Bệnh trĩ có gây đau lưng không? đau bụng không?
Ngoài những triệu chứng táo bón kéo dài, đau rát, chảy máu hậu môn thì người bị trĩ còn xuất hiện tình trạng đau bụng, đau lưng. Vậy thực tế bệnh trĩ có gây đau lưng không?
I. Bệnh trĩ có gây đau lưng không?
Đau lưng thường xuất hiện ở những người thường làm công việc tài xế, văn phòng. Đây cũng là đối tượng dễ bị trĩ nhất. Tuy nhiên, lại có khá nhiều người thắc mắc rằng “Bệnh trĩ có gây đau lưng không?”
Ngồi lâu cũng là một trong những yếu tố có thể gây nên bệnh trĩ. Bởi khi ngồi quá lâu các mạch máu ở hậu môn thường bị áp lực quá nhiều và dẫn đến tình trạng hình thành búi trĩ. Những búi trĩ này chỉ gây ngứa hậu môn mà không ảnh hưởng đến vùng lưng.
Do vậy, nếu cảm thấy đau lưng thì rất có thể do ngồi quá lâu, ngồi sai tư thế trong thời gian dài. Mặt khác, có thể người bị trĩ, búi trĩ ở hậu môn khiến người bệnh đau rát, khó chịu khi ngồi. Khi ngồi cũng không được thoải mái, có thể gây đau lưng và chính điều này khiến nhiều người lầm tưởng bệnh trĩ có thể gây đau lưng.
II. Dấu hiệu, triệu chứng khi bị trĩ là gì?
Vì vậy câu trả lời cho câu hỏi “Bệnh trĩ có gây đau lưng không” là KHÔNG. Thay vào đó, khi có triệu chứng sau thì rất có thể bạn đang có nguy cơ mắc trĩ. Cụ thể:
- Chảy máu khi đi đại tiện: Khi đi đại tiện và có thấy lẫn máu thì đây chính là dấu hiệu của bệnh trĩ. Bởi đây là sự chèn ép và gây ra tổn thương ở thành tĩnh mạch. Ngoài ra, do người bệnh rặn đại tiện không đúng cách, rặn quá mạnh khi táo bón sẽ gây ra sự cọ xát và làm thành mạch bị tổn thương và dẫn đến chảy máu.
- Sa búi trĩ: Trong giai đoạn đầu của bệnh, búi trĩ thường bị lòi ra bên ngoài. Nhưng sau đó chúng lại co vào bên trong, nhưng đến khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng hơn thì búi trĩ có thể sa hẳn ra bên ngoài, không thể tự co lại bình thường sau mỗi lần đi đại tiện.
- Gây cảm giác đau đớn: Việc hình thành tĩnh mạch bị tổn thương nghiêm trọng sẽ gây ra chảy máu kèm cảm giác đau đớn dữ dội, đau rát.
- Triệu chứng khác: Người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng khác như khó đi đại tiện, ngứa ngáy hậu môn, dịch hậu môn có mùi hôi gây lở loét,…
Có thể thấy, với những dấu hiệu vừa kể trên hoàn toàn không có sự xuất hiện của triệu chứng đau lưng. Do vậy, không thể nhận biết trĩ qua dấu hiệu này và trong quá trình bị trĩ có gây ra tình trạng đau lưng thì chắc đó là do bệnh lý nào khác tác động đến.
III. Đau lưng là dấu hiệu của bệnh gì?
Đau lưng có thể là dấu hiệu xuất phát từ một số bệnh lý điển hình như:
3.1 Bệnh lý về thận
Sỏi thận và viêm cầu thận là bệnh lý với triệu chứng điển hình là đau dọc niệu quản, lan dần ra hông và lưng kèm theo cảm giác khó chịu, buồn nôn. Khi đi tiểu thường bị đau rát và nước tiểu có màu đỏ hoặc hồng do có lẫn máu.
3.2 Bệnh lý phụ khoa
Đối với căn bệnh phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, lạc viêm đường sinh dục trên, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, tắc nghẽn buồng trứng,…. Thậm chí, nguy hiểm hơn là ung thư cơ quan sinh dục và cũng là nguyên nhân gây ra các cơn đau bụng dưới, đau lưng dữ dội.
3.3 Viêm đường tiết niệu
Đau vùng bụng dưới, đau lưng, tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu có màu đục hoặc lẫn máu,… Đây chính là triệu chứng điển hình của người có nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.
3.4 Dấu hiệu đến kỳ kinh nguyệt
Đau lưng là một trong những dấu hiệu điển hình của thời kỳ kinh nguyệt sắp tới. Nguyên nhân chủ yếu là do sự mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể và lạc nội mạc tử cung. Thông thường, cơn đau lưng cùng các triệu chứng khác sẽ kéo dài từ 1 – 2 ngày.
3.5 Viêm ruột thừa
Bệnh lý này có thể gây ra những triệu chứng đau lưng thấp, đau dữ dội vùng bụng phải, kèm theo triệu chứng khác như sốt, mệt mỏi.
3.6 Bệnh xương khớp
Xuất hiện triệu chứng đau nhức lưng mỗi khi mang vác vật nặng, hoạt động sinh hoạt. Triệu chứng ngày càng nặng nề và lan xuống nhiều bộ phận khác như cẳng chân, mông, bàn chân,… Đây rất có thể là dấu hiệu của bệnh thoái hóa cột sống lưng, thoát vị đĩa đệm.
3.7 Viêm vùng chậu
Bệnh viêm vùng chậu thường xảy ra với những người sau khi sinh con, đặc biệt là những người từng đặt vòng tránh thai. Triệu chứng điển hình của bệnh là xuất hiện cơn đau âm ỉ ở vùng thắt lưng, bụng dưới, 2 bên hông, mông, háng,…
3.8 Bệnh nam khoa, viêm tuyến tiền liệt
Nam giới có các triệu chứng như tiểu rát, tiểu nhiều về đêm, đau nhức khi tiểu, nước tiểu có màu sẫm lẫn máu, tiểu nhiều về đêm kèm theo đau bụng, đau lưng,…
IV. Mắc bệnh trĩ gây nên những nguy hiểm gì?
Như vậy, câu trả lời cho câu hỏi “Bệnh trĩ có gây đau lưng không?” là KHÔNG. Tuy nhiên, nếu không điều trị bệnh sớm nó có thể gây ra những khó chịu và phiền phức cho người bệnh. Cụ thể:
4.1 Đau rát hậu môn
Khi bị trĩ, người bệnh thường có cảm giác đau rát, khó chịu ở vùng hậu môn. Điều này không chỉ làm cho người bệnh thấy bất tiện trong sinh hoạt, mà mỗi lần đi đại tiện đều như cực hình.
||Bạn có biết: Làm thế nào để hết đau rát hậu môn tại nhà?
4.2 Viêm ngứa hậu môn
Bị trĩ sẽ kéo theo những chất dịch nhầy và nó làm cho hậu môn lúc nào cũng trong tình trạng ẩm ướt. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây ra tình trạng viêm nhiễm vùng hậu môn.
4.3 Nhiễm khuẩn
Khi bị trĩ, việc vệ sinh vùng hậu môn sẽ gặp bất tiện và khó khăn. Nếu vệ sinh không sạch và đúng cách thì vi khuẩn phát triển ở vùng hậu môn và lan sang các cơ quan khác như bộ phận sinh dục. Điều này có thể gây viêm nhiễm phụ khoa ở nữ, viêm tuyến tiền liệt ở nam.
4.4 Sa trực tràng
Khi bị trĩ ở cấp độ nặng sẽ gặp phải tình trạng sa trực tràng. Lúc này, búi trĩ không thể tự co lên được mà chúng ta phải dùng tay đẩy lên. Khi bị sa hậu môn sẽ làm cho người bệnh đau đớn và đứng ngồi không yên.
4.5 Gây thiếu máu
Người bị trĩ đều có dấu hiệu đi đại tiện ra máu với cấp độ nặng hơn chảy dịch và chảy máu nhiều hơn. Đặc biệt, khi lượng máu mất quá nhiều sẽ khiến cơ thể người bệnh chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi, thậm chí là ngất xỉu.
4.6 Rối loạn chức năng hậu môn
Khi bị trĩ, các búi trĩ gây cản trở cho các cơ quan bên trong hậu môn và khiến cho việc đi đại tiện khó khăn, mất tự chủ. Nếu không kiểm soát được sự rối loạn chức năng hậu môn sẽ ngày càng nặng hơn.
4.7 Ung thư hậu môn – trực tràng
Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh trĩ đó chính là ung thư hậu môn và trực tràng. Chất dịch nhầy ở hậu môn thường ra nhiều hơn, búi trĩ cọ xát gây chảy máu mỗi lần đi đại tiện càng làm cho người bệnh bị nhiễm trùng hậu môn, trực tràng, áp xe hậu môn,…
||Xem thêm: #7 Biến chứng của bệnh trĩ, Tác hại nguy hiểm của bệnh trĩ
V. Làm thế nào để điều trị bệnh trĩ hiệu quả?
Muốn điều trị được bệnh trĩ, trước tiên bạn cần xác định được tình trạng bệnh ở mức độ nào, nhẹ hay nặng để từ đó đưa ra được phương pháp điều trị hợp lý.
5.1 Trường hợp trĩ nhẹ
Đối với trường hợp trĩ nhẹ thì người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp sau:
- Bài thuốc dân gian: Dân gian có rất nhiều bài thuốc điều trị bệnh trĩ hiệu quả như rau má, diếp cá, quả sung, lá thiên lý, lá bỏng,….
- Thuốc tây: Dùng thuốc tây để điều trị bệnh trĩ có 3 loại gồm thuốc dạng bôi, dạng uống và dạng đặt. Mỗi loại lại có tác dụng khác nhau, có thể dùng một hoặc hai hoặc kết hợp cả 3 loại thuốc trị trĩ. Tuy nhiên, cần tuân theo chỉ định của bác sĩ và không được tự ý sử dụng.
- Dùng thảo dược: Việc sử dụng thuốc tây có thể gây ra tác dụng phụ thì mọi người có thể cân nhắc sử dụng các sản phẩm thảo dược như COTRIPRO (dạng viên uống và dạng gel bôi) với thành phần từ cúc tần, ngải cứu, tinh nghệ, lá lốt,… giúp ngăn ngừa viêm nhiễm, chảy máu, phục hồi tế bào tổn thương, làm lành vết thương và tăng bền thành hậu môn, trực tràng.
||Xem thêm: #7 Cách chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá đơn giản tại nhà
>>>Bạn có biết: #4 Cách Chữa Bệnh Trĩ Bằng Nghệ Tươi Đơn Giản Hiệu Quả
5.2 Trường hợp bệnh trĩ nặng
Trường hợp trĩ nặng ở cấp độ 3, 4 thì việc sử dụng thuốc không còn quá nhiều tác dụng. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định dùng các biện pháp ngoại khoa để chữa bệnh trĩ như phương pháp HCPT, PPH, Laser, Longo,…
>>>Xem thêm: Mổ trĩ có nguy hiểm không? 10+ Biến chứng sau mổ trĩ
Song song với việc điều trị bệnh, để bệnh nhanh khỏi và ngừa tái phát trở lại thì người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, chế độ vận động và thói quen sinh hoạt khoa học.
Qua những thông tin chia sẻ trên chắc hẳn mọi người đã có câu trả lời cho câu hỏi “Bệnh trĩ có gây đau lưng không?”. Do vậy, nếu thấy đau lưng kèm các triệu chứng khác thì bạn nên đi thăm khám để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nghiêm trọng của bệnh.
||Tham khảo bài viết khác:
- Bệnh Trĩ Có Lây Không? Bệnh Trĩ Lây Qua Đường Nào?
- 10 Cách giảm sưng đau búi trĩ tại nhà nhanh chóng hiệu quả
- Bệnh trĩ có kiêng quan hệ không? Ảnh hưởng như thế nào?
Bệnh trĩ có gây đau lưng không? đau bụng không?
Ngoài những triệu chứng táo bón kéo dài, đau rát, chảy máu hậu môn thì người bị trĩ còn xuất hiện tình trạng đau bụng, đau lưng. Vậy thực tế bệnh trĩ có gây đau lưng không?
I. Bệnh trĩ có gây đau lưng không?
Đau lưng thường xuất hiện ở những người thường làm công việc tài xế, văn phòng. Đây cũng là đối tượng dễ bị trĩ nhất. Tuy nhiên, lại có khá nhiều người thắc mắc rằng “Bệnh trĩ có gây đau lưng không?”
Ngồi lâu cũng là một trong những yếu tố có thể gây nên bệnh trĩ. Bởi khi ngồi quá lâu các mạch máu ở hậu môn thường bị áp lực quá nhiều và dẫn đến tình trạng hình thành búi trĩ. Những búi trĩ này chỉ gây ngứa hậu môn mà không ảnh hưởng đến vùng lưng.
Do vậy, nếu cảm thấy đau lưng thì rất có thể do ngồi quá lâu, ngồi sai tư thế trong thời gian dài. Mặt khác, có thể người bị trĩ, búi trĩ ở hậu môn khiến người bệnh đau rát, khó chịu khi ngồi. Khi ngồi cũng không được thoải mái, có thể gây đau lưng và chính điều này khiến nhiều người lầm tưởng bệnh trĩ có thể gây đau lưng.
II. Dấu hiệu, triệu chứng khi bị trĩ là gì?
Vì vậy câu trả lời cho câu hỏi “Bệnh trĩ có gây đau lưng không” là KHÔNG. Thay vào đó, khi có triệu chứng sau thì rất có thể bạn đang có nguy cơ mắc trĩ. Cụ thể:
- Chảy máu khi đi đại tiện: Khi đi đại tiện và có thấy lẫn máu thì đây chính là dấu hiệu của bệnh trĩ. Bởi đây là sự chèn ép và gây ra tổn thương ở thành tĩnh mạch. Ngoài ra, do người bệnh rặn đại tiện không đúng cách, rặn quá mạnh khi táo bón sẽ gây ra sự cọ xát và làm thành mạch bị tổn thương và dẫn đến chảy máu.
- Sa búi trĩ: Trong giai đoạn đầu của bệnh, búi trĩ thường bị lòi ra bên ngoài. Nhưng sau đó chúng lại co vào bên trong, nhưng đến khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng hơn thì búi trĩ có thể sa hẳn ra bên ngoài, không thể tự co lại bình thường sau mỗi lần đi đại tiện.
- Gây cảm giác đau đớn: Việc hình thành tĩnh mạch bị tổn thương nghiêm trọng sẽ gây ra chảy máu kèm cảm giác đau đớn dữ dội, đau rát.
- Triệu chứng khác: Người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng khác như khó đi đại tiện, ngứa ngáy hậu môn, dịch hậu môn có mùi hôi gây lở loét,…
Có thể thấy, với những dấu hiệu vừa kể trên hoàn toàn không có sự xuất hiện của triệu chứng đau lưng. Do vậy, không thể nhận biết trĩ qua dấu hiệu này và trong quá trình bị trĩ có gây ra tình trạng đau lưng thì chắc đó là do bệnh lý nào khác tác động đến.
III. Đau lưng là dấu hiệu của bệnh gì?
Đau lưng có thể là dấu hiệu xuất phát từ một số bệnh lý điển hình như:
3.1 Bệnh lý về thận
Sỏi thận và viêm cầu thận là bệnh lý với triệu chứng điển hình là đau dọc niệu quản, lan dần ra hông và lưng kèm theo cảm giác khó chịu, buồn nôn. Khi đi tiểu thường bị đau rát và nước tiểu có màu đỏ hoặc hồng do có lẫn máu.
3.2 Bệnh lý phụ khoa
Đối với căn bệnh phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, lạc viêm đường sinh dục trên, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, tắc nghẽn buồng trứng,…. Thậm chí, nguy hiểm hơn là ung thư cơ quan sinh dục và cũng là nguyên nhân gây ra các cơn đau bụng dưới, đau lưng dữ dội.
3.3 Viêm đường tiết niệu
Đau vùng bụng dưới, đau lưng, tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu có màu đục hoặc lẫn máu,… Đây chính là triệu chứng điển hình của người có nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.
3.4 Dấu hiệu đến kỳ kinh nguyệt
Đau lưng là một trong những dấu hiệu điển hình của thời kỳ kinh nguyệt sắp tới. Nguyên nhân chủ yếu là do sự mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể và lạc nội mạc tử cung. Thông thường, cơn đau lưng cùng các triệu chứng khác sẽ kéo dài từ 1 – 2 ngày.
3.5 Viêm ruột thừa
Bệnh lý này có thể gây ra những triệu chứng đau lưng thấp, đau dữ dội vùng bụng phải, kèm theo triệu chứng khác như sốt, mệt mỏi.
3.6 Bệnh xương khớp
Xuất hiện triệu chứng đau nhức lưng mỗi khi mang vác vật nặng, hoạt động sinh hoạt. Triệu chứng ngày càng nặng nề và lan xuống nhiều bộ phận khác như cẳng chân, mông, bàn chân,… Đây rất có thể là dấu hiệu của bệnh thoái hóa cột sống lưng, thoát vị đĩa đệm.
3.7 Viêm vùng chậu
Bệnh viêm vùng chậu thường xảy ra với những người sau khi sinh con, đặc biệt là những người từng đặt vòng tránh thai. Triệu chứng điển hình của bệnh là xuất hiện cơn đau âm ỉ ở vùng thắt lưng, bụng dưới, 2 bên hông, mông, háng,…
3.8 Bệnh nam khoa, viêm tuyến tiền liệt
Nam giới có các triệu chứng như tiểu rát, tiểu nhiều về đêm, đau nhức khi tiểu, nước tiểu có màu sẫm lẫn máu, tiểu nhiều về đêm kèm theo đau bụng, đau lưng,…
IV. Mắc bệnh trĩ gây nên những nguy hiểm gì?
Như vậy, câu trả lời cho câu hỏi “Bệnh trĩ có gây đau lưng không?” là KHÔNG. Tuy nhiên, nếu không điều trị bệnh sớm nó có thể gây ra những khó chịu và phiền phức cho người bệnh. Cụ thể:
4.1 Đau rát hậu môn
Khi bị trĩ, người bệnh thường có cảm giác đau rát, khó chịu ở vùng hậu môn. Điều này không chỉ làm cho người bệnh thấy bất tiện trong sinh hoạt, mà mỗi lần đi đại tiện đều như cực hình.
||Bạn có biết: Làm thế nào để hết đau rát hậu môn tại nhà?
4.2 Viêm ngứa hậu môn
Bị trĩ sẽ kéo theo những chất dịch nhầy và nó làm cho hậu môn lúc nào cũng trong tình trạng ẩm ướt. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây ra tình trạng viêm nhiễm vùng hậu môn.
4.3 Nhiễm khuẩn
Khi bị trĩ, việc vệ sinh vùng hậu môn sẽ gặp bất tiện và khó khăn. Nếu vệ sinh không sạch và đúng cách thì vi khuẩn phát triển ở vùng hậu môn và lan sang các cơ quan khác như bộ phận sinh dục. Điều này có thể gây viêm nhiễm phụ khoa ở nữ, viêm tuyến tiền liệt ở nam.
4.4 Sa trực tràng
Khi bị trĩ ở cấp độ nặng sẽ gặp phải tình trạng sa trực tràng. Lúc này, búi trĩ không thể tự co lên được mà chúng ta phải dùng tay đẩy lên. Khi bị sa hậu môn sẽ làm cho người bệnh đau đớn và đứng ngồi không yên.
4.5 Gây thiếu máu
Người bị trĩ đều có dấu hiệu đi đại tiện ra máu với cấp độ nặng hơn chảy dịch và chảy máu nhiều hơn. Đặc biệt, khi lượng máu mất quá nhiều sẽ khiến cơ thể người bệnh chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi, thậm chí là ngất xỉu.
4.6 Rối loạn chức năng hậu môn
Khi bị trĩ, các búi trĩ gây cản trở cho các cơ quan bên trong hậu môn và khiến cho việc đi đại tiện khó khăn, mất tự chủ. Nếu không kiểm soát được sự rối loạn chức năng hậu môn sẽ ngày càng nặng hơn.
4.7 Ung thư hậu môn – trực tràng
Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh trĩ đó chính là ung thư hậu môn và trực tràng. Chất dịch nhầy ở hậu môn thường ra nhiều hơn, búi trĩ cọ xát gây chảy máu mỗi lần đi đại tiện càng làm cho người bệnh bị nhiễm trùng hậu môn, trực tràng, áp xe hậu môn,…
||Xem thêm: #7 Biến chứng của bệnh trĩ, Tác hại nguy hiểm của bệnh trĩ
V. Làm thế nào để điều trị bệnh trĩ hiệu quả?
Muốn điều trị được bệnh trĩ, trước tiên bạn cần xác định được tình trạng bệnh ở mức độ nào, nhẹ hay nặng để từ đó đưa ra được phương pháp điều trị hợp lý.
5.1 Trường hợp trĩ nhẹ
Đối với trường hợp trĩ nhẹ thì người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp sau:
- Bài thuốc dân gian: Dân gian có rất nhiều bài thuốc điều trị bệnh trĩ hiệu quả như rau má, diếp cá, quả sung, lá thiên lý, lá bỏng,….
- Thuốc tây: Dùng thuốc tây để điều trị bệnh trĩ có 3 loại gồm thuốc dạng bôi, dạng uống và dạng đặt. Mỗi loại lại có tác dụng khác nhau, có thể dùng một hoặc hai hoặc kết hợp cả 3 loại thuốc trị trĩ. Tuy nhiên, cần tuân theo chỉ định của bác sĩ và không được tự ý sử dụng.
- Dùng thảo dược: Việc sử dụng thuốc tây có thể gây ra tác dụng phụ thì mọi người có thể cân nhắc sử dụng các sản phẩm thảo dược như COTRIPRO (dạng viên uống và dạng gel bôi) với thành phần từ cúc tần, ngải cứu, tinh nghệ, lá lốt,… giúp ngăn ngừa viêm nhiễm, chảy máu, phục hồi tế bào tổn thương, làm lành vết thương và tăng bền thành hậu môn, trực tràng.
||Xem thêm: #7 Cách chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá đơn giản tại nhà
>>>Bạn có biết: #4 Cách Chữa Bệnh Trĩ Bằng Nghệ Tươi Đơn Giản Hiệu Quả
5.2 Trường hợp bệnh trĩ nặng
Trường hợp trĩ nặng ở cấp độ 3, 4 thì việc sử dụng thuốc không còn quá nhiều tác dụng. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định dùng các biện pháp ngoại khoa để chữa bệnh trĩ như phương pháp HCPT, PPH, Laser, Longo,…
>>>Xem thêm: Mổ trĩ có nguy hiểm không? 10+ Biến chứng sau mổ trĩ
Song song với việc điều trị bệnh, để bệnh nhanh khỏi và ngừa tái phát trở lại thì người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, chế độ vận động và thói quen sinh hoạt khoa học.
Qua những thông tin chia sẻ trên chắc hẳn mọi người đã có câu trả lời cho câu hỏi “Bệnh trĩ có gây đau lưng không?”. Do vậy, nếu thấy đau lưng kèm các triệu chứng khác thì bạn nên đi thăm khám để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nghiêm trọng của bệnh.
||Tham khảo bài viết khác:
- Bệnh Trĩ Có Lây Không? Bệnh Trĩ Lây Qua Đường Nào?
- 10 Cách giảm sưng đau búi trĩ tại nhà nhanh chóng hiệu quả
- Bệnh trĩ có kiêng quan hệ không? Ảnh hưởng như thế nào?