Phẫu thuật nứt kẽ hậu môn: Bao lâu thì lành? chăm sóc mổ
Nứt kẽ hậu môn là triệu chứng thường xuất hiện độc lập hoặc kèm với bệnh trĩ, gây nhiều đau đớn, bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Một số trường hợp không đáp ứng điều trị nội khoa có thể được chỉ định phẫu thuật nứt kẽ hậu môn nhằm chấm dứt tình trạng bệnh.
I. Khi nào cần phẫu thuật nứt kẽ hậu môn
Thông thường nứt kẽ hậu môn được điều trị bằng cách uống thuốc với những vết nứt nhỏ chưa bị viêm nhiễm. Người bệnh có thể sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý khoa học thì bệnh sẽ nhanh khỏi.
Khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng, các vết nứt lớn – sâu – bị viêm nhiễm kèm theo hiện tượng đau rát chảy máu và tái phát nhiều lần thì người bệnh nên làm phẫu thuật nứt kẽ hậu môn để cắt cơ vòng, giảm sự co thắt hậu môn.
II. Quy trình điều trị nứt kẽ hậu môn chi tiết
Đối với điều trị nứt kẽ hậu môn, bệnh nhân cần trải qua 3 bước, bao gồm:
Bước 1: Chẩn đoán
Ban đầu, các bác sĩ sẽ tiến hành hỏi thăm về tiền sử bệnh, khám sức khỏe tổng quát và kiểm tra khu vực hậu môn. Thông thường, với tình trạng nứt kẽ hậu môn cấp tính, các vết rách sẽ còn mới và ngược lại, trong trường hợp mãn tính, các vết nứt được hình thành sâu hơn và có thể đi kèm với các khối u thịt bên trong hoặc bên ngoài.
Vị trí nứt cũng cho thấy một phần nguyên nhân, cụ thể:
- Vết rách 1 bên hậu môn có thể là dấu hiệu của chứng rối loạn chức năng. Ví dụ: bệnh Crohn.
- Vết rách 2 bên hậu môn là dấu hiệu đặc hiệu của nứt kẽ hậu môn kép.
Tuy nhiên, để có kể quả chính xác nhất về nguyên nhân cũng như tình trạng bệnh, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân tiến hành một số xét nghiệm như: nội soi hậu môn, nội soi đại tràng Sigma bằng ống dẻo, nội soi đại tràng,…
Bước 2: Điều trị nội khoa
Đối với trường hợp nứt kẽ hậu môn giai đoạn nhẹ, chưa có quá nhiều triệu chứng nghiêm trọng, người bệnh chỉ cần thay đổi một vài thói quen sinh hoạt cũng sẽ mang lại hiệu quả tích cực. Dưới đây là 3 thói quen tốt cần xây dựng nhằm hỗ trợ điều trị nứt kẽ hậu môn:
- Ngâm rửa hậu môn với nước ấm: Làm sạch hậu môn bằng nước ấm có tác dụng khử khuẩn, giảm tình trạng bệnh ngày càng có xu hướng tiến triển xấu.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống: Chế độ ăn giàu chất xơ có tác dụng rất tốt trong việc làm mềm phân, giảm táo bón và giảm áp lực khi đi cầu. Điều này giúp người bệnh giảm đau và giúp vết nứt ở hậu môn nhanh chóng lành lại.
- Sử dụng thuốc gây tê cục bộ: Một số trường hợp đặc biệt được chỉ định dùng lidocaine – thuốc gây tê cục bộ giúp giảm đau, mang lại cảm giác thoải mái tức thì. Tuy nhiên, việc điều trị nứt kẽ hậu môn bằng thuốc cần được tiến hành đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh không tự ý tăng/giảm liều dùng nếu không muốn gặp các tác dụng phụ nguy hiểm.
Tuy nhiên, nếu tình trạng hậu môn bị nứt kẽ kéo dài hoặc điều trị nội khoa không có tác dụng, bác sĩ có thể đề xuất phẫu thuật nứt kẽ hậu môn để giải quyết triệt để vấn đề này.
Bước 3: Điều trị ngoại khoa – Phẫu thuật nứt kẽ hậu môn
Hiện nay, có 3 loại phẫu thuật nứt kẽ hậu môn thường được áp dụng, đó là:
- Nong hậu môn: Khi tiến hành kỹ thuật nong hậu môn, bác sĩ sẽ đưa dụng cụ vào hậu môn nhằm đẩy phân ra ngoài bằng cách tạo phản xạ, giúp kích thích đại tràng và tăng nhu động. Đối với người có hậu môn hẹp, nong hậu môn sẽ giúp lỗ hậu dần được nới rộng và trở về kích thước bình thường.
- Cắt cơ vòng hậu môn: Đây là phương pháp giúp nới lỏng vết nứt, giảm sức căng và áp lực lên vết rách bằng cách rạch 1 vết ở cơ vòng hậu môn. Lưu ý, khi cải thiện hậu môn nứt kẽ bằng phương pháp này, chức năng sinh lý chung của người bệnh sẽ bị thay đổi.
- STARR: Kỹ thuật này chỉ được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân bị rách hậu môn do hội chứng đại tiện tắc nghẽn. Bác sĩ có thể sử dụng kẹp phẫu thuật kết hợp cùng kỹ thuật cắt túi sa trực tràng để cắt mô thừa trong trực tràng; từ đó giảm hẳn các triệu chứng hậu môn nứt kẽ. Tuy nhiên, STARR cũng có thể gây ra chảy máu, lỗ rò hoặc đại tiện không kiểm soát.
III. Hướng dẫn chăm sóc sau phẫu thuật nứt kẽ hậu môn
Sau khi phẫu thuật nứt kẽ hậu môn, việc chăm sóc đúng cách là vô cùng quan trọng để đảm bảo vết thương mau lành, giảm nguy cơ tái phát. Dưới đây là một số điều người bệnh cần áp dụng sau phẫu thuật.
- Chế độ ăn uống hợp lý. Hàng ngày người bệnh nên ăn nhiều rau, củ, trái cây tươi để bổ sung chất xơ cho cơ thể hoặc sử dụng thuốc nhuận tràng theo sự chỉ định của bác sĩ tránh táo bón.
- Tránh xa rượu, bia, cà phê, thuốc lá và các chất kích thích vì sẽ gây kích ứng lên niêm mạc hậu môn, trực tràng.
- Người bệnh nên uống nhiều nước (2 – 3 lít nước), giúp cung cấp nước cho cơ thể làm phân mềm dễ đào thải hơn.
- Lựa chọn mặc quần áo có chất liệu thoáng mát rộng rãi, đặc biệt là quần lót chật.
- Tập thể dục thường xuyên giúp người bệnh khỏe mạnh, các bài tập cơ bụng để chống táo bón.
- Duy trì tinh thần thoải mái, stress
- Làm việc, nghỉ ngơi hợp lý để vết thương mau lành, không nên ngồi làm việc quá lâu, sau 2 tiếng nên đứng dậy đi lại thư giãn khoảng 5 phút.
- Nâng cao chân khi ngủ: Khi ngủ hoặc nằm, người bệnh cần kê cao chân bằng gối hoặc chăn để giúp giảm áp lực và tăng thông thoáng cho vùng hậu môn.
- Sử dụng khăn mềm: Người bệnh nên sử dụng những loại giấy hoặc khăn có bề mặt mềm, mịn để lau nhẹ vùng hậu môn sau khi vệ sinh. Lưu ý, không lau quá mạnh hoặc quá nhanh, bởi vùng da tại đây rất nhạy cảm, dễ tổn thương.
- Điều trị táo bón: Nếu mắc táo bón, người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ! Đồng thời sử dụng kết hợp các sản phẩm giúp làm dịu, giảm nhanh các triệu chứng của bệnh như CotriPro Gel.
- Vệ sinh hậu môn sạch sẽ: Để rửa sạch hậu môn sau khi bị nhiễm bẩn (đi vệ sinh), người bệnh có thể dùng nước muối ấm pha loãng hoặc xà phòng nhẹ để làm sạch vùng này.
- Hạn chế tác động mạnh lên hậu môn: Trong giai đoạn phục hồi, người bệnh không nên ngồi lâu, gãi hoặc chà xát mạnh; tránh tạo áp lực lên hậu môn và cố gắng giữ vùng hậu môn luôn khô ráo, thoáng hơi.
- Tái khám: Hãy tuân thủ lịch tái khám với bác sĩ đề theo dõi quá trình phục hồi và đảm bảo vết thương được chăm sóc, điều trị đúng cách.
IV. Giải đáp thắc mắc liên quan đến phẫu thuật nứt kẽ hậu môn
4.1 Phương pháp phẫu thuật nứt kẽ hậu môn hết bao nhiêu tiền?
Tùy từng cơ sở y khoa, trang thiết bị và công nghệ điều trị mà chi phí phẫu thuật nứt kẽ hậu môn có thể dao động từ 3.000.000 – 12.000.000 VNĐ.
Cụ thể, theo mặt bằng chung, mức chi phí phẫu thuật hậu môn nứt kẽ bằng phương pháp truyền thống tại các bệnh viện lớn dao động từ 3.000.000 – 5.000.000 VNĐ. Trường hợp điều trị hậu môn bị nứt kẽ bằng công nghệ hiện đại như PPH, HCPT,… người bệnh có thể phải trả từ 9.000.000 – 12.000.000 VNĐ.
4.2 Phẫu thuật nứt kẽ hậu môn sau bao lâu thì lành?
Thời gian lành vết nứt sau phẫu thuật phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm: mức độ vết nứt, phương pháp điều trị, tình trạng sức khỏe và cách chăm sóc hậu phẫu của người bệnh.
Thông thường, quá trình lành vết thương sau phẫu thuật nứt kẽ hậu môn có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng.
4.3 Biến chứng sau phẫu thuật nứt kẽ hậu môn?
Sau khi phẫu thuật, nếu không được chăm sóc đúng cách, nứt kẽ hậu môn có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như: xuất huyết hậu môn, rối loạn tiêu hóa, rối loạn đàm thoái,….
Vì thế, ngay khi có những biểu hiện của nứt kẽ hậu môn, người bệnh nên chủ động thăm khám để được chẩn đoán và cải thiện từ sớm.
4.4 Ai nên phẫu thuật nứt kẽ hậu môn?
Phẫu thuật nứt kẽ là phương pháp điều trị được áp dụng cho những trường hợp đã điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt kèm điều trị nội khoa nhưng không hiệu quả.
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến phẫu thuật nứt kẽ hậu môn. Để biết thêm nhiều thông tin hay ho khác về bệnh lý hệ tiêu hóa, vui lòng truy cập https://cotri.pro hoặc liên hệ 1800 6293 trong giờ hành chính để được tư vấn kỹ lưỡng nhất!
||Tham khảo bài viết khác:
- Phác đồ điều trị nứt kẽ hậu môn từ A – Z chi tiết
- Nứt kẽ hậu môn sau sinh ở phụ nữ phải làm sao? Cách chữa
- Bệnh nứt kẽ hậu môn ở trẻ em có nguy hiểm? Cách chữa trị
Phẫu thuật nứt kẽ hậu môn: Bao lâu thì lành? chăm sóc mổ
Nứt kẽ hậu môn là triệu chứng thường xuất hiện độc lập hoặc kèm với bệnh trĩ, gây nhiều đau đớn, bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Một số trường hợp không đáp ứng điều trị nội khoa có thể được chỉ định phẫu thuật nứt kẽ hậu môn nhằm chấm dứt tình trạng bệnh.
I. Khi nào cần phẫu thuật nứt kẽ hậu môn
Thông thường nứt kẽ hậu môn được điều trị bằng cách uống thuốc với những vết nứt nhỏ chưa bị viêm nhiễm. Người bệnh có thể sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý khoa học thì bệnh sẽ nhanh khỏi.
Khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng, các vết nứt lớn – sâu – bị viêm nhiễm kèm theo hiện tượng đau rát chảy máu và tái phát nhiều lần thì người bệnh nên làm phẫu thuật nứt kẽ hậu môn để cắt cơ vòng, giảm sự co thắt hậu môn.
II. Quy trình điều trị nứt kẽ hậu môn chi tiết
Đối với điều trị nứt kẽ hậu môn, bệnh nhân cần trải qua 3 bước, bao gồm:
Bước 1: Chẩn đoán
Ban đầu, các bác sĩ sẽ tiến hành hỏi thăm về tiền sử bệnh, khám sức khỏe tổng quát và kiểm tra khu vực hậu môn. Thông thường, với tình trạng nứt kẽ hậu môn cấp tính, các vết rách sẽ còn mới và ngược lại, trong trường hợp mãn tính, các vết nứt được hình thành sâu hơn và có thể đi kèm với các khối u thịt bên trong hoặc bên ngoài.
Vị trí nứt cũng cho thấy một phần nguyên nhân, cụ thể:
- Vết rách 1 bên hậu môn có thể là dấu hiệu của chứng rối loạn chức năng. Ví dụ: bệnh Crohn.
- Vết rách 2 bên hậu môn là dấu hiệu đặc hiệu của nứt kẽ hậu môn kép.
Tuy nhiên, để có kể quả chính xác nhất về nguyên nhân cũng như tình trạng bệnh, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân tiến hành một số xét nghiệm như: nội soi hậu môn, nội soi đại tràng Sigma bằng ống dẻo, nội soi đại tràng,…
Bước 2: Điều trị nội khoa
Đối với trường hợp nứt kẽ hậu môn giai đoạn nhẹ, chưa có quá nhiều triệu chứng nghiêm trọng, người bệnh chỉ cần thay đổi một vài thói quen sinh hoạt cũng sẽ mang lại hiệu quả tích cực. Dưới đây là 3 thói quen tốt cần xây dựng nhằm hỗ trợ điều trị nứt kẽ hậu môn:
- Ngâm rửa hậu môn với nước ấm: Làm sạch hậu môn bằng nước ấm có tác dụng khử khuẩn, giảm tình trạng bệnh ngày càng có xu hướng tiến triển xấu.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống: Chế độ ăn giàu chất xơ có tác dụng rất tốt trong việc làm mềm phân, giảm táo bón và giảm áp lực khi đi cầu. Điều này giúp người bệnh giảm đau và giúp vết nứt ở hậu môn nhanh chóng lành lại.
- Sử dụng thuốc gây tê cục bộ: Một số trường hợp đặc biệt được chỉ định dùng lidocaine – thuốc gây tê cục bộ giúp giảm đau, mang lại cảm giác thoải mái tức thì. Tuy nhiên, việc điều trị nứt kẽ hậu môn bằng thuốc cần được tiến hành đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh không tự ý tăng/giảm liều dùng nếu không muốn gặp các tác dụng phụ nguy hiểm.
Tuy nhiên, nếu tình trạng hậu môn bị nứt kẽ kéo dài hoặc điều trị nội khoa không có tác dụng, bác sĩ có thể đề xuất phẫu thuật nứt kẽ hậu môn để giải quyết triệt để vấn đề này.
Bước 3: Điều trị ngoại khoa – Phẫu thuật nứt kẽ hậu môn
Hiện nay, có 3 loại phẫu thuật nứt kẽ hậu môn thường được áp dụng, đó là:
- Nong hậu môn: Khi tiến hành kỹ thuật nong hậu môn, bác sĩ sẽ đưa dụng cụ vào hậu môn nhằm đẩy phân ra ngoài bằng cách tạo phản xạ, giúp kích thích đại tràng và tăng nhu động. Đối với người có hậu môn hẹp, nong hậu môn sẽ giúp lỗ hậu dần được nới rộng và trở về kích thước bình thường.
- Cắt cơ vòng hậu môn: Đây là phương pháp giúp nới lỏng vết nứt, giảm sức căng và áp lực lên vết rách bằng cách rạch 1 vết ở cơ vòng hậu môn. Lưu ý, khi cải thiện hậu môn nứt kẽ bằng phương pháp này, chức năng sinh lý chung của người bệnh sẽ bị thay đổi.
- STARR: Kỹ thuật này chỉ được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân bị rách hậu môn do hội chứng đại tiện tắc nghẽn. Bác sĩ có thể sử dụng kẹp phẫu thuật kết hợp cùng kỹ thuật cắt túi sa trực tràng để cắt mô thừa trong trực tràng; từ đó giảm hẳn các triệu chứng hậu môn nứt kẽ. Tuy nhiên, STARR cũng có thể gây ra chảy máu, lỗ rò hoặc đại tiện không kiểm soát.
III. Hướng dẫn chăm sóc sau phẫu thuật nứt kẽ hậu môn
Sau khi phẫu thuật nứt kẽ hậu môn, việc chăm sóc đúng cách là vô cùng quan trọng để đảm bảo vết thương mau lành, giảm nguy cơ tái phát. Dưới đây là một số điều người bệnh cần áp dụng sau phẫu thuật.
- Chế độ ăn uống hợp lý. Hàng ngày người bệnh nên ăn nhiều rau, củ, trái cây tươi để bổ sung chất xơ cho cơ thể hoặc sử dụng thuốc nhuận tràng theo sự chỉ định của bác sĩ tránh táo bón.
- Tránh xa rượu, bia, cà phê, thuốc lá và các chất kích thích vì sẽ gây kích ứng lên niêm mạc hậu môn, trực tràng.
- Người bệnh nên uống nhiều nước (2 – 3 lít nước), giúp cung cấp nước cho cơ thể làm phân mềm dễ đào thải hơn.
- Lựa chọn mặc quần áo có chất liệu thoáng mát rộng rãi, đặc biệt là quần lót chật.
- Tập thể dục thường xuyên giúp người bệnh khỏe mạnh, các bài tập cơ bụng để chống táo bón.
- Duy trì tinh thần thoải mái, stress
- Làm việc, nghỉ ngơi hợp lý để vết thương mau lành, không nên ngồi làm việc quá lâu, sau 2 tiếng nên đứng dậy đi lại thư giãn khoảng 5 phút.
- Nâng cao chân khi ngủ: Khi ngủ hoặc nằm, người bệnh cần kê cao chân bằng gối hoặc chăn để giúp giảm áp lực và tăng thông thoáng cho vùng hậu môn.
- Sử dụng khăn mềm: Người bệnh nên sử dụng những loại giấy hoặc khăn có bề mặt mềm, mịn để lau nhẹ vùng hậu môn sau khi vệ sinh. Lưu ý, không lau quá mạnh hoặc quá nhanh, bởi vùng da tại đây rất nhạy cảm, dễ tổn thương.
- Điều trị táo bón: Nếu mắc táo bón, người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ! Đồng thời sử dụng kết hợp các sản phẩm giúp làm dịu, giảm nhanh các triệu chứng của bệnh như CotriPro Gel.
- Vệ sinh hậu môn sạch sẽ: Để rửa sạch hậu môn sau khi bị nhiễm bẩn (đi vệ sinh), người bệnh có thể dùng nước muối ấm pha loãng hoặc xà phòng nhẹ để làm sạch vùng này.
- Hạn chế tác động mạnh lên hậu môn: Trong giai đoạn phục hồi, người bệnh không nên ngồi lâu, gãi hoặc chà xát mạnh; tránh tạo áp lực lên hậu môn và cố gắng giữ vùng hậu môn luôn khô ráo, thoáng hơi.
- Tái khám: Hãy tuân thủ lịch tái khám với bác sĩ đề theo dõi quá trình phục hồi và đảm bảo vết thương được chăm sóc, điều trị đúng cách.
IV. Giải đáp thắc mắc liên quan đến phẫu thuật nứt kẽ hậu môn
4.1 Phương pháp phẫu thuật nứt kẽ hậu môn hết bao nhiêu tiền?
Tùy từng cơ sở y khoa, trang thiết bị và công nghệ điều trị mà chi phí phẫu thuật nứt kẽ hậu môn có thể dao động từ 3.000.000 – 12.000.000 VNĐ.
Cụ thể, theo mặt bằng chung, mức chi phí phẫu thuật hậu môn nứt kẽ bằng phương pháp truyền thống tại các bệnh viện lớn dao động từ 3.000.000 – 5.000.000 VNĐ. Trường hợp điều trị hậu môn bị nứt kẽ bằng công nghệ hiện đại như PPH, HCPT,… người bệnh có thể phải trả từ 9.000.000 – 12.000.000 VNĐ.
4.2 Phẫu thuật nứt kẽ hậu môn sau bao lâu thì lành?
Thời gian lành vết nứt sau phẫu thuật phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm: mức độ vết nứt, phương pháp điều trị, tình trạng sức khỏe và cách chăm sóc hậu phẫu của người bệnh.
Thông thường, quá trình lành vết thương sau phẫu thuật nứt kẽ hậu môn có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng.
4.3 Biến chứng sau phẫu thuật nứt kẽ hậu môn?
Sau khi phẫu thuật, nếu không được chăm sóc đúng cách, nứt kẽ hậu môn có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như: xuất huyết hậu môn, rối loạn tiêu hóa, rối loạn đàm thoái,….
Vì thế, ngay khi có những biểu hiện của nứt kẽ hậu môn, người bệnh nên chủ động thăm khám để được chẩn đoán và cải thiện từ sớm.
4.4 Ai nên phẫu thuật nứt kẽ hậu môn?
Phẫu thuật nứt kẽ là phương pháp điều trị được áp dụng cho những trường hợp đã điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt kèm điều trị nội khoa nhưng không hiệu quả.
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến phẫu thuật nứt kẽ hậu môn. Để biết thêm nhiều thông tin hay ho khác về bệnh lý hệ tiêu hóa, vui lòng truy cập https://cotri.pro hoặc liên hệ 1800 6293 trong giờ hành chính để được tư vấn kỹ lưỡng nhất!
||Tham khảo bài viết khác:
- Phác đồ điều trị nứt kẽ hậu môn từ A – Z chi tiết
- Nứt kẽ hậu môn sau sinh ở phụ nữ phải làm sao? Cách chữa
- Bệnh nứt kẽ hậu môn ở trẻ em có nguy hiểm? Cách chữa trị