Bị Nứt kẽ hậu môn nên ăn gì và kiêng ăn gì nhanh chóng lành

Nứt kẽ hậu môn nên ăn gì và không nên ăn gì đóng vai trò quan trọng trong quá trình hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh tái phát. Vậy đâu là những thực phẩm nên và không nên ăn khi bị nứt kẽ hậu môn? Trong bài viết dưới đây, CotriPro sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết!

I. Nứt kẽ hậu môn nên ăn gì? 6 thực phẩm cần biết

Khi bị nứt kẽ hậu môn, người bệnh thường được khuyến cáo ưu tiên tiêu thụ các loại thực phẩm sau:

1.1 Thực phẩm giàu chất xơ

Chất xơ là nguồn dinh dưỡng thường thấy trong các loại rau củ quả tươi, ngũ cốc và hạt. Khi được dung nạp, chất xơ có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, đại tiện phân rắn, phân lỏng; từ đó giảm nguy cơ nứt kẽ hậu môn.

Do đó, trong thực đơn hàng ngày, người bệnh nứt kẽ hậu môn nên ăn rau cải, mồng tơi, bơ, lê, chuối, bí đỏ, rau chân vịt, cà rốt, các loại đậu,…

1.2 Thực phẩm chứa nhiều sắt

Sắt là một trong những thành phần quan trọng đối với hồng cầu và các tế bào máu, có khả năng tái tạo, phục hồi các mô tế bào bị tổn thương. Vì thế, khi bạn có đủ sắt, cơ thể sẽ nhanh chóng làm lành các tổn thương như nứt kẽ hậu môn.

Chất sắt có rất nhiều trong tự nhiên, nhất là các loại rau xanh và hạt như: hạt vừng, hạnh nhân, rau dền, rau muống, hạt óc chó,…

bị nứt kẽ hậu môn nên ăn gì
Thực phẩm giàu sắt rất tốt cho người bị nứt kẽ hậu môn

1.3 Thực phẩm chứa Omega-3

Các thực phẩm chứa axit béo Omega-3 đều có khả năng giảm viêm đồng thời hỗ trợ thúc đẩy quá trình làm lành vết thương. Như vậy, khi hậu môn bị nứt kẽ, omega-3 có thể giúp giảm viêm nhiễm, giảm sưng và giảm đau hiệu quả.

Các nguồn Omega-3 trong tự nhiên bao gồm cá hồi, cá mackerel, hạt óc chó và hạt lanh.

1.4 Thực phẩm giàu vitamin C

Bệnh nhân bị nứt kẽ hậu môn thường được khuyến nghị ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C. Bởi, vitamin C là chất chống oxy hóa quan trọng, có khả năng hỗ trợ tái tạo collagen, protein cần thiết để kết dính các mô trong cơ thể. Do đó, khi bạn bị nứt kẽ hậu môn, việc cung cấp đủ vitamin C sẽ giúp quá trình làm lành vết thương được tăng tốc.

Vitamin C thường được tìm thấy trong các nguồn thực phẩm như: ớt chuông, ổi, cam, chanh, dâu, cà chua,…

Nứt kẽ hậu môn nên ăn gì
Nên bổ sung thực phẩm chứa vitamin C hàng ngày để vết nứt tại hậu môn mau chóng hồi phục

1.5 Nước

Khi bị nứt kẽ hậu môn, cơ thể người bệnh cần được bổ sung lượng nước cần thiết ngay lập tức. Nguyên nhân là bởi, nứt kẽ vùng hậu môn thường gây đau và khó chịu khi đi tiêu. Nếu không được duy trì hoặc cung cấp đủ nước, người bệnh có thể dẫn đến tình trạng táo bón, khiến vết thương trở nên đau hơn do áp lực khi đi tiêu ngày một tăng; lâu dần gây trầy xước hoặc làm rạn nứt thêm tại hậu môn.

Các thức uống người bệnh nứt kẽ hậu môn nên uống bao gồm: nước lọc, nước hoa quả tươi (nước cam, nha đam, bơ, rau diếp cá, giấm táo,..)

1.6 Thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa

Có nhiều loại thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa cực hiệu quả mà người bệnh nứt kẽ hậu môn nên ăn là khoai tây, khoai lang, rau khoai, bí đỏ, cà chua, đu đủ chín, sữa và các thực phẩm có nguồn gốc từ sữa.

nứt kẽ hậu môn nên ăn gì
Khoai lang không chỉ hỗ trợ tiêu hóa cực tốt mà còn ngăn ngừa và giảm thiểu vết nứt tại hậu môn

Bên cạnh việc tìm hiểu người bị nứt kẽ hậu môn nên ăn gì, bạn cũng nên tham khảo các nhóm thực phẩm cần kiêng để giảm thiểu nguy cơ gia tăng vết thương và ngăn ngừa bệnh tái phát.

||Xem thêm: Bệnh nứt kẽ hậu môn ở trẻ em có nguy hiểm? Cách chữa trị

>>>Bạn có biết: Các Loại Thuốc Bôi Nứt Kẽ Hậu Môn An Toàn Hiệu Quả

II. Top 3 thực phẩm người bệnh nứt kẽ hậu môn nên kiêng

Người bệnh nứt kẽ hậu môn nên kiêng các nhóm thực phẩm sau đây:

2.1 Thực phẩm có tính cay nóng

Ớt, gia vị cay có thể gây kích ứng, tăng sưng và đau vùng hậu môn bị nứt kẽ vì các thực phẩm cay thường chứa capsaicin – chất kích thích các receptor cảm giác nhiệt độ và đau trên niêm mạc hậu môn. 

nứt kẽ hậu môn kiêng ăn gì
Khi bị nứt kẽ khu vực hậu môn, người bệnh nên hạn chế tối đa các thực phẩm có tính cay nóng

2.2 Đồ ăn cứng, khó tiêu

Thức ăn cứng, khó tiêu không tốt cho người bị nứt kẽ hậu môn. Bởi, cơ thể rất khó tiêu thụ, hấp thụ những loại thức ăn này, khiến hậu môn bị gia tăng áp lực khi đi tiêu và có nguy cơ bị trầy, xước vùng da xung quanh hậu môn.

Thế nên, hãy chắc chắn rằng người bệnh không tiêu thụ các loại thức ăn cứng và khó tiêu trong khẩu phần ăn hàng ngày!

2.3 Thực phẩm gây kích thích

Các đồ ăn thức uống chứa caffein như cafe, rượu, bia, thức uống có ga cũng như những thức ăn chứa gia vị cay nóng như tỏi, gừng, ớt, hạt tiêu, mù tạt,… không nên được tiêu thụ bởi người bị nứt kẽ hậu môn.

Bởi, điều này có thể gây kích thích và gia tăng sự co bóp cơ trơn trong hậu môn, dẫn đến sự căng thẳng trong khu vực bị tổn thương và gây đau.

Nứt kẽ hậu môn nên ăn gì
Để tránh gia tăng mức độ tổn thương, người bệnh nên tránh các thực phẩm có khả năng gây kích thích

III. Gợi ý thực đơn cho người bị nứt kẽ hậu môn

Dưới đây là thực đơn mẫu cho người bị nứt kẽ hậu môn trong vòng 7 ngày mà bạn có thể tham khảo và áp dụng. Tuy nhiên, hãy nhớ uống đủ nước, tăng cường chế độ ăn uống giàu chất xơ để duy trì trạng thái hydrat hóa và hỗ trợ tiêu hóa tốt nhất.

Bữa sáng

Bữa trưa

Bữa tối

Ngày 1  – Bánh mì lúa mạch (kèm mứt dâu và bơ hạt lanh)  – Cơm lứt trắng

 – Cá hồi nướng

 – Rau xà lách

 – Gà nướng

 – Khoai tây nghiền

 – Broccolini

Ngày 2  – Cháo yến mạch (kèm hạt óc chó)

 – ¼ quả dứa

 – Bánh sandwich thịt gà

 – Rau xanh

 – Nước cam

 – Cơm lứt trắng

 – Thịt bò nướng

 – Rau xà lách

Ngày 3  – Sữa chua kèm hạt lanh  – Cơm lứt trắng

 – Tôm hấp

 – Canh rau mồng tơi

 – Cơm lứt trắng

 – Cá hồi nướng (kèm quinoa và rau xanh)

Ngày 4  – Bánh mì nguyên hạt (kèm mứt lựu hoặc hạt lanh)  – Cơm lứt đen

 – Gà nướng

 – Bắp cải xào

 – Súp hải sản

 – Rau cải

Ngày 5  – 1 quả chuối chín

 – Hạt óc chó

 – Bánh sandwich thịt

 – Canh hạt sen

 – Rau xanh

 – Cơm lứt trắng

 – Cá ngừ nướng

 – Rau sống

Ngày 6  – Yoghurt

 – ¼ quả dứa

 – Cơm lứt trắng

 – Ức gà luộc

 – Rau xanh

 – 1 – 2 quả ngô nướng

 – 1 quả trứng gà

 – Rau xà lách

Ngày 7  – Cháo gạo lứt (kèm hạt óc chó)  – Súp đậu Hà Lan

 – Thịt gà

 – Rau sống

 – Cơm lứt trắng

 – Cá hồi nướng

 – Rau xanh

Ngoài chế độ ăn uống, người bệnh cũng nên thay đổi một vài thói quen tích cực trong sinh hoạt. Nếu tình trạng nứt kẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng hoặc không thuyên giảm sau một thời gian, hãy thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị chính xác.

IV. Chế độ sinh hoạt hỗ trợ điều trị nứt kẽ hậu môn

Theo nhiều nguồn tin cho biết, khi bị nứt kẽ hậu môn, người bệnh nên:

  • Kiêng quan hệ tình dục (đặc biệt là quan hệ qua lỗ hậu) cho đến khi khỏi bệnh
  • Duy trì vận động, thể dục thể thao thường xuyên
  • Tránh vận động mạnh, nhất là các tác động đến vùng hậu môn
Bị nứt kẽ hậu môn nên ăn gì
Người bị nứt kẽ hậu môn nên hạn chế vận động mạnh
  • Dùng giấy vệ sinh mềm mịn, không hóa chất và không sử dụng dung dịch tẩy rửa quá nhiều
  • Rèn thói quen đi đại tiện vào khung giờ cố định trong ngày (tốt nhất là ngay sau khi thức dậy)
  • Tìm hiểu các phương pháp điều trị hoặc hỗ trợ điều trị từ thiên nhiên như thuốc chống viêm, kem bôi làm dịu hậu môn dựa trên đánh giá từ bác sĩ chuyên khoa.

Tóm lại, tuy điều trị hoặc cải thiện nứt kẽ hậu môn không quá khó khăn nhưng người bệnh cũng nên lưu ý một số điểm quan trọng trong khâu ăn uống. Việc thực hiện chế độ ăn uống đúng cách có thể giảm tác động và rút ngắn quá trình chữa lành vết thương cho người bị nứt kẽ hậu môn.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết bị nứt kẽ hậu môn nên ăn gì, không nên ăn gì và một số thông tin liên quan. Đừng quên theo dõi nhiều bài viết khác của chúng tôi tại https://cotri.pro/ để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích khác về nứt kẽ hậu môn.

||Tham khảo bài viết khác:

Cập nhật lúc: 11/06/2024

Bị Nứt kẽ hậu môn nên ăn gì và kiêng ăn gì nhanh chóng lành

Nứt kẽ hậu môn nên ăn gì và không nên ăn gì đóng vai trò quan trọng trong quá trình hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh tái phát. Vậy đâu là những thực phẩm nên và không nên ăn khi bị nứt kẽ hậu môn? Trong bài viết dưới đây, CotriPro sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết!

I. Nứt kẽ hậu môn nên ăn gì? 6 thực phẩm cần biết

Khi bị nứt kẽ hậu môn, người bệnh thường được khuyến cáo ưu tiên tiêu thụ các loại thực phẩm sau:

1.1 Thực phẩm giàu chất xơ

Chất xơ là nguồn dinh dưỡng thường thấy trong các loại rau củ quả tươi, ngũ cốc và hạt. Khi được dung nạp, chất xơ có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, đại tiện phân rắn, phân lỏng; từ đó giảm nguy cơ nứt kẽ hậu môn.

Do đó, trong thực đơn hàng ngày, người bệnh nứt kẽ hậu môn nên ăn rau cải, mồng tơi, bơ, lê, chuối, bí đỏ, rau chân vịt, cà rốt, các loại đậu,…

1.2 Thực phẩm chứa nhiều sắt

Sắt là một trong những thành phần quan trọng đối với hồng cầu và các tế bào máu, có khả năng tái tạo, phục hồi các mô tế bào bị tổn thương. Vì thế, khi bạn có đủ sắt, cơ thể sẽ nhanh chóng làm lành các tổn thương như nứt kẽ hậu môn.

Chất sắt có rất nhiều trong tự nhiên, nhất là các loại rau xanh và hạt như: hạt vừng, hạnh nhân, rau dền, rau muống, hạt óc chó,…

bị nứt kẽ hậu môn nên ăn gì
Thực phẩm giàu sắt rất tốt cho người bị nứt kẽ hậu môn

1.3 Thực phẩm chứa Omega-3

Các thực phẩm chứa axit béo Omega-3 đều có khả năng giảm viêm đồng thời hỗ trợ thúc đẩy quá trình làm lành vết thương. Như vậy, khi hậu môn bị nứt kẽ, omega-3 có thể giúp giảm viêm nhiễm, giảm sưng và giảm đau hiệu quả.

Các nguồn Omega-3 trong tự nhiên bao gồm cá hồi, cá mackerel, hạt óc chó và hạt lanh.

1.4 Thực phẩm giàu vitamin C

Bệnh nhân bị nứt kẽ hậu môn thường được khuyến nghị ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C. Bởi, vitamin C là chất chống oxy hóa quan trọng, có khả năng hỗ trợ tái tạo collagen, protein cần thiết để kết dính các mô trong cơ thể. Do đó, khi bạn bị nứt kẽ hậu môn, việc cung cấp đủ vitamin C sẽ giúp quá trình làm lành vết thương được tăng tốc.

Vitamin C thường được tìm thấy trong các nguồn thực phẩm như: ớt chuông, ổi, cam, chanh, dâu, cà chua,…

Nứt kẽ hậu môn nên ăn gì
Nên bổ sung thực phẩm chứa vitamin C hàng ngày để vết nứt tại hậu môn mau chóng hồi phục

1.5 Nước

Khi bị nứt kẽ hậu môn, cơ thể người bệnh cần được bổ sung lượng nước cần thiết ngay lập tức. Nguyên nhân là bởi, nứt kẽ vùng hậu môn thường gây đau và khó chịu khi đi tiêu. Nếu không được duy trì hoặc cung cấp đủ nước, người bệnh có thể dẫn đến tình trạng táo bón, khiến vết thương trở nên đau hơn do áp lực khi đi tiêu ngày một tăng; lâu dần gây trầy xước hoặc làm rạn nứt thêm tại hậu môn.

Các thức uống người bệnh nứt kẽ hậu môn nên uống bao gồm: nước lọc, nước hoa quả tươi (nước cam, nha đam, bơ, rau diếp cá, giấm táo,..)

1.6 Thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa

Có nhiều loại thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa cực hiệu quả mà người bệnh nứt kẽ hậu môn nên ăn là khoai tây, khoai lang, rau khoai, bí đỏ, cà chua, đu đủ chín, sữa và các thực phẩm có nguồn gốc từ sữa.

nứt kẽ hậu môn nên ăn gì
Khoai lang không chỉ hỗ trợ tiêu hóa cực tốt mà còn ngăn ngừa và giảm thiểu vết nứt tại hậu môn

Bên cạnh việc tìm hiểu người bị nứt kẽ hậu môn nên ăn gì, bạn cũng nên tham khảo các nhóm thực phẩm cần kiêng để giảm thiểu nguy cơ gia tăng vết thương và ngăn ngừa bệnh tái phát.

||Xem thêm: Bệnh nứt kẽ hậu môn ở trẻ em có nguy hiểm? Cách chữa trị

>>>Bạn có biết: Các Loại Thuốc Bôi Nứt Kẽ Hậu Môn An Toàn Hiệu Quả

II. Top 3 thực phẩm người bệnh nứt kẽ hậu môn nên kiêng

Người bệnh nứt kẽ hậu môn nên kiêng các nhóm thực phẩm sau đây:

2.1 Thực phẩm có tính cay nóng

Ớt, gia vị cay có thể gây kích ứng, tăng sưng và đau vùng hậu môn bị nứt kẽ vì các thực phẩm cay thường chứa capsaicin – chất kích thích các receptor cảm giác nhiệt độ và đau trên niêm mạc hậu môn. 

nứt kẽ hậu môn kiêng ăn gì
Khi bị nứt kẽ khu vực hậu môn, người bệnh nên hạn chế tối đa các thực phẩm có tính cay nóng

2.2 Đồ ăn cứng, khó tiêu

Thức ăn cứng, khó tiêu không tốt cho người bị nứt kẽ hậu môn. Bởi, cơ thể rất khó tiêu thụ, hấp thụ những loại thức ăn này, khiến hậu môn bị gia tăng áp lực khi đi tiêu và có nguy cơ bị trầy, xước vùng da xung quanh hậu môn.

Thế nên, hãy chắc chắn rằng người bệnh không tiêu thụ các loại thức ăn cứng và khó tiêu trong khẩu phần ăn hàng ngày!

2.3 Thực phẩm gây kích thích

Các đồ ăn thức uống chứa caffein như cafe, rượu, bia, thức uống có ga cũng như những thức ăn chứa gia vị cay nóng như tỏi, gừng, ớt, hạt tiêu, mù tạt,… không nên được tiêu thụ bởi người bị nứt kẽ hậu môn.

Bởi, điều này có thể gây kích thích và gia tăng sự co bóp cơ trơn trong hậu môn, dẫn đến sự căng thẳng trong khu vực bị tổn thương và gây đau.

Nứt kẽ hậu môn nên ăn gì
Để tránh gia tăng mức độ tổn thương, người bệnh nên tránh các thực phẩm có khả năng gây kích thích

III. Gợi ý thực đơn cho người bị nứt kẽ hậu môn

Dưới đây là thực đơn mẫu cho người bị nứt kẽ hậu môn trong vòng 7 ngày mà bạn có thể tham khảo và áp dụng. Tuy nhiên, hãy nhớ uống đủ nước, tăng cường chế độ ăn uống giàu chất xơ để duy trì trạng thái hydrat hóa và hỗ trợ tiêu hóa tốt nhất.

Bữa sáng

Bữa trưa

Bữa tối

Ngày 1  – Bánh mì lúa mạch (kèm mứt dâu và bơ hạt lanh)  – Cơm lứt trắng

 – Cá hồi nướng

 – Rau xà lách

 – Gà nướng

 – Khoai tây nghiền

 – Broccolini

Ngày 2  – Cháo yến mạch (kèm hạt óc chó)

 – ¼ quả dứa

 – Bánh sandwich thịt gà

 – Rau xanh

 – Nước cam

 – Cơm lứt trắng

 – Thịt bò nướng

 – Rau xà lách

Ngày 3  – Sữa chua kèm hạt lanh  – Cơm lứt trắng

 – Tôm hấp

 – Canh rau mồng tơi

 – Cơm lứt trắng

 – Cá hồi nướng (kèm quinoa và rau xanh)

Ngày 4  – Bánh mì nguyên hạt (kèm mứt lựu hoặc hạt lanh)  – Cơm lứt đen

 – Gà nướng

 – Bắp cải xào

 – Súp hải sản

 – Rau cải

Ngày 5  – 1 quả chuối chín

 – Hạt óc chó

 – Bánh sandwich thịt

 – Canh hạt sen

 – Rau xanh

 – Cơm lứt trắng

 – Cá ngừ nướng

 – Rau sống

Ngày 6  – Yoghurt

 – ¼ quả dứa

 – Cơm lứt trắng

 – Ức gà luộc

 – Rau xanh

 – 1 – 2 quả ngô nướng

 – 1 quả trứng gà

 – Rau xà lách

Ngày 7  – Cháo gạo lứt (kèm hạt óc chó)  – Súp đậu Hà Lan

 – Thịt gà

 – Rau sống

 – Cơm lứt trắng

 – Cá hồi nướng

 – Rau xanh

Ngoài chế độ ăn uống, người bệnh cũng nên thay đổi một vài thói quen tích cực trong sinh hoạt. Nếu tình trạng nứt kẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng hoặc không thuyên giảm sau một thời gian, hãy thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị chính xác.

IV. Chế độ sinh hoạt hỗ trợ điều trị nứt kẽ hậu môn

Theo nhiều nguồn tin cho biết, khi bị nứt kẽ hậu môn, người bệnh nên:

  • Kiêng quan hệ tình dục (đặc biệt là quan hệ qua lỗ hậu) cho đến khi khỏi bệnh
  • Duy trì vận động, thể dục thể thao thường xuyên
  • Tránh vận động mạnh, nhất là các tác động đến vùng hậu môn
Bị nứt kẽ hậu môn nên ăn gì
Người bị nứt kẽ hậu môn nên hạn chế vận động mạnh
  • Dùng giấy vệ sinh mềm mịn, không hóa chất và không sử dụng dung dịch tẩy rửa quá nhiều
  • Rèn thói quen đi đại tiện vào khung giờ cố định trong ngày (tốt nhất là ngay sau khi thức dậy)
  • Tìm hiểu các phương pháp điều trị hoặc hỗ trợ điều trị từ thiên nhiên như thuốc chống viêm, kem bôi làm dịu hậu môn dựa trên đánh giá từ bác sĩ chuyên khoa.

Tóm lại, tuy điều trị hoặc cải thiện nứt kẽ hậu môn không quá khó khăn nhưng người bệnh cũng nên lưu ý một số điểm quan trọng trong khâu ăn uống. Việc thực hiện chế độ ăn uống đúng cách có thể giảm tác động và rút ngắn quá trình chữa lành vết thương cho người bị nứt kẽ hậu môn.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết bị nứt kẽ hậu môn nên ăn gì, không nên ăn gì và một số thông tin liên quan. Đừng quên theo dõi nhiều bài viết khác của chúng tôi tại https://cotri.pro/ để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích khác về nứt kẽ hậu môn.

||Tham khảo bài viết khác:

Cập nhật lúc: 11/06/2024

Bài viêt liên quan

Xem thêm »
Loading...