Phác đồ điều trị nứt kẽ hậu môn từ A - Z chi tiết

Việc chẩn đoán, điều trị nứt kẽ hậu môn từ sớm sẽ giúp người bệnh ngăn ngừa nguy cơ mắc biến chứng nghiêm trọng như: thiếu máu, nhiễm trùng hậu môn, viêm phụ khoa,… Tuy nhiên, tùy vào tình trạng cụ thể mà mỗi người sẽ có phác đồ điều trị nứt kẽ hậu môn khác nhau. Dưới đây là những thông tin giúp bạn có cái nhìn bao quát nhất về phác đồ điều trị bệnh.

I. Phác đồ điều trị nứt kẽ hậu môn chi tiết

Phác đồ điều trị nứt kẽ hậu môn là tài liệu được tóm tắt/sơ đồ hóa về trình tự các bước điều trị bệnh. Điều này giúp bác sĩ dễ dàng xác định nguyên nhân gây bệnh, từ đó đưa ra liệu trình điều trị tối ưu, giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi.

Phác đồ điều trị nứt kẽ hậu môn
Phác đồ điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn – Giải pháp xua tan nỗi lo của người bệnh

Thông thường, để có được phác đồ điều trị chẩn, bác sĩ cần tiến hành 2 giai đoạn, đó là: chẩn đoán lâm sàng và điều trị.

1.1 Chẩn đoán lâm sàng

 – Bước 1: Xác định rõ nguyên nhân gây bệnh 

Ban đầu, bác sĩ thường sẽ trao đổi với bệnh nhân về tiền sử bệnh, chế độ sinh hoạt, ăn uống hay vệ sinh hàng ngày nhằm xác định rõ căn nguyên gây bệnh. Một số câu hỏi có thể bác sĩ sẽ hỏi đó là:

Phác đồ điều trị nứt kẽ hậu môn
Cung cấp thông tin một cách trung thực giúp bác sĩ dễ dàng xác định rõ nguyên nhân gây bệnh
  • Tiền sử đã mắc các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa hay chưa?
  • Thời điểm nào khiến bạn cảm nhận rõ ràng các triệu chứng nứt kẽ hậu môn?
  • Bạn có thường xuyên thấy đau hoặc khó khăn khi ngồi hoặc di chuyển không?
  • Hãy liệt kê chế độ sinh hoạt và ăn uống gần đây của bạn?
  • Bạn đã từng được chỉ định hoặc đã sử dụng qua một vài loại thuốc trước đó chưa?

 – Bước 2: Chẩn đoán lâm sàng

Sau khi đã biết được thông tin cơ bản của bệnh nhân, bác sĩ cần xác minh thêm một số dữ liệu quan trọng nhằm đưa ra kết luận chuẩn xác nhất. 

Theo đó, bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát khu vực hậu môn bằng mắt thường nhằm xác định hậu môn người bệnh có bị nứt kẽ không. Nếu cần thiết, trong một vài trường hợp bác sĩ có thể sử dụng kèm bộ đèn chiếu sáng hoặc kính lúp để quan sát rõ hơn vùng bị tổn thương.

 – Bước 3: Xét nghiệm phân

Nếu toàn bộ thông tin trên chưa đủ cơ sở kết luận, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân tiến hành một số xét nghiệm cần thiết. Trong đó, phổ biến nhất là xét nghiệm phân.

Phác đồ điều trị nứt kẽ hậu môn
Một số trường hợp được yêu cầu xét nghiệm phân nhằm cung cấp thêm dữ liệu chẩn đoán

Khi xét nghiệm phân, bác sĩ có thể thu thập được một số thông tin quan trọng như:

  • Tính chất của phân: Màu sắc, hình dạng và đặc tính của phân có thể cho thấy các tổn thương trong đường tiêu hóa hoặc vùng hậu môn.
  • Cấu trúc tế bào: Việc xét nghiệm phân có thể giúp phát hiện các tế bào bất thường như tế bào vi khuẩn hoặc tế bào nhiễm trùng – nguyên nhân gây viêm nhiễm hậu môn, tăng nguy cơ nứt kẽ tại hậu môn.
  • Xác định các yếu tố gây viêm: Bác sĩ dễ dàng phát hiện các yếu tố như: vi khuẩn, nấm – tác nhân gây ra các triệu chứng nứt kẽ hậu môn.

1.2 Điều trị nứt kẽ hậu môn

Sau khi đã xác định rõ nguyên nhân và đưa ra chẩn đoán chính xác, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị nứt kẽ hậu môn theo hình thức nội khoa hoặc ngoại khoa (tùy theo tình trạng cụ thể).

 – Điều trị nứt kẽ hậu môn theo nội khoa

Trong phác đồ điều trị nứt kẽ hậu môn, việc điều trị nội khoa thường chỉ mang lại hiệu quả rõ rệt khi bệnh tình đang ở mức độ nhẹ. Theo đó, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng một số loại thuốc sau:

Phác đồ điều trị nứt kẽ hậu môn
Thuốc đặc trị thường được chỉ định cho những trường hợp nứt kẽ nhẹ
  • Thuốc uống giúp giảm đau, chống nhiễm trùng cho các vết nứt tại hậu môn. Ví dụ: Ibuprofen, Acetaminophen hoặc Naproxen.
  • Thuốc đặt hậu môn giúp người bệnh giảm sưng, giảm đau, nới lỏng cơ thắt hậu môn; từ đó quá trình đại tiện cũng diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng hơn. Ví dụ: các viên đặt hậu môn chứa Hydrocortison, Lidocaine  hoặc Diltiazem.
  • Thuốc bôi có khả năng làm mềm các cơ hậu môn, hạn chế tình trạng đau rát khi đi vệ sinh. Ví dụ: các loại kem hoặc dầu bôi có chứa thành phần Lanolin, Aloe Vera hoặc Vitamin E.
  • Thuốc nhuận tràng làm mềm phân, tránh tình trạng táo bón và giảm áp lực lên hậu môn. Ví dụ: MiraLAX, Colace, Amitiza,…

||Lưu ý, việc dùng thuốc điều trị nứt kẽ hậu môn cần được thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không được phép tự ý mua và dùng thuốc đặc trị khi chưa có sự đồng ý từ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế; tránh gặp các tác dụng phụ hoặc biến chứng nguy hiểm.

 – Điều trị nứt kẽ hậu môn theo ngoại khoa (phẫu thuật)

Phương pháp phẫu thuật nứt kẽ hậu môn chỉ được áp dụng khi điều trị nội khoa không hiệu quả hoặc tình trạng nứt kẽ của bệnh nhân đã quá nặng – mãn tính. Lúc này, phẫu thuật sẽ giúp điều trị dứt điểm tình trạng nứt kẽ tại hậu môn. Tuy nhiên, một số trường hợp hy hữu sẽ không thể điều trị nứt kẽ hậu môn dứt điểm hoàn toàn được.

Phác đồ điều trị nứt kẽ hậu môn
Các phương pháp phẫu thuật nứt kẽ hậu môn thường được sử dụng

Các phương pháp phẫu thuật hiện đại, thường được áp dụng để chữa nứt kẽ hậu môn bao gồm:

  • Nội soi (Endoscopic Sphincterotomy): Phương pháp này được thực hiện thông qua quá trình nội soi nhằm loại bỏ các cơ co thắt hậu môn. Từ đó, hậu môn sẽ giảm được áp lực và căng thẳng trong khu vực bị nứt kẽ. 
  • Nội soi có khí (Pneumatic Balloon Dilatation): Tương tự như nội soi, đây cũng là phương pháp được áp dụng nhằm giảm áp lực và căng thẳng trong vùng nứt kẽ. Tuy nhiên, thay vì cắt các cơ co thắt, phương pháp này lại sử dụng balo khí để làm nở các cơ co thắt hậu môn.
  • Điều trị tổng hợp (LIS): Phương pháp này thường được áp dụng trong các trường hợp hậu môn bị nứt kẽ nghiêm trọng. Theo đó, bác sĩ sẽ cắt một phần cơ co thắt hậu môn và thực hiện các thủ thuật khác giúp giảm áp lực và căng thẳng lên vết nứt, giảm triệu chứng đau rát đồng thời giúp vết thương mau lành lặn.

||Xem thêm: Bị Nứt kẽ hậu môn nên ăn gì và kiêng ăn gì nhanh chóng lành

II. Hướng dẫn chăm sóc sau điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn

Dù được chỉ định điều trị nứt kẽ hậu môn theo nội khoa hay ngoại khoa, người bệnh cũng cần chú ý những điều sau để giúp cơ thể mau hồi phục và ngăn ngừa tình trạng tái phát bệnh:

  • Bổ sung nhiều chất xơ và các thực phẩm có khả năng nhuận tràng, hạn chế táo bón như: lúa mạch, hạt chia, lựu, táo và các loại rau xanh khác.
  • Hạn chế thực phẩm cay nóng, gây kích thích hậu môn như: sả, mù tạt, ớt, tiêu,…
  • Tránh sử dụng thức uống chứa cồn hoặc chất kích thích
  • Nên xây dựng thói quen vệ sinh hậu môn sạch sẽ, nhất là sau mỗi lần đại tiện
  • Nên có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, đồng thời tránh bê vác nặng để giảm thiểu áp lực lên vết mổ, dẫn tới chảy máu cùng nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
  • Tái khám đúng hẹn để được đánh giá và đưa ra biện pháp giải quyết kịp thời các vấn đề về hệ tiêu hóa.

Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng thêm CotriPro Gel – sản phẩm giúp diệt khuẩn, làm dịu vùng da hậu môn bị đau, nóng rát, khó chịu do trĩ – một trong những nguyên nhân gây nên nứt kẽ hậu môn. Nhờ chứa nhiều thành phần lành tính như Lá Lốt, Ngải Cứu, Lá Sung, Cúc Tần,… CotriPro Gel còn có công dụng tăng sức bền thành mạch, ngăn chặn các tĩnh mạch giãn quá mức; từ đó giúp hỗ trợ làm lành vết thương nhanh chóng và ngăn ngừa nguy cơ trĩ tái phát.

Phác đồ điều trị nứt kẽ hậu môn
CotriPro Gel giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng nứt kẽ hậu môn do trĩ

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến phác đồ điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn chi tiết từ A – Z. Hy vọng bạn đã có cái nhìn tổng quát và chủ động hơn trong việc điều trị bệnh. Ngoài ra, nếu có bất kỳ thắc mắc nào về sản phẩm CotriPro Gel nói riêng hay phác đồ điều trị nứt kẽ hậu môn nói chung, vui lòng để lại bình luận hoặc liên hệ 1800 6293 ngay hôm nay để được hỗ trợ tận tình!

||Tham khảo bài viết khác:

Cập nhật lúc: 11/06/2024

Phác đồ điều trị nứt kẽ hậu môn từ A - Z chi tiết

Việc chẩn đoán, điều trị nứt kẽ hậu môn từ sớm sẽ giúp người bệnh ngăn ngừa nguy cơ mắc biến chứng nghiêm trọng như: thiếu máu, nhiễm trùng hậu môn, viêm phụ khoa,… Tuy nhiên, tùy vào tình trạng cụ thể mà mỗi người sẽ có phác đồ điều trị nứt kẽ hậu môn khác nhau. Dưới đây là những thông tin giúp bạn có cái nhìn bao quát nhất về phác đồ điều trị bệnh.

I. Phác đồ điều trị nứt kẽ hậu môn chi tiết

Phác đồ điều trị nứt kẽ hậu môn là tài liệu được tóm tắt/sơ đồ hóa về trình tự các bước điều trị bệnh. Điều này giúp bác sĩ dễ dàng xác định nguyên nhân gây bệnh, từ đó đưa ra liệu trình điều trị tối ưu, giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi.

Phác đồ điều trị nứt kẽ hậu môn
Phác đồ điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn – Giải pháp xua tan nỗi lo của người bệnh

Thông thường, để có được phác đồ điều trị chẩn, bác sĩ cần tiến hành 2 giai đoạn, đó là: chẩn đoán lâm sàng và điều trị.

1.1 Chẩn đoán lâm sàng

 – Bước 1: Xác định rõ nguyên nhân gây bệnh 

Ban đầu, bác sĩ thường sẽ trao đổi với bệnh nhân về tiền sử bệnh, chế độ sinh hoạt, ăn uống hay vệ sinh hàng ngày nhằm xác định rõ căn nguyên gây bệnh. Một số câu hỏi có thể bác sĩ sẽ hỏi đó là:

Phác đồ điều trị nứt kẽ hậu môn
Cung cấp thông tin một cách trung thực giúp bác sĩ dễ dàng xác định rõ nguyên nhân gây bệnh
  • Tiền sử đã mắc các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa hay chưa?
  • Thời điểm nào khiến bạn cảm nhận rõ ràng các triệu chứng nứt kẽ hậu môn?
  • Bạn có thường xuyên thấy đau hoặc khó khăn khi ngồi hoặc di chuyển không?
  • Hãy liệt kê chế độ sinh hoạt và ăn uống gần đây của bạn?
  • Bạn đã từng được chỉ định hoặc đã sử dụng qua một vài loại thuốc trước đó chưa?

 – Bước 2: Chẩn đoán lâm sàng

Sau khi đã biết được thông tin cơ bản của bệnh nhân, bác sĩ cần xác minh thêm một số dữ liệu quan trọng nhằm đưa ra kết luận chuẩn xác nhất. 

Theo đó, bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát khu vực hậu môn bằng mắt thường nhằm xác định hậu môn người bệnh có bị nứt kẽ không. Nếu cần thiết, trong một vài trường hợp bác sĩ có thể sử dụng kèm bộ đèn chiếu sáng hoặc kính lúp để quan sát rõ hơn vùng bị tổn thương.

 – Bước 3: Xét nghiệm phân

Nếu toàn bộ thông tin trên chưa đủ cơ sở kết luận, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân tiến hành một số xét nghiệm cần thiết. Trong đó, phổ biến nhất là xét nghiệm phân.

Phác đồ điều trị nứt kẽ hậu môn
Một số trường hợp được yêu cầu xét nghiệm phân nhằm cung cấp thêm dữ liệu chẩn đoán

Khi xét nghiệm phân, bác sĩ có thể thu thập được một số thông tin quan trọng như:

  • Tính chất của phân: Màu sắc, hình dạng và đặc tính của phân có thể cho thấy các tổn thương trong đường tiêu hóa hoặc vùng hậu môn.
  • Cấu trúc tế bào: Việc xét nghiệm phân có thể giúp phát hiện các tế bào bất thường như tế bào vi khuẩn hoặc tế bào nhiễm trùng – nguyên nhân gây viêm nhiễm hậu môn, tăng nguy cơ nứt kẽ tại hậu môn.
  • Xác định các yếu tố gây viêm: Bác sĩ dễ dàng phát hiện các yếu tố như: vi khuẩn, nấm – tác nhân gây ra các triệu chứng nứt kẽ hậu môn.

1.2 Điều trị nứt kẽ hậu môn

Sau khi đã xác định rõ nguyên nhân và đưa ra chẩn đoán chính xác, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị nứt kẽ hậu môn theo hình thức nội khoa hoặc ngoại khoa (tùy theo tình trạng cụ thể).

 – Điều trị nứt kẽ hậu môn theo nội khoa

Trong phác đồ điều trị nứt kẽ hậu môn, việc điều trị nội khoa thường chỉ mang lại hiệu quả rõ rệt khi bệnh tình đang ở mức độ nhẹ. Theo đó, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng một số loại thuốc sau:

Phác đồ điều trị nứt kẽ hậu môn
Thuốc đặc trị thường được chỉ định cho những trường hợp nứt kẽ nhẹ
  • Thuốc uống giúp giảm đau, chống nhiễm trùng cho các vết nứt tại hậu môn. Ví dụ: Ibuprofen, Acetaminophen hoặc Naproxen.
  • Thuốc đặt hậu môn giúp người bệnh giảm sưng, giảm đau, nới lỏng cơ thắt hậu môn; từ đó quá trình đại tiện cũng diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng hơn. Ví dụ: các viên đặt hậu môn chứa Hydrocortison, Lidocaine  hoặc Diltiazem.
  • Thuốc bôi có khả năng làm mềm các cơ hậu môn, hạn chế tình trạng đau rát khi đi vệ sinh. Ví dụ: các loại kem hoặc dầu bôi có chứa thành phần Lanolin, Aloe Vera hoặc Vitamin E.
  • Thuốc nhuận tràng làm mềm phân, tránh tình trạng táo bón và giảm áp lực lên hậu môn. Ví dụ: MiraLAX, Colace, Amitiza,…

||Lưu ý, việc dùng thuốc điều trị nứt kẽ hậu môn cần được thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không được phép tự ý mua và dùng thuốc đặc trị khi chưa có sự đồng ý từ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế; tránh gặp các tác dụng phụ hoặc biến chứng nguy hiểm.

 – Điều trị nứt kẽ hậu môn theo ngoại khoa (phẫu thuật)

Phương pháp phẫu thuật nứt kẽ hậu môn chỉ được áp dụng khi điều trị nội khoa không hiệu quả hoặc tình trạng nứt kẽ của bệnh nhân đã quá nặng – mãn tính. Lúc này, phẫu thuật sẽ giúp điều trị dứt điểm tình trạng nứt kẽ tại hậu môn. Tuy nhiên, một số trường hợp hy hữu sẽ không thể điều trị nứt kẽ hậu môn dứt điểm hoàn toàn được.

Phác đồ điều trị nứt kẽ hậu môn
Các phương pháp phẫu thuật nứt kẽ hậu môn thường được sử dụng

Các phương pháp phẫu thuật hiện đại, thường được áp dụng để chữa nứt kẽ hậu môn bao gồm:

  • Nội soi (Endoscopic Sphincterotomy): Phương pháp này được thực hiện thông qua quá trình nội soi nhằm loại bỏ các cơ co thắt hậu môn. Từ đó, hậu môn sẽ giảm được áp lực và căng thẳng trong khu vực bị nứt kẽ. 
  • Nội soi có khí (Pneumatic Balloon Dilatation): Tương tự như nội soi, đây cũng là phương pháp được áp dụng nhằm giảm áp lực và căng thẳng trong vùng nứt kẽ. Tuy nhiên, thay vì cắt các cơ co thắt, phương pháp này lại sử dụng balo khí để làm nở các cơ co thắt hậu môn.
  • Điều trị tổng hợp (LIS): Phương pháp này thường được áp dụng trong các trường hợp hậu môn bị nứt kẽ nghiêm trọng. Theo đó, bác sĩ sẽ cắt một phần cơ co thắt hậu môn và thực hiện các thủ thuật khác giúp giảm áp lực và căng thẳng lên vết nứt, giảm triệu chứng đau rát đồng thời giúp vết thương mau lành lặn.

||Xem thêm: Bị Nứt kẽ hậu môn nên ăn gì và kiêng ăn gì nhanh chóng lành

II. Hướng dẫn chăm sóc sau điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn

Dù được chỉ định điều trị nứt kẽ hậu môn theo nội khoa hay ngoại khoa, người bệnh cũng cần chú ý những điều sau để giúp cơ thể mau hồi phục và ngăn ngừa tình trạng tái phát bệnh:

  • Bổ sung nhiều chất xơ và các thực phẩm có khả năng nhuận tràng, hạn chế táo bón như: lúa mạch, hạt chia, lựu, táo và các loại rau xanh khác.
  • Hạn chế thực phẩm cay nóng, gây kích thích hậu môn như: sả, mù tạt, ớt, tiêu,…
  • Tránh sử dụng thức uống chứa cồn hoặc chất kích thích
  • Nên xây dựng thói quen vệ sinh hậu môn sạch sẽ, nhất là sau mỗi lần đại tiện
  • Nên có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, đồng thời tránh bê vác nặng để giảm thiểu áp lực lên vết mổ, dẫn tới chảy máu cùng nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
  • Tái khám đúng hẹn để được đánh giá và đưa ra biện pháp giải quyết kịp thời các vấn đề về hệ tiêu hóa.

Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng thêm CotriPro Gel – sản phẩm giúp diệt khuẩn, làm dịu vùng da hậu môn bị đau, nóng rát, khó chịu do trĩ – một trong những nguyên nhân gây nên nứt kẽ hậu môn. Nhờ chứa nhiều thành phần lành tính như Lá Lốt, Ngải Cứu, Lá Sung, Cúc Tần,… CotriPro Gel còn có công dụng tăng sức bền thành mạch, ngăn chặn các tĩnh mạch giãn quá mức; từ đó giúp hỗ trợ làm lành vết thương nhanh chóng và ngăn ngừa nguy cơ trĩ tái phát.

Phác đồ điều trị nứt kẽ hậu môn
CotriPro Gel giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng nứt kẽ hậu môn do trĩ

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến phác đồ điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn chi tiết từ A – Z. Hy vọng bạn đã có cái nhìn tổng quát và chủ động hơn trong việc điều trị bệnh. Ngoài ra, nếu có bất kỳ thắc mắc nào về sản phẩm CotriPro Gel nói riêng hay phác đồ điều trị nứt kẽ hậu môn nói chung, vui lòng để lại bình luận hoặc liên hệ 1800 6293 ngay hôm nay để được hỗ trợ tận tình!

||Tham khảo bài viết khác:

Cập nhật lúc: 11/06/2024

Bài viêt liên quan

Xem thêm »
Loading...