07/03/2022 07:50
Phân biệt Áp xe hậu môn và Rò hậu môn
Rò hậu môn và apxe hậu môn đều là bệnh lý ở hậu môn trực tràng, cả 2 bệnh lý đều có những triệu chứng, biểu hiện giống nhau nên thường gây nhầm lẫn cho nhiều người. Vậy rò hậu môn và áp xe hậu môn có gì khác nhau?
Mục lục
Bệnh rò hậu môn và apxe hậu môn là hai giai đoạn khác nhau của bệnh nhiễm trùng vùng hậu môn trực tràng. Bệnh apxe hậu môn có trước, rò hậu môn là biến chứng của áp xe hậu môn khi không được chữa trị kịp thời gây ra.
Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân hình thành 2 bệnh này, bạn cần hiểu một số khái niệm về nhiễm trùng, nhiễm trùng đặc hiệu và nhiễm trùng không đặc hiệu ở vùng hậu môn.
Nhiễm trùng là gì?
Là quá trình vi sinh vật gây bệnh xâm nhập và nhân lên trong (hoặc trên) cơ thể vật chủ. Vi sinh vật qua hàng rào da, niêm mạc, xâm nhập và nhân lên ở mô tế bào cơ thể, hay là quá trình vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào tế bào hoặc mô cơ thể và lan tràn trong cơ thể.
Vi sinh vật gây bệnh cơ hội là những vi sinh vật không gây bệnh ở những người khỏe mạnh bình thường, nhưng gây bệnh ở những người sức đề kháng giảm.
Nhiễm trùng vùng hậu môn thường được chia thành nhiễm trùng đặc hiệu( viêm loét niêm mạc ống hậu môn, bệnh Crohn, nứt kẽ hậu môn, áp xe hậu môn, rò hậu môn- trực tràng,…) và nhiễm trùng không đặc hiệu (hoại tử fournier, viêm khe và nhú,…)
Nhiễm trùng không đặc hiệu ở vùng hậu môn
Đây là tình trạng viêm nhiễm ở vùng ống hậu môn và không có triệu chứng đặc hiệu nào, bao gồm:
1. Viêm khe và nhú
Khó tìm thấy được dấu hiệu bất thường khi khám, nhất là không có dấu hiệu bệnh lý ác tính.
Đa số bệnh nhân phát hiện sưng nề, nhiễm trùng khe và nhú dẫn đến viêm nhiễm tuyến ở khe, áp xe hậu môn và rò hậu môn. Khe hậu môn là nơi dễ bị nhiễm trùng, nhất là do trực khuẩn lậu.
2. Hoại tử FOURNIER
Loại nhiễm trùng này do Fournier mô tả năm 1883, xuất hiện ở cơ quan sinh dục ngoài, tầng sinh môn và quanh hậu môn.
Xuất phát từ đường tiết niệu, nhiễm trùng đường niệu sau chấn thương, sang chấn do dụng cụ, u, phẫu thuật vùng tầng sinh môn… dẫn đến hoại tử cân và mô vùng đó.
Nhiễm trùng đặc hiệu ở vùng hậu môn
Tình trạng viêm nhiễm ở vùng ống hậu môn và có các triệu chứng đặc hiệu, bao gồm:
- Viêm loét niêm mạc ống hậu môn
Bệnh nhân thường có tổng trạng tốt
Đi cầu ra máu tươi, đàm và tiêu chảy. Dấu hiệu mót rặn với nhiều mức độ khác nhau. Bệnh nhân thường rất lo lắng, sợ hãi và dẫn đến stress.
Khám sẽ phát hiện được dấu hiệu viêm đỏ ở ống hậu môn.
Chỉ định nội soi hậu môn trực tràng và đại tràng chậu hông nhằm phát hiện sự liên quan với bệnh lý viêm loét đại tràng.
- Bệnh Crohn
Chưa rõ được nguyên nhân và có thể xảy ra ở bất cứ phần nào của ống tiêu hóa: 25% ở ruột non, 75% ở đại tràng và 9,24% có tổn thương kèm theo ở vùng hậu môn (Mỹ), ở Việt Nam hiện tại chưa thấy báo cáo nào về bệnh lý này.
Triệu chứng chính của bệnh Crohn là tiêu chảy, hậu quả của tiêu chảy kéo dài làm da quanh hậu môn viêm đỏ, ngứa ở vùng hậu môn và nhiều vết nứt nông ở hậu môn. Đặc biệt có sự đổi màu da quanh hậu môn thành màu xanh tím và phù nề quanh hậu môn. Có những vết nứt mạn tính hay vết loét ở hậu môn, vết nứt và vết loét này gây đau ít hơn là bệnh lý nứt hậu môn.
Biến chứng của bệnh là viêm mủ quanh hậu môn và rò hậu môn.
- Nứt hậu môn
Thương tổn là một vết trầy hay loét mất niêm mạc của ống hậu môn.
Triệu chứng chính của bệnh là đau, bệnh nhân đau rất nhiều, đau càng ngày càng tăng.
- Áp xe hậu môn
- Rò hậu môn
- Rò trực tràng – âm đạo hay rò trực tràng – bàng quang
- Nguyên nhân hiếm gặp khác
Lao
Nấm: thường xảy ra ở bệnh nhân tụ mủ quanh hậu môn mạn tính và rò hậu môn phức tạp
Amibe: trên lâm sàng ta có thể thấy các vết loét khi soi hậu môn, có thể xuất hiện ở dạng u làm ta dễ lầm với u ác tính.
Bệnh áp xe hậu môn
Nguyên nhân hình thành áp xe hậu môn
90% nguyên nhân là từ các nhiễm trùng không đặc hiệu. Viêm nhiễm xuất phát từ khe tuyến ống hậu môn do vi khuẩn như trực khuẩn coli, tụ cầu trùng, liên cầu trùng … .
Do các nguyên nhân đặc hiệu, chiếm tỷ lệ 10%, bao gồm:
- Bệnh Crohn
- Viêm loét đại trực tràng mạn tính
- Lao
- Nấm actinomycosis
- Vật lạ ở vùng cạnh hậu môn và tầng sinh môn
- Ung thư ống hậu môn trực tràng
- Chấn thương
- Chiếu xạ vùng chậu
Sinh bệnh học
Nguyên nhân chung gây ra áp xe và rò hậu môn là do nhiễm trùng tuyến hậu môn. Dạng cấp tính của nhiễm trùng này gây ra áp xe và dạng mạn tính gây ra rò hậu môn
Tuyến hậu môn nằm ở đoạn giữa ống hậu môn, ngang với khe hậu môn và đi xuyên qua lớp dưới niêm mạc, 2/3 trường hợp xuyên qua cơ vòng trong và 1/2 trường hợp đi tới khoảng giữa hai cơ vòng trong và ngoài.
Sự tắc nghẽn của các ống tuyến này gây ra ứ đọng phân, vật lạ trong tuyến và hậu quả là đưa đến nhiễm trùng, gây áp xe và rò.
Phân loại áp xe hậu môn
- Áp xe quanh hậu môn: nằm ngay ở dưới niêm mạc. Áp xe dưới niêm mạc không phát triển vào sâu mà có xu hướng vỡ vào ống hậu môn.
- Áp xe gian cơ thắt: nằm giữa cơ thắt trong và cơ thắt ngoài. Loại thấp nằm ở gần rìa hậu môn, sát bờ dưới của cơ thắt ngoài. Loại cao qua cơ thắt ngoài để mở vào hố ngồi hậu môn hay qua cơ thắt trong để mở vào trong lòng trực tràng.
- Áp xe hố ngồi trực tràng: ổ áp xe nằm trong hố ngồi hậu môn mà thành trên là cơ nâng hậu môn và thành dưới là da và mô tế bào dưới da, ổ áp xe ở đây phát triển nhanh ra trước, ra sau và sang bên đối diện tạo thành áp xe hình móng ngựa
- Áp xe trên cơ nâng hậu môn: nằm trên cơ nâng hậu môn, là những ổ áp xe từ hố ngồi hậu môn vỡ lên phía trên hay là thứ phát sau những nhiễm trùng của các cơ quan nằm ở ổ bụng dưới, loại này ít gặp.
Triệu chứng của áp xe
Đau liên tục, kiểu đau nhức buốt ở vùng hậu môn trực tràng, đau khi đi cầu và cả khi không đi cầu. Từ hậu môn đau lan ra xa, đau tăng lên khi ho. Bệnh nhân không dám đi nhanh, không dám ngồi mạnh, không thể ngồi trên yên xe vì đau.
Nếu áp xe tại gian cơ thắt, bạn có thể thấy một tí mủ chảy qua lỗ hậu môn ra ngoài.
Nếu áp xe ở hố ngồi trực tràng: thấy một chỗ căng phồng, phù nề, làm mất các nếp nhăn chung quanh lỗ hậu môn, chỗ sưng lúc đầu màu đỏ không có giới hạn rõ rệt, về sau khu trú lại giới hạn rõ rệt, bắt đầu hiện tượng làm mủ. Áp xe thường nằm ở một bên nhưng đôi khi có hình móng ngựa nằm cả hai bên. Bạn sẽ thấy đau chói ở một điểm, cảm giác được một khối sưng từ phía ngoài đè vào.
Nếu áp xe trên cơ nâng hậu môn, ổ áp xe chỉ phát hiện được khi rạch dẫn lưu ổ áp xe hố ngồi trực tràng, thấy mủ từ trên cao ở trên cơ nâng hậu môn chảy xuống, dùng ngón tay thăm dò thấy đáy ổ áp xe ở khá sâu.
Áp xe quanh hậu môn, bạn sẽ sờ thấy một chỗ phồng, căng, mềm ấn rất đau.
Xem thêm: Cách chữa chảy máu hậu môn tại nhà
Điều trị áp xe
Áp xe cần được điều trị sớm để đỡ đau và để mủ không lan ra xa. Việc điều trị dưới đây sẽ do các bác sĩ thực hiện:
- Gây mê toàn thân hay gây tê ống cùng hay gây tê tủy sống hay ngoài màng cứng để thăm dò và phá vỡ các ngóc ngách của áp xe.
- Áp xe ở nông, rạch ngắn ở rìa hậu môn theo đường nan hoa.
- Áp xe ở sâu, rạch bên cạnh hậu môn.
- Áp xe hình móng ngựa ở cả hai bên, rạch hai bên và dẫn lưu cả đường thông thương.
- Dùng đầu ngón tay phá vỡ các ngóc ngách của ổ áp xe và thăm dò lên trên để phát hiện ổ mủ lan lên khoang chậu hông trực tràng
Bệnh rò hậu môn
Nguyên nhân hình thành bệnh rò hậu môn
Rò hậu môn là bệnh ở vùng hậu môn trực tràng, phổ biến thứ hai sau bệnh trĩ. Rò hậu môn là hậu quả của một áp-xe quanh hậu môn trực tràng không được điều trị triệt để, vỡ ra tạo thành đường rò. Sau khi dẫn lưu áp xe, có thể vẫn có 1 đường hầm nối tuyến hậu môn bị nhiễm trùng với da bên ngoài, chảy dịch liên tục từ ổ bên cạnh hậu môn, xuất hiện đường rò cạnh hậu môn, nếu lỗ này bị bít lại thì dịch tạo áp xe lại tái phát. 50% rò hậu môn bắt nguồn từ áp xe hậu môn.
Như vậy, rò hậu môn có nguyên nhân bắt nguồn từ ổ áp xe. Khoảng 50% các áp xe hậu môn sau khi dẫn lưu đều chuyển thành rò hậu môn sau đó. Áp-xe là giai đoạn cấp tính, rò hậu môn là giai đoạn mãn tính. Hai bệnh lý này có sự liên kết với nhau nhưng không phải là một. Để đề phòng rò hậu môn cần phát hiện và điều trị tốt các loại áp-xe quanh hậu môn trực tràng.
Phân loại rò hậu môn
- Rò giữa 2 cơ thắt: đường rò đi xuyên cơ thắt trong và nằm giữa 2 cơ thắt
- Rò xuyên cơ thắt: đường rò đi xuyên qua các cơ thắt ở phía trên hay ở phía dưới.
- Rò trên cơ thắt: đường rò nằm trên các cơ thắt hậu môn.
- Rò chột: là loại rò mà chỉ có một lỗ, lỗ trong hay lỗ ngoài.
Triệu chứng của rò hậu môn
Triệu chứng của rò hậu môn thường thấy sau một thời gian ổ áp-xe quanh hậu môn vỡ, vết thương liền lại được, nhưng để lại một lỗ đóng vẩy khô, thỉnh thoảng chảy mủ hoặc dịch vàng hôi, tái đi tái lại nhiều lần.
Nếu bạn nhìn vào giữa các nếp nhăn ở bờ hậu môn hay ở xa hơn, thấy có một nốt sần, giữa có một lỗ, ở lỗ có dính tí mủ hay có đóng một vẩy khô. Lấy tay bóp nhẹ vào hai bên lỗ rò thấy chảy ra một tí mủ màu trắng hôi.
Đôi khi thấy ngứa hay xì hơi qua lỗ rò.
Bác sĩ sẽ phát hiện rò bằng cách thăm bằng ngón tay. Ngón trỏ trong lòng ống hậu môn, ngón cái ở phía ngoài, nắn thấy một thừng xơ to hay nhỏ, cứng chắc, nằm gần lỗ hậu môn khi đường rò qua cơ thắt ở phía dưới, hay nằm xa lỗ hậu môn khi đường rò qua cơ thắt ở phía trên. Ấn vào thấy đau.
Điều trị rò hậu môn
Hai phương pháp hay dùng để phẫu thuật rò hậu môn hiện nay là (1) cắt trọn đường rò, hay (2) cắt một phần và cột dây thun phần còn lại tùy vị trí rò cao hay thấp.
Điều trị rò hậu môn phải do bác sĩ chuyên khoa điều trị, vì nếu điều trị sai cách sẽ dễ dẫn đến biến chứng són phân, đại tiện không tự chủ, nhiễm trùng tầng sinh môn. Vì vậy, khi phát hiện rò hậu môn, bạn cần đến bệnh viện để được điều trị sớm nhất. Nguyên tắc điều trị trong rò hậu môn là phá hủy được đường rò và bảo vệ an toàn cơ thắt.
Phòng tránh áp xe và rò hậu môn
Nên ăn nhiều chất xơ như rau xanh, hoa quả…
Hạn chế đồ cay nóng, các chất kích thích, các thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ và protein
Uống nhiều nước tránh táo bón.
Tập thói quen đại tiện vào một giờ nhất định trong ngày, sau khi đại tiện cần vệ sinh sạch sẽ để tránh bị viêm nhiễm.
Thường xuyên vận động, tập luyện thể dục thể thao
Tìm đọc thêm:
-
07/03/2022 08:54
Chào bạn Binh! cảm ơn bạn đã quan tâm, với tình trạng áp xe hậu môn cần được phẫu thuật và điều trị theo chỉ định của bác sĩ để ...[Xem thêm]
Phân biệt Áp xe hậu môn và Rò hậu môn
Rò hậu môn và apxe hậu môn đều là bệnh lý ở hậu môn trực tràng, cả 2 bệnh lý đều có những triệu chứng, biểu hiện giống nhau nên thường gây nhầm lẫn cho nhiều người. Vậy rò hậu môn và áp xe hậu môn có gì khác nhau?
Mục lục
Bệnh rò hậu môn và apxe hậu môn là hai giai đoạn khác nhau của bệnh nhiễm trùng vùng hậu môn trực tràng. Bệnh apxe hậu môn có trước, rò hậu môn là biến chứng của áp xe hậu môn khi không được chữa trị kịp thời gây ra.
Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân hình thành 2 bệnh này, bạn cần hiểu một số khái niệm về nhiễm trùng, nhiễm trùng đặc hiệu và nhiễm trùng không đặc hiệu ở vùng hậu môn.
Nhiễm trùng là gì?
Là quá trình vi sinh vật gây bệnh xâm nhập và nhân lên trong (hoặc trên) cơ thể vật chủ. Vi sinh vật qua hàng rào da, niêm mạc, xâm nhập và nhân lên ở mô tế bào cơ thể, hay là quá trình vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào tế bào hoặc mô cơ thể và lan tràn trong cơ thể.
Vi sinh vật gây bệnh cơ hội là những vi sinh vật không gây bệnh ở những người khỏe mạnh bình thường, nhưng gây bệnh ở những người sức đề kháng giảm.
Nhiễm trùng vùng hậu môn thường được chia thành nhiễm trùng đặc hiệu( viêm loét niêm mạc ống hậu môn, bệnh Crohn, nứt kẽ hậu môn, áp xe hậu môn, rò hậu môn- trực tràng,…) và nhiễm trùng không đặc hiệu (hoại tử fournier, viêm khe và nhú,…)
Nhiễm trùng không đặc hiệu ở vùng hậu môn
Đây là tình trạng viêm nhiễm ở vùng ống hậu môn và không có triệu chứng đặc hiệu nào, bao gồm:
1. Viêm khe và nhú
Khó tìm thấy được dấu hiệu bất thường khi khám, nhất là không có dấu hiệu bệnh lý ác tính.
Đa số bệnh nhân phát hiện sưng nề, nhiễm trùng khe và nhú dẫn đến viêm nhiễm tuyến ở khe, áp xe hậu môn và rò hậu môn. Khe hậu môn là nơi dễ bị nhiễm trùng, nhất là do trực khuẩn lậu.
2. Hoại tử FOURNIER
Loại nhiễm trùng này do Fournier mô tả năm 1883, xuất hiện ở cơ quan sinh dục ngoài, tầng sinh môn và quanh hậu môn.
Xuất phát từ đường tiết niệu, nhiễm trùng đường niệu sau chấn thương, sang chấn do dụng cụ, u, phẫu thuật vùng tầng sinh môn… dẫn đến hoại tử cân và mô vùng đó.
Nhiễm trùng đặc hiệu ở vùng hậu môn
Tình trạng viêm nhiễm ở vùng ống hậu môn và có các triệu chứng đặc hiệu, bao gồm:
- Viêm loét niêm mạc ống hậu môn
Bệnh nhân thường có tổng trạng tốt
Đi cầu ra máu tươi, đàm và tiêu chảy. Dấu hiệu mót rặn với nhiều mức độ khác nhau. Bệnh nhân thường rất lo lắng, sợ hãi và dẫn đến stress.
Khám sẽ phát hiện được dấu hiệu viêm đỏ ở ống hậu môn.
Chỉ định nội soi hậu môn trực tràng và đại tràng chậu hông nhằm phát hiện sự liên quan với bệnh lý viêm loét đại tràng.
- Bệnh Crohn
Chưa rõ được nguyên nhân và có thể xảy ra ở bất cứ phần nào của ống tiêu hóa: 25% ở ruột non, 75% ở đại tràng và 9,24% có tổn thương kèm theo ở vùng hậu môn (Mỹ), ở Việt Nam hiện tại chưa thấy báo cáo nào về bệnh lý này.
Triệu chứng chính của bệnh Crohn là tiêu chảy, hậu quả của tiêu chảy kéo dài làm da quanh hậu môn viêm đỏ, ngứa ở vùng hậu môn và nhiều vết nứt nông ở hậu môn. Đặc biệt có sự đổi màu da quanh hậu môn thành màu xanh tím và phù nề quanh hậu môn. Có những vết nứt mạn tính hay vết loét ở hậu môn, vết nứt và vết loét này gây đau ít hơn là bệnh lý nứt hậu môn.
Biến chứng của bệnh là viêm mủ quanh hậu môn và rò hậu môn.
- Nứt hậu môn
Thương tổn là một vết trầy hay loét mất niêm mạc của ống hậu môn.
Triệu chứng chính của bệnh là đau, bệnh nhân đau rất nhiều, đau càng ngày càng tăng.
- Áp xe hậu môn
- Rò hậu môn
- Rò trực tràng – âm đạo hay rò trực tràng – bàng quang
- Nguyên nhân hiếm gặp khác
Lao
Nấm: thường xảy ra ở bệnh nhân tụ mủ quanh hậu môn mạn tính và rò hậu môn phức tạp
Amibe: trên lâm sàng ta có thể thấy các vết loét khi soi hậu môn, có thể xuất hiện ở dạng u làm ta dễ lầm với u ác tính.
Bệnh áp xe hậu môn
Nguyên nhân hình thành áp xe hậu môn
90% nguyên nhân là từ các nhiễm trùng không đặc hiệu. Viêm nhiễm xuất phát từ khe tuyến ống hậu môn do vi khuẩn như trực khuẩn coli, tụ cầu trùng, liên cầu trùng … .
Do các nguyên nhân đặc hiệu, chiếm tỷ lệ 10%, bao gồm:
- Bệnh Crohn
- Viêm loét đại trực tràng mạn tính
- Lao
- Nấm actinomycosis
- Vật lạ ở vùng cạnh hậu môn và tầng sinh môn
- Ung thư ống hậu môn trực tràng
- Chấn thương
- Chiếu xạ vùng chậu
Sinh bệnh học
Nguyên nhân chung gây ra áp xe và rò hậu môn là do nhiễm trùng tuyến hậu môn. Dạng cấp tính của nhiễm trùng này gây ra áp xe và dạng mạn tính gây ra rò hậu môn
Tuyến hậu môn nằm ở đoạn giữa ống hậu môn, ngang với khe hậu môn và đi xuyên qua lớp dưới niêm mạc, 2/3 trường hợp xuyên qua cơ vòng trong và 1/2 trường hợp đi tới khoảng giữa hai cơ vòng trong và ngoài.
Sự tắc nghẽn của các ống tuyến này gây ra ứ đọng phân, vật lạ trong tuyến và hậu quả là đưa đến nhiễm trùng, gây áp xe và rò.
Phân loại áp xe hậu môn
- Áp xe quanh hậu môn: nằm ngay ở dưới niêm mạc. Áp xe dưới niêm mạc không phát triển vào sâu mà có xu hướng vỡ vào ống hậu môn.
- Áp xe gian cơ thắt: nằm giữa cơ thắt trong và cơ thắt ngoài. Loại thấp nằm ở gần rìa hậu môn, sát bờ dưới của cơ thắt ngoài. Loại cao qua cơ thắt ngoài để mở vào hố ngồi hậu môn hay qua cơ thắt trong để mở vào trong lòng trực tràng.
- Áp xe hố ngồi trực tràng: ổ áp xe nằm trong hố ngồi hậu môn mà thành trên là cơ nâng hậu môn và thành dưới là da và mô tế bào dưới da, ổ áp xe ở đây phát triển nhanh ra trước, ra sau và sang bên đối diện tạo thành áp xe hình móng ngựa
- Áp xe trên cơ nâng hậu môn: nằm trên cơ nâng hậu môn, là những ổ áp xe từ hố ngồi hậu môn vỡ lên phía trên hay là thứ phát sau những nhiễm trùng của các cơ quan nằm ở ổ bụng dưới, loại này ít gặp.
Triệu chứng của áp xe
Đau liên tục, kiểu đau nhức buốt ở vùng hậu môn trực tràng, đau khi đi cầu và cả khi không đi cầu. Từ hậu môn đau lan ra xa, đau tăng lên khi ho. Bệnh nhân không dám đi nhanh, không dám ngồi mạnh, không thể ngồi trên yên xe vì đau.
Nếu áp xe tại gian cơ thắt, bạn có thể thấy một tí mủ chảy qua lỗ hậu môn ra ngoài.
Nếu áp xe ở hố ngồi trực tràng: thấy một chỗ căng phồng, phù nề, làm mất các nếp nhăn chung quanh lỗ hậu môn, chỗ sưng lúc đầu màu đỏ không có giới hạn rõ rệt, về sau khu trú lại giới hạn rõ rệt, bắt đầu hiện tượng làm mủ. Áp xe thường nằm ở một bên nhưng đôi khi có hình móng ngựa nằm cả hai bên. Bạn sẽ thấy đau chói ở một điểm, cảm giác được một khối sưng từ phía ngoài đè vào.
Nếu áp xe trên cơ nâng hậu môn, ổ áp xe chỉ phát hiện được khi rạch dẫn lưu ổ áp xe hố ngồi trực tràng, thấy mủ từ trên cao ở trên cơ nâng hậu môn chảy xuống, dùng ngón tay thăm dò thấy đáy ổ áp xe ở khá sâu.
Áp xe quanh hậu môn, bạn sẽ sờ thấy một chỗ phồng, căng, mềm ấn rất đau.
Xem thêm: Cách chữa chảy máu hậu môn tại nhà
Điều trị áp xe
Áp xe cần được điều trị sớm để đỡ đau và để mủ không lan ra xa. Việc điều trị dưới đây sẽ do các bác sĩ thực hiện:
- Gây mê toàn thân hay gây tê ống cùng hay gây tê tủy sống hay ngoài màng cứng để thăm dò và phá vỡ các ngóc ngách của áp xe.
- Áp xe ở nông, rạch ngắn ở rìa hậu môn theo đường nan hoa.
- Áp xe ở sâu, rạch bên cạnh hậu môn.
- Áp xe hình móng ngựa ở cả hai bên, rạch hai bên và dẫn lưu cả đường thông thương.
- Dùng đầu ngón tay phá vỡ các ngóc ngách của ổ áp xe và thăm dò lên trên để phát hiện ổ mủ lan lên khoang chậu hông trực tràng
Bệnh rò hậu môn
Nguyên nhân hình thành bệnh rò hậu môn
Rò hậu môn là bệnh ở vùng hậu môn trực tràng, phổ biến thứ hai sau bệnh trĩ. Rò hậu môn là hậu quả của một áp-xe quanh hậu môn trực tràng không được điều trị triệt để, vỡ ra tạo thành đường rò. Sau khi dẫn lưu áp xe, có thể vẫn có 1 đường hầm nối tuyến hậu môn bị nhiễm trùng với da bên ngoài, chảy dịch liên tục từ ổ bên cạnh hậu môn, xuất hiện đường rò cạnh hậu môn, nếu lỗ này bị bít lại thì dịch tạo áp xe lại tái phát. 50% rò hậu môn bắt nguồn từ áp xe hậu môn.
Như vậy, rò hậu môn có nguyên nhân bắt nguồn từ ổ áp xe. Khoảng 50% các áp xe hậu môn sau khi dẫn lưu đều chuyển thành rò hậu môn sau đó. Áp-xe là giai đoạn cấp tính, rò hậu môn là giai đoạn mãn tính. Hai bệnh lý này có sự liên kết với nhau nhưng không phải là một. Để đề phòng rò hậu môn cần phát hiện và điều trị tốt các loại áp-xe quanh hậu môn trực tràng.
Phân loại rò hậu môn
- Rò giữa 2 cơ thắt: đường rò đi xuyên cơ thắt trong và nằm giữa 2 cơ thắt
- Rò xuyên cơ thắt: đường rò đi xuyên qua các cơ thắt ở phía trên hay ở phía dưới.
- Rò trên cơ thắt: đường rò nằm trên các cơ thắt hậu môn.
- Rò chột: là loại rò mà chỉ có một lỗ, lỗ trong hay lỗ ngoài.
Triệu chứng của rò hậu môn
Triệu chứng của rò hậu môn thường thấy sau một thời gian ổ áp-xe quanh hậu môn vỡ, vết thương liền lại được, nhưng để lại một lỗ đóng vẩy khô, thỉnh thoảng chảy mủ hoặc dịch vàng hôi, tái đi tái lại nhiều lần.
Nếu bạn nhìn vào giữa các nếp nhăn ở bờ hậu môn hay ở xa hơn, thấy có một nốt sần, giữa có một lỗ, ở lỗ có dính tí mủ hay có đóng một vẩy khô. Lấy tay bóp nhẹ vào hai bên lỗ rò thấy chảy ra một tí mủ màu trắng hôi.
Đôi khi thấy ngứa hay xì hơi qua lỗ rò.
Bác sĩ sẽ phát hiện rò bằng cách thăm bằng ngón tay. Ngón trỏ trong lòng ống hậu môn, ngón cái ở phía ngoài, nắn thấy một thừng xơ to hay nhỏ, cứng chắc, nằm gần lỗ hậu môn khi đường rò qua cơ thắt ở phía dưới, hay nằm xa lỗ hậu môn khi đường rò qua cơ thắt ở phía trên. Ấn vào thấy đau.
Điều trị rò hậu môn
Hai phương pháp hay dùng để phẫu thuật rò hậu môn hiện nay là (1) cắt trọn đường rò, hay (2) cắt một phần và cột dây thun phần còn lại tùy vị trí rò cao hay thấp.
Điều trị rò hậu môn phải do bác sĩ chuyên khoa điều trị, vì nếu điều trị sai cách sẽ dễ dẫn đến biến chứng són phân, đại tiện không tự chủ, nhiễm trùng tầng sinh môn. Vì vậy, khi phát hiện rò hậu môn, bạn cần đến bệnh viện để được điều trị sớm nhất. Nguyên tắc điều trị trong rò hậu môn là phá hủy được đường rò và bảo vệ an toàn cơ thắt.
Phòng tránh áp xe và rò hậu môn
Nên ăn nhiều chất xơ như rau xanh, hoa quả…
Hạn chế đồ cay nóng, các chất kích thích, các thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ và protein
Uống nhiều nước tránh táo bón.
Tập thói quen đại tiện vào một giờ nhất định trong ngày, sau khi đại tiện cần vệ sinh sạch sẽ để tránh bị viêm nhiễm.
Thường xuyên vận động, tập luyện thể dục thể thao
Tìm đọc thêm:
07/03/2022 07:50
-
07/03/2022 08:54
Chào bạn Binh! cảm ơn bạn đã quan tâm, với tình trạng áp xe hậu môn cần được phẫu thuật và điều trị theo chỉ định của bác sĩ để ...[Xem thêm]