Bệnh trĩ thường gặp ở độ tuổi nào? Độ tuổi nào dễ mắc trĩ
Bệnh trĩ gây ra nhiều đau đớn, khó chịu trong cuộc sống và sinh hoạt của người mắc bệnh. Tuy nhiên, hiện nay độ tuổi mắc trĩ ngày càng trẻ hóa và gây ra nhiều lo lắng. Vậy bệnh trĩ thường gặp ở độ tuổi nào, và người trẻ có dễ mắc trĩ không?
I. Bệnh trĩ thường gặp ở độ tuổi nào?
Theo các chuyên gia, hiện nay có tới hơn 50% dân số mắc bệnh trĩ, thậm chí những bạn trẻ đang trong độ tuổi đi học cũng có thể mắc bệnh này. Đây là con số đáng báo động, nó có thể gây ra nhiều hệ lụy trong đời sống và sinh hoạt. Dưới đây là những độ tuổi thường gặp khi mắc phải bệnh trĩ.
- Người từ 45 – 65 tuổi: Bệnh trĩ thường gặp ở độ tuổi nào? – Theo nghiên cứu, tỷ lệ người mắc bệnh trong độ tuổi từ 51 – 60 chiếm tới 74.1%, và trên 60 tuổi là 75.5%. Đây là những độ tuổi dễ mắc bệnh nhất do hệ thống hậu môn – trực tràng trong quá trình lão hóa, giảm khả năng đàn hồi và suy yếu. Bên cạnh đó, người trong độ tuổi này cũng dễ mắc trĩ do xương khớp thoái hóa dẫn tới ít vận động và sức khỏe suy yếu.
- Người từ 20 tuổi trở lên: Có nhiều người thường cho rằng, những người trong độ tuổi từ 20 trở nên có sức khỏe rất tốt, cơ thể vẫn còn khả năng đàn hồi nên khả năng mắc trĩ là rất thấp. Tuy nhiên, đây cũng là nhóm người dễ mắc trĩ nhất do những thói quen ăn uống thiếu khoa học, ăn nhiều tinh bột, đường, thức ăn cay nóng và uống nhiều rượu bia.
Hơn thế, những bạn trẻ ngày nay còn có thói quen ít vận động, hoặc gặp những vấn đề về tiêu hóa, đặc biệt là táo bón nên dễ mắc bệnh trĩ.
- Trẻ nhỏ: Ngày nay, trẻ nhỏ cũng là đối tượng dễ mắc trĩ do lười ăn rau xanh, thích đồ ăn nhanh và không biết cách giữ vùng hậu môn sạch sẽ. Việc hình thành bệnh trĩ ở trẻ em một phần là do cuộc sống bận rộng nên cha mẹ tạo thói quen không tốt cho trẻ khi thường xuyên để trẻ tiêu hóa, táo bón. Tình trạng này nếu để xảy ra thường xuyên sẽ tạo điều kiện để hình thành bệnh trĩ.
>>>||Bạn có biết: Bệnh trĩ có mấy cấp độ | Biểu hiện của từng cấp độ như nào?
II. Người trẻ có mắc bệnh trĩ không?
Như đã đề cập ở trên, nhóm tuổi từ 20 trở lên cũng rất dễ mắc phải bệnh trĩ. Điều này thật ra cũng không quá khó lý giải, bởi sở dĩ độ tuổi mắc bệnh ngày càng trẻ hóa là do những nguyên nhân sau:
2.1 Đặc thù công việc
Hiện nay, các công việc văn phòng có tính chất đặc thù phải ngồi và đứng một chỗ trong thời gian dài. Việc ở yên một tư thế quá lâu sẽ khiến máu khó lưu thông, tạo điều kiện tốt cho búi trĩ phát triển.
2.2 Lười uống nước
Đa số các bạn trẻ hiện nay đều không ý thức được tầm quan trọng của nước đối với cơ thể. Tuy nhiên, việc lười uống nước trong thời gian dài có thể ảnh hưởng tới hoạt động trao đổi chất, gây thiếu nước và khó tiêu hóa thức ăn. Từ đó dẫn tới việc dễ táo bón làm búi trĩ bị đẩy ra ngoài gây bệnh.
2.3 Béo phì
Các bạn trẻ hiện nay thường xuyên sử dụng thức ăn, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, rượu bia, chất kích thích, ăn thiếu chất xơ, dẫn tới tình trạng rối loạn tiêu hóa. Đặc biệt, việc ăn uống thiếu khoa học sẽ làm cơ thể thiếu nước, phân khô, gây trĩ dù đang trong độ tuổi rất trẻ.
III. Đối tượng nào có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ?
Theo các chuyên gia, những người có nguy cơ mắc trĩ cao nhất gồm:
- Phụ nữ mang thai và sinh con: Đây là đối tượng dễ mắc trĩ nhất do việc mang thai, sinh nở khiến hậu môn và trực tràng phải chịu nhiều áp lực do kích thước của thai nhi. Hơn thế, trong giai đoạn mang thai, bà bầu thường xuyên bị táo bón nên rất dễ gây bệnh.
- Người lao động nặng nhọc hoặc lười vận động: Người thường xuyên ngồi lâu một chỗ như nhân viên văn phòng, lái xe là những đối tượng có nguy cơ mắc trĩ cao. Hoặc những người thường xuyên phải lao động nặng nhọc như thợ xây, công nhân, bốc vác cũng là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao.
- Người thường gặp vấn đề về đường ruột: Những người thường xuyên gặp các vấn đề về hậu môn, đường ruột, trực tràng như tiêu chảy, táo bón trong thời gian dài cũng là đối tượng dễ mắc bệnh trĩ nhất.
IV. Tác hại của bệnh trĩ gây ra đối với mọi lứa tuổi
Dù không quá nguy hiểm và không gây tử vong, nhưng tác hại của trĩ dành cho người bệnh lại rất lớn. Cụ thể:
- Người bệnh có nguy cơ thiếu máu do xảy ra tình trạng chảy máu hậu môn mỗi khi đi cầu.
- Nghẹt búi trĩ do động mạch không ngừng đưa máu vào bên trong búi trĩ và khiến cho búi trĩ phát triển to lên, cứng và ngày càng đau hơn. Có những trường hợp nghẹt búi trĩ có thể gây nhiễm trùng máu cực nguy hiểm.
- Gây ra tình trạng đại tiện không tử do tình trạng rối loạn chức năng hậu môn.
- Vùng hậu môn bị ngứa ngáy, viêm nhiễm và tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và gây các bệnh về da.
- Nguy cơ phát triển thành ung thư trực tràng cao nếu không được phát triển và điều trị kịp thời.
- Vùng hậu môn bị đau nhức làm suy giảm cảm giác ham muốn tình dục. Từ đó làm ảnh hưởng tới hôn nhân và hạnh phúc gia đình.
V. Biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa bệnh trĩ
Dưới đây là cách phòng ngừa bệnh trĩ khá đơn giản mà hiệu quả:
- Thường xuyên vận động và ngồi yên từ 1 – 2 tiếng thì đi lại khoảng 5 phút để máu lưu thông.
- Hạn chế căng thẳng mệt mỏi và tránh làm việc quá lao lực để không ảnh hưởng tới hoạt động tiêu hóa.
- Hạn chế đi đại tiện quá lâu, xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý và bổ sung nhiều trái cây tươi, rau xanh giúp tăng cường hoạt động hệ tiêu hóa.
- Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể khoảng 2 lít nước mỗi ngày.
- Hạn chế sử dụng thức ăn cay nóng, dầu mỡ, rượu bia, chất kích thích để tránh ảnh hưởng tới hoạt động hệ tiêu hóa.
Ngoài ra, khi bị táo bón và bị bệnh trĩ kéo dài thì mọi người có thể xem xét sử dụng các sản phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa các thành phần thảo dược tự nhiên giúp ngăn ngừa và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh. Lưu ý, nên chọn loại thực phẩm đã được Bộ y tế cấp phép và lưu hành toàn quốc để đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Bài viết trên đã cung cấp cho các bạn những thông tin về vấn đề “Bệnh trĩ thường gặp ở độ tuổi nào?”. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức hữu ích để biết cách ngăn ngừa bệnh trĩ hiệu quả.
||Tham khảo bài viết khác:
- Bệnh trĩ nội: Dấu hiệu, nguyên nhân, cách chữa theo 4 cấp độ
- Bệnh Trĩ ngoại: Triệu chứng, cách điều trị, nguy hiểm không?
- #8 Cách Chữa Bệnh Trĩ Không Cần Phẫu Thuật Hiệu Quả
Bệnh trĩ thường gặp ở độ tuổi nào? Độ tuổi nào dễ mắc trĩ
Bệnh trĩ gây ra nhiều đau đớn, khó chịu trong cuộc sống và sinh hoạt của người mắc bệnh. Tuy nhiên, hiện nay độ tuổi mắc trĩ ngày càng trẻ hóa và gây ra nhiều lo lắng. Vậy bệnh trĩ thường gặp ở độ tuổi nào, và người trẻ có dễ mắc trĩ không?
I. Bệnh trĩ thường gặp ở độ tuổi nào?
Theo các chuyên gia, hiện nay có tới hơn 50% dân số mắc bệnh trĩ, thậm chí những bạn trẻ đang trong độ tuổi đi học cũng có thể mắc bệnh này. Đây là con số đáng báo động, nó có thể gây ra nhiều hệ lụy trong đời sống và sinh hoạt. Dưới đây là những độ tuổi thường gặp khi mắc phải bệnh trĩ.
- Người từ 45 – 65 tuổi: Bệnh trĩ thường gặp ở độ tuổi nào? – Theo nghiên cứu, tỷ lệ người mắc bệnh trong độ tuổi từ 51 – 60 chiếm tới 74.1%, và trên 60 tuổi là 75.5%. Đây là những độ tuổi dễ mắc bệnh nhất do hệ thống hậu môn – trực tràng trong quá trình lão hóa, giảm khả năng đàn hồi và suy yếu. Bên cạnh đó, người trong độ tuổi này cũng dễ mắc trĩ do xương khớp thoái hóa dẫn tới ít vận động và sức khỏe suy yếu.
- Người từ 20 tuổi trở lên: Có nhiều người thường cho rằng, những người trong độ tuổi từ 20 trở nên có sức khỏe rất tốt, cơ thể vẫn còn khả năng đàn hồi nên khả năng mắc trĩ là rất thấp. Tuy nhiên, đây cũng là nhóm người dễ mắc trĩ nhất do những thói quen ăn uống thiếu khoa học, ăn nhiều tinh bột, đường, thức ăn cay nóng và uống nhiều rượu bia.
Hơn thế, những bạn trẻ ngày nay còn có thói quen ít vận động, hoặc gặp những vấn đề về tiêu hóa, đặc biệt là táo bón nên dễ mắc bệnh trĩ.
- Trẻ nhỏ: Ngày nay, trẻ nhỏ cũng là đối tượng dễ mắc trĩ do lười ăn rau xanh, thích đồ ăn nhanh và không biết cách giữ vùng hậu môn sạch sẽ. Việc hình thành bệnh trĩ ở trẻ em một phần là do cuộc sống bận rộng nên cha mẹ tạo thói quen không tốt cho trẻ khi thường xuyên để trẻ tiêu hóa, táo bón. Tình trạng này nếu để xảy ra thường xuyên sẽ tạo điều kiện để hình thành bệnh trĩ.
>>>||Bạn có biết: Bệnh trĩ có mấy cấp độ | Biểu hiện của từng cấp độ như nào?
II. Người trẻ có mắc bệnh trĩ không?
Như đã đề cập ở trên, nhóm tuổi từ 20 trở lên cũng rất dễ mắc phải bệnh trĩ. Điều này thật ra cũng không quá khó lý giải, bởi sở dĩ độ tuổi mắc bệnh ngày càng trẻ hóa là do những nguyên nhân sau:
2.1 Đặc thù công việc
Hiện nay, các công việc văn phòng có tính chất đặc thù phải ngồi và đứng một chỗ trong thời gian dài. Việc ở yên một tư thế quá lâu sẽ khiến máu khó lưu thông, tạo điều kiện tốt cho búi trĩ phát triển.
2.2 Lười uống nước
Đa số các bạn trẻ hiện nay đều không ý thức được tầm quan trọng của nước đối với cơ thể. Tuy nhiên, việc lười uống nước trong thời gian dài có thể ảnh hưởng tới hoạt động trao đổi chất, gây thiếu nước và khó tiêu hóa thức ăn. Từ đó dẫn tới việc dễ táo bón làm búi trĩ bị đẩy ra ngoài gây bệnh.
2.3 Béo phì
Các bạn trẻ hiện nay thường xuyên sử dụng thức ăn, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, rượu bia, chất kích thích, ăn thiếu chất xơ, dẫn tới tình trạng rối loạn tiêu hóa. Đặc biệt, việc ăn uống thiếu khoa học sẽ làm cơ thể thiếu nước, phân khô, gây trĩ dù đang trong độ tuổi rất trẻ.
III. Đối tượng nào có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ?
Theo các chuyên gia, những người có nguy cơ mắc trĩ cao nhất gồm:
- Phụ nữ mang thai và sinh con: Đây là đối tượng dễ mắc trĩ nhất do việc mang thai, sinh nở khiến hậu môn và trực tràng phải chịu nhiều áp lực do kích thước của thai nhi. Hơn thế, trong giai đoạn mang thai, bà bầu thường xuyên bị táo bón nên rất dễ gây bệnh.
- Người lao động nặng nhọc hoặc lười vận động: Người thường xuyên ngồi lâu một chỗ như nhân viên văn phòng, lái xe là những đối tượng có nguy cơ mắc trĩ cao. Hoặc những người thường xuyên phải lao động nặng nhọc như thợ xây, công nhân, bốc vác cũng là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao.
- Người thường gặp vấn đề về đường ruột: Những người thường xuyên gặp các vấn đề về hậu môn, đường ruột, trực tràng như tiêu chảy, táo bón trong thời gian dài cũng là đối tượng dễ mắc bệnh trĩ nhất.
IV. Tác hại của bệnh trĩ gây ra đối với mọi lứa tuổi
Dù không quá nguy hiểm và không gây tử vong, nhưng tác hại của trĩ dành cho người bệnh lại rất lớn. Cụ thể:
- Người bệnh có nguy cơ thiếu máu do xảy ra tình trạng chảy máu hậu môn mỗi khi đi cầu.
- Nghẹt búi trĩ do động mạch không ngừng đưa máu vào bên trong búi trĩ và khiến cho búi trĩ phát triển to lên, cứng và ngày càng đau hơn. Có những trường hợp nghẹt búi trĩ có thể gây nhiễm trùng máu cực nguy hiểm.
- Gây ra tình trạng đại tiện không tử do tình trạng rối loạn chức năng hậu môn.
- Vùng hậu môn bị ngứa ngáy, viêm nhiễm và tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và gây các bệnh về da.
- Nguy cơ phát triển thành ung thư trực tràng cao nếu không được phát triển và điều trị kịp thời.
- Vùng hậu môn bị đau nhức làm suy giảm cảm giác ham muốn tình dục. Từ đó làm ảnh hưởng tới hôn nhân và hạnh phúc gia đình.
V. Biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa bệnh trĩ
Dưới đây là cách phòng ngừa bệnh trĩ khá đơn giản mà hiệu quả:
- Thường xuyên vận động và ngồi yên từ 1 – 2 tiếng thì đi lại khoảng 5 phút để máu lưu thông.
- Hạn chế căng thẳng mệt mỏi và tránh làm việc quá lao lực để không ảnh hưởng tới hoạt động tiêu hóa.
- Hạn chế đi đại tiện quá lâu, xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý và bổ sung nhiều trái cây tươi, rau xanh giúp tăng cường hoạt động hệ tiêu hóa.
- Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể khoảng 2 lít nước mỗi ngày.
- Hạn chế sử dụng thức ăn cay nóng, dầu mỡ, rượu bia, chất kích thích để tránh ảnh hưởng tới hoạt động hệ tiêu hóa.
Ngoài ra, khi bị táo bón và bị bệnh trĩ kéo dài thì mọi người có thể xem xét sử dụng các sản phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa các thành phần thảo dược tự nhiên giúp ngăn ngừa và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh. Lưu ý, nên chọn loại thực phẩm đã được Bộ y tế cấp phép và lưu hành toàn quốc để đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Bài viết trên đã cung cấp cho các bạn những thông tin về vấn đề “Bệnh trĩ thường gặp ở độ tuổi nào?”. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức hữu ích để biết cách ngăn ngừa bệnh trĩ hiệu quả.
||Tham khảo bài viết khác:
- Bệnh trĩ nội: Dấu hiệu, nguyên nhân, cách chữa theo 4 cấp độ
- Bệnh Trĩ ngoại: Triệu chứng, cách điều trị, nguy hiểm không?
- #8 Cách Chữa Bệnh Trĩ Không Cần Phẫu Thuật Hiệu Quả