Bệnh trĩ ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu & cách trị dứt điểm

Không chỉ người lớn mà trẻ em cũng có nguy cơ mắc trĩ. Vậy nguyên nhân gây bệnh trĩ ở trẻ em là gì? Nó có nguy hiểm không, làm thế nào để điều trị dứt điểm? Tham khảo ngay những kiến thức về bệnh trĩ ở trẻ em để có biện pháp chữa trị và phòng ngừa kịp thời.

I. Tìm hiểu về bệnh trĩ ở trẻ em

Bệnh trĩ ở trẻ em xảy ra là do tình trạng gia tăng áp lực lên thành tĩnh mạch hậu môn dẫn tới tình trạng căng phồng quá mức các tĩnh mạch khiến tĩnh mạch phình to thành búi trĩ. Những triệu chứng kèm theo gồm đau rát hậu môn và chảy máu hậu môn. 

Bệnh trĩ ở trẻ em
Bệnh trĩ ở trẻ em

Bệnh được phân thành 3 loại chính là: 

  • Trĩ ngoại: Trĩ ngoại là bệnh xuất hiện ở bên ngoài thành mạch hậu môn, búi trĩ sa xuống có thể nhìn hoặc sờ thấy được. 
  • Trĩ nội: Hình thành trong ống hậu môn và khó nhận biết sớm bệnh bằng cách quan sát được. Biểu hiện ban đầu là đau rát hậu môn và chảy máu búi trĩ. Khi trĩ ở giai đoạn nặng thì búi trĩ lòi ra ngoài mới có thể quan sát được.
  • Trĩ hỗn hợp: Nó xuất hiện đồng thời cả ở trĩ nội và trĩ ngoại, cùng một lúc gây nên các triệu chứng khá nghiêm trọng.

II. Dấu hiệu bệnh trĩ ở trẻ em

Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ mới tập đi hay trẻ sơ sinh không có khả năng diễn đạt điều gì đang xảy ra khiến chúng khó chịu. Thế nên, các bậc phụ huynh cần theo dõi và để ý đến một vài triệu chứng của bệnh trĩ nhất định để xác định bé có đang bị bệnh trĩ không.

Dấu hiệu bệnh trĩ ở trẻ em
Dấu hiệu trẻ có nguy cơ mắc bệnh trĩ

Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy trẻ đang có nguy cơ mắc bệnh trĩ:

  • Trẻ bị táo bón kéo dài, đi đại tiện khó khăn, kèm theo chảy máu.
  • Ngứa nóng ở hậu môn là do búi trĩ đã lòi ra ngoài và làm cho dịch hậu môn bị rỉ ra ngoài và vi khuẩn có điều kiện xâm nhập gây ra ngứa;
  • Sau đại tiện thì hậu môn của trẻ thường có xu hướng sưng nặng hơn;
  • Trẻ quấy khóc và khó chịu mỗi lần đi đại tiện;
  • Có những khối u sưng, cứng ở xung quanh hậu môn trẻ.

||Xem thêm: Bệnh trĩ thường gặp ở độ tuổi nào? Độ tuổi nào dễ mắc trĩ

III. Nguyên nhân bị bệnh trĩ ở trẻ em

Sở dĩ trẻ em cũng có thể mắc bệnh trĩ là do:

3.1 Bị táo bón lâu ngày

Nguyên nhân bị bệnh trĩ ở trẻ em
Táo bón – Nguyên nhân chính khiến trẻ bị trĩ

Nếu không nạp đủ chất xơ, trẻ sẽ có nguy cơ bị táo bón kéo dài và gây ra bệnh trĩ.  Điều này xảy ra khi trẻ không thích ăn rau củ và cha mẹ cũng không lưu ý đến vấn đề này trong suốt thời gian dài. Trẻ bị thiếu chất xơ và kết quả là táo bón lâu ngày sinh ra trĩ ở trẻ. 

3.2 Thể trạng

Trong quá trình phát triển, hoàn thiện chức năng của cơ thể, cơ hậu môn của trẻ vẫn còn yếu, cộng với tình trạng dây chằng, trực tràng hoạt động chưa thực sự hiệu quả. Trong khi đó, cấu trúc trực tràng và xương lại nằm trên cùng 1 đường thẳng nên trực tràng dễ bị đẩy lên cao, từ đó sinh ra bệnh trĩ ở trẻ em. 

3.3 Thời gian ngồi bô quá lâu

Bệnh trĩ ở trẻ em
Trẻ ngồi bô quá lâu sẽ tạo điều kiện cho các búi trĩ hình thành

Để trẻ ngồi bô quá lâu vô tình trẻ đã làm tăng áp lực lên các đám tĩnh mạch ở hậu môn. Điều này làm cản trở hồi lưu tĩnh mạch và tạo điều kiện cho búi trĩ hình thành.

Ngoài những nguyên nhân trên thì trẻ em còn có thể bị trĩ do:

  • Uống thiếu nước, thời gian ngồi trên bề mặt cứng quá lâu;
  • Thường xuyên quấy khóc dữ dội làm tăng áp lực ổ bụng và khiến cho máu dồn về vùng chậu, kết quả là ứ đọng máu ở trực tràng;
  • Di truyền ngay từ những tuần đầu sau sinh và trẻ sẽ có dấu hiệu của bệnh trĩ.

IV. Bệnh trĩ ở trẻ em có nguy hiểm không?

Trĩ là bệnh lý lành tính, tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời thì nó không chỉ gây ra khó chịu, đau đớn mà còn dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng khác. Chẳng hạn như nhiễm trùng vùng hậu môn, nhiễm trùng máu, biến chứng hoại tử búi trĩ,…. Vì vậy, nếu trẻ có những dấu hiệu trĩ, ba mẹ cần tìm phương án điều trị sớm nhất.

V. Cách trị bệnh trĩ ở trẻ em

Để điều trị bệnh trĩ cho trẻ em, các bậc phụ huynh cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh trĩ để từ đó có phương án điều trị hiệu quả nhất. Dưới đây là 1 số phương pháp trị bệnh hiệu quả:

5.1 Massage bụng để bé dễ đi cầu hơn

Cách trị bệnh trĩ ở trẻ em
Massage bụng – cách trị táo bón hiệu quả

Nếu trẻ bị trĩ do táo bón lâu ngày thì ba mẹ có thể massage bụng để bé dễ đi cầu hơn. Cho bé nằm ngửa trên giường rồi dùng phần gốc bàn tay áp sát vào cơ bụng trẻ. Thực hiện xoa từ bụng trên bên phải sang bụng trên bên trái rồi xuống bụng dưới bên phải. Thực hiện xoa, xoay, day, đẩy như vậy rồi tiến hành tuần tự ngược lại.

Mỗi ngày xoa từ 2 – 3 lần và mỗi lần thực hiện massage trong 10 phút cho tới khi nào trẻ đi đại tiện được. Lưu ý, không nên thực hiện quá mạnh tay và duy trì từ 1 – 2 tuần để tác dụng điều trị được củng cố.

5.2 Xông hậu môn với hoa cúc

Xông hậu môn với hoa cúc cũng là cách chữa bệnh trĩ ở trẻ em khá hiệu quả. Hơi ấm của nước hoa cúc vừa có tác dụng xoa dịu cơn đau, vừa giúp tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể, từ đó giảm áp lực đè nén lên các tĩnh mạch trĩ.

 – Cách thực hiện: Cho hoa cúc vào 0.5 lít nước nóng và ngâm trong 5 phút. Sau đó, thực hiện xông hậu môn cho bé bằng hơi nước từ 5 – 6 phút. Lưu ý, thực hiện từ 1 – 2 lần mỗi ngày và làm liên tục trong 1 tuần.

5.3 Dùng gel bôi trĩ dành cho trẻ em 

cách trị bệnh trĩ ở trẻ em
Gel bôi trĩ dành cho trẻ em

Sử dụng sản phẩm bôi tại chỗ là lựa chọn tốt nhất dành cho bé, đặc biệt là ở giai đoạn đầu. Bởi các sản phẩm kem bôi thường có tác dụng ngay tại vị trí tổn thương, giảm thiểu các triệu chứng khó chịu nhanh chóng. Đặc biệt, do có thành phần từ nguyên liệu thiên nhiên nên có độ an toàn cao và sản phẩm không hấp thụ toàn thân, chẳng như sản phẩm Cotripro Gel.

Tìm mua đúng nhà thuốc có bán COTRIPRO Gel Ở ĐÂY

Bấm VÀO ĐÂY để đặt giao tận nơi sản phẩm bôi Trĩ

Cotripro Gel – sản phẩm được sản xuất dưới dạng gel bôi với các thành phần được chiết xuất từ thiên nhiên bởi công nghệ tiên tiến, giúp co trĩ, giảm đau rát nhanh chóng. Với công dụng giúp thấm trực tiếp vào búi trĩ, giảm đau rát, làm săn se và co búi trĩ hiệu quả. Hiện nay, Cotripro Gel đã được xuất khẩu và cấp nhãn hiệu bảo hộ độc quyền tại Mỹ.

5.4 Phẫu thuật cắt trĩ (ít áp dụng)

Phương pháp phẫu thuật được xem xét cuối cùng khi những phương án điều trị nội khoa không đem lại hiệu quả. Nhưng nói chung, việc phẫu thuật cắt trĩ ở trẻ em khá hiếm gặp.

VI. Cách phòng ngừa bệnh trĩ ở trẻ em

Như đã nói ở trên, căn bệnh này có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, kể cả trẻ nhỏ. Do vậy để phòng ngừa bệnh trĩ thì cha mẹ nên cải thiện một số thói quen ăn uống, sinh hoạt của trẻ. 

6.1 Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, ăn nhiều trái cây, rau củ

cách phòng ngừa bệnh trĩ ở trẻ em
Cho trẻ ăn nhiều rau củ, chất xơ, hạn chế táo bón

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tăng cường sử dụng rau củ, trái cây không chỉ giúp bé có chế độ dinh dưỡng đầy đủ hơn, mà nó còn giúp quá trình tiêu hóa của trẻ được dễ dàng hơn. Ngoài ra, cần hạn chế thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, quá mặn hoặc quá cay đều khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị rối loạn, táo bón nghiêm trọng hơn.

Một số thực phẩm đặc biệt hiệu quả trong việc giảm thiểu các triệu chứng bệnh trĩ như ngũ cốc nguyên hạt, cây họ đậu, hoa quả, rau, đồ ăn lỏng, mềm,…. Mỗi ngày nên cho trẻ ăn khoảng 300gr rau tươi, hoặc các loại nước ép thay thế cũng rất tốt.

6.2 Cho trẻ uống đủ nước

Nước cung cấp lượng khoáng chất cần thiết để cơ thể trẻ hoạt động khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng. Ngoài ra, nó cũng có tác dụng làm mềm phân và giúp hệ tiêu hóa được bôi trơn. Vì vậy, hãy cho bé uống đủ nước hoặc các loại nước ép để cải thiện bệnh trĩ ở trẻ em một cách tự nhiên.

6.3 Tập cho trẻ thói quen đi đại tiện đúng giờ

Bệnh trĩ ở trẻ em
Tập thói quen để trẻ đi đại tiện đúng giờ

Hãy tập thói quen đi đại tiện đúng giờ cho trẻ vào mỗi sáng sau khi thức dậy. Để thực hiện điều này không hề đơn giản, bởi giờ giấc sinh hoạt của trẻ nhỏ cũng khác với người lớn. Tuy nhiên, hãy cố gắng để bé đi đại tiện mỗi ngày 1 lần để nhu động ruột già hoạt động tự nhiên. Từ đó, phòng ngừa hiện tượng táo bón, mắc trĩ ở trẻ nhỏ.

6.4 Giữ vệ sinh sạch sẽ sau khi đi đại tiện

Giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ sau khi đi đại tiện bằng cách rửa hậu môn bằng nước ấm rồi lau khô. Trường hợp trẻ em đã bị mắc trĩ, hãy dùng nước ấm pha muối loãng hoặc thuốc sát trùng Bentadin 2% pha với nước ấm, rửa nhẹ nhàng phần hậu môn của trẻ, rồi lau sạch bằng khăn mềm.

Bệnh trĩ ở trẻ em cũng nghiêm trọng và phát triển nhanh không kém so với bệnh trĩ ở người trưởng thành. Vì vậy, việc nếu trẻ nhỏ có các dấu hiệu bị trĩ, cha mẹ cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

||Tham khảo bài viết khác:

Cập nhật lúc: 11/06/2024

Bệnh trĩ ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu & cách trị dứt điểm

Không chỉ người lớn mà trẻ em cũng có nguy cơ mắc trĩ. Vậy nguyên nhân gây bệnh trĩ ở trẻ em là gì? Nó có nguy hiểm không, làm thế nào để điều trị dứt điểm? Tham khảo ngay những kiến thức về bệnh trĩ ở trẻ em để có biện pháp chữa trị và phòng ngừa kịp thời.

I. Tìm hiểu về bệnh trĩ ở trẻ em

Bệnh trĩ ở trẻ em xảy ra là do tình trạng gia tăng áp lực lên thành tĩnh mạch hậu môn dẫn tới tình trạng căng phồng quá mức các tĩnh mạch khiến tĩnh mạch phình to thành búi trĩ. Những triệu chứng kèm theo gồm đau rát hậu môn và chảy máu hậu môn. 

Bệnh trĩ ở trẻ em
Bệnh trĩ ở trẻ em

Bệnh được phân thành 3 loại chính là: 

  • Trĩ ngoại: Trĩ ngoại là bệnh xuất hiện ở bên ngoài thành mạch hậu môn, búi trĩ sa xuống có thể nhìn hoặc sờ thấy được. 
  • Trĩ nội: Hình thành trong ống hậu môn và khó nhận biết sớm bệnh bằng cách quan sát được. Biểu hiện ban đầu là đau rát hậu môn và chảy máu búi trĩ. Khi trĩ ở giai đoạn nặng thì búi trĩ lòi ra ngoài mới có thể quan sát được.
  • Trĩ hỗn hợp: Nó xuất hiện đồng thời cả ở trĩ nội và trĩ ngoại, cùng một lúc gây nên các triệu chứng khá nghiêm trọng.

II. Dấu hiệu bệnh trĩ ở trẻ em

Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ mới tập đi hay trẻ sơ sinh không có khả năng diễn đạt điều gì đang xảy ra khiến chúng khó chịu. Thế nên, các bậc phụ huynh cần theo dõi và để ý đến một vài triệu chứng của bệnh trĩ nhất định để xác định bé có đang bị bệnh trĩ không.

Dấu hiệu bệnh trĩ ở trẻ em
Dấu hiệu trẻ có nguy cơ mắc bệnh trĩ

Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy trẻ đang có nguy cơ mắc bệnh trĩ:

  • Trẻ bị táo bón kéo dài, đi đại tiện khó khăn, kèm theo chảy máu.
  • Ngứa nóng ở hậu môn là do búi trĩ đã lòi ra ngoài và làm cho dịch hậu môn bị rỉ ra ngoài và vi khuẩn có điều kiện xâm nhập gây ra ngứa;
  • Sau đại tiện thì hậu môn của trẻ thường có xu hướng sưng nặng hơn;
  • Trẻ quấy khóc và khó chịu mỗi lần đi đại tiện;
  • Có những khối u sưng, cứng ở xung quanh hậu môn trẻ.

||Xem thêm: Bệnh trĩ thường gặp ở độ tuổi nào? Độ tuổi nào dễ mắc trĩ

III. Nguyên nhân bị bệnh trĩ ở trẻ em

Sở dĩ trẻ em cũng có thể mắc bệnh trĩ là do:

3.1 Bị táo bón lâu ngày

Nguyên nhân bị bệnh trĩ ở trẻ em
Táo bón – Nguyên nhân chính khiến trẻ bị trĩ

Nếu không nạp đủ chất xơ, trẻ sẽ có nguy cơ bị táo bón kéo dài và gây ra bệnh trĩ.  Điều này xảy ra khi trẻ không thích ăn rau củ và cha mẹ cũng không lưu ý đến vấn đề này trong suốt thời gian dài. Trẻ bị thiếu chất xơ và kết quả là táo bón lâu ngày sinh ra trĩ ở trẻ. 

3.2 Thể trạng

Trong quá trình phát triển, hoàn thiện chức năng của cơ thể, cơ hậu môn của trẻ vẫn còn yếu, cộng với tình trạng dây chằng, trực tràng hoạt động chưa thực sự hiệu quả. Trong khi đó, cấu trúc trực tràng và xương lại nằm trên cùng 1 đường thẳng nên trực tràng dễ bị đẩy lên cao, từ đó sinh ra bệnh trĩ ở trẻ em. 

3.3 Thời gian ngồi bô quá lâu

Bệnh trĩ ở trẻ em
Trẻ ngồi bô quá lâu sẽ tạo điều kiện cho các búi trĩ hình thành

Để trẻ ngồi bô quá lâu vô tình trẻ đã làm tăng áp lực lên các đám tĩnh mạch ở hậu môn. Điều này làm cản trở hồi lưu tĩnh mạch và tạo điều kiện cho búi trĩ hình thành.

Ngoài những nguyên nhân trên thì trẻ em còn có thể bị trĩ do:

  • Uống thiếu nước, thời gian ngồi trên bề mặt cứng quá lâu;
  • Thường xuyên quấy khóc dữ dội làm tăng áp lực ổ bụng và khiến cho máu dồn về vùng chậu, kết quả là ứ đọng máu ở trực tràng;
  • Di truyền ngay từ những tuần đầu sau sinh và trẻ sẽ có dấu hiệu của bệnh trĩ.

IV. Bệnh trĩ ở trẻ em có nguy hiểm không?

Trĩ là bệnh lý lành tính, tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời thì nó không chỉ gây ra khó chịu, đau đớn mà còn dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng khác. Chẳng hạn như nhiễm trùng vùng hậu môn, nhiễm trùng máu, biến chứng hoại tử búi trĩ,…. Vì vậy, nếu trẻ có những dấu hiệu trĩ, ba mẹ cần tìm phương án điều trị sớm nhất.

V. Cách trị bệnh trĩ ở trẻ em

Để điều trị bệnh trĩ cho trẻ em, các bậc phụ huynh cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh trĩ để từ đó có phương án điều trị hiệu quả nhất. Dưới đây là 1 số phương pháp trị bệnh hiệu quả:

5.1 Massage bụng để bé dễ đi cầu hơn

Cách trị bệnh trĩ ở trẻ em
Massage bụng – cách trị táo bón hiệu quả

Nếu trẻ bị trĩ do táo bón lâu ngày thì ba mẹ có thể massage bụng để bé dễ đi cầu hơn. Cho bé nằm ngửa trên giường rồi dùng phần gốc bàn tay áp sát vào cơ bụng trẻ. Thực hiện xoa từ bụng trên bên phải sang bụng trên bên trái rồi xuống bụng dưới bên phải. Thực hiện xoa, xoay, day, đẩy như vậy rồi tiến hành tuần tự ngược lại.

Mỗi ngày xoa từ 2 – 3 lần và mỗi lần thực hiện massage trong 10 phút cho tới khi nào trẻ đi đại tiện được. Lưu ý, không nên thực hiện quá mạnh tay và duy trì từ 1 – 2 tuần để tác dụng điều trị được củng cố.

5.2 Xông hậu môn với hoa cúc

Xông hậu môn với hoa cúc cũng là cách chữa bệnh trĩ ở trẻ em khá hiệu quả. Hơi ấm của nước hoa cúc vừa có tác dụng xoa dịu cơn đau, vừa giúp tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể, từ đó giảm áp lực đè nén lên các tĩnh mạch trĩ.

 – Cách thực hiện: Cho hoa cúc vào 0.5 lít nước nóng và ngâm trong 5 phút. Sau đó, thực hiện xông hậu môn cho bé bằng hơi nước từ 5 – 6 phút. Lưu ý, thực hiện từ 1 – 2 lần mỗi ngày và làm liên tục trong 1 tuần.

5.3 Dùng gel bôi trĩ dành cho trẻ em 

cách trị bệnh trĩ ở trẻ em
Gel bôi trĩ dành cho trẻ em

Sử dụng sản phẩm bôi tại chỗ là lựa chọn tốt nhất dành cho bé, đặc biệt là ở giai đoạn đầu. Bởi các sản phẩm kem bôi thường có tác dụng ngay tại vị trí tổn thương, giảm thiểu các triệu chứng khó chịu nhanh chóng. Đặc biệt, do có thành phần từ nguyên liệu thiên nhiên nên có độ an toàn cao và sản phẩm không hấp thụ toàn thân, chẳng như sản phẩm Cotripro Gel.

Tìm mua đúng nhà thuốc có bán COTRIPRO Gel Ở ĐÂY

Bấm VÀO ĐÂY để đặt giao tận nơi sản phẩm bôi Trĩ

Cotripro Gel – sản phẩm được sản xuất dưới dạng gel bôi với các thành phần được chiết xuất từ thiên nhiên bởi công nghệ tiên tiến, giúp co trĩ, giảm đau rát nhanh chóng. Với công dụng giúp thấm trực tiếp vào búi trĩ, giảm đau rát, làm săn se và co búi trĩ hiệu quả. Hiện nay, Cotripro Gel đã được xuất khẩu và cấp nhãn hiệu bảo hộ độc quyền tại Mỹ.

5.4 Phẫu thuật cắt trĩ (ít áp dụng)

Phương pháp phẫu thuật được xem xét cuối cùng khi những phương án điều trị nội khoa không đem lại hiệu quả. Nhưng nói chung, việc phẫu thuật cắt trĩ ở trẻ em khá hiếm gặp.

VI. Cách phòng ngừa bệnh trĩ ở trẻ em

Như đã nói ở trên, căn bệnh này có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, kể cả trẻ nhỏ. Do vậy để phòng ngừa bệnh trĩ thì cha mẹ nên cải thiện một số thói quen ăn uống, sinh hoạt của trẻ. 

6.1 Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, ăn nhiều trái cây, rau củ

cách phòng ngừa bệnh trĩ ở trẻ em
Cho trẻ ăn nhiều rau củ, chất xơ, hạn chế táo bón

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tăng cường sử dụng rau củ, trái cây không chỉ giúp bé có chế độ dinh dưỡng đầy đủ hơn, mà nó còn giúp quá trình tiêu hóa của trẻ được dễ dàng hơn. Ngoài ra, cần hạn chế thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, quá mặn hoặc quá cay đều khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị rối loạn, táo bón nghiêm trọng hơn.

Một số thực phẩm đặc biệt hiệu quả trong việc giảm thiểu các triệu chứng bệnh trĩ như ngũ cốc nguyên hạt, cây họ đậu, hoa quả, rau, đồ ăn lỏng, mềm,…. Mỗi ngày nên cho trẻ ăn khoảng 300gr rau tươi, hoặc các loại nước ép thay thế cũng rất tốt.

6.2 Cho trẻ uống đủ nước

Nước cung cấp lượng khoáng chất cần thiết để cơ thể trẻ hoạt động khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng. Ngoài ra, nó cũng có tác dụng làm mềm phân và giúp hệ tiêu hóa được bôi trơn. Vì vậy, hãy cho bé uống đủ nước hoặc các loại nước ép để cải thiện bệnh trĩ ở trẻ em một cách tự nhiên.

6.3 Tập cho trẻ thói quen đi đại tiện đúng giờ

Bệnh trĩ ở trẻ em
Tập thói quen để trẻ đi đại tiện đúng giờ

Hãy tập thói quen đi đại tiện đúng giờ cho trẻ vào mỗi sáng sau khi thức dậy. Để thực hiện điều này không hề đơn giản, bởi giờ giấc sinh hoạt của trẻ nhỏ cũng khác với người lớn. Tuy nhiên, hãy cố gắng để bé đi đại tiện mỗi ngày 1 lần để nhu động ruột già hoạt động tự nhiên. Từ đó, phòng ngừa hiện tượng táo bón, mắc trĩ ở trẻ nhỏ.

6.4 Giữ vệ sinh sạch sẽ sau khi đi đại tiện

Giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ sau khi đi đại tiện bằng cách rửa hậu môn bằng nước ấm rồi lau khô. Trường hợp trẻ em đã bị mắc trĩ, hãy dùng nước ấm pha muối loãng hoặc thuốc sát trùng Bentadin 2% pha với nước ấm, rửa nhẹ nhàng phần hậu môn của trẻ, rồi lau sạch bằng khăn mềm.

Bệnh trĩ ở trẻ em cũng nghiêm trọng và phát triển nhanh không kém so với bệnh trĩ ở người trưởng thành. Vì vậy, việc nếu trẻ nhỏ có các dấu hiệu bị trĩ, cha mẹ cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

||Tham khảo bài viết khác:

Cập nhật lúc: 11/06/2024

Bài viêt liên quan

Xem thêm »
Loading...