Ngứa hậu môn là bệnh gì? Cách điều trị ngay hiệu quả nhanh
Mặc dù là hiện tượng phổ biến, thế nhưng ngứa hậu môn có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh có thể biến chuyển nặng nề; ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy ngứa hậu môn là bệnh gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau!
I. Hiện tượng ngứa hậu môn là bệnh gì?
Trước khi tìm hiểu ngứa hậu môn là bệnh gì, chúng ta cần có cái nhìn đúng và khách quan nhất về hiện tượng này.
Ngứa hậu môn là hiện tượng ngứa dữ dội, dai dẳng xung quanh hậu môn; gây ngứa ngáy, khó chịu. Mặc dù mức độ ngứa vùng hậu môn ở mỗi người là khác nhau, song, chúng đều có xu hướng tăng lên khi hậu môn bị gãi hoặc tiếp xúc với hơi ẩm.
Thông thường, ngứa hậu môn rất dễ nhận biết nhờ một số triệu chứng đặc trưng như:
- Đau nhức hậu môn
- Ngứa ngáy vùng hậu môn
- Hậu môn xuất hiện nhiều vết trầy xước
- Ngứa hậu môn khi đi cầu
- Vùng da quanh hậu môn dày bất thường
- Ngứa hậu môn kèm theo ngứa ở bộ phận sinh dục
- …
Trong trường hợp cơn ngứa trở nên dữ dội, xuất hiện với nhiều triệu chứng như: đau, bỏng rát,… người bệnh có thể không chịu được mà cần đến những phương pháp can thiệp kịp thời.
Có nhiều nguyên nhân gây ngứa hậu môn, bao gồm: vệ sinh không tốt, kích ứng vùng da hậu môn, bệnh lý,… Tuy nhiên, nhìn chung, chúng có thể chia ra thành 2 nhóm: nguyên nhân thứ phát và nguyên nhân nguyên phát. Cụ thể:
II. Nguyên nhân gây ngứa hậu môn
2.1 Nguyên nhân nguyên phát
Ngứa hậu môn do nguyên nhân nguyên phát là tình trạng phổ biến nhất nhưng chưa xác định được nguyên nhân cụ thể. Theo Cleveland Clinic – hệ thống Y tế hàn lâm phi lợi nhuận quốc tế, nguyên nhân nguyên phát ngứa hậu môn chủ yếu đến từ:
Nguyên nhân gây ngứa hậu môn | Giải thích chi tiết |
Da khô | Khi lớp biểu bì không đủ dầu tự nhiên để duy trì độ ẩm cũng như chức năng của chúng, da sẽ dễ bị kích ứng bởi các tác nhân bên ngoài (vi khuẩn, hóa chất hoặc các chất gây dị ứng); từ đó gây ngứa hậu môn. |
Vệ sinh không đúng cách | Sau mỗi lần đi vệ sinh, vùng da xung quanh hậu môn luôn trong tình trạng ẩm ướt. Vì thế, nếu không được vệ sinh đúng cách, “ổ vi khuẩn” tại vùng da quanh hậu môn sẽ có cơ hội phát triển và hoành hành. |
Dị ứng | Các hóa chất mạnh trong xà phòng, dung dịch vệ sinh hoặc mùi thơm trong giấy vệ sinh có thể là nguyên nhân khiến vùng da quanh hậu môn trở nên mẫn cảm, dễ kích thích và ngứa. |
Mặc đồ quá bó/chật | Nếu mặc quần áo bó sát hoặc những chất liệu co giãn không tốt, mồ hôi sẽ tiết ra nhiều hơn; gây ẩm ướt, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm men phát triển. |
2.2 Nguyên nhân thứ phát
Khác nguyên nhân nguyên phát, nguyên nhân thứ phát gây ngứa hậu môn chủ yếu đến từ những bệnh lý khác nhau. Do đó, “ngứa hậu môn là bệnh gì” luôn là chủ đề được người bệnh quan tâm hơn hết.
Dưới đây là một số bệnh lý điển hình gây ngứa hậu môn được nhiều chuyên gia ghi nhận:
Bệnh lý gây ngứa hậu môn | Giải thích chi tiết |
Nhiễm giun kim | Giun kim là một loại ký sinh trùng sống trong ruột người, thường gây ra triệu chứng ngứa hậu môn vào ban đêm. Sở dĩ, khi giun cái di chuyển từ ruột non lên trực tràng và đậu trứng xung quanh hậu môn, cơ thể sẽ có những phản ứng do phân giun gây ra. |
Rò hậu môn | Những vết rách trên ống hậu môn hoặc niêm mạc khiến dịch chảy ra ngoài, gây kích ứng da; dẫn đến ngứa và đau rát vùng hậu môn. |
Bệnh trĩ | Trĩ là hiện tượng các tĩnh mạch bị sưng to, hình thành bên trong/ngoài hậu môn, có khả năng tiết ra các dịch nhầy – yếu tố gây viêm nhiễm da hoặc viêm nhiễm phụ khoa – ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là khi đi đại tiện. |
Dị ứng thuốc | Dù hữu hiệu trong việc điều trị nhiễm trùng, thế nhưng đôi khi thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi trong đường ruột; gây mất cân bằng hệ vi sinh, tiêu chảy, nhiễm trùng nấm men và hàng hoạt triệu chứng khác, trong đó có ngứa rát, khó chịu vùng hậu môn. |
Nhiễm nấm Candida | Candida là loại nấm sinh trưởng và phát triển trong môi trường ẩm ướt, đặc biệt là trong hệ tiêu hóa và khu vực sinh dục.
Khi nấm Candida phát triển quá mức, chúng sẽ gây kích ứng, viêm nhiễm trong khu vực bị ảnh hưởng; dẫn đến các triệu chứng ngứa, đỏ, viêm tại hậu môn. |
Tiêu chảy kéo dài | Khi bị tiêu chảy kéo dài kết hợp với thói quen vệ sinh không đúng cách, phân có thể bị dính vào da hậu môn, gây kích ứng, ngứa và thậm chí là áp xe, mưng mủ. |
Bệnh tình dục | Một số bệnh tình dục có thể gây ngứa hậu môn phải kể đến mụn rộp, lậu, mụn cóc,… Trong đó, mụn cóc là nguyên nhân chủ yếu do virus HPV gây ra. |
Nguyên nhân khác | Nhão cơ vòng hậu môn, đái tháo đường, ung thư máu, tiểu đường loại 2, bạch cầu, suy thận,… đều là những bệnh lý khiến vùng da xung quanh hậu môn bị kích thích, tuy nhiên không nhiều. |
III. Quy trình chẩn đoán ngứa hậu môn
Để chẩn đoán chính xác ngứa hậu môn, đầu tiên, người bệnh cần cung cấp một vài thông tin quan trọng như:
- Thời gian xuất hiện triệu chứng ngứa hậu môn
- Các yếu tố nghi ngờ dẫn đến cảm giác ngứa
- Thói quen ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi gần đây
- Tiền sử bệnh lý, phẫu thuật trước đây
- Triệu chứng đại tiện hoặc tiểu tiện không kiểm soát (nếu có)
Tiếp đó, tùy vào từng mức độ của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân xét nghiệm kiểm tra giun kim, sinh thiết, kiểm tra nhiễm trùng bằng tăm bông hoặc kiểm tra trực tràng kỹ thuật số.
||Xem thêm: Trẻ bị ngứa hậu môn phải làm sao? có nguy hiểm không?
IV. 5 Cách điều trị ngứa hậu môn hiệu quả
Dựa vào từng nguyên nhân gây ngứa hậu môn mà người bệnh sẽ được đưa ra phương án điều trị thích hợp. Cụ thể:
Đối với ngứa hậu môn do nguyên phát, người bệnh cần mặc đồ thoải mái, co giãn tốt và tập trung cải thiện kỹ thuật vệ sinh sau khi đại tiện, lau khô hoặc bôi phấn rôm (nếu cần). Ngoài ra, để tránh tình trạng kích ứng, người bệnh nên ưu tiên lựa chọn sản phẩm làm sạch có thành phần lành tính, dịu nhẹ, đồng thời hạn chế chà xát quá mạnh trên vùng da bị tổn thương.
Trong trường hợp bị ngứa hậu môn thứ phát, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng một số giải pháp sau:
- Sử dụng Hydrocortisone không kê đơn: Bôi sản phẩm lên vùng da bị ngứa từ 2 – 3 lần/ngày.
- Dùng các loại thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống nấm
- Dùng kem bôi Capsaicin cho trường hợp ngứa hậu môn mãn tính
- Tiêm Methylen
- Chiếu Plasma hậu môn
Lưu ý: Không sử dụng dung dịch vệ sinh vùng kín hay xà phòng để vệ sinh vùng hậu môn khi đang bị ngứa, thay vào đó chỉ nên sử dụng vệ sinh hậu môn bằng nước ấm.
V. Bật mí cách phòng ngừa ngứa hậu môn
Sau khi đã biết ngứa hậu môn là bệnh gì, quy trình chẩn đoán cũng như cách điều trị ngứa hậu môn, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau để hỗ trợ quá trình điều trị hoặc phòng ngừa ngứa hậu môn đối với người chưa mắc.
- Sử dụng các loại giấy vệ sinh không mùi, chứa thành phần tự nhiên nhằm tránh kích thích da nhạy cảm.
- Tránh sử dụng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa, khử mùi mạnh.
- Tránh cọ xát mạnh và liên tục vào khu vực hậu môn
- Thay đồ lót thường xuyên, ưu tiên sử dụng loại có khả năng thấm hút mồ hôi tốt như cotton để hỗ trợ giảm độ ẩm trong khu vực hậu môn.
- Tránh tiêu thụ một số loại thực phẩm/đồ uống có thể gây ngứa hậu môn như sữa, đồ uống có gas, thực phẩm chứa nhiều axit,…
- Tăng cường bổ sung chất xơ, protein trong bữa ăn thường ngày nhằm duy trì sức khỏe toàn diện, hỗ trợ điều chỉnh chất lượng phân.
- Uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày (~2 lít nước) để giúp da mềm mịn, giảm kích ứng, đồng thời duy trì độ ẩm cần thiết cho quá trình tiêu hóa tự nhiên.
- Vận động thể dục đều đặn cũng góp phần quan trọng trong việc cải thiện tuần hoàn máu, duy trì sức khỏe tổng thể. Ngoài ra, tập thể dục còn có khả năng cung cấp dưỡng chất và oxy tới vùng da xung quanh hậu môn; giảm tình trạng viêm nhiễm, kích ứng hậu môn.
- Kiểm soát độ ẩm: Sử dụng các loại bột không chứa amiant hoặc kem chống ẩm dành riêng cho khu vực hậu môn góp phần ngăn ngừa nấm, vi khuẩn tích tụ, gây bệnh.
- Hạn chế ngồi quá lâu trên bề mặt cứng hoặc chỗ ngồi không thoải mái. Điều này giúp hậu môn giảm áp lực và ma sát.
- Sử dụng các sản phẩm có thành phần thảo dược tự nhiên như: ngải cứu, cúc tần, lá sung,… giúp tăng sức bền thành mạch, hỗ trợ săn se và dịu mát vùng hậu môn. Trong đó sản phẩm nổi bật, được nhiều chuyên gia khuyên dùng phải kể đến sản phẩm CotriPro.
VI. Câu hỏi thường gặp khi hậu môn bị ngứa rát
6.1 Ngứa hậu môn là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Như đã tìm hiểu, ngứa hậu môn có thể là triệu chứng của các bệnh lý như: trĩ, nhiễm nấm, bệnh tình dục,… Trong nhiều trường hợp, ngứa hậu môn không nguy hiểm và có thể cải thiện bằng cách vệ sinh đều đặn hoặc thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt.
Tuy nhiên, nếu các triệu chứng ngứa, rát không thuyên giảm, thậm chí trở nên trầm trọng hơn, người bệnh cần chủ động liên hệ với bác sĩ để được theo dõi, tầm soát kịp thời.
Một số dấu hiệu đáng lo ngại khi đi kèm triệu chứng ngứa hậu môn bao gồm:
- Chảy mủ hậu môn hoặc khu vực xung quanh
- Sa trĩ
- Vùng da xung quanh hậu môn bị xỉn màu
- Tiêu chảy kèm máu
6.2 Bị ngứa hậu môn sau khi đi vệ sinh có sao không?
Hậu môn bị ngứa sau khi đi vệ sinh thường xuất phát từ 2 nguyên nhân, đó là:
- Hậu môn chưa được vệ sinh kỹ: Chất thải sót lại sẽ khiến vùng da quanh hậu môn kích ứng, gây ngứa rát khó chịu.
- Hậu môn được vệ sinh quá kỹ: Chà xát hậu môn quá nhiều, quá mạnh sau khi đi vệ sinh có thể dẫn đến ngứa ngáy, dễ tổn thương vùng da quanh hậu môn.
Lúc này, việc thay đổi thói quen vệ sinh hậu môn có thể sẽ đem lại cải thiện tích cực. Tuy nhiên, nếu tình trạng này vẫn liên tục xảy ra và tiến triển nghiêm trọng hơn, người bệnh nên thăm khám để phát hiện sớm các vấn đề cần điều trị.
6.3 Thường xuyên bị ngứa hậu môn vào ban đêm là bệnh gì?
Nếu hậu môn bị ngứa vào ban đêm, giun kim có thể là “thủ phạm” chính. Loại ký sinh trùng này thường có xu hướng hoạt động nhiều hơn vào ban đêm, vì thế đây là thời điểm cảm giác ngứa ngáy xuất hiện dữ dội nhất.
6.4 Tại sao nên cảnh giác với bệnh ngứa hậu môn?
Nhiều người thắc mắc: “ngứa hậu môn vốn không quá nguy hiểm hay đe dọa đến tính mạng, vậy tại sao chúng ta cần cảnh giác cũng như điều trị sớm bệnh ngứa hậu môn?”.
Trên thực tế, ngứa hậu môn thường xuất phát từ thói quen không lành mạnh hoặc bệnh lý gây nên. Trong giai đoạn ban đầu, mọi người nên xác định được nguyên nhân gây bệnh là gì, từ đó có hướng giải quyết phù hợp. Nếu không, bệnh có thể diễn biến phức tạp, gây nhiều biến chứng gây ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống.
6.5 Bị ngứa hậu môn có phải bị trĩ không?
Trĩ là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng ngứa hậu môn. Song, đây không phải yếu tố duy nhất khiến vùng da hậu môn bị kích ứng.
Ngứa hậu môn có thể hình thành do mắc bệnh tình dục, thói quen vệ sinh, ăn uống,… Trong trường hợp này, người bệnh nên liên hệ sớm với bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.
6.6 Bị ngứa hậu môn khi mang thai có sao không?
Trong giai đoạn thai kỳ, cơ thể phụ nữ rất dễ bị ngứa hậu môn do giãn tĩnh mạch. Đối với trường hợp này, mẹ bầu nên trao đổi kỹ với bác sĩ để có phương án điều trị phù hợp. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc nhằm tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như thai nhi.
Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã có cái nhìn tổng quan về ngứa hậu môn là bệnh gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả. Dù không quá ảnh hưởng đến sức khỏe, thế nhưng người bệnh cũng nên quan tâm và điều trị dứt điểm từ sớm; giúp cải thiện chất lượng cuộc sống.
Ngoài ra, nếu bạn vẫn còn những băn khoăn, thắc mắc liên quan đến ngứa hậu môn và những giải pháp cải thiện an toàn, lành tính, vui lòng liên hệ 1800 6293 để được giải đáp chi tiết trong giờ hành chính!
||Tham khảo bài viết khác:
- Ngứa hậu môn do trĩ phải làm sao? cách chữa trị như thế nào?
- Ngứa hậu môn khám ở đâu? 10 địa chỉ uy tín tại Hà Nội, TP.HCM
- Cách chữa Ngứa hậu môn khi mang thai ảnh hưởng thai nhi
Ngứa hậu môn là bệnh gì? Cách điều trị ngay hiệu quả nhanh
Mặc dù là hiện tượng phổ biến, thế nhưng ngứa hậu môn có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh có thể biến chuyển nặng nề; ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy ngứa hậu môn là bệnh gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau!
I. Hiện tượng ngứa hậu môn là bệnh gì?
Trước khi tìm hiểu ngứa hậu môn là bệnh gì, chúng ta cần có cái nhìn đúng và khách quan nhất về hiện tượng này.
Ngứa hậu môn là hiện tượng ngứa dữ dội, dai dẳng xung quanh hậu môn; gây ngứa ngáy, khó chịu. Mặc dù mức độ ngứa vùng hậu môn ở mỗi người là khác nhau, song, chúng đều có xu hướng tăng lên khi hậu môn bị gãi hoặc tiếp xúc với hơi ẩm.
Thông thường, ngứa hậu môn rất dễ nhận biết nhờ một số triệu chứng đặc trưng như:
- Đau nhức hậu môn
- Ngứa ngáy vùng hậu môn
- Hậu môn xuất hiện nhiều vết trầy xước
- Ngứa hậu môn khi đi cầu
- Vùng da quanh hậu môn dày bất thường
- Ngứa hậu môn kèm theo ngứa ở bộ phận sinh dục
- …
Trong trường hợp cơn ngứa trở nên dữ dội, xuất hiện với nhiều triệu chứng như: đau, bỏng rát,… người bệnh có thể không chịu được mà cần đến những phương pháp can thiệp kịp thời.
Có nhiều nguyên nhân gây ngứa hậu môn, bao gồm: vệ sinh không tốt, kích ứng vùng da hậu môn, bệnh lý,… Tuy nhiên, nhìn chung, chúng có thể chia ra thành 2 nhóm: nguyên nhân thứ phát và nguyên nhân nguyên phát. Cụ thể:
II. Nguyên nhân gây ngứa hậu môn
2.1 Nguyên nhân nguyên phát
Ngứa hậu môn do nguyên nhân nguyên phát là tình trạng phổ biến nhất nhưng chưa xác định được nguyên nhân cụ thể. Theo Cleveland Clinic – hệ thống Y tế hàn lâm phi lợi nhuận quốc tế, nguyên nhân nguyên phát ngứa hậu môn chủ yếu đến từ:
Nguyên nhân gây ngứa hậu môn | Giải thích chi tiết |
Da khô | Khi lớp biểu bì không đủ dầu tự nhiên để duy trì độ ẩm cũng như chức năng của chúng, da sẽ dễ bị kích ứng bởi các tác nhân bên ngoài (vi khuẩn, hóa chất hoặc các chất gây dị ứng); từ đó gây ngứa hậu môn. |
Vệ sinh không đúng cách | Sau mỗi lần đi vệ sinh, vùng da xung quanh hậu môn luôn trong tình trạng ẩm ướt. Vì thế, nếu không được vệ sinh đúng cách, “ổ vi khuẩn” tại vùng da quanh hậu môn sẽ có cơ hội phát triển và hoành hành. |
Dị ứng | Các hóa chất mạnh trong xà phòng, dung dịch vệ sinh hoặc mùi thơm trong giấy vệ sinh có thể là nguyên nhân khiến vùng da quanh hậu môn trở nên mẫn cảm, dễ kích thích và ngứa. |
Mặc đồ quá bó/chật | Nếu mặc quần áo bó sát hoặc những chất liệu co giãn không tốt, mồ hôi sẽ tiết ra nhiều hơn; gây ẩm ướt, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm men phát triển. |
2.2 Nguyên nhân thứ phát
Khác nguyên nhân nguyên phát, nguyên nhân thứ phát gây ngứa hậu môn chủ yếu đến từ những bệnh lý khác nhau. Do đó, “ngứa hậu môn là bệnh gì” luôn là chủ đề được người bệnh quan tâm hơn hết.
Dưới đây là một số bệnh lý điển hình gây ngứa hậu môn được nhiều chuyên gia ghi nhận:
Bệnh lý gây ngứa hậu môn | Giải thích chi tiết |
Nhiễm giun kim | Giun kim là một loại ký sinh trùng sống trong ruột người, thường gây ra triệu chứng ngứa hậu môn vào ban đêm. Sở dĩ, khi giun cái di chuyển từ ruột non lên trực tràng và đậu trứng xung quanh hậu môn, cơ thể sẽ có những phản ứng do phân giun gây ra. |
Rò hậu môn | Những vết rách trên ống hậu môn hoặc niêm mạc khiến dịch chảy ra ngoài, gây kích ứng da; dẫn đến ngứa và đau rát vùng hậu môn. |
Bệnh trĩ | Trĩ là hiện tượng các tĩnh mạch bị sưng to, hình thành bên trong/ngoài hậu môn, có khả năng tiết ra các dịch nhầy – yếu tố gây viêm nhiễm da hoặc viêm nhiễm phụ khoa – ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là khi đi đại tiện. |
Dị ứng thuốc | Dù hữu hiệu trong việc điều trị nhiễm trùng, thế nhưng đôi khi thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi trong đường ruột; gây mất cân bằng hệ vi sinh, tiêu chảy, nhiễm trùng nấm men và hàng hoạt triệu chứng khác, trong đó có ngứa rát, khó chịu vùng hậu môn. |
Nhiễm nấm Candida | Candida là loại nấm sinh trưởng và phát triển trong môi trường ẩm ướt, đặc biệt là trong hệ tiêu hóa và khu vực sinh dục.
Khi nấm Candida phát triển quá mức, chúng sẽ gây kích ứng, viêm nhiễm trong khu vực bị ảnh hưởng; dẫn đến các triệu chứng ngứa, đỏ, viêm tại hậu môn. |
Tiêu chảy kéo dài | Khi bị tiêu chảy kéo dài kết hợp với thói quen vệ sinh không đúng cách, phân có thể bị dính vào da hậu môn, gây kích ứng, ngứa và thậm chí là áp xe, mưng mủ. |
Bệnh tình dục | Một số bệnh tình dục có thể gây ngứa hậu môn phải kể đến mụn rộp, lậu, mụn cóc,… Trong đó, mụn cóc là nguyên nhân chủ yếu do virus HPV gây ra. |
Nguyên nhân khác | Nhão cơ vòng hậu môn, đái tháo đường, ung thư máu, tiểu đường loại 2, bạch cầu, suy thận,… đều là những bệnh lý khiến vùng da xung quanh hậu môn bị kích thích, tuy nhiên không nhiều. |
III. Quy trình chẩn đoán ngứa hậu môn
Để chẩn đoán chính xác ngứa hậu môn, đầu tiên, người bệnh cần cung cấp một vài thông tin quan trọng như:
- Thời gian xuất hiện triệu chứng ngứa hậu môn
- Các yếu tố nghi ngờ dẫn đến cảm giác ngứa
- Thói quen ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi gần đây
- Tiền sử bệnh lý, phẫu thuật trước đây
- Triệu chứng đại tiện hoặc tiểu tiện không kiểm soát (nếu có)
Tiếp đó, tùy vào từng mức độ của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân xét nghiệm kiểm tra giun kim, sinh thiết, kiểm tra nhiễm trùng bằng tăm bông hoặc kiểm tra trực tràng kỹ thuật số.
||Xem thêm: Trẻ bị ngứa hậu môn phải làm sao? có nguy hiểm không?
IV. 5 Cách điều trị ngứa hậu môn hiệu quả
Dựa vào từng nguyên nhân gây ngứa hậu môn mà người bệnh sẽ được đưa ra phương án điều trị thích hợp. Cụ thể:
Đối với ngứa hậu môn do nguyên phát, người bệnh cần mặc đồ thoải mái, co giãn tốt và tập trung cải thiện kỹ thuật vệ sinh sau khi đại tiện, lau khô hoặc bôi phấn rôm (nếu cần). Ngoài ra, để tránh tình trạng kích ứng, người bệnh nên ưu tiên lựa chọn sản phẩm làm sạch có thành phần lành tính, dịu nhẹ, đồng thời hạn chế chà xát quá mạnh trên vùng da bị tổn thương.
Trong trường hợp bị ngứa hậu môn thứ phát, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng một số giải pháp sau:
- Sử dụng Hydrocortisone không kê đơn: Bôi sản phẩm lên vùng da bị ngứa từ 2 – 3 lần/ngày.
- Dùng các loại thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống nấm
- Dùng kem bôi Capsaicin cho trường hợp ngứa hậu môn mãn tính
- Tiêm Methylen
- Chiếu Plasma hậu môn
Lưu ý: Không sử dụng dung dịch vệ sinh vùng kín hay xà phòng để vệ sinh vùng hậu môn khi đang bị ngứa, thay vào đó chỉ nên sử dụng vệ sinh hậu môn bằng nước ấm.
V. Bật mí cách phòng ngừa ngứa hậu môn
Sau khi đã biết ngứa hậu môn là bệnh gì, quy trình chẩn đoán cũng như cách điều trị ngứa hậu môn, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau để hỗ trợ quá trình điều trị hoặc phòng ngừa ngứa hậu môn đối với người chưa mắc.
- Sử dụng các loại giấy vệ sinh không mùi, chứa thành phần tự nhiên nhằm tránh kích thích da nhạy cảm.
- Tránh sử dụng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa, khử mùi mạnh.
- Tránh cọ xát mạnh và liên tục vào khu vực hậu môn
- Thay đồ lót thường xuyên, ưu tiên sử dụng loại có khả năng thấm hút mồ hôi tốt như cotton để hỗ trợ giảm độ ẩm trong khu vực hậu môn.
- Tránh tiêu thụ một số loại thực phẩm/đồ uống có thể gây ngứa hậu môn như sữa, đồ uống có gas, thực phẩm chứa nhiều axit,…
- Tăng cường bổ sung chất xơ, protein trong bữa ăn thường ngày nhằm duy trì sức khỏe toàn diện, hỗ trợ điều chỉnh chất lượng phân.
- Uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày (~2 lít nước) để giúp da mềm mịn, giảm kích ứng, đồng thời duy trì độ ẩm cần thiết cho quá trình tiêu hóa tự nhiên.
- Vận động thể dục đều đặn cũng góp phần quan trọng trong việc cải thiện tuần hoàn máu, duy trì sức khỏe tổng thể. Ngoài ra, tập thể dục còn có khả năng cung cấp dưỡng chất và oxy tới vùng da xung quanh hậu môn; giảm tình trạng viêm nhiễm, kích ứng hậu môn.
- Kiểm soát độ ẩm: Sử dụng các loại bột không chứa amiant hoặc kem chống ẩm dành riêng cho khu vực hậu môn góp phần ngăn ngừa nấm, vi khuẩn tích tụ, gây bệnh.
- Hạn chế ngồi quá lâu trên bề mặt cứng hoặc chỗ ngồi không thoải mái. Điều này giúp hậu môn giảm áp lực và ma sát.
- Sử dụng các sản phẩm có thành phần thảo dược tự nhiên như: ngải cứu, cúc tần, lá sung,… giúp tăng sức bền thành mạch, hỗ trợ săn se và dịu mát vùng hậu môn. Trong đó sản phẩm nổi bật, được nhiều chuyên gia khuyên dùng phải kể đến sản phẩm CotriPro.
VI. Câu hỏi thường gặp khi hậu môn bị ngứa rát
6.1 Ngứa hậu môn là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Như đã tìm hiểu, ngứa hậu môn có thể là triệu chứng của các bệnh lý như: trĩ, nhiễm nấm, bệnh tình dục,… Trong nhiều trường hợp, ngứa hậu môn không nguy hiểm và có thể cải thiện bằng cách vệ sinh đều đặn hoặc thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt.
Tuy nhiên, nếu các triệu chứng ngứa, rát không thuyên giảm, thậm chí trở nên trầm trọng hơn, người bệnh cần chủ động liên hệ với bác sĩ để được theo dõi, tầm soát kịp thời.
Một số dấu hiệu đáng lo ngại khi đi kèm triệu chứng ngứa hậu môn bao gồm:
- Chảy mủ hậu môn hoặc khu vực xung quanh
- Sa trĩ
- Vùng da xung quanh hậu môn bị xỉn màu
- Tiêu chảy kèm máu
6.2 Bị ngứa hậu môn sau khi đi vệ sinh có sao không?
Hậu môn bị ngứa sau khi đi vệ sinh thường xuất phát từ 2 nguyên nhân, đó là:
- Hậu môn chưa được vệ sinh kỹ: Chất thải sót lại sẽ khiến vùng da quanh hậu môn kích ứng, gây ngứa rát khó chịu.
- Hậu môn được vệ sinh quá kỹ: Chà xát hậu môn quá nhiều, quá mạnh sau khi đi vệ sinh có thể dẫn đến ngứa ngáy, dễ tổn thương vùng da quanh hậu môn.
Lúc này, việc thay đổi thói quen vệ sinh hậu môn có thể sẽ đem lại cải thiện tích cực. Tuy nhiên, nếu tình trạng này vẫn liên tục xảy ra và tiến triển nghiêm trọng hơn, người bệnh nên thăm khám để phát hiện sớm các vấn đề cần điều trị.
6.3 Thường xuyên bị ngứa hậu môn vào ban đêm là bệnh gì?
Nếu hậu môn bị ngứa vào ban đêm, giun kim có thể là “thủ phạm” chính. Loại ký sinh trùng này thường có xu hướng hoạt động nhiều hơn vào ban đêm, vì thế đây là thời điểm cảm giác ngứa ngáy xuất hiện dữ dội nhất.
6.4 Tại sao nên cảnh giác với bệnh ngứa hậu môn?
Nhiều người thắc mắc: “ngứa hậu môn vốn không quá nguy hiểm hay đe dọa đến tính mạng, vậy tại sao chúng ta cần cảnh giác cũng như điều trị sớm bệnh ngứa hậu môn?”.
Trên thực tế, ngứa hậu môn thường xuất phát từ thói quen không lành mạnh hoặc bệnh lý gây nên. Trong giai đoạn ban đầu, mọi người nên xác định được nguyên nhân gây bệnh là gì, từ đó có hướng giải quyết phù hợp. Nếu không, bệnh có thể diễn biến phức tạp, gây nhiều biến chứng gây ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống.
6.5 Bị ngứa hậu môn có phải bị trĩ không?
Trĩ là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng ngứa hậu môn. Song, đây không phải yếu tố duy nhất khiến vùng da hậu môn bị kích ứng.
Ngứa hậu môn có thể hình thành do mắc bệnh tình dục, thói quen vệ sinh, ăn uống,… Trong trường hợp này, người bệnh nên liên hệ sớm với bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.
6.6 Bị ngứa hậu môn khi mang thai có sao không?
Trong giai đoạn thai kỳ, cơ thể phụ nữ rất dễ bị ngứa hậu môn do giãn tĩnh mạch. Đối với trường hợp này, mẹ bầu nên trao đổi kỹ với bác sĩ để có phương án điều trị phù hợp. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc nhằm tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như thai nhi.
Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã có cái nhìn tổng quan về ngứa hậu môn là bệnh gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả. Dù không quá ảnh hưởng đến sức khỏe, thế nhưng người bệnh cũng nên quan tâm và điều trị dứt điểm từ sớm; giúp cải thiện chất lượng cuộc sống.
Ngoài ra, nếu bạn vẫn còn những băn khoăn, thắc mắc liên quan đến ngứa hậu môn và những giải pháp cải thiện an toàn, lành tính, vui lòng liên hệ 1800 6293 để được giải đáp chi tiết trong giờ hành chính!
||Tham khảo bài viết khác:
- Ngứa hậu môn do trĩ phải làm sao? cách chữa trị như thế nào?
- Ngứa hậu môn khám ở đâu? 10 địa chỉ uy tín tại Hà Nội, TP.HCM
- Cách chữa Ngứa hậu môn khi mang thai ảnh hưởng thai nhi