thành huyết khối.
  • Trì hoãn đi đại tiện: Thói quen nhìn đi đại tiện gây áp lực không nhỏ lên hậu môn – trực tràng, tăng áp lực lên các tĩnh mạch trĩ; từ đó dần hình thành lên huyết khối trong các búi trĩ.

*Lưu ý: Trên đây là những nguyên nhân có thể góp phần gia tăng nguy cơ xuất hiện huyết khối trong búi trĩ, song không phải tất cả. Vì thế, nếu phát hiện bất kỳ triệu chứng nghi ngờ mắc trĩ huyết khối, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được đánh giá, điều trị phù hợp.

V. Cách chữa trĩ huyết khối

Tuy không phải căn bệnh ác tính, nhưng trĩ huyết khối lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống người bệnh. Do đó, phụ thuộc vào kích thước búi trĩ và mức độ tổn thương, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh phẫu thuật hoặc dùng thuốc đặc trị.

5.1 Cách chữa trĩ huyết khối giai đoạn đầu

Ở giai đoạn đầu (nhẹ), bệnh tình chưa có dấu hiệu rõ rệt nên người bệnh chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ. Chẳng hạn như:

chữa trĩ huyết khối
Ở giai đoạn nhẹ, người bệnh chỉ cần xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, điều độ
  • Ưu tiên bổ sung nhiều chất xơ từ rau, củ, quả tươi
  • Uống đủ nước mỗi ngày
  • Tập thể dục tối thiểu 30 phút/ngày, từ 5 – 7 ngày/tuần
  • Vệ sinh sạch sẽ khu vực hậu môn, nhất là sau khi đi đại tiện
  • Sử dụng các loại quần cotton rộng rãi giúp khu vực búi trĩ được thông thoáng, khô ráo

||Xem thêm: Bệnh trĩ nên ăn gì, kiêng ăn gì? Chế độ dinh dưỡng cho trĩ

Một số trường hợp đặc biệt sẽ được bác sĩ chỉ định người bệnh dùng thuốc kết hợp. Các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm: thuốc giảm đau, thuốc gây tê, thuốc tiêm búi trĩ, thuốc mỡ chứa Hydrocortisone,… Tuy nhiên, quá trình này cần được giám sát chặt chẽ bởi bác sĩ, tránh tác dụng phụ không mong muốn.

Ngoài ra, người bệnh có thể kết hợp các phương pháp hỗ trợ giảm đau, giảm cảm giác khó chịu do trĩ huyết khối gây ra như:

  • Tắm ngồi: Khi vệ sinh cơ thể, người bệnh nên dành thời gian ngâm hậu môn với nước ấm rồi nhẹ nhàng lau khô để giúp các triệu chứng của búi trĩ chứa huyết khối.
  • Chườm túi nước đá hoặc một miếng gạc lạnh vào khu vực hậu môn cũng là giải pháp hữu hiệu khi bị ngứa, nóng rát,…
  • Ngồi đệm khoét lỗ khi cần làm việc lâu nhằm giảm áp lực lên hậu môn – trực tràng.
  • Khăn lau: Thay vì sử dụng giấy vệ sinh để làm sạch hậu môn mỗi lần đi đại tiện/tiểu tiện, người bệnh có thể sử dụng các loại khăn có bề mặt mềm mịn để làm giảm ma sát, ít gây kích ứng vùng da hậu môn.
  • Các loại kem, sản phẩm bôi trĩ không kê đơn giúp giảm nhanh các triệu chứng bệnh. Theo đó, một trong những sản phẩm nổi bật, được Bộ Y tế công nhận trong việc làm dịu, giảm nhanh các cơn đau rát do trĩ huyết khối phải kể đến CotriPro Gel – sản phẩm hứa hẹn giảm nhanh các triệu chứng đau rát, chảy máu chỉ sau 5 đến 7 ngày sử dụng, được sản xuất tại Thái Minh Hitech – nhà máy đạt chuẩn GMP với công nghệ, trang thiết bị hiện đại bậc nhất hiện nay.
Cotripro gel giảm trĩ huyết khối
CotriPro Gel – Giải pháp làm dịu, săn se và giảm nhanh chóng các triệu chứng đau rát liên quan đến búi trĩ

||Xem thêm: 10 Cách giảm sưng đau búi trĩ tại nhà nhanh chóng hiệu quả

5.2 Cách chữa trĩ huyết khối giai đoạn nặng

Đối với việc điều trị huyết khối ở giai đoạn nặng, bác sĩ thường sẽ xem xét và yêu cầu bệnh nhân phẫu thuật nhằm phòng ngừa biến chứng, giảm các triệu chứng liên quan đến búi trĩ (nếu việc dùng thuốc không đem lại hiệu quả).

Mỗi loại trĩ huyết khối sẽ có từng phương pháp phẫu thuật phù hợp. Chẳng hạn:

  • Phương pháp chữa trĩ ngoại chứa huyết khối

Trong trường hợp được chẩn đoán mắc trĩ ngoại huyết khối, người bệnh sẽ được tiêm thuốc gây tê cục bộ chứa Epinephrine nhằm cầm máu, giảm sưng tấy. Phương pháp này có thể gây đau trong vài tuần và chỉ được thực hiện với những bệnh nhân đang có hiện tượng phù nề, hoại tử hoặc khó đóng niêm mạc.

  • Phương pháp chữa trĩ hỗn hợp huyết khối

Phương pháp phẫu thuật Plasma và Longo sẽ được kết hợp với nhau nhằm lấy huyết khối hoặc cắt bỏ hoàn toàn búi trĩ chưa huyết khối.

Phẫu thuật trĩ huyết khối
Người mắc trĩ hỗn hợp huyết khối thường được chỉ định phẫu thuật bằng phương pháp Plasma và Logo
  • Phương pháp chữa trĩ nội huyết khối

Trĩ nội huyết khối là bệnh lý khá phức tạp để điều trị bằng cách phẫu thuật. Thông thường, các bác sĩ sẽ dựa vào kích cỡ, độ sa búi trĩ để lựa chọn kết hợp các phương pháp phẫu thuật với nhau. Ví dụ:

    • Lấy huyết khối và tiêm xơ: Ưu điểm của phương pháp này là chỉ cần tiêm một lần, ít đau, thời gian phục hồi nhanh và chi phí điều trị thấp. Tuy nhiên, chúng chỉ có hiệu quả tốt với các trường hợp trĩ không quá to hoặc không sa nhiều. 
    • Lấy huyết khối và đốt trĩ Laser Diode: Phương pháp này sử dụng lượng lớn Carbon Dioxide hoặc Nd Yag Laser để cắt bỏ hoặc đốt teo búi trĩ một cách chính xác, nhanh chóng mà không gây đau đớn sau phẫu thuật.
    • Lấy huyết khối và THD: Đây là một trong những phương pháp phẫu thuật kết hợp ít gây đau, chảy máu và sa mô nhất. Bởi khi xác định động mạch nuôi chính trong ống hậu môn thông qua đầu dò Doppler, bác sĩ sẽ thắt chính xác các động mạch này bằng chỉ khâu và dùng ống soi chuyên dụng để cắt các động mạch thừa tại niêm mạc trĩ. 
    • Lấy huyết khối và Longo: Mặc dù thủ thuật này ít gây đau, rút ngắn thời gian phục hồi và giảm nguy cơ tái phát, tuy nhiên đây là kỹ thuật khó, dễ xảy ra nhiều biến chứng như chảy máu từ dây ghim, xuất hiện lỗ rò âm đạo, chấn thương cơ thắt,… Vì thế, khi điều trị trĩ nội huyết khối bằng phương pháp phẫu thuật Longo và lấy huyết khối, bác sĩ thực hiện phải là người có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm.
Cách chữa trĩ huyết khối
Chữa trĩ nội huyết khối ở giai đoạn nặng rất phức tạp, đòi hỏi chuyên môn lẫn trình độ cao của bác sĩ thực hiện

Nhìn chung, việc lựa chọn đúng phương pháp điều trị sẽ giúp người bệnh tiết kiệm thời gian, rút ngắn thời gian nằm viện, từ đó nhanh chóng tái hòa nhập cuộc sống. Mặt khác, người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc tây, thuốc dân gian hoặc bất kỳ sản phẩm nào chưa được chứng minh, công nhận bởi Bộ Y tế để điều trị trĩ huyết khối tại nhà; tránh bệnh ngày càng tiến triển xấu, gây nguy hiểm cho bản thân.

VI. 3 biện pháp phòng ngừa trĩ huyết khối

Để phòng ngừa mắc trĩ huyết khối, bạn nên chú ý những yếu tố sau:

6.1 Thăm khám kịp thời

Ngay khi khu vực hậu môn – trực tràng xuất hiện các triệu chứng như đau, rát, ngứa, chảy máu,… người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, phát hiện và điều trị kịp thời các mầm mống gây bệnh. 

Mặt khác, việc điều trị trĩ có huyết khối từ giai đoạn đầu (nhẹ) sẽ dễ dàng và đem lại hiệu quả cao hơn cho người bệnh.

6.2 Điều chỉnh chế độ ăn

Ngoài việc uống đủ nước, bổ sung nhiều chất xơ (bao gồm chất xơ tan và không tan), bạn có thể sử dụng kết hợp một số thực phẩm chức năng bổ sung chất xơ nhằm làm mềm phân, giảm tác động của việc thải phân cứng.

Ngoài ra, các thực phẩm giàu Collagen như cá hồi, cá ngừ,… cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sự đàn hồi của da và bôi trơn các mô.

6.3 Tập các bài tập yoga hậu môn

Các bài tập yoga có thể hạn chế cảm giác đau rát hậu môn, hỗ trợ co búi trĩ hiệu quả. Dưới đây là một số bài tập yoga hậu môn mà bạn có thể tham khảo:

  • Bài tập co cơ sàn chậu
    • Bước 1: Ngồi thẳng lưng/ nằm ngửa
    • Bước 2: Co cơ hậu môn tương tự như khi bạn đang ngăn mình thải khí, giữ trong 5 giây
    • Bước 3: Thư giãn 10 giây rồi lặp lại bước 2 khoảng 5 lần

*Lưu ý: Khi tập, người tập cần siết (co) và thư giãn các cơ sàn chậu nhanh nhất có thể, đồng thời giữ nguyên tư thế co càng lâu càng tốt. Thực hiện bài tập này từ 2 – 4 lần/ngày.

Bài tập giảm trĩ huyết khối
Co cơ sàn chậu giúp giảm các triệu chứng của trĩ
  • Tư thế em bé (Balasana)
    • Bước 1: Quỳ trên mặt sàn
    • Bước 2: Gập người, duỗi thẳng tay về phía trước sao cho tay và trán đều chạm sạn
    • Bước 3: Giữ nguyên tư thế này tối đa 5 phút
Trĩ huyết khối
Tư thế em bé giúp giải tỏa căng thẳng, giảm thiểu tối đa sự hình thành búi trĩ
  • Tư thế chống gió (Pawanmuktasana)
    • Bước 1: Nằm ngửa
    • Bước 2: Gập 1 hoặc 2 đầu gối và hướng chúng về phía ngực
    • Bước 3: Vòng tay quanh ống chân, siết chặt hoặc chống khuỷu tay đối diệm
    • Bước 4: Giữ tư tế tối đa 1 phút
Bài tập thể dục giảm trĩ huyết khối
Pawanmuktasana có tác dụng rất tốt trong việc lưu thông máu khắp cơ thể

*Lưu ý: Khi tập bất kỳ động tác thể dục thể thao nào, người tập nên có sự tham vấn từ các chuyên gia. Điều này vừa giúp tránh tập sai tư thế, gây hậu quả nặng nề lâu dài, vừa giúp tình trạng huyết khối trong búi trĩ được cải thiện nhanh chóng.

||Xem thêm: #7 bài tập yoga chữa bệnh trĩ đơn giản cực hiệu quả tại nhà

Tóm lại, trĩ có huyết khối là bệnh lý gây nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt và đời sống người bệnh. Do đó, người bệnh nên chủ động thăm khám để được đưa ra các chẩn đoán chính xác, phác đồ điều trị tối ưu cũng như tư vấn kế hoạch chăm sóc, ngăn ngừa bệnh tái phát cho từng trường hợp cụ thể.

Để biết thêm thông tin về trĩ huyết khối và các giải pháp hỗ trợ cải thiện an toàn, lành tính, bạn vui lòng liên hệ đến hotline 1800 6293 để được tư vấn miễn phí, chi tiết nhất.

||Tham khảo bài viết khác:

Cập nhật lúc: 11/06/2024

Bài viêt liên quan

Xem thêm »
Loading...